Đọc thêm: XIN LẬP KHOA LUẬT
(Trích Tế cấp bát điều)
- Nguyễn Trường Tộ-
A. Kết quả cần đạt
Giúp học sinh hiểu tầm nhìn xa rộng và tiến bộ về vai trò của luật pháp đối
với việc đảm bảo và phát triển của nhà nước pháp quyền và xã hội tuân thủ
luật pháp. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục lí tình và tấm
lòng trung thực của tác giả đối với dân, với nước.
* Những điểm cần lưu ý
- Cần cho HS đọc kỹ, tìm hiểu những luận điểm chính, để thấy rõ giá
trị của văn bản
- kết hợp tự đọc, tự trả lời câu hoitrong SGK. GV chỉ làm nhiệm vụ
định hướng và chốt.
B. Chuẩn bị của thầy và trò
SGK, SGV
Thiết kế bài dạy
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. Tổ chức kiểm tra bài cũ
(hình thức: Vấn đáp)
1. Phân tích hệ thống luận điểm trong bài Chiếu cầu hiền. Từ đó khái
quát tầm nhìn và tư tưởng của vua Quang Trung và nghệ thuật nghị luận của
Ngô Thì Nhậm.
2. Vì sao nói chủ trương cầu hiền, biện pháp cầu hiền của Quang
Trung là cụ thể và dễ dàng thực hiện?
3. Nhận xét thái độ, lời lẽ cầu hiền của tác giả. Vì sao thái độ, lời lẽ ấy
là rất phù hợp với đối tượng và mục đích cầu hiền của bài chiếu?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài
Nguyễn Trường Tộ theo đạo Thiên Chúa và là một học giả nổi tiếng với
những tư tưởng đổi mới đất nước thể hiện trong tác phẩm chính luận – bản
điều trần: Tế cấp bát điều (8 điều cần thiết gửi lên vua Tự Đức nhà Nguyễn.
Bản điều trần thứ 27/60 là bản mang tên Xin lập khoa luật, bàn về sự cần
thiết của luật pháp đối với xã hội, nhà nước pháp quyền,; nhằm thuyết phục
triều đình mở khoa luật.
Hoạt động 3: hướng dẫn đọc – hiểu khái quát
1. Về tác giả (1830-1871)
* HS tự đọc theo tiểu dẫn (SGK, tr. 71)
2. Đọc
* Giọng khúc triết, rõ ràng, rành mạch; chú ý các câu hỏi tu từ.
* Ba HS đọc 2 lần toàn bài. Nhận xét cách đọc.
3. Giải thích từ khó: theo các chú thích chân trang
4. Thể loại và bố cục
- Điều trần: văn nghị luận chính trị – xã hội trình bày vấn đề theo từng
điều, từng mục.
- Bố cục: (1) Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội; (2) Mối
quan hệ giữa luật pháp với đạo Nho, văn chương nghệ thuật; (30 Mối quan
hệ giữa luật pháp và đạo đức.
Hoạt động 4. Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết
Câu 1:
- Luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh,
tam cương ngũ thường,
- Việc thực hành luật pháp ở các nước phương tây rất công bằng, nghiêm
minh. Không có ai, kể cả vua chúa được đứng ngoài, đứng trên luạt pháp.
Nhà nước, xã hội tồn tại, vận hành và phát triển bằng luật pháp. Đó là những
nhà nước pháp quyền.
Câu 2: Tác giả chủ trương vua, quan, dân đều phải có thái độ tôn trọng và
thực hiện nghiêm chỉnh, không được vi phạm, làm trái luật pháp. Chủ trương
như vậy mới đảm bảo được công bằng xã hội.
Câu 3: Theo tác giả, Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì
chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, không làm hay làm dở chẳng
ai chê. Đến Khổng Tử cũng phái công nhận điều này.
Câu 4: Quan hệ hiữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật
và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công
vô tư.
Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức.
Câu 5: Việc nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có
tác dụng làm cho nghệ thuật biện luận tác động đến tư duy và tâm lí các nhà
nho – vốn là những người giương cao ngọn cờ đạo đức của Thánh Khổng –
và chính Khổng Tử đã nhận ra cái hạn chế, chủ quan và không tưởng của
giáo lí, đạo đức, nghệ thuật nếu không có luật pháp làm nền tảng; để họ nhận
thức rõ vấn đề quan trọng của luật pháp.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
1. đọc bài viết 2 – 3 lần ở nhà
2. Tìm hiểu và nhận xét về tình hình thực hiện luật pháp ở nước ta
hiện nay trên một lĩnh vực mà em biết (chẳng hạn: an toàn giao thông, môi
trường )
3. Soạn bài “ Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng”