Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của truyện Vợ nhặt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.11 KB, 6 trang )

Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật
của truyện Vợ nhặt (Kim Lân)

BÀI LÀM 1
Nông thôn và nông dân vốn là đề tài quen thuộc của thể loại truyện ngắn
tưf xưa và nay. Dù ta phân loại dòng văn học tiểu thuyết theo phương diện
nào cũng không thể bỏ qua dòng tiểu thuyết về nông thôn. Với đề tài đó,
nhiều nhà văn đã trở nên nổi tiếng và học cũng đã cho ra đời nhiều tác phẩm
có giá trị. Chẳng hạn trước Cách mạng tháng Tám có tác phẩm Tắt đèn của
Ngô Tất Tố, tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, rồi tác phẩm Con trâu của
Trần Tiêu Những tác phẩm này đã được viết với nội dung đơn giản nhưng
mang tư tưởng khá sâu sắc. Trong số những nhà văn viết về nông thôn đó,
có một người tuy viết sau và viết ít, nhưng khi tác phẩm vừa ra đời thì đã
cho mọi người ưa thích và hoan nghênh. Đó chính là truyện ngắn Vợ nhặt
của nhà văn Kim Lân. Với truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã viết rất chân
thật và hết sức sắc sảo và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Thông thường một tác phẩm chỉ có thể đứng vững khi nhà văn có nội
dung mới, cách nói mới. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân cũng vậy.
Trước hết, mới qua cái tựa đề Vợ Nhặt thôi mà nó cũng đã mang lớp ý
nghĩa, nó gây cho độc giả một sự chú ý hết sức đặc biệt trước khi thưởng
thức tác phẩm. Bởi xưa nay trên thế gian người ta nói là nhặt được cái này,
cái nọ chớ có ai nói là nhặt được vợ bao giờ. Vả lại, lấy vợ vốn là một trong
ba vịêc khó nhất đời của người đàn ông: “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”. Bởi vì
việc dựng vợ, dựng chồng phần nhiều được tổ chức thế này thế nọ, hết sức
long trọng. Ấy vậy mà anh Tràng tự nhiên nhặt đựơc cô vợ thì quả thật là
việc bất ngờ, lý thú. Và với cái nội dung đó thì chỉ có cái nhan đề Vợ nhặt
mói nói đúng và sát với diễn biến câu chuyện mà thôi. Cũng với nhan đề độc
đáo đó mà Kim Lân đã nói lên được thân phận con người lao động nông dân
trong những năm bốn mươi lăm đói kém đến nỗi vợ mà người ta có thể nhặt
được một cách dễ dàng như nhặt một cọng rơm, cọng cỏ vậy.
Một điều quan trọng hơn góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm


đó chính là nghệ thuật dựng truyện. Đọc qua những trang truyện ngắn Vợ
nhặt của Kim Lân một sự tưởng tượng hết sức phong phú cứ gợi và diễn ra
trong tâm trí của chúng ta. Một bức tranh nông dân trong những năm bị cái
đói hoành hành của một phần tư đất nước, cứ như rõ mồn một. Nhân dân lao
động bị đói, tiều tuỵ đáng thương cứ hiện lên trước mắt. Còn nỗi đau đớn
nào hơn khi chứng kiến cái cảnh “ Cái đói đã tràn về” trẻ con vì đói khát mà
“chúng ngồi ủ rũ không buồn nhúc nhích”. Trẻ em vì thế, người lớn phải trôi
dạt nay đây mai đó. Một cọng rau cho đỡ đói cũng không, đâu tới hạt cơm
hạt thóc bởi thế nhữn góc tường, phố chợ người đói nằm “la liệt như ngã
rạ” càng kinh tởm và đớn đâu khi có “cái mùi gây gây của xác người chết”.
Kim Lân đã dân truyện dựng cảnh hiện thực một cách độc đáo như vậy
nhưng về phương diện khác cách xây dựng nhân vật và diễn biến tâm lý
nhân vật lại càng độc đáo hơn. Nhân vật Tràng hiện lên qua trang văn với
đầy đủ những gì chân thật nhất của người nông dân - người nông dân bị đói
khát: “Chiếc áo vắt trên vai , dường như mỏi mệt, vật vã của buổi chiều đè
nặng trên cái lưng to của hắn”. Ôi tiếng “hắn” cái tiếng xưng gọi mà ta đã
quen thuọc ở Chí Phèo của Nam Cao nay lại hiện lên trước mắt : “Hắn ngồi
khóc, khóc rồi chửi, hắn chửi ai? Hắn chửi đời, chửi giời, chửi cả làng Vũ
Đại, chửi cả những thằng cha mẹ nào đẻ ra hắn ” Tiếng hắn vẻn vẹn vậy
thôi, ghê tởm ư? Thù ghét ư? Khinh bạc ư?
Không ! Cả hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao đều gợi lên tiếng hắn với
tất cả niềm đau xót, thương cảm ,trân trọng.
Ai đã một lần đọc Vợ nhặt,làm sao không xúc động và có thể quên đựơc
một nhân vật - bà cụ Tứ - mẹ anh Tràng.
Không biết được chuyện con mình – Tràng - nhặt đựơc vợ mang về tâm
trạng của cụ diễn biến thật phong phú, phức tạp. Trong những ngày tháng bị
cái đói bất hạnh, bà thấu hiểu. Bà rất ý thức về việc dựng vơ, dựng chồng
cho con mình “phải làm thế này, thế nọ”. Nhưng trời ơi “ cái khó bó cái
khôn”. Con người ta có thấu hiểu cái lo lắng đến đâu thì cũng chỉ là con số
không. Bởi vậy, cụ Tứ chỉ biết nghĩ “tủi thân, tủi phận” mà thôi. Bà thương

con mình rồi thương con dâu. Cun nhìn người đaà bà lòng đầy thương xót.
Hỡi ơi ! Có ai thấu hiểu cho cụ không ? Tình thương yêu, sự đồng cảm, chịu
đựng hoàn cảnh không chỉ riêng ai – cái đói cái khát – đã khiến lòng cụ
không nghĩ gì khác, lờn nói đầy xúc động của cụ “Chúng mày lấy nhau lúc
này” thương quá ! Sao nó mặn mà , sâu đậm đến vậy.Hoàn cảnh đói khát
đến chết người vậy mà nổi lên cái nền ấy một khối đầm ấm yêu thương làm
sao, có lẽ truyền thống ngàn đời của dân tộc “Thương người như thể thương
thân”, “Lá lành đùm lá rách” đựơc Kim Lân gửi gắm qua những trang văn
xúc động này.
Việc Tràng đã có vợ vừa là niềm vui, vừa là nỗi lo của bà cụ Tứ. Có cha
mẹ nào không sung sướng, hạnh phúc khi con cái của mình đủ lông đủ cánh
trải qua thời niên thiếu nay trưởng thành đã có vợ có chồng Còn lo là lo vì
hoàn cảnh hiện tại từ trước đến giờ chỉ có hai mẹ con, nạn đói hoành hành
vốn đã khó đủ ăn nay thêm một miệng ăn lại càng khó khăn vất vả thêm.
Tuy vậy, niềm vui vẫn là phần nhiều “khuôn mặt bủng beo của bà rạng rỡ
hẳn lên”, “bà cụ nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai sau này”, bà cố giấu
nỗi lo để cho con dâu được vui vẻ. Tuy vậy bà vẫn “nghẹn” lời. Bà vẫn tin
tưởng ở con, ở tương lai rạng rỡ hơn. Một câu nói đầy tự tin cảu cụ “Tụi
mày ráng bảo nahu mà làm ăn may ra trời cho khá hơn không có ai giàu ba
họ có ai khó ba đời đâu”. Quả là một sự tin tưởng hoàn toàn khách quan, có
căn cứ, khó khăn rồi nhất định sung sướng, hạnh phúc. Nếu nói như Hồ Chí
Minh trong Trời hửng thì cũng chẳng khác nào : Hết mưa là hửng nắng lên
thôi, hết khổ là vui vốn lẽ đời. Vì thực tế là như vậy, hình ảnh lá cờ đỏ tung
bay cùng với đám người cướp kho thóc ở cuối truyện cũng hiện lên trong
tâm trí Tràng đã mở ra một số phận nhân vật một khung trời mới đi làm cách
mạng với những thắng lợi vang dậy non sông như Cách mạng tháng Tám,
Điện Biên Phủ sau này.
Với cách dựng truyện độc đáo, xây dựng nhân vật với sự chuyển biến
tâm lí, tinh tế Kim Lân đã thành công đáng kể với truyện ngắn Vợ Nhặt. Có
thể với nhân vật, tình tiết câu chuyện đi qua số phận nhân vật là sự mở đầu

cho ý thức đấu truanh, giác ngộ cách mạng. Dù chỉ thông qua một vài câu
nói đến “lá cờ đỏ’, “Việt Minh” nhưng Kim Lân đã thành công được và
không để cho số phận nhân vật mình tối tăm bế tắc như chị Dậu – anh Pha
như Chí Phèo, anh kép Tư Bền trước đó.
Tóm lại , đồng cảm với Kim Lân, xót thương,c ảm thông cho những con
người trong Vợ nhặt, ta hãy hát cùng Tố Hữu ca khúc vốn là truyền thống
của dân tộc Việt Nam ngàn đời:
Có gì đen trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau.

×