Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tập cho bé ăn cơm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.11 KB, 5 trang )

Tập cho bé ăn cơm

Đến 2 tuổi, bé không thể ăn sữa, ăn bột mãi được. Dù muốn hay không thì
bé vẫn phải ăn cơm để phát triển đầy đủ, khỏe mạnh. Nhưng nếu không có
sự hướng dẫn, rèn luyện của người lớn, bé sẽ không có được thói quen ăn
cơm khoa học. Vì vậy, việc tập cho bé ăn cơm là việc rất cần thiết.

Khi nào có thể tập cho trẻ ăn cơm?
- Cho trẻ ăn cơm nát khi trẻ được 2 tuổi là thích hợp nhất vì lúc này trẻ đã qua
giai đoạn ăn cháo, đã biết cắn nhai nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày.
- Nếu cho trẻ ăn cơm sớm thì trẻ sẽ nuốt chửng không qua quá trình tiêu hoá bắt
đầu từ miệng là nhai. Khi nhai, thức ăn được trộn với nước bọt làm cho sự hoạt
động của men amylaza tiêu hoá các chất tinh bột (ở giai đoạn đầu). Nhiều
nghiên cứu cho thấy lượng tinh bột không được tiêu hoá có thể làm ảnh hưởng
tới sự hấp thu của các chất dinh dưỡng khác.
- Nếu cho trẻ ăn cơm muộn, khi trẻ đã mọc đủ răng, nếu không cho trẻ tập ăn
nhai thì sẽ không tạo được cảm giác ngon miệng, có thể dẫn đến biếng ăn, ảnh
hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể. Mặt khác, khi
nhai, răng cửa và răng hàm hoạt động để cắt và nghiền thức ăn nên các cơ hàm
cùng làm việc giúp hai hàm răng khít lại để cắt và nghiền thức ăn có hiệu quả.

- Để có thể dễ dàng tập cho trẻ ăn cơm, bạn đừng để bé trượt qua thời điểm ăn
thô, quên mất kỹ năng nhai nuốt. Bởi khi chỉ quen nuốt chửng, bé sẽ phụ thuộc
vào món bột hay cháo mãi cho đến khi ngán ngược và rồi chuyển qua ngậm, ăn
chậm, hay oẹ, hay nhả. Lúc này mới tập cho trẻ nhai và ăn cơm là quá muộn và
việc ăn uống không còn là niềm vui của cả trẻ lẫn cha mẹ.
- Được tập ăn đúng thời kỳ, bé sẽ hứng thú với việc ăn uống, bởi mỗi bữa ăn
đều là một buổi học tập thú vị, một khám phá mới về khả năng của bản thân bé
về các mùi vị khác nhau, về thế giới ẩm thực mới lạ bên ngoài
- Từ 25 tháng trở đi cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng được ưu tiên thức ăn.
Tập cho trẻ tuần tự


- Các giai đoạn ăn của bé là ăn bột, ăn cháo nhuyễn, ăn cháo đặc, ăn cơm nát,
ăn cơm hạt bình thường như người lớn. Vì vậy, trước tiên, tập phải cho bé ăn
cơm nát để bé thích nghi dần.
- Nên cho ăn từ ít đến nhiều, từ nhão đến bình thường, từ nhỏ đến lớn.
- Trước các bữa ăn, không được cho bé ăn bánh kẹo, uống sữa Ðường ngọt
làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ăn cơm hay các thức ăn
khác.

Mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng răng. Chỉ
nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn.

- Cho ăn một lần chỉ ăn trong 30 phút, nếu bé không ăn thì bạn dọn đi. Khi bé
không chịu ăn, có thể cho nhịn 1 – 2 bữa cũng được, bạn phải chấp nhận khả
năng bé sụt cân. Khi tập cho trẻ ăn, bạn phải cứng rắn, không nên xót con quá,
như vậy, bạn sẽ không thể tập cho bé ăn và có thói quen ăn tốt được.

- Tuy nhiên, bạn cũng không gây áp lực ép bé phải ăn nhiều, phải tăng cân.
Không ép buộc bé phải ăn hết khẩu phần cơm, sẽ gây ra sự ức chế và chán ăn
hơn ở trẻ. Quan trọng là tạo ý thức để bé thích ăn, thèm ăn, ăn vì ngon miệng
chứ không phải để được thưởng hay được khen.

- Bạn nên tạo tinh thần vui vẻ trong bữa ăn cho bé, tránh hăm dọa, trừng phạt,
chửi mắng hay đánh đòn để ép buộc bé phải ăn.
- Tập cho bé ăn cơm, bạn cần kiên nhẫn, không nên nóng vội bắt bé phải biết ăn
cơm ngay những lần đầu vì bé cũng cần có thời gian để làm quen với cách ăn
mới.

- Bạn cũng nên cho bé sớm được ăn cơm cùng với gia đình bởi những bữa cơm
vui vẻ không chỉ tạo sự gắn bó trong gia đình mà còn giúp bé phát triển rất tốt về
trí tuệ và tình cảm.


Thức ăn
- Bữa ăn của trẻ phải bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính:

+ Tinh bột: gạo, khoai, nui, bánh mì
+ Chất đạm: cá, thịt, trứng, tôm, cua, đậu hũ
+ Rau, trái cây: ngoài việc cho bé ăn rau, củ, nên cho bé ăn trái cây tươi: nho,
cam, quít, chuối, đu đủ

+ Dầu thực vật: tốt nhất nên dùng dầu mè, dầu ô-liu, dầu hướng dương (trộn vào
chén bột, cháo).
- Ở lứa tuổi này trẻ đã mọc răng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện răng, luyện
cơ nhai. Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ăn vào máy xay sinh tố
nghiền nát mà nên thái, băm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa, nấu từ rất mềm đến mềm
vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa
phát triển.

- Thức ăn phải phù hợp với sức nhai của bé.
- Bạn vẫn tập và hướng dẫn cho con ăn những thức ăn mềm, dễ cắn như đu đủ,
chuối, trứng, đậu phụ.

- Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. Nếu bé
không thích ăn thì nên đổi món, tìm cách chế biến khác.

- Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau.
- Bạn nên khéo léo trang trí các món ăn đẹp, bắt mắt theo các họa tiết mà trẻ
yêu thích để tạo sự tò mò cho bé khi thưởng thức các món ăn với cơm.
- Lúc này bữa ăn của trẻ thường chung với gia đình vì vậy, ngoài 3 bữa ăn chính
cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ, có thể là các loại thực phẩm: khoai lang, khoai
tây, ngô, chuối hay bánh, cháo, phở, bún, súp, sữa…


- Trẻ giai đoạn tập ăn trở đi, bạn cần cho trẻ uống đủ nước, vì nước giúp trẻ tiêu
hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nước còn có vai trò vận
chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra
khỏi cơ thể bé.

Những sai lầm nên tránh
Tránh cho trẻ cơm chan canh

- Nhai là bước đầu tiên của quá trình tiêu hoá thức ăn. Khi ăn cơm chan canh,
bé sẽ nuốt chửng mà lười nhai, như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
- Hơn nữa, nước canh quá nhiều sẽ làm khiến dịch vị bị loãng ra, ảnh hưởng tới
tiêu hoá.
Tránh nhá cơm cho bé ăn
Nhiều người vẫn nhai rồi mớm cơm cho trẻ ăn. Cách làm này ảnh hưởng xấu tới
khả năng tiêu hóa và sự phát triển của trẻ bởi:
- Nhá cơm là việc làm mất vệ sinh, vi khuẩn (thậm chí cả mầm bệnh) từ miệng
người lớn có thể truyền sang bé, trong khi sức đề kháng của bé còn yếu.
- Khi nhá cơm, một phần chất dinh dưỡng đã bị mất đi, khiến món ăn của bé
“nghèo” dưỡng chất hơn.
- Hơn nữa, bé phải tự nhai mới có cảm giác ngon miệng.
- Nhá cơm thực chất là cho bé ăn cơm nát. Bạn có thể nấu cơm nhão hay cơm
nát cho bé, cho cà rốt, đậu hà Lan, bắp nấu cùng cơm sau đó trộn với thịt, trứng,
cá, theo thực đơn của bé rồi đánh bằng muỗng thật nhuyễn (đảm bảo rất ngon,
giống như cơm nhai) cho bé ăn.
- Bé phải trải qua nhiều giai đoạn ăn khác nhau, chính vì vậy bạn nên giúp bé
thích nghi một cách tự nhiên để kỹ năng nhai và hệ tiêu hóa được thích ứng dần
dần.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×