Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

VỢ NHẶT Kim Lân doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.55 KB, 11 trang )

VỢ NHẶT
Kim Lân

A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:Giúp HS:
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói
khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc
sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động
nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: sáng tạo tình huống, gợi không
khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: - Khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ”
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm?



3. Giới thiệu bài mới (…)

Hoạt động của thầy và
trò
Nội dung cần đạt
Tiết 1
GV yêu cầu 1 HS đọc
phần Tiểu dẫn (SGK) và
nêu những nét chính về:
1) Nhà văn Kim Lân.
2) Xuất xứ truyện ngắn
Vợ nhặt


3) Bối cảnh xã hội của
truyện.







I. Tiểu dẫn:
1.Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài (1920- 2007)
- Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên
Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật năm 2001.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955),
Con chó xấu xí (1962).
- Kim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ
thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn,
hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có
những trang viết đặc sắc về phong tục và đời
sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng
một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần
hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.




HS đọc và tóm tắt tác

phẩm


Nhan đề của truyện gợi
cho em suy nghĩ gì?








Nhà văn đã xây dựng tình
huống truyện như thế
2. Xuất xứ truyện.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập
truyện “Con chó xấu xí” (1962).
3. Bối cảnh xã hội của truyện.
Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng
đay nên tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp
đã diễn ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng
Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết
đói.
II.Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc- tóm tắt.
+ Đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu trong quá
trình phân tích.
+ Tóm tắt diễn biến cốt truyện với những chi
tiết chính.

2.Nhan đề “Vợ nhặt”.
* Lẽ thường: * Tràng:

+ Hỏi vợ, cưới vợ“ >< + “nhặt”
được vợ – vợ theo
+“Vợ”- người xây tổ ấm gđ-trân trọng + nhặt:
nào?


Em có nhận xét gì về tình
huống đó?

Việc tạo dựng 1 tình
huống như vậy có những
ý nghĩa gì?











cái rơm, cái rác
 Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm
cảnh của người dân trong nạn đói 1945- giá trị
con người bị rẻ rúng;vừa bộc lộ sự cưu mang,

đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới
cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong
cảnh khốn cùng
Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung
tư tưởng tác phẩm
3.Tình huống truyện.
+Tình huống: Tràng: chàng trai xấu xí, thô
kệch, nhà nghèo, dân ngụ cư… có nguy cơ "ế
vợ ; lại gặp năm đói khủng khiếp. Bổng dưng
"nhặt" được vợ - nhặt thêm một miệng ăn, nhặt
thêm tai họa.
+ Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh
éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. Khiến
cho cả xóm ngụ cư, bà cụ Tứ và cả bản thân
Tràng cũng ngạc nhiên.
+ Tình huống truyện vừa bất ngờ éo le lại vừa
Tiết 2
Cảm nhận của anh (chị)
về diễn biến tâm trạng của
nhân vật Tràng (lúc quyết
định để người đàn bà theo
về, trên đường về xóm
ngụ cư,lúc về nhà và buổi
sáng đầu tiên có vợ).
Cái tặc lưỡi “chặc,kệ”
của Tràng phải chăng là
một sự liều lĩnh?









Em có nhận xét gì về
hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện
thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật
- Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác thực dân, phát
xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói
- giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng
đường đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều
lĩnh, bất chấp cả e thẹn. Cái đói đã bóp méo cả
nhân cách con người.
- Giá trị nhân đạo: k/đ tình người, lòng nhân ái,
sự cưu mang đùm bọc nhau của những con ngư-
ời nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái
chết; khát vọng hướng tới sự sống và hạnh
phúc; khẳng định niềm tin, tinh thần lạc quan
vượt lên số phận
- Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện khiến
diễn biến phát triển tự nhiên và làm nổi bật đư-
ợc những cảnh đời, những thân phận đồng thời
nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm.
4.Diễn biến tâm trạng các nhân vật.
a) Nhân vật Tràng:
khả năng quan sát miêu tả
của nhà văn trong đoạn
văn trên? Khả năng đó nói
lên điều gì về tình cảm

của T/g?

Lời giới thiệu đó giúp
em hiểu được gì về
Tràng?




Thay đổi của Tràng còn
được thể hiện ntn sau đêm
“nên vợ nên chồng”?




+ Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân
phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói
một mình,…
+ Tràng "nhặt" được vợ trong hoàn cảnh đói
khát. "Chậc, kệ", cái tặc lưỡi của Tràng không
phải là sự liều lĩnh mà là một sự cưu mang, một
tấm lòng nhân hậu không thể chối từ. Quyết
định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng nhiều
tình thương của con người trong cảnh khốn
cùng.
+ Tất cả biến đổi từ giây phút ấy. Trên đường về
xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi
như mọi ngày mà "phởn phở khác thường",
“tủm tỉm cười nụ”,"vênh vênh tự đắc" Trong

phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, "chỉ còn
tình nghĩa với người đàn bà đi bên" và cảm giác
êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh
cô vợ mới.
=> Vui sướng, hạnh phúc, hãnh diện, cảm xúc
rung động

Qua sự thay đổi của Tràng
KL muốn k/đ điều gì?

Người vợ nhặt được KL
giới thiệu ntn?

Chi tiết “thị cúi đầu ăn
một chặp …” gợi cho em
suy nghĩ gì không?


Sau khi trở thành vợ
Tràng, người đàn bà đó
thay đổi ntn?(tư thế, bước
đi, tiếng nói, tâm
trạng,…).



Quan sát tinh tế, miêu tả tài tình tâm lí nhân
vật bằng những câu văn hóm hỉnh mà ấm áp
tình người. Thể hiện tấm lòng đôn hậu của t/g:
trân trọng, nâng niu những rung cảm, niềm hạnh

phúc của con người; phát hiện và khẳng định
nhân cách con ngưòi trong hoàn cảnh chết chóc.
+ Tràng giới thiệu vợ với mẹ: “ Kìa, nhà tôi nó
chào u đấy!”
> Kình trọng mẹ (lễ nghĩa, đạo lí)
> Tôn trọng vợ : thấy đư
ợc giá trị đích thực
của con người
> Sự hãnh diện trong vai một người chồng
+ Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn:
“Hắn thấy yêu thương gắn bó….” => ý thức
được bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình
"Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người" => Nhận
thức được ý nghĩa của cuộc đời
“ Hắn nhận ra tia nắng buổi sáng…” => Tràng
sống trong cảm xúc đẩm nhân tính
<=> Sự phát hiện mới về ánh sáng cuộc đời,
Sự thay đổi đó có ý
nghĩa gì?


Cảm nhận của anh (chị)
về diễn biến tâm trạng
nhân vật bà cụ Tứ- mẹ
Tràng (lúc mới về, buổi
sớm mai, bữa cơm đầu
tiên).











cảm giác tình yêu đối với cuộc sống
 Vượt lên tất cả nỗi sợ hẫi, tối tăm, đói khát
con người vẫn khao khát vươn tới hạnh phúc.
b) Người vợ nhặt:
+ Xuất thân: không tên, khốn khổ…, quần áo tả
tơi, người gầy sọp…=> Chân dung con người
trong nạn đói
+ Tính cách: “chao chát chỏng lỏn”
“thị cúi đầu ăn một chặp 4 bát …”  liều lĩnh;
cái đói đã làm cho con người quên cả việc giữ ý
tứ và lòng tự trọng; biểu hiện của tinh thần ham
sống
+ Nhưng trên đường theo Tràng về, cái vẻ
"cong cớn" biến mất, chỉ còn ngời phụ nữ xấu
hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính (đi sau
Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng,
ngồi mớm ở mép giường,…). Tâm trạng lo âu,
băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về "làm dâu
nhà người".
+ Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước, dọn






Từ những biểu hiện tâm
trạng đó của bà cụ Tứ em
có suy nghĩ gì về ngưòi
mẹ này?

Em có nhận xét gì về
nghệ thuật viết truyện của
Kim Lân (cách kể chuyện,
cách dựng cảnh, đối thoại,
nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật, ngôn ngữ,…)

Qua phân tích, em hãy
khái quát giá trị của tác
phẩm?
dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo
toan, thu vén cho cuộc sống gia đình, hình ảnh
của một người "vợ hiền dâu thảo".
=> Từ chỗ nhân cách bị bóp méo vì cái đói,
thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được
đánh thức.
Niềm hạnh phúc tuy nhỏ nhoi, giản đơn
nhưng đã làm thay đổi tâm tính con người.
c) Bà cụ Tứ:
+ Khi mới về: ngạc nhiên sửng sờ, mừng, vui,
xót, tủi, "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp
đứa con mình". Đối với người đàn bà thì "lòng
bà đầy xót thương".

-“Chao ôi… còn mình thì…”=> Nỗi ai oán xót
thương cho số kiếp của mình
-“ Người ta có gặp bước khó khăn….con
mình”=>lời cảm ơn người đàn bà kia đã giúp bà
làm tròn bổn phận làm mẹ
+ Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người
đàn bà xa lạ làm con dâu mình: "ừ, thôi thì các




GV nhấn mạnh cho HS
khắc ghi một số vấn đề
sau:
con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng
lòng".
-“Chúng mày lấy nhau lúc này….ròng ròng”=>
lo lắng, cả nghĩ của người mẹ nghèo
-“Kể ra có làm được dăm ba mâm….”=>hợp lẽ
thường, tôn trọng nàng dâu
+ Buổi sớm mai: “sửa sang lại nhà cửa…”=> lo
lắn vun vén cho hạnh phúc của con.
+ Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ
Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi
vọng: "tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà
về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem".
 Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người;
là sự kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của
người mẹ-người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu,
bao dung, độ lượng, giàu đức hi sinh…

5. Nét đặc sắc về nghệ thuật.
+ Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.
+ Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết
đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhng bộc lộ tự
nhiên, chân thật.
+ Ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên
III. Tổng kết:
+ Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân
ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện
được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con
người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn
hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.
+ Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc
đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí
nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.
IV.Củng cố – dăn dò:
-Tình huống truyện
- Niềm kháo khát hạnh phúc(Tràng)
- Niềm tin vào cuộc sống và tình thương của
người nghèo( cụ Tứ)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×