Câu cá mùa thu
(thu điếu )
Nguyễn Khuyến
A- Mục tiêu bài học
Giúp Hs
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt
Nam vùng đồng bằng Bắc bộ
- cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên,yêu đất
nước,tâm trạng thời thế
- Thấy được tài năng thơ nôm xuất chúng của Nguyễn Khuyến vơí bút pháp
tả cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần,sử dụng từ ngữ
B- Chuẩn bị phương tiện
* Thầy : Sgk, sgv, tài liệu đọc thêm về Nguyễn Khuyến “NK về tác gia và
tác phẩm”
* Trò : Đọc Sgk, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý của Sgk. Đọc lại 2bài “Thu
vịnh” và “Thu ẩm”
C – Phương pháp sử dụng :
- Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết
giảng
- Tích hợp so sánh với 2 bài “Thu vịnh”, “thu ẩm”
D- Nội dung và tiến trình
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung và yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
(ổn định tổ chức – kiểm tra bài
cũ)
Hoạt động 2
(Tìm hiểu tiểu dẫn )
- Hs đọc Sgk
(?) Phần tiểu dẫn trình bày
những vấn đề gì ?
- hs dựa vào Sgk trình bày
- Gv nhận xét, khái quát, giới
thiệu ngắn gọn về tác giả
Nguyễn Khuyến và chùm thơ
thu, có thể kể một số giai thoại
về Nguyễn khuyến ( Thơ chửi
I) Tiểu dẫn
- Nguyễn khuyến 1835-1909
- Hiệu Quế Sơn, tên lúc nhỏ Nguyễn
Thắng
- Sinh tại quê ngoại ở xã Hoằng Xá-ý
Yên- Nam định . Lớn lên và sống chủ yếu
ở quê nội : Làng Và- xã Yên Đổ- Bình
Lục- Hà nam
- Xuất thân:gia đình nho học nghèo, là
Hoàng Cao Khải, Lê Hoan)
Hoạt động 3
( Đọc hiểu văn bản )
- hướng dãn học sinh tìm hiểu
bài thơ theo hướng bổ dọc( cảnh
thu và tình thu)
- Gv yêu cầu hs đọc bài thơ và
phát biểu ấn tượng tình cảm của
mình khi đọc bài thơ
( bức tranh thu buồn, vắng, chứa
người ham học, thông minh, đỗ đầu cả ba
kì thi
- Con người cương trực tiết tháo,có cốt
cách thanh cao, tấm lòng yêu nước
thương dân, kiên quyết bất hợp tác với
thực dân Pháp
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm với số
lượng lớn ( trên 800 bài gồm cả thơ văn,
câu đối)
- Thơ văn nói lên tình yêu quê hương đất
nước, phản ánh cuộc sống thuần hậu của
người nông dân, đả kích châm biếm thực
dân, phong kiến
- Đóng góp nổi bật là mảng thơ Nôm,thơ
làng cảnh, thơ trào phúng
- Câu cá mùa thu(thu điếu) nằm trong
chùm thơ thu 3 bài của Nguyễn
II) Đọc hiểu văn bản
đựng nhiều tâm sự )
(?) Điểm nhìn cảnh thu của tác
giả có gì đặc sắc, từ điểm nhìn
đó cảnh thu được tác giả quan
sát như thế nào ?
- Hs trao đổi thảo luận theo tổ
nhóm , cử đại diện trình bày
- Gv theo dõi,tổ chức học sinh
thảo luận bằng các câu hỏi gợi ý
(?) So với “thu vịnh” điểm bao
quát của tác giả có gì khác?
(?) tìm những từ ngữ, hình ảnh
nói lên nét riêng của cảnh thu?
- Hs phát hiện những đặc trưng
của ao thu, trời thu.
1) Cảnh thu
a- Điểm nhìn độc đáo: khác với “thu
vịnh” ,cảnh thu được đón nhận từ cao xa
tới gần,lại từ gần đến cao xa, còn “thu
điếu” thì ngược lại.
+ Từ một khung ao hẹp, cảnh thu được
mở ra theo nhiều hướng sinh động
+ Thời gian không phải là một ngày một
* Gv bình giảng : Ao thu là thứ
ao rất riêng chỉ mùa thu mới
xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã
ghi nhận được 2 đặc trưng của
ao thulà “lạnh lẽo’ và “ trong
veo”- ao lạnh nước yên, trong
đến tận đáy.Ao là nét thường
gặp trong thơ nguyễn khuyến,
nói đến ao là động đến một cái
gì rất gần gũi thân quen, tâm hồn
Nguyễn Khuyến là thế: thân mật
bình dị, chân thành với hồn quê
Trời thu trong
xanh, NK rất yêu màu của trời
thu, cả 3 bài thơ thu ông đều
nhắc đến màu xanh. “ Xanh
ngắt” là xanh trong, tinh khiết
đén tuyệt đối, không hề pha lẫn,
buổi mà cả một mùa thu
b- Cảnh thu độc đáo, rất riêng
+ Cảnh điển hình hơn cả cho mùa thu
làng cảnh Việt Nam
* Nguyễn Khuyến đã chọn những chi
tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc ( Ao
thu, gió thu, trời thu)
* Nguyễn Khuyến nắm bắt được cái thần
thái rất riêng của cảnh thu: Không khí dịu
nhẹ, cảnh vật thanh sơ
- Màu sắc: nước trong, sóng biếc
- Đường nét chuyển động nhẹ nhàng tinh
tế ( sống hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, mây
khẽ lơ lửng )
- Cảnh vật toát lên sự hài hoà, xứng hợp:
Ao nhỏ-thuyền bé; gió nhẹ- sóng gợn;
trời xanh- nước trong; khách vắng teo-
chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng
không hề gợn tạp
(?) Anh chị có nhận xét gì về
không gian mùa thu qua những
đường nét màu sắc chuyển động,
âm thanh?
- hs suy nghĩ trả lời, phát hiện
những chi tiết tiêu biểu
- Gv tổng hợp
(?) Không chỉ độc đáo, điển hình
cho mùa thu xứ Bắc, bức tranh
thu còn gợi cho anh chị những
cảm giác gì ?
- hs phát biểu tự do
- gv khái quát, tổng hợp
* Gv nêu vấn đề: bài thơ với
nhan đề “ câu cá mùa thu”, theo
anh chị có phải Nguyễn Khuyến
tập trung miêu tả cảnh câu cá
không? Từ cảnh thu đã phân
+ Cảnh buồn, tĩnh lặng
* Không gian tĩnh, vắng người vắng
tiếng, hẹp và thu nhỏ trong lòng ao, khu
xóm
* Các chuyển động khẽ không đủ tạo nên
âm thanh. Cả tiếng và hình đều cực nhỏ
* Toát lên vẻ vắng lặng hiu quạnh: ấn
tượng về một thế giới ẩn dật, lánh đời
thoát tục. Đó là cái hồn thu, cái hồn của
cuộc sống nông thôn xưa được Nguyễn
khuyến ghi nhận, cái tĩnh của một cuộc
sống âm ỉ kín đáo
tích, anh chị cảm nhận điều gì về
tấm lòng của Nguyễn Khuyến
đối với thiên nhiên, đất nước ?
- Hs trao đổi thảo luận, đại diện
các nhóm trình bày .
- Gv nhận xét tổng hợp
(?) Đằng sau sự tĩnh lặng đó,
anh chị cảm nhận thấy điều gì
biến đổi trong tâm hồn thi nhân?
Tại sao thi nhân lại có tâm trạng
đó ?
- Hs suy nghĩ, trao đổi
- Gv tổng hợp
2) Tình thu
- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra tác giả
không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá
nhưng thực ra là để đón nhận trời thu,
cảnh thu vào lòng, gửi gắm tâm sự
* Cõi lòng tĩnh lặng để
+ Cảm nhận độ trong veo của nước
+ Cảm nhận cái hơi gợn của sóng
+ Cảm nhận độ rơi khẽ của lá
Đặc biệt cõi lòng tĩnh lặng được gợi
lên sâu sắc từ một tiếng động nhỏ: tiếng
cá đớp mồi > đó là sự tĩnh lặng tuyệt
đối của tâm cảnh, cỗi lòng của thi nhân
cũng tĩnh lặng, trong trẻo như làng quê
Việt trong tiết thu
* Không gian tĩnh lặng > Nỗi cô quạnh
uẩn khúc trong tâm hồn của nhà thơ
Trong bức tranh thu xuất hiện nhiều
gam màu xanh gợi cảm giác se lạnh. Cái
Hoạt động 4
( Tìm hiểu đặc sắc về nghệ thuật
)
(?) Đọc lại bài thơ, anh chị có
nhận xét gì về cách gieo vần của
tác giả? Cách gieo vần như thế
có tác dụng gì trong việc diễn tả
cảnh thu, tình thu?
Hãy nhận xét về ngôn ngữ được
tác giả sử dụng trong bài thơ?
- Hs trao đổi thảo luận, đại diện
se lạnh của cảnh thu thấm vào tâm hồn
nhà thơ hay chính cái lạnh của tâm hồn
thi nhân đang thấm vào cảnh vật
> Tâm sự của một
nhà nho lánh đời thoát tục song vẫn
không nguôi nghĩ về đất nước nhân dân,
về sự bế tắc, bất lực của bản thân? Nhàn
thân song không nhàn tâm, Nkhuyến
không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ
thực thụ
3) Thành công về mặt nghệ thuật
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, có khả
năng diễn tả tinh tế những biểu hiện của
trình bày
- Gv tổng hợp
Hoạt động 5
( củng cố, dặn dò )
- Hs đọc ghi nhớ Sgk
(?) Qua bài học anh chị có cảm
nhận như thế nào về hình ảnh
Nguyễn Khuyến trong bức tranh
thu?
- Hs suy nghĩ phát biểu theo cảm
nhận của cá nhân
sự vật, những biến thái tinh vi của tâm
trạng( những từ láy được sử dụng thần
tình )
- Cách gieo vần tài tình ( vần eo: tử vận
rất khó sử dụng) vừa là cách chơi chữ vừa
là hình thức biểu đạt nội dung
- Bài thơ mang nét đặc sắc của nghệ thuật
phương đông, đậm nét nghệ thuật của
Đường thi: lối lấy động tả tĩnh, tả cảnh
ngụ tình
III) Tổng kết chung
- Nội dung: Bức tranh thu mang vẻ đẹp
điển hình cho mùa thu, làng cảnh Việt
Nam; cảnh đẹp song buồn, vừa phản ánh
tình yêu đát nước vừa cho thấy tâm sự
thời thế của tác giả
- Nghệ thuật : Thơ thu của Nguyễn vừa
có những mặt giống với cách viết về mùa
- Hướng dẫn học sinh giải các
bài tập trong Sgk, chuẩn bị tiết “
Phân tích đề, lập dàn ý cho bài
văn nghị luận”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
thu trong văn học cổ nhưng có những mặt
rất mới : đó là những nét vẽ thực hơn, từ
ngữ, hình ảnh đậm hồn dân tộc