Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Luận văn tốt nghiệp-cải cách kinh tế của việt nam nhật bản part5 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.16 KB, 6 trang )

25

tài sản của một số tổ chức tài chính có thể có vấn đề dẫn đến phá vỡ trật tự
tài chính”. Điều đó không nói rõ là BOJ có thể từ chối những yêu cầu hoặc
đưa ra điều kiện gì không.
Với chức năng là ngân hàng của Chính phủ, NHTW luôn gặp phải
những vấn đề khó sử trước đây. Chính phủ các nước đều đã có lúc gây áp
lực với NHTW trong việc thay đổi chính sách lãi su
ất để có những khoản
vay với lãi suất thấp hơn cho những hoạt động của Chính phủ. Điều 34 nói
BOJ có thể cho vay không cần thế chấp đối với Chính phủ, hoặc mua trái
phiếu hoặc ghi nợ trong giới hạn của Luật Ngân sách mà Quốc hội dặt ra.
Như vậy, việc áp dụng luật NHTW sửa đổi cho phép tạo lập môi
trường pháp lý phù hợp với tiêu chwnr quốc tế về quy
ền tự chủ, tính minh
bạch và các nhân tố quan trọng khác của NHTW. Đây là những điều kiện
cần thiết để chiếm được lòng tin của thi trường. Với Luật sửa đổi này phạm
vi can thiệp của Chính phủ với BOJ đã bị thu hẹp, tuy nhiên BOJ cũng phải
luôn duy trì mối quan hệ gần gũi và trao đổi quan diểm với Chính phủ một
cách đầy đủ để đảm bảo chính sách của BOJ hài hoà v
ới chính sách kinh tế
của Chính phủ. Luật ngân hàng mới nhấn mạnh khái niệm “minh bạch” với
quy định rằng BOJ sẽ thông báo ra công chúng nội dung các quyết định
cũng như quá trình ra quyết địnhcó liên quan tới vấn đề quản lý tiền và
ngoại hối. Có thể thấy cuộc cải cách đối với BOJ tương đối toàn diện vì
không chỉ về cơ cấu luật pháp bên ngoài mà còn về cấu trúc và động lưc
bên trong của nó, tạ
o điều kiện để BOJ trở thành một ngân hàng hiện đại
theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đã được chứng minh trong thời gian 4
năm qua khi BOJ luôn kiên định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ của
mình với việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt, can thiệp kịp thời vào thị trường


ngoại hối. Chẳng hạn, trong thời gian qua khi đồng Yên lên giá quá mức,
tạo điều kiện thuậ
n lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản. Chỉ tính từ cuối tháng
5/ 2002 đến đầu tháng 7/2002, BOJ đã 7 lần tung đồng Yên ra để mua Đôla
Mỹ và trong lần can thiệp thứ 6, BOJ đã yêu cầu Cục dự trữ Liên bang Mỹ
và NHTW châu Âu giúp cho việc bán đồng Yên. Đây là lần đầu tiên BOJ
có sự phối hợp với NHTW của các nước khác.
b. Đối với các NHTM
26

NHTM là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng
và có thể hiểu đó là một trung gian tài chính đi vay để cho vay. Có nhiều
loại hình NHTM như NHTM công, NHTM tư, NHTM trong nước, NHTM
nước ngoài, NHTM toàn quốc, NHTM địa phương, NHTM duy nhất hoặc
NHTM mạng lưới, dựa trên tiêu thức doanh số người ta phân biệt NHTM
nhỏ, NHTM lớn hoặc siêu lớn.
NHTM có 3 chức năng: trước hết, NHTM hoạt động với tư cách là
một trung gian tín dụng. Một mặt, thu hút các khoả
n tiền nhàn rỗi trong xã
hội bao gồm tiền của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và các cơ
quan nhà nước. Mặt khác, nó ding chính số tiền đã huy động được để cho
vay đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội khi có nhu cầu bổ sung vốn.
Thứ hai, NHTM là một trung gian thanh toán vì phần lớn các khoản chi trả
về hàng hoá, dịch vụ của xã hội đều được thực hiện qua ngân hàng. Chức
năng thứ 3 của NHTM là nguồn bổ sung ti
ền. NHTM có thể bổ sung tiền
bằng cách chuyển khoản hay các giấy tờ có giá trị để thay thế cho tiền mặt.
Cùng với vai trò độc quyền phát hành giấy bạc NHTW, NHTM góp phần
thoả mãn nhu cầu dùng tiền làm phương tiện giao dịchcủa toàn xã hội. Quá
trình bổ sung tiền của NHTM dựa trên cơ sở tiền gửi của xã hội. Song, số

tiền đó được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay thông qua cơ chế
thanh toán chuyển khoả
n giữa các ngân hàng. Khả năng làm tăng tiền của
NHTM phụ thuộc vào các yếu tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dôi
dư và tỷ lệ giữa tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng và tiền gửi của xã
hội ở hệ thống ngân hàng. Việc quản lý hoạt động của NHTM cần đảm bảo
khả năng thanh toán thường xuyên đối v
ới khách hàng, bảo đảm mức sinh
lời cao, xử lý hài hoà mối quan hệ giữa yêu cầu bảo đảm khả năng thanh
toán và mức sinh lời cao. Muốn vậy, NHTM phải sắp xếp tài sản Có theo
trật tự lỏng của chúng để bố trí cơ cấu hợp lý các khoản cho vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn, đầu tư chứng khoán trung và dài hạn trong mối tương
quan với các nguồn vốn tương ứng bên tài sản N
ợ.
Cho đến trước những năm1990, hệ thống ngân hàng Nhật Bản nói
chung và các NHTM Nhật Bản nói riêng luôn hoạt động dưới chế độ bảo
hộ của Chính phủ. Chính phủ đảm bảo lợi nhuận ổn định cho các ngân
hàng dù ở mức thấp nhất. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để có được
27

nhiều tiền gửi cho đến những năm 1980 được xem là hết sức hợp lý vì có
nhiều đơn xin vay vốn đầy hứa hẹn và một sự đảm bảo lợi nhuận nhất định
bằng tiền những quy dịnh về lãi suất của Nhà nước.Tuy nhiên sự ổn định
lãi suất ngân hàng và quản lý ngân hàng dần dần suy giảm do những thay
đổi của môi trường kinh tế trong nước cũng như trên thế
giới như: tự do
hoá lãi suất, cạnh tranh lớn hơn trong thị trường vốn, đơn xin vay có nhiều
hứa hẹn giảm do nền kinh tế đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Sự bảo hộ
của Nhà nước cộng thêm với sự thay đổi trong môi trường tài chính toàn
cầu đã làm cho phương thức quản lý của các NHTM Nhật Bản trở nên lạc

hậu, kém hiệu quả. Sau sự sụp đổ
của nền kinh tế bong bóng thì hệ thống
ngân hàng Nhật Bản thực sự rơi vào khủng hoảng vì sự quản lý lỏng lẻo
của ngân hàng trong việc cho vay tràn lan, không giám sát, không thẩm
định chặt chẽ tài sản và tình hình kinh doanh của các công ty dẫn đén sự
bùng nổ của các khoản nợ khó đòi. Tháng 3 năm 1997, BOJ cũng như Bộ
Tài chính mới coi vấn đề nợ khó đòi của các ngân hàng là vấn đề cấp thiết.
Để vực d
ậy hệ thống ngân hàng, cuộc đại cải cách tài chính “Big Bang” đã
đưa ra những giải pháp dài hạn cơ cấu lại các NHTM. So với các nước phát
triển khác, các NHTM của Nhật Bản hiện tại khả năng sinh lời thấp, chất
lượng tín dụng chưa cao, trình độ công nghệ và mô hình tổ chức quản lý
còn chưa tốt. Vì vậy, để có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập thì cần
phải có kế hoạch tổ
ng thể cơ cấu lại NHTM, cụ thể là:
Lành mạnh hoá tài chính và nâng cao năng lực tài chính của các
NHTM. Trước hết, phải xử lý triệt để nợ tồn đọng, làm sạch bảng tổng kết
tài sản, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 5% tổng dư nợ theo
tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc thành lập Ban Cơ cấu tài chính các
NHTM và công ty mua bán, giải quyết nợ. Tăng vố
n điều lệ cho các
NHTM nhằm đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cơ cấu lại mô hình tổ chức của NHTM, tăng cường sự kiểm tra,
kiểm soát để tăng chất lượng tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo quyền
tự chủ của ngân hàng trong việc ra quyết định. Quản lý tín dụng theo
hướng kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thị
trường, giảm dần sự bảo hộ
của nhà nước, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng các thiết
chế quản lý rủi ro, giảm thiểu rủi ro và tăng năng lực tài chính. Đánh giá
28


đúng thực trạngtài chính của các NHTM đồng thời xây dựng chiến lược
đào tạo và sử dụng nhân viên theo hướng đáp ứng được yêu cầu kinh
doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận. Như vậy mới có thể làm cho các
NHTM của Nhật Bản đạt trình độ của các đối tác phương Tây.
Ngoài ra, trong chương trình “Big Bang” còn đưa ra một loạt các cải
cách như mở rộng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư và những ngườ
i đi vay.
Trong đó có các biện pháp như xoá bỏ hoàn toàn lệnh cấm đối với những
dẫn xuất chứng khoán, giới thiệu tài khoản quản lý tài sản, cho phép các
ngân hàng bán các tín thác đầu tư và bảo hiểm, tăng khả năng thanh toán
tiền mặt của tài sản bằng việc sử dụng chứng khoán dựa vào tài sản, tự do
hoá giao dịch vốn xuyên quốc gia và tiền gửi từ nước ngoài về. Luật Sửa
đổ
i về ngoại hối đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/4/1998.
Với mục đích cứu trợ cho những ngân hàng yếu kém, cung với kế
hoạch rót 13 nghìn tỷ Yên, Chính phủ còn đề nghị khoản tiền trị giá 50
nghìn tỷ Yên trái phiếu bảo đảm của Chính phủ vào tháng 2/1998, trong đó
17 nghìn tỷ Yên sẽ chuyển cho công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản để
thanh toán cho những người gửi tiề
n tại các ngân hàng không có khả năng
thanh toán cho những người gửi tiền tại các ngân hàng không có khả năng
thanh toán. Cuối tháng 6/1998, Nhật Bản đưa ra sáng kiến thành lập ngân
hàng cầu nối để giải quyết các vụ phá sản tài chính. Ngân hàng này sẽ kế
thừa và quản lý hoạt động của các tổ chức tiền tệ phá sản, đảm bảo quyền
lợi cho người gửi, thanh toán nợ lần, thực hiện các dự án đầu tư
và cho vay
đối với những khách hàng có khả năng thanh toán cao. Ngân hàng này sẽ
duy trì hoạt động của tổ chức tiền tệ đó trong 2 năm kể từ khi phá sản. Sau
2 năm nó có thể chuyển thành ngân hàng quốc doanh mới. Chính phủ dự

kiến dành 30 nghìn tỷ Yên từ ngân sách cho ngân hàng này làm vốn hoạt
động, trong đó 17 nghìn tỷ Yên để bảo vệ người gửi và 13 nghìn tỷ Yên để
cho vay và đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ còn lập ra một quỹ trị giá 22 nghìn
tỷ
Yên và một cơ quan kiểm soát tài chính nhằm tăng cường thanh tra,
kiểm tra nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng Nhật Bản.
Cuối tháng 9/1998 Nhật Bản đã thông qua Luật Khôi phục hệ thống
ngân hàng Nhật Bản và thành lập một uỷ ban khôi phục tài chính. Các ngân
29

hàng thua lỗ quá nhiều thì cuộc phá sản theo Luật phá sản. Chính phủ sẽ
mua lại cổ phiếu của những ngân hàng bị phá sản hoặc chuyển thành những
ngân hàng cầu nối cho đến khi khu vực tư nhân mua lại, cho phép ngân
hàng mua lại ngân hàng phá sản hoặc Chính phủ sẽ tạm thời quốc hữu hoá.
Ngày 12/10/1998, 8 luật liên quan đến các ngân hàng bị phá sản đã được
phê chuẩn, theo đó, Chính phủ có thể bơm tiền vào một số ngân hàng vớ
i
một số điều kiện nhất định nếu như tỷ lệ vốn trên tài sản có cao hơn 4%,
Chính phủ sẽ mua cổ phiếu ưu đãi, nếu nằm trong khoảng 2 đến 4% thì
Chính phủ có thể mua cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi nhưng các giám
đốc của ngân hàng phải từ chức, số chi nhánh sẽ phải giảm và các cơ sở của
nó ở nước ngoài s
ẽ phải đóng cửa, nếu thấp hơn 2% thì ngân hàng sẽ tạm
thời bị quốc hữu hoá, sau đó, phải ngừng hoạt động, sáp nhập với các ngân
hàng khác hoặc cắt giảm mạnh quy mô hoạt động của mình. Tất cả những
ngân hàng muốn bơm tiền từ nguồn công quỹ đều phải cải thiện mức thu
nhập trên cổ phần đóng góp thông qua các biện pháp tái cơ cấu, loạ
i bỏ
những tài sản không cần thiết và tăng cường các tài khoản cho vay đối với
khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đảm bảo tính hiệu quả của các chính

sách và các ngân hàng không lặp lại tình trạng cho vay tràn lan như trước
kia, Chính phủ buộc các ngân hàng phải giải trình cụ thể các kế hoạch cải
cách tài chính và cải thiện cách thức cho vay. Quá trình công khai hoá
thông tin và cơ cấu lại các khoản nợ chắc chắn sẽ khiến các ngân hàng và
các công ty tài chính bị
thiệt hại nặng nề nhất. Bởi vì việc công nhận thiệt
hại ở các khoản nợ khó đòi và tính lỗ vào doanh thu sẽ không đủ riêu chuẩn
cung cấp những khoản tín dụng mới. Sự trục trặc của các ngân hàng sẽ làm
tăng những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp
vừa và nhỏ vì hoạt động tài chính của hầu hết các doanh nghiệp là dựa vào
các ngân hàng. Do số lượ
ng các doanh nghiệp này chiếm tới 6,47 triệu
trong tổng số 6,53 triệu doanh nghiệp, chiếm 51,4% thị phần sản xuất công
nghiệp, 61,4% bán sỉ và 76,8% bán lẻ, sử dụng tới 80% lực lượng lao động
nên Nhật Bản đã tiến hành sửa đổi luật doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm
giúp giảm thiểu tác động trái chiều của những cải cách ngân hàng nêu trên
(Nguyễn Minh Phong – Trịnh Thanh Huyền, Cải cách hệ thống tài chính
Nh
ật Bản những năm cuối thập kỷ 90 và bài học cho Việt Nam, Nxb Tài
chính, Hà Nội).
30

Bên cạnh việc xin bơm vốn, các ngân hàng cũng có kế hoạch sáp
nhập thành các tập đoàn ngân hàng lớn hoặc thành lập liên minh để chuẩn
bị cho việc tự do hoá hoàn toàn hoạt động môi giới. Chẳng hạn, ngân hàng
Sumitomo Trust và công ty Sumitomo, Dai-Ichi Kangyo và Fuji đã sáp
nhập các công ty cổntng lĩnh vực ngân hàng và có kế hoạch mua công ty
quản lý tài sản của Yasuda Trust. Công ty Sumitomo cũng đã cùng với
công ty chứng khoán Daiwa thành lập một công ty chuyên kinh doanh công
trái, cổ phiếu, môi giới sáp nhập và mua lại cổ phiếu. Ngân hàng l

ớn nhất
Nhật Bản là Tokyo-Mitsubishi cũng đàm phán để mua lại công ty Nomura-
một trong 3 công ty môi giới chính của Nhật Bản. Ba ngân hàng hàng đầu
của Nhật Bản là ngân hàng công nghiệp Nhật Bản, Dai- Ichi Kangyo Bank
Ltd, và Fuji Bank Ltd. vào đầu năm 2000 đã liên minh với nhau để tạo ra
nhóm ngân hàng lớn nhất thế giới với tổng tài sản là 140 nghìn tỷ Yên
(1.260 tỷ USD), trong đó giá trị tài sản của Fuji Bank là 385 tỷ USD và của
ngân hàng công nghiệp Nhật Bản là 370 tỷ USD, Dai- Ichi Kangyo Bank là
456 tỷ USD. Trướ
c đó ngày 14/10/1999, hai NHTM lớn nhất Nhật Bản là
Sumitomo Bank và Skura Bank đã chính thức công bố sẽ sáp nhập với
nhau để thành lập một ngân hàng khổng lồ, lớn thứ 2 thế giới với tổng tài
sản là 99 nghìn tỷ Yên (927 tỷ USD) vào tháng 4/2002. Đây là một hướng
đi mới để tăng thêm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Nhật Bản
trong xu thế toàn cầu hoá và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông
tin.
Tuy nhiên các NHTM của Nhật Bản v
ẫn trong tình trạng làm ăn
không có lãi. Trong hơn một thập kỷ qua, các ngân hàng trong cả nước đã
sử lý hơn 70 nghìn tỷ nợ khó đòi nhưng vẫn còn nhiều khoản nợ xấu. Vì
vậy, giờ đây để để kiếm lãi ổn định và ít mạo hiểm hơn các ngân hàng chỉ
muốn cho các công ty lớn vay. Trong thời đại ngày nay điểm đến của các
khoản nợ mới là các công ty vừa và nhỏ bởi vì các công ty lớn có th
ể thu
hút vốn trực tiếp từ thị trường tài chính toàn cầu nên họ không cần dựa
nhiều vào ngân hàng Nhật Bản.
Như vậy, mục cải cách các NHTM của Nhật Bản là Nhằm giảm bớt
sự bảo hộ của Nhà nước, nâng mức lợi nhuận của ngân hàng bằng những

×