Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TỔNG QUAN SINH HỌC VÀ NUÔI CÁ ĐỐI pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.48 KB, 3 trang )

TỔNG QUAN: SINH HỌC VÀ NUÔI CÁ ĐỐI
1. Giới thiệu
Cá đối là loài rộng muối và phân bố rộng rãi ở các thuỷ vực nước ven
biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, nó được biết đến
như là một loài cá đại chúng bởi vì chất lượng thịt và giá cả phải
chăng so với các loài cá đắt tiền khác như cá mú, cá chẽm. Cá đối còn
được coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở các nước thuộc vùng Địa
trung hải, Isael, Tuynisia, HongKong, Đài loan…do lớn nhanh và dễ
nuôi ghép với các loài khác. Ngoài ra trứng cá đối còn là một món ăn
quý được ưa thích của người Trung quốc, v ì vậy chúng đã được xem
như đối tượng nghiên cứu trên nhiều lãnh vực từ thập niên 60 trở lại
đây. Tuy nhiên ở Việt nam đối tượng này rất it được chú ý đến như là
một đối tượng nuôi, chúng chủ yếu được khai thác tự nhiên ở các vùng
biển và nước lợ do đó có rất it nghiên cứu về đối tượng này.


[
]
2. Sơ lược về đặc điểm sinh học của cá đốiHọ cá đối là một họ rất lớn
trong đó có khoảng 13 loài được coi là đối tượng trong nuôi trồng thuỷ
sản, tuy nhiên được chú ý nhất là loài Mugil cephalus bởi vì chúng có
phân bố rất rộng, lớn nhanh và kích thước lớn khi đạt đến trưởng
thành (Pillay, 1990). Theo Nguyễn Khắc Hường (1993), nước ta có 13
loài cá đối, trong đó ở Nam bộ có ít nhất 5 loài: M. cephalus, M
dussumieri (tên mới Liza subviridsis), Liza macrolepis, Liza
vaigiensisvà Valamugil cunnesius. Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản (1996)
ở vùng cửa sông nước ta thường gặp từ 5-7 loài có giá trị. Cá đối là loài
rộng muối chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước
lợ, lợ mặn và nước mặn. Ở các vùng cận nhiệt đới, trong một nghiên
cứu (Cardona, 2000) cho thấy cá giống nhỏ (<200mm) và cá giống (201-
300mm chiều dài) thường tập trung quanh năm trong môi trường nước


ngọt hoặc lợ nhạt. Đối với cá trưởng thành, môi trường sống của chúng
thay đổi tuỳ theo mùa và nó liên quan tới quá trình di cư sinh sản, khi
chúng bắt đầu sinh sản thì thường có khuynh hướng tránh các dòng
nước ngọt. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng cho thấy có sự khác biệt đối
với các quần thể cá đối ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Ấn độ -Thái
bình dương. Cá sinh trưởng kém ở vùng nước ngọt và độ mặn thấp
trong khi sinh trưởng tốt ở các vùng nước lợ, lợ mặn và nước mặn (có
thể lên tới trên 70ppt) và chúng chịu sốc độ mặn kém nhất là trong điều
kiện nhiệt độ thấp. Hotos và ctv (1998) trong một thí nghiệm gây sốc độ
mặn đối với cá giống (2.6cm chiều dài thân) từ nồng độ muối ban đầu
20ppt lên các độ mặn 35-80ppt (5ppt cho mỗi khoảng cách) cho thấy cá
bắt đầu bị chết ở nồng độ muối trên 45ppt và chết 100% ở 70ppt. Cá đối
có thể chịu đựng được nhiệt độ dưới 10oC, có rất ít tài liệu đề cập đến
ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và sinh sản của cá đối. Đa số
các nghiên cứu trên cá đối được bố trí ở nhiệt độ 20-30oC. Cá đối ở giai
đoạn ấu trùng tới cá giống là loài ăn động vật phù du, khi trưởng thành
chúng chuyển phổ thức ăn sang thực vật phiêu sinh, mùn bã hữa cơ lơ
lửng và các thảm thực vật đáy (lab-lab: cộng sinh giữa tảo đáy và vi
sinh vật). Trong điều kiện nuôi ngoài việc bón phân kích thích sự phát
triển của tảo làm thức ăn tự nhiên cho cá đối, chúng còn có thể được
cho ăn bổ sung với cám gạo, bánh dầu đậu phộng, đậu nành hoặc bột
đậu phộng (Pillay, 1990). Cá đối đất M dussumieri khai thác ở vùng
đầm nước lợ thuộc hệ thống sông Hồng đạt kích thước từ 135-195 cm
(tương ứng 113-167g), Cá đối nhồng Liza soiny đạt 280-370cm, đối mục
đạt 295-360 cm (Vũ Trung Tạng, 1994). Khu vực đầm phá Tam giang
(Huế) cá đối mục có kích thước đạt 501 cm (1.120 g). Cá đối đất thành
thục khi đạt 2 năm tuổi, ở đầm nước lợ gặp cá có tuyến sinh dục đến
giai đoạn IV, cá đối đẻ ngay trong đầm. Sức sinh sản tuyệt đối đạt 7500-
27.000 trứng. Riêng cá đối mục chỉ gặp cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn
thấp (dưới giai đoạn III) (Võ Văn Phú, 1995). Cá đối, Mugil cephalus

lớn nhanh so với các loài cá đối khác trong họ cá đối. Cá cái thường lớn
nhanh hơn cá đực và cũng đạt được kích thước lớn hơn. Trong điều
kiện nuôi, sau một năm chúng có thể đạt kích thước 300g, 1.2kg sau hai
năm và trên 2kg nếu nuôi sau 3 năm (Pillay, 1990). Cá đối có tập tính
sống quần đàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào mùa sinh sản, cá
thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước sâu ngoài
biển để sinh sản. Cá đối là loài sinh sản theo mùa và mùa sinh sản của
cá kéo dài từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, tuy nhiên ở các thủy vực
nước vùng cận nhiệt đới mùa sinh sản có thể ngắn hơn (tới tháng 1-
tháng 2 năm sau). Cá đối đạt tới thành thục sinh sản vào 3 năm tuổi với
chiều dài thân trung bình khoảng 33cm ở cá đực và 35 cm ở cá cái. Sức
sinh sản của cá thông thường tỷ lệ thuận với trọng lượng và chiều dài
thân cá, cá càng lớn sức sinh sản càng cao. Con cái có trọng lượng
khoảng1.5kg có sức sinh sản từ 1-1.5 triệu trứng (Pillay, 1990). Trứng
cá đối có kích thước đường kính từ 0.9-1mm. Trứng đã thụ tinh nở ra
ấu trùng trong khoảng 16-30h ở nhiệt độ 20-24oC. Ấu trùng cá đối rất
nhỏ (2.5-3.5mm) và thường có khuynh hướng tránh ánh sáng mạnh.
Trứng cá và ấu trùng mới nở thường trôi dạt ngoài khơi vào một thời
gian nào đó trong năm (các tháng thuộc mùa sinh sản) và cá bột xuất
hiện theo mùa ở vùng cửa sông nơi được coi như các bãi ương cho cá
giống. 3. Nuôi cá đối Thông thường trong thực tiễn người ta không nuôi
đơn cá đối mà chúng được nuôi ghép với các đối tượng khác như cá
măng, cá chẻm và năng suất có thể đạt bình quân 400 kg/ha ở Ấn độ. Ở
Hong kong, Đài loan và Isael, cá đối được nuôi ghép với cá chép Trung
quốc và cá đối là đối tượng chính. Mật độ thả nuôi lên tới 10,000-
15,000/ha (cá có kích thước 7.5cm) với 1000-2000 cá chép Trung quốc.
Khi đã lớn. hơn (12cm) cá đối được thu tỉa còn lại khoảng 3500con/ha.
Thức ăn dược cung cấp gồm: cám gạo (2 tháng đầu) và sau đó là bánh
dầu đậu phộng, cám gạo. Ngoài ra ao cũng được bón phân hữu cơ để
tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên. Năng suất thu được từ 2500-

3500kg/ha. Ở Đài Loan cá đối được nuôi ghép với cá măng
(2000con/ha), cá chép trung quốc (3250 con/ha) và cá chép (500 con/ha)
ở mật độ 3000con/ha. Cá đạt 300g sau 1 năm và 1.2 sau 2 năm. Ngoài ra
cá đối còn được nuôi ghép với cá rô phi, cá chép và cá mè với mật độ
tổng cộng khoảng 12,300 con/ha. Sau 4 tháng nuôi cá đối đạt 100g.
Trong nuôi thịt cá cái cá đối thường lớn nhanh hơn cá đực và trứng của
chúng được dùng trong chế biến thức ăn đặc sản nên steroid (17a-
Methyltestosterone và Ethynyloestradiol) cũng đã được sử dụng thông
qua đường thức ăn để kiểm soát sự biệt hoá giới tính của cá đối (Chang
và ctv, 1999).
Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Thị Thanh Hiền - Bộ môn Sinh học Nghề
cá - Khoa Thuỷ sản DH Can Tho


×