Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Vũ khúc cơn giận ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.87 KB, 114 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Khi cầm cuốn sách này lên thì bạn có thể cho phép mình được đi sâu vào tâm lý của
nữ giới. Ít khi tôi được đọc những nhận xét sâu sắc về những bước tiến và lùi, diễn tả
cuộc đấu tranh trong tâm hồn người đàn bà. Tôi xin ghi lại đây vài ví dụ, nói lên sự
độc đáo và chiều hướng của tác giả:
Trong chương I: “Sự thách thức của cơn giận”, ta thấy thế nào là đối xử với nhiều nữ
tính: “Chúng ta hướng năng lực đầu tiên vào việc che chở cho người khác và bảo vệ
hòa khí trong mối liên hệ, thay vì nhìn rõ vào bản thân mình. Với thời gian, chúng ta
mất dần sự sáng suốt vì chúng ta dành quá nhiều cố gắng để thăm dò phản ứng của
người kia và càng ngày càng giảm bén nhạy về những cảm nghĩ và ước vọng của
mình”.
Tác giả giải thích tại sao ta thường bất bình trong cuộc sống: “Sửa đổi và kiểm soát
người khác là việc không bao giờ thực hiện nổi. Trong khi dùng hết sức mình để thay
đổi kẻ không thể sửa đổi được, ta đã quên không sử dụng một khả năng, đó là khả
năng thay đổi chính mình”
Và đây là điểm chính yếu trong đời sống con người, đem đến niềm vui hay nỗi buồn
cho những chuỗi ngày chúng ta: “Người ta đến văn phòng nhà trị liệu hay bệnh viện
tâm thần và nói: “Xin cho biết cái gì trục trặc nơi tôi?” thay vì nói đúng cái điều cốt
yếu: “Xin cho biêt cái gì trục trặc trong quan hệ giữa tôi với vợ tôi (hoặc với chồng
tôi, với con tôi)”.
Đọc lại nhiều lần những trang này, tôi thấy có hai ý được tác giả chú trọng, đó là sự
trong sáng và sự thay đổi.
Trước hết là sự trong sáng: “Vai trò của cơn giận là thúc đẩy sự suy tư trong sáng hơn
về cái tôi , nó thúc đẩy ta phải đặt những câu hỏi rõ ràng, nêu lên những lời phát biểu
minh bạch để giải quyết vấn đề. Tôi là ai ? Tôi muốn gì? Tôi xứng đáng được hưởng
cái gì? Đó là những câu hỏi căn bản ta cần thấu triệt trong mọi hoàn cảnh.
Ý thứ nhì là sự thay đổi. Nếu muốn mối quan hệ mà ta thường trách móc được tốt
hơn, ta phải thay đổi cách cư xử. Không thể lập lại một nếp cũ, vốn đã dẫn chúng ta
đến bế tắc rồi. Thay đổi là: nói giọng dịu dàng hơn, có những cử chỉ gần gũi hơn, có
được những hành vi thoải mái hơn…
Cuối cùng, giữa quan hệ tốt và cái tôi vững mạnh, bạn nên chọn cái nào? “Chúng ta


do dự giữa hai thái độ: hoặc có được một quan hệ tốt, hoặc có được một cái tôi vững
mạnh. Cuốn sách này có tham vọng muốn giúp chúng ta đạt được cả hai”.
Trước khi kết thúc, tôi muốn nhắc lại lời tác giả: “Phần bản ngã sâu
thẳm của chúng ta là sợ, và chống lại sự đổi thay. Mỗi chúng ta thuộc về một nhóm
hay một hệ thống lớn hơn, và bất cứ đổi thay nào cũng gặp phải chống đối mạnh mẽ.
Chính những người thân thiết nhất với chúng ta thường muốn chúng ta cứ giữ nguyên
như cũ, mặc dầu bề ngoài vẫn công khai chỉ trích, than phiền chúng ta”.
“Chúng ta không thể bắt kẻ khác thay đổi bước nhảy của họ trong một bản khiêu vũ,
nhưng nếu chúng ta thay đổi chính bước nhảy của mình thì bản khiêu vũ không còn có
thể tiếp tục theo nhịp điệu cũ được nữa”.
Mong các bạn sẽ hài lòng khi làm quen với bà Harret Lerner và sự tiếp xúc đó sẽ làm
nhẹ nhàng những giờ phút các bạn phải phấn đấu để tìm được niềm vui sống.
Chương 1:
SỰ THÁCH THỨC CỦA CƠN GIẬN
Cơn giận của chúng ta là một tín hiệu, và là một tín hiệu đáng được lắng nghe. Nó có
thể là một thông điệp báo cho hay rằng chúng ta đang bị xúc phạm, quyền lợi đang bị
lấn áp, nhu cầu và ước muốn không được đáp ứng đầy đủ, hoặc chỉ đơn giản: việc
đang xảy ra là không đúng. Nó có thể là một dấu hiệu báo cho biết chúng ta đã không
chú tâm tới một vấn đề tình cảm quan trọng nào đó, hoặc là quá nhiều cái trong bản
ngã chúng ta – như niềm tin, giá trị, ước muốn, tham vọng – đang bị liên lụy trong
một mối tương quan. Nó có thể là dấu hiệu báo cho hay chúng ta đã làm nhiều, cho
nhiều hơn là chúng ta có thể làm hay cho một cách thoải mái, hoặc kẻ khác đã làm
quá nhiều cho chúng ta, gây nguy hại cho chính sự thông thạo và trưởng thành của
chúng ta.
Song, đã từ lâu nữ giới chúng ta không được khuyến khích ý thức và biểu lộ thẳng
thắn cơn giận dữ. Chúng ta là những kẻ nuôi dưỡng, xoa dịu, hòa giải…, những kẻ giữ
vững con tàu đang bị lắc lư. Nhiệm vụ chúng ta là phải chở che, làm hài lòng và hòa
dịu thế giới. Chúng ta phải duy trì những mối liên lạc như thể chính đời sống chúng ta
tùy thuộc vào đó.
Dù xã hội có đồng tình với mục tiêu nam nữ bình quyền nhưng những phụ nữ tỏ ra

giận dữ lộ liễu với đàn ông vẫn đều bị coi là không đáng tin cậy, vẫn đều dễ bị mọi
người xa lánh! Khác với nam giới được ca tụng khi chiến đấu và chết cho điều mình
tin tưởng, phụ nữ chúng ta có thể bị lên án chỉ vì đã tiến hành những cuộc cách mạng
không đổ máu và đầy nhân tính ấy cho quyền lợi của chúng ta! Cơn giận dữ thẳng
thừng, đặc biệt khi hướng về nam giới, dễ khiến chúng ta bị đánh giá là thiếu “nữ
tính”, thiếu “vẻ nết na, thùy mị, dịu hiền…” và vì vậy mà cũng “hết còn hấp dẫn”!
Thậm chí những “phụ nữ nổi giận” còn có thể bị lên án là “đanh đá”, “bà chằng”, “mụ
phù thủy ác độc”, “quỉ cái”…Họ bị coi là “không biết yêu” và do vậy “chẳng đáng
được yêu”! Cũng là điều lý thú khi nhận ra rằng: cả trong ngôn ngữ thường ngày, xã
hội cũng bênh vực và khuyến khích nam giới hơn trong cái quyền được nổi giận.
Bởi vì có những cấm kỵ quá mạnh mẽ như vậy đối với việc phụ nữ cảm nhận và bày
tỏ sự giận dữ, nên thật không đơn giản để chúng ta biết được lúc nào mình nổi giận.
Khi một người đàn bà nổi giận, người đó bị coi là thiếu lý trí, xấu xa, tồi tệ…Gần đây
tôi có dự một hội nghị chuyên nghiệp, một nữ bác sĩ trẻ thuyết trình về những phụ nữ
bị đánh đập. Cô nêu ra nhiều ý kiến mới lạ, hấp dẫn, truyền đạt được sự dấn thân sâu
sắc của cô trong vấn đề đó. Giữa buổi thuyết trình, một bác sĩ tâm thần nổi tiếng ngồi
phía sau tôi đứng dậy bỏ đi. Khi đứng lên, ông quay về người ngồi cạnh và thốt lời
phán đoán: “Đúng là một người đàn bà vô cùng phẫn nộ!”. Như vậy đó! Việc ông ta
khám phá – hay tưởng mình khám phá – ra sự giận dữ trong giọng nói của diễn giả
không những đã làm ông hiểu lầm những điều cô nói mà còn hiểu lầm chính cô nữa.
Khi giận dữ, chúng ta thường luôn gặp phải sự từ bỏ và chê trách của kẻ khác như
vậy, cho nên việc chúng ta khó chấp nhận là mình đang nổi giận chẳng có gì đáng
ngạc nhiên.
Tại sao những phụ nữ nổi giận lại làm người khác kinh sợ đến thế? Nếu chúng ta cảm
thấy mình có lỗi, cảm thấy chán nản hay ngờ vực, chúng ta thường đứng nguyên tại
chỗ, không hành động, trừ phi hành động chống lại bản thân. Hậu quả là chúng ta
không thể trở thành những tác nhân góp phần vào việc cải tạo con người và xã hội.
Ngược lại, như những gì chúng ta đã chứng kiến về phong trào đòi nam nữ bình
quyền trong suốt thập kỷ qua, chính những “phụ nữ nổi giận” đã có thể thách thức và
làm đổi thay tất cả. Chúng ta còn thấy rằng sự đổi thay nói trên đã làm nẩy sinh nhiều

âu lo và khó khăn cho tất cả mọi người, kể cả những người hăng hái nhập cuộc nhất
trong chúng ta. Như vậy, ngoài việc sợ bị người khác chê bai, một lý do nữa khiến
chúng ta phải e ngại những cơn giận của chính mình là: chúng báo hiệu cần có đổi
thay.
Do những e ngại đó mà chúng ta có thể tự đặt những câu hỏi để ngăn cản hoặc vô hiệu
hóa những kinh nghiệm nổi giận của chúng ta: “Liệu sự nổi giận của tôi có thể biện
minh được không?”, “Liệu tôi có được quyền nổi giận không?”, “Nổi giận như vậy
mang lại lợi ích gì?”, Nổi giận như vậy tốt lành gì?”…Những câu tự hỏi này có thể là
cách tốt nhất giúp ta nguôi ngoai, ngăn chặn hẳn cơn giận dữ.
Hãy xét lại những câu tự hỏi đó. Sự nổi giận chẳng hợp pháp mà cũng chẳng bất hợp
pháp, chẳng có ý nghĩa mà cũng chẳng vô ý nghĩa. Sự nổi giận chỉ đơn giản là thế đó.
Tự hỏi: “Sự nổi giận của tôi có biện minh được không?” cũng giống như tự hỏi: “Liệu
tôi có quyền được khát nước không?”. Cho dù tôi mới cạn một ly trước đây mười lăm
phút, chắc chắn là sự khát của tôi cũng không thể biện minh được. Vả lại, tự hỏi thế
mà làm gì trong khi vấn đề là hiện giờ tôi chưa tìm ra nước uống?
Sự tức giận là một cái gì chúng ta cảm thấy. Nó hiện hữu có lý do và đáng để chúng ta
phải chú ý, tôn trọng. Chúng ta đều có quyền có những trạng thái mà mình cảm thấy –
và chắc chắn sự nổi giận của chúng ta không thể là một ngoại lệ.
Tuy nhiên, vẫn có những câu tự hỏi hữu ích khi chúng ta giận dữ: “Tôi đang thực sự
bực bội về cái gì đây?”, “Bực bội về vấn đề nào ?”, “Làm sao để tôi có thể phân biệt
ra ai chịu trách nhiệm về việc nào?”, “Làm sao để tôi biết cách nổi giận mà không để
cho mình cảm thấy bị bỏ rơi và bất lực?”, “Làm cách nào để nói lên rõ rệt vị trí của
mình mà không rơi vào thế phải tự vệ hay phải tấn công?”, “Tôi phải đối diện với
những rủi ro nào, những mất mát nào nếu muốn tỏ ra minh bạch hơn hay quả quyết
hơn?”, “Nếu nổi giận không giúp ích được chi thì tôi phải làm gì khác?”…Những câu
hỏi này chúng ta sẽ nêu lên ở những chương kế tiếp, với mục đích không phải để gạt
bỏ cơn giận hay nghi ngờ hiệu lực của nó, mà để có được một hiểu biết nhiều hơn về
nguồn gốc cơn giận hầu tìm ra cách hành động mới mẻ hơn trong nếp cư xử của chính
mình.
Nhưng đồng tiền còn có mặt trái của nó: nếu cảm thấy bực bội là dấu hiệu có vấn đề

thì việc làm hả giận vẫn chưa giải quyết được vấn đề đó. Làm hả giận có thể chỉ duy
trì và làm cứng rắn thêm những nếp cũ, qui tắc cũ trong một mối tương giao, do
đó càng chắc chắn rằng sẽ không hề có thay đổi. Khi cường độ cảm xúc dâng cao,
phần lớn chúng ta cố gắng thay đổi người kia – một cách vô hiệu quả – trong khi
chúng ta quên không dồn năng lực vào việc soi sáng và thay đổi chính bản thân chúng
ta. Còn lý thuyết xưa bảo chúng ta nuốt giận và cứ để mọi việc lửng lơ cốt che chở
chúng ta khỏi những bộc lộ bất ngờ, lý thuyết ấy không còn đúng nữa.
Chúng ta sẽ không sao tránh khỏi phiền muộn, tự hạ giá, tự phản bội, kể cả tự căm thù
mình nếu chúng ta chiến đấu mà đồng thời vẫn cam chịu những hoàn cảnh bất công;
nếu chúng ta than phiền nhưng lại cam sống theo kiểu phản bội những kỳ vọng, giá
trị, tiềm năng của mình; hoặc nếu chúng ta nhận ra mình đang trở thành một kẻ đanh
ác, chua ngoa, phá hoại trong xã hội.

GIẬN DỮ SAI TRÁI

Khi không biết xử lý cơn giận một cách hiệu quả, chúng ta có thể rơi vào một hay cả
hai hạng người sau đây: hạng “đàn bà dễ thương”, chúng ta cố tránh nổi giận, tránh
cãi cọ bằng mọi giá; hạng “đàn bà đanh đá”, chúng ta dễ dàng nổi giận nhưng lại tham
gia một cuộc chiến đấu than thở, trách móc. Cả hai cung cách trên thường chẳng đem
lại một kết quả xây dựng nào.
Hai cách nổi giận này khác nhau như ngày với đêm vậy. Nhưng thực ra cả hai đều
được sử dụng để bảo vệ đối phương, để làm lu mờ sự trong sáng của bản thân và để
bảo đảm sẽ không có gì đổi thay. Chúng ta hãy xem việc đó xảy ra như thế nào.

Mẫu phụ nữ “dễ thương”:
Nếu là “người đàn bà dễ thương” chúng ta sẽ hành động ra sao? Vào trường hợp thực
sự đáng nổi giận, đáng phản bội, thì chúng ta im lặng, hoặc khóc ròng, tự trách mình
và chịu đau khổ. Nếu quả thực thấy nổi nóng, chúng ta có giữ kín trong thâm tâm để
tránh gây thành cuộc xung đột bên ngoài. Không những giữ kín nổi bực tức. chúng ta
còn tìm cách tránh nói rõ những gì mình cảm nghĩ nếu thấy nói rõ sẽ làm người kia

mất thoải mái. Khi cư xử như vậy, chúng ta đã dồn năng lực của mình vào việc che
chở cho người khác và bảo vệ hòa khí trong mối liên hệ, thay vì nhìn rõ vào bản thân
mình. Với thời gian, chúng ta mất dần sự sáng suốt vì đã dành quá nhiều cố gắng cho
việc thăm dò phản ứng người khác. Có thể càng ngày chúng ta càng giảm bén nhạy về
những cảm nghĩ và ước vọng của mình.
Càng “dễ thương” theo kiểu này, chúng ta càng chồng chất thêm những giận hờn
trong tiềm thức. Khó mà tránh khỏi uất hận khi cuộc đời chúng ta chỉ toàn những
nhượng bộ và chịu đựng. Khi gánh trách nhiệm về những tình cảm và phản ứng của
kẻ khác và khi từ bỏ trách nhiệm bảo đảm chất lượng đời sống của chính mình, chúng
ta đã xử sự như thể coi mối tương giao quan trọng hơn nhân cách của mình. Dĩ nhiên
chúng ta không trực tiếp kinh qua cơn phẫn uất, vì “những người đàn bà dễ thương” –
theo định nghĩa – không phải là “những người đàn bà nổi giận”.
Vậy là bắt đầu chu kỳ tự làm mình thất bại. Càng nhượng bộ, chịu đựng, chúng ta
càng xây dựng thêm giận hờn. Càng cố gắng trấn áp hơn nữa giận hờn đó, thì tiềm
thức chúng ta lại càng e ngại cơn giận bùng nổ ra. Càng e ngại một sự bùng nổ, chúng
ta mới thấy là chính cái điều mình lo sợ đã xảy ra: cơn giận dữ của ta trở nên thực tình
“phi lý” và “phá hoại”. Hậu quả là người chung quanh có thể ghi nhận rằng chúng ta
“khùng”, trong khi những vấn đề thực thì vẫn chưa được giải quyết…Và chu kỳ lại
bắt đầu.
Những người “đàn bà dễ thương” mặc dù không nhạy cảm lắm về cơn giận, nhưng có
thể họ rất nhạy cảm về ý thức tội lỗi. Với phiền muộn, với tình cảm bị thương tổn,
chúng ta nuôi dưỡng mặc cảm phạm lỗi để tránh phải ý thức cơn giận của mình. Giận
dữ và mặc cảm phạm tội không thể đi đôi với nhau. Nếu chúng ta cảm thấy mình
phạm tộ vì đã không làm đủ hay cho đủ cho người khác thì có lẽ chúng ta sẽ không
nổi giận vì đã không hưởng đủ. Nếu cảm thấy mình có lỗi vì đã không làm đầy đủ
bổn phận thì chúng ta cũng sẽ không đủ năng lực và sáng suốt để đặt nghi vấn về
chính bổn phận đó. Không có gì, thực sự không có gì ngăn chặn cách hữu hiệu ý thức
cơn giận cho bằng mặc cảm phạm lỗi và nghi ngờ chính mình. Xã hội đã nuôi dưỡng
những mặc cảm phạm tội nơi phụ nữ, tới mức nhiều người trong chúng ta còn cảm
thấy có lỗi nếu đã không cung cấp đủ tình cảm ngọt ngào cho kẻ khác.

Chúng ta cũng chẳng dễ dàng gì có được can đảm để ngưng cảm thấy mình phạm tội
và bắt đầu sử dụng cơn giận để xác định cái gì là đúng, là hợp với cuộc sống của
mình. Chính khi chúng ta bắt đầu thay đổi, người khác có thể tăng gấp đôi sách lược
gây cảm thức tội lỗi nơi chúng ta. Sách lược này có thể là những lời lên án: “ích kỷ”,
“ấu trĩ”, “thiếu nữ tính”, “mắc bệnh tâm thần”, “vô trách nhiệm”, “lạnh lùng”…
Những dèm pha đó – nhắm vào chính tính khí và nữ tính của chúng ta – có thể vượt
quá những gì chúng ta có thể chịu đựng. Khi đã được dạy cho biết rằng giá trị và
“thiên chức” của chúng ta là ở chỗ “yêu và được yêu”, thì quả chúng ta khó mà chịu
nổi những lời phẩm bình về chính nét đáng yêu, nét “nữ tính” của chúng ta. Quyến rũ
làm sao, cái việc lê gót trở về “vị trí đúng” của mình hầu chiếm lại sự tán thành của kẻ
khác!
Khác với những “bà chằn” luôn luôn thua trong việc lấy lòng dư luận, những “phụ nữ
dễ thương” bao giờ cũng được xã hội đãi ngộ. Tuy nhiên cái giá mà họ phải trả rất cao
và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống tình cảm cũng như tinh thần. “Không
nhìn cái gì xấu, không nghe cái gì xấu, không nói cái gì xấu” trở thành quy luật vô
thức cho những ai trong chúng ta vốn phải phủ nhận ý thức về cơn giận và việc biểu lộ
nó. Cái “xấu” nói đây là bất kỳ tư tưởng, tình cảm, hành động nào có thể gây mâu
thuẫn công khai với những người đối với chúng ta là quan trọng, hoặc cả sự không
đồng ý của họ nữa. Để tuân theo quy tắc này, chúng ta trở thành những kẻ mộng du,
không còn được nhìn một cách sáng suốt, nghĩ một cách chính xác, hoặc tự do hoài
niệm theo ý thích. Không sao ước lượng hết số năng lực sáng tạo, trí tuệ và dục tính bị
mắc kẹt trong nhu cầu ức chế những cơn giận này, chưa cần lưu ý đến nguồn gốc của
chúng.

Mẫu phụ nữ “đanh đá”
Trong chúng ta, “những người đàn bà đanh đá” là những kẻ không cảm thấy xấu hổ
khi nổi giận hay nói lên sự bất đồng của mình. Tuy nhiên trong một xã hội đặc biệt
không ưa phụ nữ nổi giận, chúng ta có nguy cơ bị dán nhãn hiệu này hay nhãn hiệu nọ
để cảnh cáo chúng ta hãy giữ mồm giữ miệng khi đe dọa kẻ khác, nhất là đàn ông.
Những nhãn hiệu đó – như “thiếu nữ tính” hoặc nặng hơn nữa – có sức mạnh làm cho

chúng ta phải sững sờ đến lặng thinh hoặc làm bừng cơn giận, vì càng làm chúng ta
tăng thêm cảm giác mình bất lực và bị đối xử bất công.
Nhưng đó mới chỉ là một phần câu chuyện. Những nhãn hiệu này không chỉ đơn thuần
là những sáo ngữ ác khẩu – có khi đượm màu dục tính – mà còn tệ hơn thế. “Lắm
lời”, “đanh đá”, “ưa cằn nhằn”, “gái độc không con”…những nhãn hiệu đó còn hàm ý
là hoàn cảnh sẽ không có một chút khả năng đổi thay nào. Đó là những từ ngữ phản
ánh vị trí sa lầy đặc biệt của chúng ta: bao nhiêu cảm xúc giận dữ cứ bao vây chúng ta
trong khi hiện tình thì vẫn chẳng có gì đổi thay thật sự.
Khi thất bại trong việc xả ra cho hả giận, chúng ta dễ dàng bị kẹt trong chu kỳ cư xử
xuống dốc và lập đi lập lại. Chúng ta quả thật có điều bực bội, nhưng sự phiền muộn
của chúng ta không được diễn tả rõ ràng nên chỉ gây ra sự phản đối nơi người khác,
thay vì sự cảm thông nơi họ. Điều này càng làm chúng ta tăng thêm cảm giác cay
đắng và bất công. Đàng khác, vấn đề thật – cái đã làm chúng ta nổi giận – chưa được
nhận định. Sau cùng và hơn hết, chúng ta có thể trở thành cái đích tấn công đầu tiên
cho những người đàn ông vốn kinh sợ đàn bà thịnh nộ và cả cho những người nữ sợ
lâm vào hoàn cảnh đó.
Dĩ nhiên việc biết khi nào mình nổi giận và việc biểu lộ cơn giận với người kia đòi hỏi
sự dũng cảm nơi ta. Vấn đề là: khi chúng ta sa lầy trong một cuộc đấu tranh vô hiệu
quả, thì cũng là lúc chúng ta đang chịu thiệt thòi để che chở người kia. Mặt khác, khi
chúng ta biểu lộ sự tức giận vô hiệu quả như vậy – không rõ ràng, không đường
hướng, không kiểm soát – thì thay vì đe dọa người khác, chúng ta có thể rốt cuộc lại
làm cho người khác yên tâm.
Những ai trong chúng ta chiến đấu vô hiệu quả thường thấy mình rơi vào cảnh bất lực
trong việc gắng công thay đổi kẻ không muốn đổi thay. Khi chúng ta muốn thay đổi
niềm tin, tình cảm, phản ứng hay hành vi của kẻ khác mà thấy không hiệu quả, có thể
sau đó chúng ta lại vẫn tiếp tục làm như vậy nhiều hơn nữa. Nghĩa là chúng ta cứ phản
ứng theo đường lối đã được định trước, đã thành khuôn mẫu, và do đó chỉ làm trầm
trọng thêm những gì đã khiến chúng ta phải than phiền. Chúng ta có thể do xúc cảm
mà bị lôi cuốn phải làm như vậy, đến nỗi không hề nghĩ ngợi gì về việc liệu có thể cư
xử khác hơn không hoặc tin rằng có thể có những chọn lựa mới được không. Như vậy,

sự đấu tranh của chúng ta cũng là một cách bảo vệ những nếp cũ trong mối tương giao
y hệt như sự nín chịu của “người đàn bà dễ thương” vậy.
Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về hai hành vi trên: tự hại mình và tự kéo dài
hoàn cảnh bế tắc của mình. Thực vậy, “những người đàn bà dễ thương” và “những
người đàn bà đanh đá” đơn giản chì có hai mặt của đồng tiền, dù sự thể hiện hoàn toàn
khác nhau.
Sau khi tất cả đã được nói và được làm – hay đã không được nói và không được làm –
kết quả vẫn thế: chúng ta cảm thấy bơ vơ và bất lực. Chúng ta không cảm thấy mình
kiểm soát được chất lượng và đường hướng đời mình. Ý thức về nhân phẩm và lòng
tự trọng bị thương tổn, bởi chúng ta đã không làm sáng tỏ được vấn đề. Và vì chúng ta
đã không làm sáng tỏ được vấn đề, nên đã chẳng có gì được thay đổi.
Phần lớn chúng ta ít được giúp đỡ để biết sử dụng cơn giận sao cho chính chúng ta
được tăng sức mạnh và những vấn đề của mối liên hệ được sáng tỏ. Thay vì vậy,
những bài học ở đời lại khích lệ chúng ta kinh sợ cơn giận dữ, phủ nhận nó hoàn toàn,
chuyển nó vào những mục tiêu không đúng, hay quay trở lại tự hại mình. Chúng ta đã
học cách phủ nhận mọi lý do để giận, cách nhắm mắt trước nguồn gốc của chúng hoặc
cách bộc lộ chúng một cách vô hiệu quả,và do đó rốt cuộc lại giữ vững thay vì thách
thức tình trạng cũ. Chúng ta hãy từ bỏ những cách làm đó đi, để có thể sử dụng “năng
lực giận dữ” vào việc phục vụ phẩm giá và sự tăng trưởng của mình.

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC:
Sách này cốt giúp phụ nữ biết cách xử lý giận dữ bất lợi cho mình về lâu về dài như
im lặng cam chịu, chiến đấu trách móc vô hiệu quả và giận dỗi bỏ đi. Nhiệm vụ
của tôi là giúp bạn đọc có được sự sáng suốt và tài khéo thực tế để ngưng hẳn cách cư
xử theo lề lối cũ có thể tiên đoán được và bắt đầu sử dụng giận dữ để làm sáng tỏ một
vị trí mới trong những mối quan hệ thân thiết của chúng ta.
Vì vấn đề giận dữ đụng chạm tới mọi khía cạnh của đời sống nên tôi đã phải có một
vài chọn lựa. Để tránh cuốn sách này có bề dày quá lớn khó sử dụng, tôi đã quyết định
tập trung – tuy không phải là duy nhất – vào những mối liên hệ gia đình. Chúng ta
cảm nhận những cơn giận dữ nhất cũng như tình yêu sâu xa nhất của chúng ta chính

trong vai trò làm con cái, làm chị em, làm người tình, làm vợ, làm mẹ. Liên hệ gia
đình ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống chúng ta và cũng là mối liên hệ khó khăn
nhất đối với chúng ta. Chính vì rất gần gũi mà thường dẫn đến “sa lầy” và do vậy mà
những nỗ lực của chúng ta cốt để cải thiện mối liên hệ, rốt cuộc lại làm cho tình trạng
giữ nguyên như cũ. Khi chúng ta đã biết cách sử dụng năng lực giận dữ để thoát khỏi
sự sa lầy trong những quan hệ gần gũi nhất, gắn bó nhất, chúng ta cũng sẽ bắt đầu biết
vận dụng nó một cách sáng suốt, có kiểm soát và bình tĩnh hơn, trong mọi quan hệ với
bạn bè, với người cộng tác hay với người bán tạp hóa ở góc phố. Ngược lại, khi những
vấn đề về cảm xúc của chúng ta bị bỏ lơ trong chính những mối liên hệ thân thiết nhất,
chúng sẽ như bị tưới thêm lửa trong những mối liên hệ khác của chúng ta.
Tôi viết cuốn sách này chỉ với mục đích giúp ích. Tôi đã hy sinh phần lý thuyết, dù bổ
ích đến mấy, nếu không thấy nó hữu dụng thiết thực trong đời sống của phụ nữ. Cũng
vì vậy mà đôi chỗ trong cuốn sách tôi còn nới rộng thêm những gì liên quan đến đề tài
giận dữ nữa. Độc giả nên được cảnh giác trước là cuốn sách này không nêu lên những
quy tắc “phải làm như thế nào”, theo những cấp bậc từ dễ dàng đến khó hơn. Sở dĩ
như vậy, là vì khả năng xử lý cơn giận – như một công cụ đem lại đổi thay – đòi hỏi
chúng ta phải có một hiểu biết sâu sắc hơn về những đường lối tác động qua lại trong
các mối liên hệ.
Do đó, chúng ta sẽ xét tới đường lối tự phản bội, hy sinh bản ngã để giữ gìn hòa khí
với người khác; chúng ta sẽ đi vào lãnh vực của sự quân bình tế nhị giữa cá nhân (cái
“tôi”) và tập thể (cái “chúng ta”) trong những mối liên hệ; chúng ta sẽ xét tới những
mẫu mực, quy tắc hành xử vốn quyết định các mối liên hệ của chúng ta hầu soi sáng
những giận dữ sâu sắc nhất mà chúng ta đã không cho phép mình biểu lộ; chúng ta sẽ
phân tích vì sao những mối liên hệ sa lầy, vì sao thoát khỏi; chúng ta sẽ hiểu vì sao
những mối liên hệ gần gũi thật giống như những điệu múa, trong đó mỗi bên vừa kích
động vừa duy trì bước nhảy của bên kia. Tóm lại, chúng ta học cách sử dụng cơn giận
như một khởi điểm để đổi thay cung cách liên hệ cũ, hơn là để trách móc thiên hạ.
Ta phải sử dụng sách này ra sao? Rất từ từ. Dù vốn đang là kẻ hung hăng hay thủ bại
đến đâu, thì trong cung cách thường ngày của chúng ta vẫn còn có sự hiện diện của lý
trí – với nhiệm vụ tích cực bảo vệ chính chúng ta và những người xung quanh. Nếu

chúng ta muốn có đổi thay, điều quan trọng là hãy hành động từ từ để có cơ hội quan
sát và thí nghiệm một bước chuyển mới – tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa – trong mối liên
hệ. Nếu tham lam muốn thay đổi quá nhiều, quá nhanh, chúng ta có thể chẳng thay đổi
được gì cả, trái lại còn lầm vẩn lên quá nhiều âu lo và xúc động cả nơi ta lẫn nơi
người khác, đến nỗi có thể làm phục hồi những cung cách cư xử cũ, hoặc có thể làm
đổ vỡ một dây liên hệ quan trọng – một điều không phải nhất thiết có lợi.
Cuốn sách này sẽ hữu ích hơn cả nếu bạn đọc hết. Đừng bỏ quãng những đoạn bàn cãi
về trẻ thơ chỉ vì bạn chư có con, cũng đừng bỏ không đọc các chương nói về các đức
ông chồng chì vì bạn còn độc thân hay đã ly dị. Điều quan trọng, chính là những mô
hình cư xử trong các mối liên hệ mà tôi sắp miêu tả. Tôi ít chú trọng đến những người
khiêu vũ, mà chú trọng đến chính điệu nhảy và cái cách điệu nhảy được tiến hành.
Xin nhớ, mỗi chương đều chứa đựng những kiến thức cần yếu cho cho bất kỳ mối liên
hệ nào của bạn. Khi đọc, bạn có thể liên tưởng và tổng quát hóa tới những mối liên hệ
khác, những môi trường tương quan khác, và cách làm như vậy thật có ích.
Để có thể sử dụng cơn giận như một lợi khí giúp đạt được đổi thay trong quan hệ, hãy
học cách phát triển và mài sắc tài năng của chúng ta trong bốn lãnh vực sau:
1. Chúng ta có thể học nhận định một cách tương xứng nguồn gốc của cơn giận,
và biết rõ mình đang đứng ở đâu: “Hoàn cảnh nào đã làm tôi bực mình vậy?”, “Vấn
đề chính ở đây là gì”, “Tôi nghĩ gì, cảm thấy g?”, “Tôi muốn thực hiện điều gì?”,
“Người nào chịu trách nhiệm về điều nào?”, “Tôi đặc biệt muốn thay đổi cái gì?”,
“Những gì tôi muốn và không muốn làm?”…Những câu hỏi dường như quá đơn giản,
nhưng rồi chúng ta sẽ thấy chúng phức tạp đến mức nào. Điều đáng kinh ngạc là nhiều
khi chúng ta rời bỏ cuộc chiến đấu mà vẫn không hay mình chiến đấu cho cái gì. Có
thể chúng ta đã dồn năng lực giận dữ vào việc muốn thay đổi, kiểm soát một người
trong khi người đó lại không ưng đổi thay hay bị kiểm soát. Lẽ ra chúng ta phải dồn
năng lực đó vào việc tìm hiểu rõ vị trí và những chọn lựa của chính chúng ta. Điều
này thật đúng trong những mối quan hệ mật thiết, trong đó, nếu không biết sử dụng
cơn giận để soi sáng những tư tưởng, cảm tình, ưu tiên và chọn lựa của mình, chúng ta
dễ rơi vào vòng lẩn quẩn bất tận của đấu tranh, trách móc chẳng đi đến đâu. Việc biết
điều khiển hữu hiệu cơn giận đương nhiên giúp ta phát triển được cái “ta” ngày càng

thêm rõ ràng minh bạch và trở thành một chuyên viên khả kính về chính bản ngã của
mình.
2. Chúng ta có thể học được cách truyền đạt suy nghĩ của mình: Điều này giúp ta
có nhiều triển vọng được người khác nghe và hiểu ta, do đó những mâu thuẫn, khác
biệt có cơ hội được bàn cãi, điều đình. Có thể chẳng có gì đáng trách khi chúng ta hồn
nhiên bộc phát cơn giận, không tư duy, không đắn đo suy xét: trong nhiều trường hợp,
điều này có thể giúp ích, nhất là những trường hợp đương nhiên phải vậy, miễn là
chúng ta không cố tình lạm dụng. Tuy nhiên nhiều khi đấu tranh hay cho nổ tung cơn
tam bành giúp ta thấy nguôi ngoai, nhưng khi bão tố qua đi, mọi sự vẫn y nguyên
chẳng có gì đổi thay cả. Trong khi đó, có những mối liên hệ chúng ta cần phải duy trì
thái độ bình tĩnh, không trách móc để rồi sau đó mới đạt được những đổi thay lâu dài.
3. Chúng ta có thể học cách quan sát và ngăn chặn những tác động qua lại vô bổ:
Truyền đạt suy nghĩ của mình một cách minh bạch và hữu hiệu bao giờ cũng là điều
khó dù trong hoàn cảnh thuận tiện nhất. Thực khó mà tự quan sát hay có được thái độ
mềm dẻo giữa cơn bão tố. Khi xúc cảm lên cao, chúng ta có thể học cách làm cho dịu
xuống và lùi lại chút ít để có thể nhận rõ vai trò của ta trong những tác động qua lại
mà chúng ta trách cứ.
Biết quan sát những mẫu mực cư xử trong mối liên hệ và biết sửa đổi phần đóng góp
của mình vào những mẫu mực đó bao giờ cũng giúp ta thấy rõ hơn trách nhiệm của
mình trong mọi mối tương giao mà ta dự phần. Nói “trách nhiệm”, tôi không có ý
muốn nói đến thái độ tự trách mình hay tự cho mình là “nguyên nhân” của vấn đề. Từ
ngữ đó ở đây chỉ có nghĩa là khả năng phản ứng, khả năng tự quan sát và quan sát
người khác trong những tác động qua lại, khả năng phản ứng trước một hoàn cảnh
quen thuộc bằng đường lối mới. Chúng ta không thể bắt kẻ khác thay đổi bước nhảy
của họ trong một điệu múa, nhưng nếu chúng ta đổi thay chính bước nhảy của chúng
ta thì điệu múa đó không còn có thể tiếp tục như cũ được nữa.
4. Chúng ta có thể học để biết cách tiên liệu và đối phó với những “biện pháp đối
phó” hay những “phản ứng nghịch chiều” từ phía người khác: Mỗi chúng ta đều
thuộc về một nhóm hay một hệ thống liên hệ mà trong đó luôn có một áp lực đòi buộc
các bên phải giữ nguyên hay trở về chỗ đứng cũ. Nếu chúng ta bắt đầu thay đổi cung

cách im lặng, mơ hồ hay chiến đấu và trách móc vô hiệu quả, chúng ta sẽ gặp phải sự
chống đối mạnh mẽ. “Lực kéo nghịch chiều” này vừa có trong bản ngã nội tại của mỗi
chúng ta vừa có nơi những người khác trong cùng hệ thống liên hệ với ta. Chúng ta sẽ
thấy những người thân thiết này thường tạo áp lực để được hưởng lợi từ việc chúng ta
giữ nguyên chỗ đứng cũ như thế nào, mặc dầu bề ngoài vẫn công khai chỉ trích và
than phiền chúng ta. Cả chúng ta cũng cưỡng lại chính những đổi thay mà chúng ta
tìm kiếm. “Chống đổi thay” cũng như “muốn đổi thay” là hai nét tự nhiên, phổ biến
trong mọi liên hệ giữa con người.
Trong những chương kế tiếp, chúng ta sẽ quan sát kỹ lưỡng hơn nỗi lo âu lớn lao mà
chắc chắn sẽ vây bủa khi chúng ta bắt đầu sử dụng cơn giận để xác định bản ngã cùng
những nhu cầu của nó một cách rõ ràng hơn. Một số chúng ta có thể khởi sự minh
bạch hẳn trong sự truyền đạt, kiên quyết hẳn trong quyết định đổi thay chỉ để thẳng
thắn phản ứng lại những kẻ muốn chống đối chúng ta hoặc có ý coi thường những
điều chúng ta nói. Nếu quả thực chúng ta nghiêm túc về việc đổi thay, chúng ta phải
học cách tiên đoán và điều khiển nỗi âu lo và mặc cảm phạm lỗi xuất hiện trong chúng
ta, khi chúng ta phải đối mặt với những phản ứng nghịch chiều của người khác, nhất
là khi phải đối mặt với một phần rất thực trong bản ngã sâu thẳm của chúng ta muốn
chống lại sự đổi thay.
Bây giờ xin cho tôi được nói: không dễ gì chúng ta có thể quay mặt làm ngơ thái độ
phục tùng thầm lặng hay sự chiến đấu vô hiệu quả của chúng ta cho việc xác quyết ta
là ai, nơi nào ta đứng, điều gì ta muốn, cái gì ta chấp nhận, cái gì ta không thể chấp
nhận. Nỗi lo âu do ước muốn làm sáng tỏ những gì ta nghĩ và nghĩ ra sao có thể là nỗi
lo lớn nhất trong những mối liên hệ quan trọng nhất của chúng ta. Khi chúng ta đã
thực tình trở nên minh bạch và dứt khoát, người khác cũng có thể do đó mà trở nên
minh bạch và dứt khoát về ý nghĩ và tình cảm của họ hay về sự kiện họ không chịu
đổi thay. Một khi thừa nhận những sự thực này, chúng ta có thể gặp phải nhiều chọn
lựa khó khăn cực nhọc. Liệu chúng ta chấp nhận giữ nguyên phần mình trong một mối
quan hệ, một hoàn cảnh ? Hay chúng ta muốn rời bỏ nó? Liệu chúng ta chấp nhận “ở
lại” và thử tìm một biện pháp khác? Và như vậy, phải làm gì?…Những câu hỏi này
không dễ gì trả lời, kể cả suy nghĩ về chúng cũng vậy.

Trước mắt thì đôi khi ta cứ đơn giản theo đường lối quen thuộc cũ, mặc dầu kinh
nghiệm bản thân đã từng cho biết chúng kém hiệu quả. Tuy nhiên về lâu về dài xin
hãy thực hành những bài học trong sách này, chắc chắn quý vị sẽ được nhiều lợi ích.
Không những chúng ta có được phương pháp mới để điều khiển những cơn giận dữ
cũ, mà chúng ta còn đạt được “cái tôi” trong sáng và mạnh mẽ hơn, do đó có khả năng
đạt được “cái chúng ta” thân mật và thỏa mãn hơn. Nhiều vấn đề về giận dữ có thể
xuất hiện khi chúng ta phải chọn lựa giữa hai thái độ: hoặc có được một quan hệ, hoặc
có được một bản ngã. Cuốn sách này có tham vọng muốn giúp chúng ta đạt được cả
hai.
Chương 2:
BIỆN PHÁP CŨ, BIỆN PHÁP MỚI
VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ

Bà Barbara đã đăng ký trước một buổi trị liệu tại “Văn phòng Nghiên cứu Cơn Giận”
của tôi, nhưng sau đó lại gọi điện tới xin hủy cuộc hẹn. Bằng một giọng vừa phẫn uất
vừa đau khổ, bà nói như sau:
- “Tôi thật tình muốn tới phòng làm việc của bà, nhưng chồng tôi đã chà đạp ước
nguyện đó của tôi. Tôi đấu tranh với anh ấy tới xanh máu mặt mà anh ấy vẫn không
chịu để tôi đi”.
- “Vì sao ông ấy phản đối?”, tôi hỏi.
- “Anh ấy phản đối bà. Anh ấy nói bà là kẻ phỉ báng nữ giới và phòng trị liệu của bà
không đáng đồng tiền bát gạo. Tôi đã cãi rằng bà là một nhà tâm lý học nổi tiếng và
phòng trị liệu của bà nhất định có hiệu quả. Tôi tin chắc là sẽ không tốn tiền vô ích,
nhưng vẫn không thuyết phục được anh ấy. Anh ấy vẫn khăng khăng đáp: Không!”.
- “Thật đáng tiếc”, tôi nói.
- “Vâng, tôi cũng thấy vậy”, bà ta tiếp. “Tôi bị nhức đầu kinh khủng kể từ đấy và đã
khóc sướt mướt. Dầu sao thì tôi cũng đã đấu tranh dữ dằn. Thực tế thì chồng tôi đồng
ý là tôi cần được giúp đỡ cách nào đó, vì khi nổi giận, tôi có thái độ thật hung hãn”…
- Tôi đặt ống nghe xuống và nghĩ về cuộc đối thoại ngắn ngủi vừa qua. Rõ ràng là bà
ta không bị buộc phải hủy bỏ vụ đăng ký. Bà hoàn toàn có thể chọn một cách hành

động khác. Tuy nhiên, bà đã không thể chọn được cách làm nào khác mà không gánh
chịu những hậu quả. Có lẽ hậu quả khiến bà phải chú tâm e ngại nhất là mối liên hệ
hết sức quan trọng của bà bị đổ vỡ.
Phản ứng của bạn về cuộc điện đàm này ra sao?
Bạn có nghĩ rằng: “Chồng bà ta quả là một kẻ độc tài”, hay: “Ông ta mới dễ giao
động, dễ sợ hãi làm sao”…?
Bạn có nghĩ: “Mình cảm thấy tội nghiệp cho người đàn bà đáng thương này”, hay:
“Người đàn bà khổ dục này hẳn đã từng phải nhờ đến tâm lý trị liệu”…?
Hoặc: “Sao bà ta không tự mình quyết định tới phòng trị liệu?”
Bạn có nghĩ: “Ông chồng này thật đáng trách. Sao ông ta có thể cư xử như vậy đối
với vợ?”, hay: “Bà ta thật đáng trách. Sao lại có thể để ông ta quyết định về cuộc sống
của mình”…?
Hoặc: “Xã hội thật đáng trách. Đáng buồn biết bao khi chúng ta dạy cho nam giới xử
sự như thế và dạy cho nữ giới cam chịu như thế”…?
Bạn có nghĩ: “Bà ta nổi giận vì ông chồng đã không cho tới phòng trị liệu”, hay: “Bà
ta giận dữ là vì thấy mình nhượng bộ”…?
Bạn có nghĩ: “Tôi có thể thấy chính mình nơi bà ta”, hay “Tôi không quen làm như
bà ta chút nào”…?
Mỗi chúng ta có thể có phản ứng riêng về những gì bà Barbara nói: Nhiều người trong
chúng ta không muốn đồng hóa mình với Barbara trong câu chuyện của bà. Song,
cung cách hành động và cảm nghĩ của bà không hề là điều chúng ta hiếm thấy hay là
chỉ có ở thời xa xưa.
Bà ta cam chịu hoàn cảnh bất công.
Bà không cảm thấy kiểm soát được đời mình.
Bà không nắm vững được đâu là những vấn đề thực.
Bà không nhận rõ được trách nhiệm của chính bà trong việc góp phần vào tình thế
tiến thoái lưỡng nan của bà.
Bà hy sinh sự tăng trưởng của mình để ủng hộ và bao che chồng.
Bà duy trì nguyên trạng mối liên hệ hôn nhân, cam chịu thiệt thòi cho bản ngã.
Bà không thử xem mối liên hệ hôn nhân có thể uyển chuyển bao dung cho sự đổi thay

của bản thân tới mức nào.
Bà cảm thấy bơ vơ và bất lực.
Bà chuyển giận dữ thành nước mắt.
Bà bị nhức đầu.
Bà không tự yêu mình.
Bà tin rằng mình đã hành động tệ hại.

Có điều nào trên đây xa lạ với bạn? Chắc là không. Hoặc một, hoặc tất cả những điều
trên đây sẽ xảy tới với chúng ta khi chúng ta tham gia một cuộc đấu tranh và trách
móc vô hiệu quả, hay kh chúng ta thấy ngại đấu tranh.
Không giống như một số phụ nữ không dám bất đồng ý kiến với chồng hay với người
yêu, bà Barbara không có vấn đề gì phải giận dữ. Vấn đề của bà là đấu tranh cách
nào để không có đổi thay. Bà bảo vệ chồng, bảo vệ nguyên trạng mối quan hệ giữa
hai người, và cam chịu thiệt thòi cho sự tăng trưởng của chính mình. Cứ tiếp tục như
vậy khi nào còn có thể, bà Barbara đã không dám đương đầu với một quy tắc căn bản
trong mối quan hệ đó: bà phải nhường chồng quyền điều khiển. Bà “tự từ bỏ bản ngã”
vì chồng.
Thế nào là “tự từ bỏ bản ngã”? Rõ ràng là chúng ta không luôn luôn được hành xử
theo cách của mình hay muốn làm gì thì làm trong mọi mối liên hệ. Không thể tránh
xảy ra mâu thuẫn, nhất là khi hai người cùng sống dưới một mái nhà, cho nên chắc
chắn có những lúc cần phải có sự tương nhượng, điều đình, kẻ này lấy, người kia cho.
Nếu ông chồng không ưa phòng trị liệu và phòng trị liệu đó cũng chưa thực sự quan
trọng đối với mình, thì bà Barbara có thể quyết định quên nó đi. Điều này tự nó không
thành vấn đề.
Vấn đề xuất hiện khi một người – thường là người vợ – nhượng bộ, chịu đựng hơn là
chia sẻ trách nhiệm và thiếu sáng suốt mỗi khi cần kiểm soát, quyết định, chọn lựa.
“Tự từ bỏ bản ngã” có nghĩa là để phần lớn bản ngã mình (như suy nghĩ, ước muốn,
tin tưởng, tham vọng…) có thể “thương lượng lại’ dưới áp lực của mối liên hệ. Kể cả
khi để bản ngã cam chịu thỏa hiệp quá nhiều, đương sự vẫn không ý thức được điều
đó, vẫn tự động “nộp phần thuế” không thể từ khước được. Kẻ chịu hy sinh phần lớn

bản ngã thường tích tụ nơi mình những ẩn ức giận dữ mạnh nhất và đặc biệt dễ bị
chán nản ngã lòng, tạo thành những vấn đề xúc cảm khác. Người vợ đó (đôi khi cũng
có thể là người chồng đó) sau cùng đành phải tới phòng trị liệu tâm lý, hoặc bệnh viện
nội khoa hay bệnh viện tâm thần, và nói: “Xin cho biết cái gì trục trặc trong mối liên
hệ nơi tôi” thay vì hỏi: “Xin cho hay cái gì trục trặc trong mối liên hệ của chúng tôi”.
Hoặc giả nàng (hay chàng) có thể lại nổi giận không đúng lúc về những chuyện không
đáng, đến nỗi có thể khiến người chung quanh đánh giá là khùng, bệnh hoạn hoặc
thiếu lý trí.
Một hình thức tự từ bỏ bản ngã chung của nữ giới được mệnh danh là “bất cập”. Mô
hình “kẻ cư xử bất cập – người cư xử quá đáng” là một mô hình quen thuộc trong các
cuộc sống lứa đôi. Mô hình này thể hiện ra sao? Những công trình nghiên cứu liên hệ
hôn nhân đã chứng minh rằng: khi nam nữ thành đôi, và trong suốt thời gian chung
sống, thường mỗi bên vẫn giữ nguyên mức độ độc lập về nhân cách cũng như mức độ
trưởng thành về xúc cảm. Giống như một trò chơi cò cưa, khi một bên cư xử bất
cập, thì điều đó cho phép bên kia hành xử quá đáng.
Chẳng hạn bà vợ muốn ngày càng cố thủ trong vai trò một kẻ yếu, có nhược điểm,
chịu lệ thuộc – nói một cách khác: một bạn đồng hành kém chức năng – thì chồng bà
cũng theo chừng mực đó mà phủ nhận chính những yếu đuối, nhược điểm, lệ thuộc
nơi bản ngã ông. Ông có thể huy động phần lớn năng lực cảm xúc của mình để phản
ứng lại những vấn đề của vợ thay vì tìm hiểu và chia sẻ. “Kẻ bất cập” và “người quá
đáng” kích thích lẫn nhau, củng cố lẫn nhau, đến nỗi trò chơi đó ngày càng khó giữ
được thế quân bình. Người chồng càng tránh chia sẻ những yếu kém, nhu cầu và
nhược điểm của chính ông thì người vợ càng dày thêm kinh nghiệm trong việc biểu lộ
những điều đó nơi bà. Người vợ càng tránh biểu lộ những khả năng và sở trường của
bà, người chồng càng vênh váo tự mãn về những thứ đó nơi ông. Và khi “kẻ bất cập”
trông có vẻ khá hơn thì “người quá đáng” trông có vẻ tồi đi.
Cuộc điện đàm ngắn giữa tôi với bà Barbara gợi ý rằng bà thuộc mẫu người cư xử bất
cập trong cuộc sống lứa đôi của bà. Dĩ nhiên không phải lúc nào kẻ đóng vai yếu kém
trong trò chơi cò cưa này cũng là người đàn bà. Có những liên hệ hôn nhân mà trong
đó người chồng thủ vai kẻ bất cập. Trên thực tế, có những cuộc dàn xếp êm đẹp mà

cũng có những cuộc dàn xếp hụt hẫng. Có những cặp hai bên ai giữ vai nấy trong suốt
thời gian yêu nhau, mà cũng có trường hợp người này ganh đua với người kia xem ai
yếu kém hơn ai – vị thế của “kẻ đứng dưới” cứ mãi đi xuống.
Điều quan trọng là: vị thế đứng dưới trong cuộc ganh đua này thường dành cho nữ
giới, theo tập tục văn hóa quyết định. Trong khi nhiều phụ nữ trong chúng ta dư sức
thách thức và lật ngược qui định trên, thì qui định đó vẫn cứ được tồn tại nhân danh
chính “nữ tính” của chúng ta, và vẫn hoàn toàn đề cao thế mạnh của nam giới. Phái nữ
phải được tích cực dạy dỗ để nuôi dưỡng và biểu lộ những phẩm chất mà thâm tâm
nam giới e ngại, không muốn vì sợ bị coi là yếu kém.
Dĩ nhiên, những giáo điều văn hóa muốn làm nản lòng nữ giới trong việc ganh đua
với nam giới hoặc khuyên răn nữ giới không nên giận dữ với nam giới đều nghịch lý,
chẳng hạn cho rằng chúng ta đã tự làm “nữ tính” của mình bị tổn thương, đã biến
mình thành “kẻ phá hoại” dưới mắt nam giới, chỉ vì chúng ta đơn thuần muốn là
chúng ta.
Chắc chắn là những mệnh lệnh cũ kỹ đòi chúng ta hãy “giả câm”, “hãy để nam giới
thắng”, “hãy coi chàng như chủ nhân ông”…đều không còn hợp thời nữa. Vậy mà
những thông điệp đó vẫn còn là quy tắc chỉ đạo trong vô thức của biết bao phụ nữ.
“Phái yếu” phải bao che cho “phái khỏe”, phải giúp phái khỏe đừng nhận ra sức
mạnh của phải yếu để phái khỏe khỏi cảm thấy yếu đi vì sức mạnh của phái yếu.
Chúng ta học cách hành động yếu kém, học cách từ bỏ sức mạnh của mình để giúp
nam giới cảm thấy mạnh hơn.
Có nhiều hình thức hành xử “bất cập”. Có thể tế nhị như trường hợp người vợ từ bỏ
một dịp may có công ăn việc làm. Có thể nàng né tránh một thách thức đổi mới khi
thấy chồng kín đáo tỏ ý muốn hoàn cảnh được giữ nguyên như cũ, hay khi thấy sự đổi
thay đó có thể làm chàng e ngại. Có thể nàng bao che chàng bằng cách tự giam mình
trong những công việc mà chàng không ưng làm, đồng thời tránh nhận thức, tránh
phát triển tài năng vào những lãnh vực “của chàng’. Trong tiến trình này, nàng có thể
gặp những vấn đề khó khăn về xúc cảm và thể chất. Dưới những lời thở than của nàng
là một niềm tin vô thức – đinh ninh rằng mình có ở một vị trí tương đối yếu kém như
vậy thì mối liên hệ quan trọng bậc nhất kia mới tồn tại được. Nếu người nữ cứ tiếp tục

tin tưởng rằng mình không thể tồn tại khi đánh mất mối liên hệ, thì nàng sẽ cư xử như
bà Barbara: giải tỏa cơn giận, nhưng chỉ để tình trạng cũ – nguồn gốc của cơn giận –
càng được cũng cố thêm.

TRÁCH CỨ VÔ HIỆU – ĐÒI HỎI HỮU HIỆU

Vì sao mà đấu tranh và trách móc thực sự ngăn cản sự đổi thay hơn là làm dễ dàng
cho nó? Chúng tay hãy phân tích trường hợp bà Barbara một cách kỹ lưỡng hơn.
Thoạt bà Barbara tham dự một cuộc đấu tranh không lối thoát về việc tới phòng trị
liệu. Bà sử dụng năng lực giận dữ của mình vào việc mong chồng thay đổi cách đánh
giá của ông về phòng trị liệu, sao cho giống như cách bà đánh giá. Có hai vấn đề trong
việc bà muốn chồng thay đổi ý kiến: thứ nhất, chồng bà – cũng như bà vậy – có quyền
và có trí phán đoán riêng của ông; thứ hai, bà có thể đoán trước là khó mà đạt được
thành công: kinh nghiệm cũ đã cho bà hay là chồng bà đặc biệt không thích phòng trị
liệu đó.
Vì nhập cuộc chiến đấu với ý nghĩ rằng mình chỉ có thể thất bại, nên bà đã không sử
dụng được sức mạnh mà nhất định bà có, sức mạnh chịu trách nhiệm về bản ngã của
mình. Bà Barbara đã có thể khởi sự bước khỏi vị trí tự từ bỏ bản ngã nếu như bà quyết
tâm làm sáng tỏ ưu thế của mình và hành động theo ý mình. Lẽ ra bà nên từ bỏ hẳn
cuộc đấu tranh và nói thẳng với chồng rằng: “Dù tốt hay xấu, hiệu quả hay không,
phòng trị liệu đó vẫn cần thiết cho em. Nếu có thể hủy vụ đăng ký chỉ vì anh muốn
vậy thì em đã thôi ngay cơn giận dữ này rồi. Em vẫn thấy là em cần đi tới đó!”.
Cái gì đã ngăn cấm bà Barbara không được thoát ra khỏi cuộc đấu tranh và than van
vô hiệu quả để làm sáng tỏ và xác định nhu cầu của mình? Có lẽ bà e ngại phải trả giá
quá cao cho biện pháp này. Phần lớn trong chúng ta đã đấu tranh vô hiệu quả – cũng
giống như một số khác vốn không chịu đấu tranh – đều chung một niềm tin trong vô
thức rằng: người kia hẳn phải qua một thời kỳ gay go, khó khăn lắm nếu như chúng ta
tỏ vẻ sáng suốt và dũng mãnh. Nỗi lo âu và mặc cảm phạm lỗi này cản trở không
cho chúng ta dễ dàng có thái độ quyết tâm đổi thay tình trạng cũ, chưa hết, sau
đó chúng vẫn còn làm ta vướng bận khi người kia phản ứng mãnh liệt đối với

thái độ mới lạ của ta.

Tạo nên đổi thay – chấp nhận thay đổi

Cái gì xảy ra nếu bà Barbara làm một điều gì khác để lập trường mới được sáng tỏ
dưới mắt ông chồng? Cái gì xảy ra nếu bà tiếp cận ông vào lúc ông sẵn sàng chấp
nhận nghe bà để khẳng định lập trường của mình một cách không giận dữ, không
khóc lóc? Tỉ như bà nói: “Em biết anh cho là phòng trị liệu đó không đáng đồng tiền,
và em chấp nhận đó là ý kiến của riêng anh. Tuy nhiên, em là một người đàn bà
trưởng thành và em cần thực hiện quyết định của chính mình. Em không đòi hỏi anh
phải đánh giá cao phòng trị liệu đó hay tán thành việc em đi tới đó, nhưng quả thực là
em cần phải thực hiện điều đó cho chính em”.
Chúng ta hãy tưởng tượng bà Barbara có thể cương quyết trong vấn đề này (“Em
muốn thực hiện quyết định của chính em”), không né tránh nói chệch sang những
điểm khác như giá trị của phòng trị liệu hay uy tín của nhà trị liệu. Hãy giả dụ bà
không đấu tranh, không trách móc, không kết tội hay tìm cách thay đổi suy nghĩ của
chồng, mà chỉ giữ nguyên lời phát biểu điều bà muốn làm: “Dù đúng hay sai, tốt hay
xấu, em vẫn phải thực hiện điều này cho chính em”.
Điều gì sẽ xảy ra? Điều gì sẽ tới với cặp vợ chồng này nếu bà Barbara thách thức hoàn
cảnh đó bằng cách khẳng định sẽ đi tới phòng trị liệu ? Ông chồng bà sau đó sẽ đối
phó ra sao? Liệu ông có tuyên bố thẳng: “Em mà đi, anh sẽ bỏ em!” ? Liệu ông có
chẳng nói chẳng rằng, rồi sau đó lại dằn mạnh cái ghế, gây sự, hay lạm dụng theo một
đường hướng nào đó? Liệu ông có phản ứng hòa nhã hơn, rồi trở nên gắt gỏng hay âu
sầu trong nhiều ngày?
Dĩ nhiên, chúng ta không có được một ý nhỏ nào. Chúng ta biết quá ít về cặp vợ
chồng này. Có một điều chắc chắn: khi người này thực hiện một biện pháp để đạt lại
thế quân bình trong trò chơi cò cưa, người kia thế nào cũng có biện pháp đối phó. Nếu
bà Barbara cư xử theo kiểu mới đó, chồng bà chắc sẽ có phản ứng nghịch chiều hầu
làm giảm âu lo của ông và phục hồi lại thế đấu tranh quen thuộc cũ. Nếu phản ứng
này không xảy ra, có thể là vì ông không còn yêu vợ nữa, hoặc vì trước đây ông có

ngán phòng trị liệu này thật nhưng giờ đây ông còn ngán hơn về mức độ mới trong
thái độ khẳng định, riêng rẽ và trưởng thành mà bà Barbara đã chứng tỏ.
Lập trường mới của bà Barbara có dính líu tới những vấn đề xa hơn vấn đề tới phòng
trị liệu. Nó hàm ý rằng có những việc mà bà biết là thuộc trách nhiệm của riêng bà,
không phải của ông, và bà chịu trách nhiệm về chúng. Nó còn hàm ý rằng với sự kiện
bà bình tĩnh và cương quyết như vậy, bà không còn là người đàn bà cũ mà ông đã kết
hôn, người đàn bà đã đã mang đến cho ông cảm giác thoải mái, an toàn. Riêng phía bà
cũng vậy, bà cảm thấy rất lo âu và ngờ vực khi cư xử theo lập trường khác hẳn này.
Ngoài việc tự khẳng định mình hơn và giữ thế đứng tách biệt hơn trong một mối liên
hệ quan trọng, kể cả việc giữ vững lập trường mới này bất chấp những biện pháp đối
phó với người kia, thì có một số điều khác còn gây ra âu lo nhiều hơn thế nữa.
Giả dụ bà Barbara vẫn sử dụng được năng lực giận dữ để tự soi sáng những chọn lựa
của mình và tìm cách hành động mới cho tình cảnh cũ của mình, nhưng bà vẫn từ chối
tỏ ra với chồng một thái độ bất thường nào đó, thì điều này vẫn có thể giúp bà bớt đi
được những hậu quả của việc tự từ bỏ bản ngã và cư xử bất cập bấy lâu (như nhức
đầu, cảm thấy kém tự trọng, cay đắng, bất mãn kinh niên…ấy là chỉ mới kể một số ít).
Tuy nhiên vẫn có cái giá mà bà phải trả: đó là cảm thấy liên hệ hôn nhân của mình tựa
như chao động hơn bao giờ hết – ít là trong một thời gian – và những vấn đề, những
mâu thuẫn tiềm ẩn sẽ bắt đầu nổi lên bề mặt ý thức của bà. Bà có thể phải bắt đầu tự
hỏi: “Ai chịu trách nhiệm định đoạt đời tôi?”, “Tôi sẽ vững chải hơn và đòi phần thẩm
quyền của tôi trong mối liên hệ này như thế nào đây?”, “Điều gì sẽ xảy ra cho mối
liên hệ này nếu tôi ngày một trở nên mạnh hơn, khẳng định hơn?”, “Nếu phải lựa
chọn: hoặc giữ cho cuộc sống chung êm thắm bằng cách hy sinh mình, hoặc mối hôn
nhân có nguy cơ bị gãy đổ, thì tôi sẽ chọn bên nào?”.
Có thể bà Barbara chưa thực sự sẵn sàng đối đầu với những vấn đề đáng ngại đó vào
lúc này. Có thể bà ít được yểm trợ trong cuộc mạo hiểm đó. Có thể bà nghĩ rằng thà
có được bất kỳ mối liên hệ nào còn hơn là không có gì cả…Tất cả những gì chúng ta
biết, là chính bà cũng e ngại việc tới phòng trị liệu và – một cách vô thức – để cho
chống bà biểu lộ những cảm giác tiêu cực về việc đó cho cả hai.
Điều quan trọng là: phải công nhận có hiểm nguy thực sự ơ đây. Nếu bà Barbara đã có

thái độ dứt khoát về việc đến phòng trị liệu, bà sẽ không sao tránh được cảm tưởng
rằng nơi mình cũng đang hình thành một lập trường thường trực cho những vấn đề
khác nữa, rằng mình đang trong quá trình thay đổi cung cách cũ, trong khi mình và
chồng vốn đã từng hòa hợp khăng khít với nhau – như hai phần của một câu đố – đến
thế nào! Liệu ông có thể xa lìa bà vì điều này? Hay liệu chính bà – trong tiến trình
thay đổi bản thân – nghĩ rằng cần phải xa ông?…Ít nhất thì giờ đây bà Barbara vẫn
còn chọn thái độ bao che cho chồng và tiếp tục sống theo nếp cũ của bà. Đó không
phải đơn giản chỉ là một thái độ “phục tùng thụ động”, mà có thể là một “chọn lựa tích
cực” để bảo vệ nhịp điệu thân thuộc và yên ổn cho mối liên hệ quan trọng bậc nhất –
liên hệ hôn nhân – của bà.

HÒA BÌNH BẰNG MỌI GIÁ:

Theo một cách nhìn nào đó, bà Barbara không hẳn “mất nhiều tự do” như bề ngoài có
vẻ. Bà vẫn có thể biểu lộ suy nghĩ, ý kiến khác biệt với chồng. Bà vẫn nhận ra rằng
điều bà muốn cho mình khác với điều chồng muốn cho mình. Bà cũng tự biết những
ưu thế của mình trong việc quyết định hay không tới phòng trị liệu…Ít nhất thì trong
trường hợp này, bà chọn nhượng bộ chồng hơn là để con thuyền hôn phối va phải
ghềnh đá.
Nhiều người trong chúng ta đã làm những cuộc chọn lựa như vậy mà không thực sự ý
thức được cái gì đã khiến chúng ta làm như thế, vì sao chúng ta làm thế. Chúng ta
không để cho bản thân ý thức được mình muốn gì. Chúng ta tránh không để mình có
suy nghĩ hay ý kiến gì mới vì sợ có thể đưa đến sự bất đồng và mâu thuẫn công khai
trong những mối liên hệ thân thiết. Chúng ta có thể tự coi mình như đứng bên ngoài,
như không có liên lụy gì trong những cuộc dàn xếp bất công mà mình là nạn nhân.
Chúng ta cũng có thể tự xóa bỏ những nhận định mới mẻ của mình về các sự việc, cốt
giữ sao cho mọi sự được em ả hài hòa, mà đồng thời lại chẳng có chút ý niệm nào về
sự hy sinh đó.
Làm sao một người đàn bà hiếu hòa như vậy có thể tới phòng trị liệu? Tốt hơn hết là
bà không nên đấu tranh với chồng, bởi thực ra chẳng có gì để đấu tranh. Lẽ ra bà

không nên tính chuyện tới phòng trị liệu. Bà không nên tự cho phép mình nghiêm túc
quan tâm đến điều gì, nếu điều đó khiến ông chồng phải e ngại hay điều đó đe dọa nếp
cũ của mối liên hệ quan trọng này. Nếu quả thực bà có ý định sẽ tới phòng trị liệu, bà
nên ướm xem phản ứng của ông ra sao trước khi đăng ký. Bà có thể ngỏ lời dọ dẫm:
“Anh ạ, em tính đến phòng trị liệu này…”, rồi thăm dò một cách tinh tế những phản
ứng – dù nói ra hay không nói – của ông. Nếu cảm thấy có dấu hiệu ông e ngại và bất
đồng ý, bà sẽ chuyển ý nhanh chóng để bảo vệ ông. Có thể bà tự nhủ: “Chắc kiểu trị
liệu này chẳng hiệu quả mấy đâu”, hay: “Hiện giờ thì nhà mình không sẵn tiền”, hay
“Dù sao mình cũng chưa thực sự muốn đi cho lắm”…
Theo cách này, người đàn bà tránh gây va chạm, mâu thuẫn bằng cách tự cho là
nguyện vọng và sở thích của mình cũng giống như ý ông chồng muốn cho mình. Bà tự
giải thích mình như ông chồng đã giải thích bà. Bà hy sinh không nghĩ tới mình là ai,
chỉ gắng sao cho hợp với những hy vọng của chồng. Nếu nơi bà xuất hiện những khó
khăn về xúc cảm hay sinh lý, có lẽ bà sẽ không nhận ra sự liên quan giữa những trục
trặc đó với những hy sinh mà bà đã thực hiện hầu chở che chồng và giữ cho mối liên
hệ được êm ả.
Trong một lập trường kém cực đoan hơn, người vợ có thể vẫn giữ vững ước muốn tới
phòng trị liệu mặc dù nhận ra điều chẳng may là mình với chồng không cùng một ý.
Bà có thể tự cho phép mình là một người tách biệt và khác hẳn với chồng, tin là
những suy nghĩ và sở thích của riêng mình cũng đáng được tôn trọng không kém gì
của chồng. Tuy nhiên, bà vẫn tìm ra một cách xử lý để có thể nhận thức sự mâu thuẫn
này một cách nhẹ nhàng hơn và có thể “đón nhận được” sự bất đồng của chồng hơn.
Có thể bà tự nhủ: “Thôi, mình quả có thích tới phòng trị liệu đó thật, nhưng nếu vì thế
mà gây chuyện cãi cọ thì đâu có đáng!”… “Việc này chẳng đáng để đấu tranh!”, đó là
cách nghĩ quen thuộc giúp chúng ta hóa giải được áp lực buộc chúng ta phải thay đổi
lập trường. Trường hợp bà Barbara chứng minh điều đó là có thể. Có biết bao mức độ
khác nhau để chúng ta có thể tỏ rõ lập trường của mình và cư xử cho phù hợp với
niềm tin của mình trong một mối liên hệ!
Không phải hễ cứ cư xử hiếu hòa hay “dễ thương” là tất nhiên đồng nghĩa với đầu
hàng hoặc thụ động không đấu tranh. Hoàn toàn ngược lại, chúng ta đã phát triển một

khả năng quan hệ liên ngã quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phần lớn sức hoạt động và
nhạy cảm nội tại. Chúng ta thành thạo trong việc tiên đoán những phản ứng của kẻ
khác, và cũng thành thạo trong việc che chở người khác khỏi bị áy náy. Đây là khả
năng sống hòa hợp phát triển tới cao độ, thường rất hiếm thấy nơi nam giới. Giá như
chúng ta cũng biết hướng tài khéo léo đó vào nội tâm để trở thành lão luyện về chính
bản ngã mình.

TÁCH BIỆT VÀ HÒA HỢP:

Gìn giữ một mối liên hệ lâu dài được tiến triển tốt là một việc khó, vì đòi hỏi phải dò
đúng mạch quân bình giữa cá nhân (“cái tôi”) và tập thể (“cái chúng ta”). Sự co kéo
về cả hai chiều đều rất mạnh. Một mặt chúng ta muốn tách biệt và độc lập – kín đáo,
dè dặt – như quyền hạn vốn có của mỗi cá nhân; một mặt chúng ta lại tìm cách quan
hệ thân cận với người khác, như trong gia đình hay trong một nhóm. Khi hai bên
tương giao để mất thế quân bình này, mối liên hệ sẽ trở nên có vấn đề.
Việc gì sẽ xảy ra nếu không có đủ yếu tố “chúng ta” trong mối liên hệ? Hậu quả có
thể là một trường hợp “ly dị cảm xúc”: hai người sống biệt lập đơn chiếc trong cái vỏ
rỗng của tương giao, không còn chia sẻ với nhau những tình cảm và kinh nghiệm
riêng tư. Khi lực chia rẽ thắng thế, thái độ “tôi-không-cần- bạn” có thể được biểu lộ
bởi một hay cả hai bên – một thái độ đi ngược lại lập trường tự chủ đích thực. Có thể
ít có đấu tranh trong mối liên hệ này, đồng thời cũng ít gần gũi nữa.
Việc gì sẽ xảy ra nếu như không có đủ “cái tôi” trong mối liên hệ? Trong trường hợp
này, chúng ta hy sinh cá tính rõ ràng và riêng rẽ của chúng ta, hy sinh phần trách
nhiệm và quyền kiểm soát cuộc sống của riêng ta. Khi lực hòa hợp thắng thế, phần lớn
năng lực của ta sẽ dồn vào việc phục vụ người kia, đồng thời gắng sửa đổi nếp nghĩ,
nếp cư xử của người kia. Lẽ ra phải tự lãnh trách nhiệm về mình, chúng ta lại có
khuynh hướng nhận trách nhiệm về những cảm xúc của người kia đồng thời lại đòi
người kia chịu trách nhiệm về những cảm xúc của chúng ta. Khi mà trách nhiệm giữa
hai cá nhân đi nghịch chiều như vậy, người này có thể rất nhạy cảm đối với những gì
người kia nói và làm. Có thể có nhiều đấu tranh và trách móc trong mối liên hệ này,

như trường hợp bà Barbara chẳng hạn.
Một sản phẩm khác của nếp sống “tập thể” quá trớn là sự hài hòa giả hiệu của “cái
chúng ta” – trong đó ít có mâu thuẫn công khai, vì người này luôn chấp nhận “sự ưu
việt” của người kia, hoặc vì cả hai cư xử như thể họ chia đều nhau con tim và khối óc.
Dù thỉnh thoảng chúng ta có “vùng dậy” thật đấy, bởi nhu cầu tự khẳng định là một
nhu cầu phổ quát cho mọi người, nhưng khi sống trong một mối liên hệ “hòa hợp
tuyệt vời”, được diễn xuất dưới một hình thức cực đoan như vậy, chúng ta bị đặt vào
một vị trí yếu kém kinh khủng. Nếu hai người đã “ nên một” đến thế, thì sự chia rẽ có
thể được cảm nhận như một cái chết về tâm lý hay thể lý. Chúng ta có thể chẳng còn
gì cả – kể cả bản ngã – khi mối liên hệ quan trọng đó chấm dứt.
Chúng ta đều cần cả “cái tôi” lẫn “cái chúng ta”, cả hai nuôi dưỡng nhau, đem lại ý
nghĩa cho nhau. Không có một công thức vĩnh viễn “đúng” nào về tỉ lệ tách biệt và
hòa hợp để áp dụng cho mọi cặp vợ chồng, cả cho riêng một cặp cũng vậy. Mỗi người
trong từng cặp phải thường xuyên giám sát thế quân bình đó, phải “vận chuyển” – tự
động hay vô thức – sao cho có được nhiều tách biệt hơn (vào trường hợp có nguy cơ
bị đồng nhất), hoặc sao cho có được nhiều hòa hợp hơn (vào trường hợp có nguy cơ bị
rời rã). Thế quân bình của hai lực lượng này thường xuyên di động trong từng cặp. Có
một giải pháp chung mà các cặp thường áp dụng, đó là “phân công”: người nữ giữ
khuynh hướng hòa hợp, và người nam theo khuynh hướng tách biệt. Chúng ta sẽ có
dịp quan sát kỹ hơn nhịp khiêu vũ “nàng đuổi theo – chàng lảng tránh” này ở chương
3.
Nếu chúng ta cảm thấy tức giận hay cay đắng kinh niên trong một mối liên hệ đặc biệt
nào đó, có thể đó là một thông điệp khuyên ta hãy làm sáng tỏ và tăng cường “cái tôi”
thêm nữa. Chúng ta phải kiểm điểm lại bản thân, chú trọng xem chúng ta nghĩ gì, cảm
thấy gì, muốn gì và cần thay đổi gì trong cuộc sống. Khi “cái tôi” càng được tạc nổi rõ
ràng riêng biệt, thì “cái chúng ta” mới càng thêm niềm vui thân mật và độc đáo. Sự
thân mật này không hề đòi hỏi hai bên trong mối liên hệ phải “như nhau” hay “đồng
nhất thành một bản ngã”. Cũng vậy, sự độc lập không đòi hỏi bên này phải “lảng
tránh” bên kia hay mỗi bên phải tự cô lập.
Vì sao việc làm vững mạnh “cái tôi” lại khó khăn đến như vậy? Có nhiều nhân tố,

nhưng nếu chúng ta chú trọng đến yếu tố “tại đây và lúc này” trong khi liên hệ với
người khác, thì việc mình muốn tăng thêm mức độ tự biện minh, tự khẳng định quả
thực đáng e ngại. Hoàn cảnh của bà Barbara chứng tỏ điều đó: bà không thể từ bỏ
đường lối cũ để gắng thực hiện đường lối mới mà không phải kinh qua nỗi lo mối liên
hệ hôn nhân bị chia rẽ hay gặp sóng gió. Trong tình huống đó và vào lúc đó, bà
Barbara quả thực lâm vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Hoàn cảnh nay có thể xảy
ra rất thực trong mọi mối liên hệ. Chúng ta hãy thử nhìn “gần hơn nữa” vào nội tâm
nhân vật của chúng ta:

Sự minh bạch và nỗi lo mất mát:

Nếu bà Barbara bắt đầu bằng “cái tôi” minh bạch hơn, bà sẽ không giải thích vấn đề
của bà như “Chồng tôi không muốn để tôi đi đến phòng trị liệu”. Thay vì nói vậy, bà
có thể tự nhủ đại để như sau: “Vấn đề của tôi là thế này: nếu hủy bỏ việc đó, tôi sẽ
cảm thấy cay đắng và thù hận; nếu cứ đi tới đó, chồng tôi sẽ cảm thấy cay đắng và thù
hận. Tôi phải chọn lựa bề nào đây?”. Sau một hồi suy nghĩ, bà có thể quyết định rằng
việc tới phòng trị liệu không quan trọng tới mức đó, hoặc không phải lúc để bà gây
sóng gió trong cuộc hôn nhân. Hoặc cũng có thể bà kết luận rằng vấn đề này không
thể điều đình được, mà bà thì không muốn thỏa hiệp. Trong trường hợp sau, bà phải
nghĩ cách trình bày quyết định của mình với chồng sao cho giảm thiểu cuộc đấu tranh
quyền lực. Hoặc bà chỉ đơn giản báo cho ông biết là bà sẽ đi, rồi sau đó khi mọi sự đã
êm dịu, bà có thể khởi xướng một cuộc trao đổi giữa hai vợ chồng và quyền quyết
định trong các lãnh vực khác nhau của cuộc sống chung. Bà có thể giải thích rằng
trong khi vẫn quan tâm tới ý kiến của ông, bà vẫn phải có trách nhiệm quyết định cho
chính mình.
Cái gì đã khiến bà Barbara không đi đến cùng thái độ minh bạch này? Vì sao bất kỳ ai
trong chúng ta cũng dễ thành kẻ đấu tranh và than vãn kinh niên, thay vì nhận diện
những vấn đề và những chọn lựa để soi sáng lập trường của mình? Không, nữ giới
không thể đạt được hài lòng trong khổ dục thầm kín bằng cách sống theo “lập trường
đi xuống”, chịu là nạn nhân hoài hoài! Hoàn toàn nghịch lại, người đàn bà bị dồn

xuống đáy trong trò chơi cò cưa của hôn phối sẽ càng tích lũy nhiều căm hờn, tỉ lệ
thuận với mức độ chịu đựng và hy sinh.
Thế tiến thoái lưỡng nan là ở chỗ: chúng ta có thể tin tưởng trong vô thức rằng mối
liên hệ quan trọng đó chỉ có thể tồn tại nếu chúng ta tiếp tục cam chịu thiệt thòi như
vậy. Chúng ta có thể coi việc chúng ta hành động tốt hơn – nghĩa là minh bạch, tích
cực, riêng rẽ hơn – là một hành động phá hoại, làm giảm giá trị chồng và khiến chồng
phải trả đũa hay bỏ rơi mình. Chúng ta đôi khi cũng có thể sợ rằng: việc phát triển
“cái tôi” dũng mãnh hơn chính là việc tiến gần tới nguyện vọng thầm kín muốn tự rời
bỏ cuộc hôn nhân bất như ý – điều này cũng đáng ngại, không kém gì nỗi ngại bị bỏ
rơi.
Có thể bà Barbara chưa sẵn sàng đối diện với những nguy cơ của việc đặt chính bà và
chồng vao cuộc thí nghiệm xem liệu có đổi thay không? Có thể bà đã hiểu mối liên hệ
này không cho phép có nhiều đổi thay. Có thể bà bị mắc kẹt giữa thế lưỡng nan: một
đàng bà không sẵn sàng tự nhủ: “Tôi chấp nhận tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân bất
hạnh với người đàn ông không chịu đổi thay này”; đàng khác, bà cũng sẵn sàng chọn
một lập trường dứt khoát: “Nếu không có gì thay đổi, tôi sẽ rời bỏ”. Hoặc có thể bà
chưa sẵn sàng đối diện với âu lo hay với “trạng thái chán nản tức cười” mà chúng ta
thường gặp khi tự quyết định phải minh bạch và tách biệt hơn trong một mối liên hệ
quan trọng. Đấu tranh và trách móc đôi khi là một cách để vừa phản kháng vừa
chở che nguyên trạng, khi chúng ta chưa thật sẵn sàng làm một cuộc chuyển dịch
về hướng này hay hướng nọ.

BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ
VÀ PHẢN ỨNG NGHỊCH CHIỀU:

Tôi không muốn đem lại một cảm giác buồn nản cho rằng chúng ta vẫn phải làm bộ
tiếp tục ở dưới đáy chót cuộc chơi để tránh cho người bạn đồng hành cũng như mối
liên hệ không bị sụp đổ. Trong một vài trường hợp, sự sụp đổ này có thể xảy tới do sự
đổi thay và tăng trưởng của ta. Nhưng, thường thì theo cách tiến hành của ta mà cả đôi
bên đều tăng trưởng và mối liên hệ do đó càng thêm khăng khít. Chúng ta nên học

cách làm bản ngã mạnh lên để giúp mối liên hệ thêm phấn khởi chứ không suy sụp.
Thực hiện một cuộc đổi thay, quả thực chẳng bao giờ là một chuyện dễ dàng.
Chúng ta gặp phải biện pháp đối phó (chống đổi thay) hay phản ứng nghịch chiều (đòi
chuyển trở lại tình trạng cũ) nơi người khác khi chúng ta dứt khoát từ bỏ thái độ im
lặng, mập mờ, đấu tranh vô hiệu quả và bày tỏ rõ ràng những nhu cầu, ước muốn, tin
tưởng, ưu tiên của bản ngã. Murray Bowen, người khởi xướng Thuyết Hệ Thống Gia
Đình, đã nhấn mạnh rằng trong mọi gia đình, những thành viên còn lại sẽ có thái độ
đối lập mãnh mẽ với cá nhân nào khẳng định sự độc lập của bản ngã hơn. Theo
Bowen, thái độ đối lập này dứt khoát tuần tự theo từng bước như sau:
1. “Mày sai lầm rồi!” – với hàng đống lý do yểm trợ cho tuyên bố đó.
2. “Hãy đổi thay ngược lại đi, thì gia đình sẽ tái chấp nhận mày!”.
3. “Nếu mày không chịu chuyển đổi ngược lại, hậu quả sẽ như sau…” – kế tiếp là
những hậu quả được liệt kê.
Thường có những biện pháp đối phó nào? Chúng ta có thể bị kết tội là lạnh lùng,
không trung thành, ích kỷ hay khinh thường kẻ khác (Mày làm má mếch lòng biết
chừng nào khi nói với má như vậy!”). Chúng ta sẽ nhận được đe dọa – bằng lời hay
không lời – rằng người kia sẽ rút lui hay chấm dứt liên hệ: (“Làm sao coi mày như
người trong nhà được nếu mày cứ có thái độ đó?”). Biện pháp đối phó có thể xuất
hiện dưới bất cứ hình thức nào, chẳng hạn một người trong gia đình có thể lên cơn hen
suyễn hay đột quỵ.
Biện pháp đối phó là ý đồ vô thức của người kia muốn tái lập thế quân bình cũ
cho mối liên hệ, khi âu lo về tách biệt và đổi thay đã tới mức quá cao. Khi không
thấy người kia có biện pháp đối phó, thì chỉ vì người đó đương thống trị, đương kiểm
soát hoặc có thái độ sô-vanh. Biện pháp đối phó có thể xuất hiện hoặc có thể không
nơi người kia, nhưng luôn luôn người đó ở sẵn trong tư thế đối phó khi sự quân bình
cũ của mối liên hệ bị đe dọa. Biện pháp đối phó là một cách bày tỏ âu lo cũng là một
cách bày tỏ sự thân mật, gắn bó.
Công việc của chúng ta là giữ lập trường minh bạch khi đối diện với biện pháp
đối phó: không ngăn cấm nó (vì nó xuất hiện tự động, từ vô thức), không nói với
người kia rằng đừng nên phản ứng theo lối đó. Phần lớn chúng ta cứ ưng làm điều

bất khả. Chúng ta không những muốn kiểm soát những quyết định và lựa chọn của
chúng ta, mà còn muốn kiểm soát cả phản ứng của kẻ khác – trong khi phản ứng của
họ trước hết là cho chính họ. Chúng ta không chỉ muốn mình làm một cuộc đổi thay,
chúng ta còn muốn kẻ khác phải thích cuộc đổi thay mình làm. Chúng ta muốn tiến
lên một một mức độ cao hơn về xác quyết, về minh bạch và sau đó còn muốn được
tưởng thưởng, được khích lệ do chính những kẻ vốn khoái ta ở lại đường cũ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×