Tiết 48.
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Họ và tên
Lớp 9
Điểm Lời phê của giáo viên
Đề bài
Phần I. TNKQ (3 điểm )
Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu1: " Chuyện người con gái Nam Xương " được viết vào thế kỷ:
A. Thế kỷ XIV B. Thế kỷ XV
C. Thế kỷ XVI D. Thế kỷ XVII
Câu 2: Nhân vật chính trong Chuyện người con gái Nam Xương là ai?
A. Vũ Thị Khiết B. Linh Phi
C. Trương Sinh C. Bé Đảm
Câu 3: Tên tác phẩm " Hoàng Lê nhất thống chí" có nghĩa là:
A. Vua Lê thống nhất đất nước B. ý chí thống nhất củavua Lê
C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất C. ý chí trước sau như một của
nhà Lê
Câu 4: ý nào nói không đúng nội dung của " Hồi thứ mười bốn" trong "
Hoàng Lê nhất thống chí"
A. Ca ngợi hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ .
B. Nói lên sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh.
C. Nói lên sự bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
D. Phản ánh cuộc sống xa hoa của vua chúa.
Câu 5. ý nào nói không đúng về nghệ thuật Truyện Kiều.
A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
B. Trình bầy diễn biến nghệ thuật theo chương hồi.
C. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
D. Nghệ thuật khắc hoạ và miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc.
Câu 6. Trong đoạn trích " Chị em Thuý Kiều " tác giả miêu tả vẻ đẹp Thuý
Vân trước Thuý Kiều sau vì:
A.Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều B. Tác giả dành nhiều tình cảm cho
Thuý Vân.
C. Tác giả muốn đề cao Thuý Vân D. Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp
Thuý Kiều.
Câu 7. Truyện Lục Vân Tiên có kết thúc như thế nào?
A. Có hậu B. Khônh có hậu.
C. Dang dở. D. Đầu cuối tương ứng.
Câu 8. Có người cho rằng: " Truyện lục Vân Tiên" là một truyện kể mang
đậm tính chất dân gian. Đúng hay sai?
A. Đúng B. sai
Câu9. Hãy nối tên tác giả với tên tác phẩm sao cho phù hợp.
Tác giả Nối Tác phẩm
1. Nguyễn Đình Chiểu
2. Nguyễn Du.
3. Phạm Đình Hổ.
4. Nguyễn Dữ.
1 +
2 +
3 +
4 +
A. Truyện Kiều.
B. Truyện Lục Vân Tiên.
C. Truyền kỳ mạn lục.
D. Vũ trung tuỳ bút.
E. Hoàng Lê nhất thống chí.
II. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm )
Phân tích vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích " Chị em
Thuý Kiều " (Truyện Kiều - Nguyễn Du ).
C. Đáp án - Biểu điểm
II. Trắc nghiệm tự luân. (7Điểm )
Mỗi ý đúng o,25 điểm .
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án C A C D B D A A
Nối 1+B;
2+A;
3+ D;
4+C
A. Mở bài:
- Nêu vị trí đoạn trích
- Khái khoát nội dung nghệ thuật
+ Đoạn thơ là bức chân dung đẹp đẽ của hai chị em Thuý
Kiều.
+ Nghệ thuật tả người tuyệt vời của Nguyễn Du.
B. Thân bài:
- Vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Kiều.
+ Bút pháp ước lệ
+ Vẻ đẹp hoàn mỹ.
- Vẻ đẹp của Thuý Vân.
+ Vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu.
+ Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, biến hoa, ẩn dụ, nhân hoá.
- Vẻ đẹp Thuý Kiều.
+ Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà nghiêng nước nghiêng thành.
+ Tác giả tả đặc đôi mắt.
+ Tài năng của Thuý Kiều.
+ Nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ, so sánh kết hợp nhân hoá.
C. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung , nghệ thuật của đoạn trích.
Tiết 74
Kiểm tra tiếng việt
Họ tên
Lớp 9
Điểm Lời phê của giáo viên
I. Trắc nghiệm khách quan (3điểm)
* Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng .
Câu 1. Trong giao tiếp mà nói những điều không đúng sự thật thì đã vi
phạm phương châm hội thoại :
A. Phương châm về chất B. phương châm về lượng
C. phương châm cách thức D. Phương châm lịch sự
Câu 2: Thành ngữ " Ông nói gà bà nói vịt" liên quan đến phương châm
hội thoại:
A. Phương châm về lượng B. phương châm về chất
C. phương châm về quan hệ D. Phương châm cách thức
Câu 3: Có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ:
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 4. Từ ngữ nào dưới đây không phải là thuật ngữ của môn Tiếng Việt:
A. Ẩ n dụ B. chủ ngữ
C. Ẩn hiện D. Cảm thán
Câu 5 :Tác giả đã sử dụng phép tu từ gì trong câu
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận )
A. So sánh B. So sánh và ẩn dụ
C. Hoán dụ D. Phóng đại và tượng trưng
Câu 6: Trong Tiếng Việt ta mượn từ của ngôn ngữ nào nhiều nhất:
A. Tiếng Hán B. Tiếng Pháp
C. Tiếng La tinh Tiếng Anh
Câu 8: Trong các từ sau từ nào không phải từ láy:
A. Hớn hở B. xôn xao
C. Vui vẻ D. Tươi tốt
Câu 9: Nối từ cột A với nghĩa cột B sao cho phù hợp
A Nối B
1. Tuyệt chủng
2. Tuyệt giao
3. Tuyệt tự
4. Tuyệt thực
1
2
3
4
a. Cắt đứt mọi quan hệ
b. không có con trai nối dõi
c. bị mất hẳn giống nòi
d. Giữ bí mật tuyết đối
e. Nhịn ăn hoàn toàn
II. Phần trắc nghiệm tự luận (7điểm
Câu 1: Giải thích từ " Trắng tay" và "tay trắng "
Câu 2: Tìm mô hình cấu tạo từ ngữ mới theo mẫu:
- Năm từ theo mẫu: Học tập : X +
Tập
- Năm từ theo mẫu: Văn học : Văn + X
Câu 3: Vân dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ để phân tích nét độc
đáo trong câu thơ sau:
" Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
( Nguyễn khoa Điền )
B. Đáp án . biểu điểm
Phần I. TNKQ ( 3 điểm )
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án A C B C B A B D
1- c ; 2 - a
3 - b ; 4 - e
Phần II. TNTL (7điểm )
Câu 1: Giải thích từ (2điểm )
+ Trắng tay : Mất hết tiền của
+ Tay trắng : Không có vốn liếng
Câu 2. Tìm mô hình cấu tạo từ ngữ mới theo mẫu ( 2 điểm )
+ Học tập: Thực tập, kiến tập,luyện tập, sưu tập, tuyển tập
+ Văn học: Toán học, khảo cổ học, trường học, khoa học, động vật
học .
Câu 3 ( 3 điểm )
+ Mặt trời (1): Là hình ảnh thực, thiên nhiên, vũ trụ.
+ Mặt trời (2) : Là hình ảnh ẩn dụ. Con là mặt trời của mẹ, là hy vọng
ước mơ, nguồn sống, gần gũi, thiêng liêng.con sưởi ấm niềm tin yêu
và ý trí của mẹ.
Tiết 75
KIỂM TRA VĂN HỌC
Họ tên
Lớp 9
Điểm Lời phê của giáo viên
I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
* Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
Câu 1: Bài thơ Đồng chí sáng tác vào năm:
A. 1948 B. 1984
C. 1947 D. 1974
Câu 2: Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ nào:
A. Thất ngôn bát cú đường luật B. Tự do
C. Lục bát D. Tám tiếng
Câu 3: Chủ đề bài thơ Đồng chí là :
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ
trong cuộc kháng chiến trống Pháp
B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bồ đội cách mạng.
C. Sự nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính.
D. Vẻ đẹp hình ảnh :" Đầu súng trăng treo"
Câu 4. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm nào:
A. Giữa trưa B. Lúc nửa đêm
C. Khi gần sáng D. Lúc mật trời lặn
Câu 5. Những người đánh cá làm gì khi thuyền ra khơi?
A. Cầu cho trời yên biển lặng B. Hát ngững bài ca lao
động
C. Hạ cột buồm xuống D. Ăn cơm thật no
Câu 6. Nhân vật nào không được nhắc tới trong lặng lẽ Sa Pa ?
A. Bác lái xe B. Ông hoạ sỹ
C. Cô gái D. Ông Hai
Câu 7. Vì sao ông Hai lại có cảm giác cổ " nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê râm
râm"?
A. Ông vui vì nghe tin về làng mình
B. Ông cảm động vì thấy làng mình vẫn vững vàng chống giặc
C. ông bất ngờ nghe tin giữ cả làng theo việt gian
D. ông bị nghẹn khi uống nước chè.
Câu 8. Vì sao khi chớm nghĩ " hay là quay về làng", ông Hai lại tự phản đối
mình ngay lập tức ?
A. Vì ông sợ đường xá xa xôi B. Vì ông tiếc công vỡ vạt đất
ven bờ suối
C. Vì như thế là bỏ kháng chiến bỏ cụ Hồ D. Vì ông sợ dân tản cư không
cho ông đi.
Câu 9. Hoàn thành những câu thơ còn thiếu trong khổ thơ sau trong bài "
Ánh Trăng" của Nguyễn Duy:
Trăng cứ tròn vành vạnh
(1)
Ánh trăng cứ im phăng phắc
(2)
Câu 10.Hoàn thành khổ thơ sau trong bài thơ " bếp lửa" của Bằng Việt :
Rồi sớm rồi lại bếp lửa bà nhen
(1)
(2)
II. Trắc nghiệm tự luận (7điểm )
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn " lặng lẽ
Sa Pa" của Nguyễn thành
Long
B. Đáp án, biểu điểm
I. Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm)
Mỗi ý đúng ( 0,25 điểm )
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B A D B D C C
Câu 9. (1) Kể chi người vô tình
(2) Đủ cho ta giật mình
Câu 10.(1) Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
(2) Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
II. Trắc nghiệm khách quan (7điểm )
A. Giới thiệu tác phẩm và nhân vật (1điểm )
B. Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên (5điểm )
+ Say mê có tình thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng
mà cần thiết cho xã hội, cho nhân dân, đất nước.
+ Sôi nổi yêu đời, vô tư, cởi mở và chân thành với mọi người; sống
ngăn nắp, khoa học
+ Khao khát đọc sách, học tập.
+ Khiêm tốn, lịch sự và tế nhị quan tâm đến người khác.
C. Kết luận, bài học và liên hệ bản thân.
================================
Tiết 129
KIỂM TRA VĂN (phần thơ)
Họ tên
Lớp 9
Điểm Lời phê của cô giáo.
I. Trắc nghiệm khách quan (3điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái phương án trả lời đúng
Câu1: Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu của bài:"Mùa
xuân nho nhỏ"
A. Dòng sông xanh B. Bông hoa tím
C. Gió xuân D. Chim chiền chiện
Câu2: " Người cầm súng", "Người ra đồng" trong bài thơ"Mùa xuân nho
nhỏ" đại diện cho:
A. Người miền Nam và miền Bắc B. Người chiến đấu và sản xuất
C. Người miền xuôi và miền ngược D. Bộ đội và công nhân
Câu3: Bài thơ "Viếng lăng Bác " sáng tác vào năm:
A. 1975 B.1976 C. 1977 D. 1978
Câu4: Bài thơ" Viếng lăng Bác", "Mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ,
so sánh ngầm Bác với mặt trời mãi mãi chói lọi và rực rỡ. Điều đó đúng hay
sai?
A.Đúng B. Sai
Câu5: Bài thơ nào thể hiện quan sát tinh tế về thiên nhiên lúc giao mùa:
A. Mùa xuân nho nhỏ B. Viếng lăng Bác
C. Sang thu D. Nói với con
Câu 6: Cảm nhận của em về hình ảnh: Gió se, sương chùng chình qua ngõ
trong bài thơ "Sang thu:
A. Gió mát và nhẹ B. Gió nhè nhẹ hơi có vẻ hiu
hắt
C. Gó mạnh luồn qua các ngả đường D. Gó thổi nhẹ nhàng và bắt
đầu se lạnh
Câu7: Câu thơ" Chim bắt đầu vội vã" gợi cho em liên tưởng thực tế nào?
A. Mùa thu trời mau tối, chim vội bay về tổ.
B. Mùa thu thức ăn hiếm chim vất vả kiếm ăn.
C. Mùa thu tiết trời bắt đầu lạnh, chim bắt đầu đi tránh rét.
D. Mùa thu thời tiết đẹp chim bay đị lại nhiều hơn, vội vã hơn.
Câu8: Nội dung chính của bài thơ "Mây và sóng" là gì?
A. Tình cảm của người mẹ đối với con
B. Tình cảm của người cha đối với con
C. Tình cảm của người con đối với cha mẹ.
D. Tình cảm của con đối với mẹ và thiên nhiên.
Câu9: Nối tên tác giả côt A với tên tác phẩm ở cột B sao cho đúng
A. Tác giả Nối B. Tác phẩm
1. Viễn phương
2. Chế Lan Viên
3. Thanh Hải
4. Hữu Thỉnh
1+
2+
3+
4+
a. Con cò
b. Viếng lăng Bác
c. Sang thu
d. Mùa xuân nho nhỏ
e. Mây và sóng
Phần II. Trắc nghiệm tự luận(7điểm)
Phân tích đoạn thơ sau :
" Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đây đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này ."
( Trích " Viếng lăng Bâc "- Viến
Phương)
III. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I:Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp
án C B B A C D C D
1+ b ; 2 + a
3+ d ; 4+ c
Phần II. Trắc nghiệm tự luận: (7điểm)
Mở bài: (1,5điểm)
- Giới thiệu đoạn trích, khái quát nội dung đoạn trích
Thân bài: (4điểm)
Phân tích được;
+ Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ khi vào trong lăng
+ tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được mãi bên lăng
Kết bài:(1,5 điểm)
- khái quát giá trị của đoạn trích
Tiết 156
KIỂM TRA VĂN
(phần truyện )
Họ tên
Lớp 9
BÀI KIỂM TRA
Môn: Văn (Phần truyện)
Điểm Lời phê
I. Trắc nghiệm khách quan (3điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái phương án trả lời đúng
Câu1 : Văn bản "Bến quê" sáng tác vào năm:
A. 1975 B. 1978
C. 1985 D. 1988
Câu2: Cảnh bãi bồi bên sông trong văn bản"Bến quê" được nhìn qua điểm
nhìn của :
A. Nhĩ B. Con trai Nhĩ
C. Vợ Nhĩ D. Bác hàng xóm
Câu3: Hình ảnh bãi bồi bên sông có ý nghĩa biểu trưng gì?
A. Thế giới mới lạ quá xa xôi B. Vẻ đẹp gần gũi mà chưa biết
C. Vẻ đẹp gần gũi mà quen thuộc D. Vẻ đẹp không bao giờ đặt
tới
Câu4:Thành công đặc sắc của nghệ thuật "Bến quê":
A. Truyện có tình huống nội tâm nhân vật phức tạp.
B.Tình huống truyện giản dị mà bất ngờ và nghịch lí.
C. Lời văn trau chuốt, sự việc phong phú, nội tâm nhân vật phức tạp.
D. Miêu tả ngoại hình kĩ lưỡng, ngôn ngữ giàu biểu cảm.
Câu5: Truyện "Những ngôi sao xa xôi" viết vào thời kỳ:
A. Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
B. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi
C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
D. Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi
Câu 6: Ba cô gái ở nơi nào trong vùng trọng điểm?
A. Trong một cái hang dưới chân cao điểm
B. Trong một cái lán cạnh suối
C. Trong một cái chòi trên cao điểm
D. Trong một nhà dân gần cao điểm
Câu7: Trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi" theo lời kể của nhân vật
người kể chuyện, ai là kẻ không thích đùa ?
A. Phi công Mỹ B. Đại đội trưởng
C. Thần chết D. Cánh lái xe
Câu8: Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" được kể bằng ngôi thứ nhất:
A. Đúng B. Sai
Câu 9: Nối tên tác giả với tác phẩm sao cho phù hợp
Tác giả Nối Tác phẩm
1. Kim Lân
2. Nguyễn Quang Sáng
3. Lê Minh Khuê
4. Nguyễn Thành Long
1+
2+
3+
4+
A. Chiếc lược ngà
B. Làng
C. Lặng lẽ Sa Pa
D. Những ngôi sao xa xôi
E. Bến quê
II. Trắc nghiệm tự luận (7đ)
1. Tóm tắt truyện "Bến quê" ( Đoạn trích học) bằng một đoạn văn khoảng 5-
6 dòng
2. Hình ảnh Rô-bin-xơn trong cảm nhận của em?
III. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I:Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp
án C A B B C A C A
1+ B ; 2 + A
3+ D ; 4+ C
Phần II. Trắc nghiệm tự luận: (7điểm)
Câu1(2đ) Tóm tắt đoạn trích "Bến quê"
+ Yêu cầu : Đoạn văn không vượt quá 5-6 dòng
Thể hiện đầy đủ nội dung chính của đoạn trích
+ Ví dụ:
Buổi sáng đầu thu. Nhĩ bị bệnh nằm bên của sổ để Liên - vợ anh săn
sóc. Anh nghĩ suốt đời mình làm cho vợ khổ. Nhĩ sai thằng Tuấn ( con trai )
thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời
nhưng lại ham vui nên muộn chuyến đò. Bọn trẻ hàng xóm giúp anh. Cụ
giáo Khuyến ghé vào hỏi thăm . Nhĩ cố gắng giơ tay ra ngoài của sổ như ra
lệnh khẩn thiết cho một người nào đó.
Câu 2 (5đ) Hình ảnh Rô-bin-xơn của Đi-Phô trong cảm nhận của em
+ Giới thiệu về tác phẩm, nhân vật (1đ)
+ Cảm nhân riêng về bức chân dung tự hoạ của nhân vật tôi:(3đ)
Tái hiện và phân tích trang phục, trang bị, màu da, bộ ria, làm nổi bật
hoàn cảnh và tính cách của Rô-bin-xơn : Hoàn cảnh gian nan, khắc nghiệt,
nghị lực và tinh thần lạc quan
+ Thể hiện lòng yêu mến kính phục đối với nhân vật (1đ)
( Cảm nhận có thể mang màu sắc riêng nhưng cần làm rõ các ý chính. Bài
văn ngắn bố cục đầy đủ, mạch lạc)
Tiết 159
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Họ tên
Lớp 9
Điểm Lời phê của giáo viên
I. Trắc nghiệm khách quan (3điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái phương án trả lời đúng
Câu1 : Trong các câu sau câu nào có thành phần khởi ngữ :
A.Tối nay, ăn thì ăn rồi nhưng học thì tôi chưa học
B. Tối nay bạn có đi xem văn nghệ không?
C. Hôm ấy, nó đến gặp tôi.
D. Chị cứ đi, đi mãi.
Câu2: Phần in đậm trong câu: "Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy
ạ!" là
thành phần:
A. Phụ chú B. Gọi đáp C. Tình thái D. Cảm thán
Câu3: Từ in đâm trong câu: "Có lẽ trời sắp mưa" là thành phần:
A. Cảm thán B. Phụ chú C. Tình thái D. Gọi đáp
Câu4:Dấu hiệu để nhân biết thành phần biệt lập là : chúng không trực tiếp
tham gia vào sự việc được nói trong câu:
A. Đúng B. Sai
Câu5: Trong đoạn văn sau:
Mẹ nó đâm giận quơ đũa doạ đánh nó phải gọi nhưng lại nói trống:
Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm".
Con bé cứ đứng từ trong nhà gọi vọng ra :
Cơm chín rồi!
Câu: "Cơm chín rồi " có hàm ý gì?
A. Nhờ anh Sáu bắc nồi cơm B. Khoe mình đã hoàn thành
công việc
C. Thông báo việc nấu cơm đã xong D. Nhắc anh Sáu vào ăn
cơm
Câu 6: Trong đoạn trích : " ở Hà Nội, tôi có một căn phòng bé trên gác hai.
Căn nhà của tôi cổ và sâu trong ngõ, có nhiều cây xanh. Những cây ấy cũng
qua nhiều năm rồi. Dây tầm gửi leo đầy".
Sử dụng phép liên kết nào?
A. Dùng từ đồng âm B. Dùng từ trái nghĩa
C. Dùng từ gần nghĩa D. Phép lặp từ ngữ
Câu7: Từ "nói trổng" được hiểu như thế nào?
A. Nói rất to B. Nói rất nhỏ
C. Nói trống không D. Nói vẻ kiêu hãnh
Câu8: Về hình thức, các câu văn và đoạn văn không sử dụng phép liên kết
nào dưới đây :
A. Phép thế B. Phép nhân hoá C. Phép nối D.
Phép lặp
Câu9 : Nối thông tin ở cột A với thông tin cột B sao cho phù hợp
A Nối B
1. Thành phần tình
thái
2. Thành phần cảm
thán
3. Thành phần phụ
1+
2+
3+
4+
A. Bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, giận)
B. Thể hiện cách nhìn nhận của người nói
C. Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
D. Bổ sung một số chi tiết cho nội dung
chính của câu
chú
4. Thành phần gọi
đáp
E. Là thành phần đứng trước chủ ngữ nêu
lên đề tài được nói đến trong câu .
II. Trắc nghiệm tự luận
Câu1: Tìm thành phần biệt lập trong các câu sau và nêu tác dụng của nó :
a. Thật đấy, chuyến này không độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì
cho nó nhục.
b. Này, Bác có biết mấy hôm nay súng nó băn ở đâu mà nghe rát thế
không?
c. Ôi những buổi chiều mưa ướt đẫm lá cọ!
d. Anh Sơn ( vốn dân Nam bộ góc) làm điệu bộ như sắp ca một câu
vọng cổ.
. Câu2: Đặt câu trong đó có sử dụng:
a. Thành phần khởi ngữ
b. Thành phần cảm thán
III. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần I:Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm - mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp
án A B C A D D C B
1+ B ; 2 + A
3+ D ; 4+ C
Phần II. Trắc nghiệm tự luận: (7điểm)
Câu1(4đ) ( mỗi câu 1đ)
Tìm thành phần biệt lập và giải thích công dụng của nó
a. Thật đấy -> Thành phần tình thái
Công dụng: Dùng để tỏ thái độ xác nhận, khẳng định điều nói
trong câu.
b. Này -> Thành phần gọi đáp
Công dụng: Dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp
c. Ôi -> Thành phần cảm thán.
Công dụng: Bộc lộ cảm xúc
d. Vốn dân Nam bộ gốc-> Thành phần phụ chú
Công dung: Giải thích thêm thành phần chủ ngữ
Câu 2 (3đ) Đặt câu : (mỗi câu đúng 1,5 đ)
Câu mẫu:
a. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
b. Trời ơi, chỉ còn có năm phút nữa.
=========================