Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Luận văn tốt nghiệp-cải cách kinh tế của việt nam nhật bản part9 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.95 KB, 6 trang )

49

Bản và ASEAN đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong bối cảnh
mới khi mà các quốc gia lớn đều có chiến lược tranh thủ ASEAN, coi
ASEAN như là cơ sở ban đầu để thúc đẩy mở rộng hợp tác trong khu vực,
đòi hỏi Nhật Bản cũng phải có những điều chỉnh. Và trên thực tế trong
những năm gần đây các nhà lãnh đạo của Nhật Bản đều nhấn mạ
nh tầm
quan trọng trong hợp tác Nhật Bản – ASEAN. Việt Nam là một quốc gia có
quy mô lớn thứ 2 trong ASEAN và có tiềm năng phát triển. Vai trò và đóng
góp của Việt Nam trong ASEAN ngày một tăng dần tương thích với tầm cỡ
của mình. Hợp tác với Việt Nam, Nhật Bản không những có điều kiện khai
thác các tiềm năng của Việt Nam mà qua đó nâng cao uy tín, vai trò của
mình trong khu vực.
Nhật Bản e ngại một Trung Quốc trong tương lai thách thứ
c vị trí,
vai trò của mình trong khu vực. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển
của Nhật Bản đi liền hợp tác – cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Gần đây
các công ty Nhật Bản cũng đã có động thái điều chỉnh dòng FDI vào Trung
Quốc. Cuộc đụng độ thương mại Nhật – Trung 2001 càng làm gia tăng một
tâm lý lo ngại sự nổi lên, lấn át của Trung Quốc.
Nhu cầu gia tăng hợp tác với Việt Nam c
ủa Nhật Bản còn xuất phát
từ việc muốn đẩy nhanh tạo lập nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và qua
đó tách Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Nga và trung Quốc. Điều này không
chỉ là mong muốn của Nhật Bản mà còn nằm trong chiến lược toàn cầu của
Mỹ. Trên thực tế cả Nhật Bản và Mỹ đều lo ngại Trung Quốc. Trong thế
trận bao quanhTrung Quốc từ
Đông sang Tây, nếu Trung Quốc muốn mở
xuống phía Nam thì không thể không tính đếnViệt Nam. Đẩy mạnh hợp tác
với Việt Nam, một mặt tạo cơ hội để gia tăng quan hệ với các quốc gia


Đông Dương, mặt khác nhằm kìm chế vai trò, sự ảnh hưởng lan toả của
Trung Quốc xuống khu vực này. Tất nhiên trong thế giằng co chiến lược
của các nước lớn, Việt Nam cần tìm ra phương cách, con
đường phù hợp để
gia gia tăng hợp tác, tận dụng các cơ hội phát triển.
1.2. Nhu cầu mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản trong
bối cảnh mới
1.2.1. Cơ sở của việc gia tăng nhu cầu hợp tác kinh tế của Việt Nam
50

Ngày nay có thể thấy mở của hội nhập vào nền kinh tế là một xu thế
tất yếu trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không
nằm ngoài lôgích đó. Hơn nữa, việc đẩy mạnh mở rộng hợp tác với Nhật
Bản còn xuất phát từ những yếu tố cụ thể của bản thân Việt Nam.
Về khía cạnh kinh tế: Sau một thập kỷ
đổi mới nền kinh tế Việt Nam
cho đến trước cuộc khủng hoảng tqì chính - tiền tệ khu vực đã có sự khởi
sắc. Không những vượt qua khủng hoảng triền miên kéo dài hàng chục
năm, mà từ năm 1991 đến 1996 nền kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng
cao với bình quân 8%, riêng năm 1995 đạt 9,54% và 1996 đạt 9,34% (Niên
giám thống kê hàng năm, Nxb Thống kê, 1999). Tuy nhiên sau cuộc
khủng hoảng tài chính – tiền tệ mứ
c tăng trưởng GDP có sự suy giảm, năm
1998 chỉ đạt 5,8%, và năm 1999 là 4,8%. Nếu năm 1999 lạm phát tăng tới
9,2% thì các năm tiếp sau nền kinh tế rơi vào tình trạng thiểu phát. Mức
tăng của xuất khẩu thời kỳ sau khủng hoảng tài chính khu vực cũng chậm
lại. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1998 có xu hướng giảm mạnh.
Thực trạn kinh tế trên cho thấ
y cần phải có giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy
thu hút đầu tư và xuất khẩu, cải thiện mức tăng trưởng kinh tế, tránh nguy

cơ tụt hậu.
Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc đã có bước phát triển mới mà nhiều người gọi đó là thời đại
mới của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Riêng trong lĩ
nh vực kinh tế quan
hệ hợp tác không chỉ dừng lại ở các hoạt động đầu tư trực tiếp đã được thực
hiện và phát triển nhanh. Tuy nhiên điều cũng cần thấy là quy mô của quan
hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản còn rất khiêm tốn so với khả năng và nhu
cầu của 2 nền kinh tế. Mặc dù Nhật Bản là bạn hàng thương mại số một,
nhà tài trợ
số một và cũng là một trong 3 nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào
Việt Nam, song so với tổng lượng kim ngạch xuất- nhập khẩu cũng như
tổng FDI của Nhật Bản ra nước ngoài thì phần của Việt Nam trong đó quá
ít ỏi, và thấp hơn so với phần của các quốc gia thuộc ASEAN. Điều này
cho thấy cần phải và có thể gia tăng hơn nữa quan hệ kinh tế gi
ữa hai quốc
gia.
51

Mở rộng hợp tác kinh tế theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá là
một chủ trương của nhà nước Việt Nam. Mở rộng hợp tác với Nhật Bản
trong bối cảnh toàn cầu hoá là một phương cách đảm bảo an ninh kinh tế
nước nhà. Bởi lẽ nếu chỉ hạn chế trong một số bạn hàng sẽ rất bất lợi khi
đối tác gặp khó khăn, việc mở rộ
ng các nối quan hệ sẽ tạo cho Việt Nam có
nhiều cửa mở ra thế giới bên ngoài, đó là những kênh hàng hoá - dịch vụ
chảy vào chảy ra, bảo đảm cho sự vận hành bình thường của nền kinh tế.
Hơn nữa Nhật Bản là một thị trường lớn, một đầu nguồn về dòng vốn và
công nghệ, cho nên mở rộng quan hệ với Nhật Bản sẽ gia tăng các cơ hội
phát triển cho Việt Nam.

1.2.2. Nhu cầu hợp tác của Việt Nam với Nhật Bản
Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngoài việc phát
huy nội lực Việt Nam phải dựa vào sự hợp tác với nước ngoài, nhất là các
quốc gia có trình độ phát triển cao như Nhật Bản. Có thể thấy nhu cầu mở
rộng hợp tác quốc tế của Việt Nam với Nhật Bản trên các phưong diện cơ
bản như sau:
Thứ nhất, là Việt Nam cần ở Nhật lượng vốn đầu tư lớn nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Do đặc điểm của quá trình công nghiệp
hoá rút ngắn cho nên nhu cầu vốn đầu tư càng cao. Trong những năm 90
chúng ta đã có nhiều cố gắng trong huy động vốn bảo đảm nhu cầu đầu tư
góp phần có ý nghĩa quyết định giữ cho m
ức tăng trưởng đạt khá cao so với
các quốc gia trong khu vực. Theo cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong
thời kỳ 1991 – 2000 là vốn vay các tổ chức quốc tế chiếm 9,0%, vốn FDI
chiếm 24,46% và vốn từ trong nước chiếm 66,9%. Nếu tính chung nguồn
vốn từ nước ngoài đã chiếm khoảng 1/3 tổng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Như vậy nếu trong thời kỳ 1996 – 2000 trung bình hàng năm v
ốn đầu tư
xây dựng toàn xã hội là 100.000 tỷ Đồng, thì mức vốn nước ngoài là
33.000 tỷ.
Nhật Bản là đầu nguồn của dòng vốn đầu tư, nếu mở rộng được hợp
tác với Nhật, luồng vốn từ Nhật Bản sẽ có chiều hướng chảy đến thị trường
Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam cần có chính sách khuyến khích ra sao, và
gắn liền với đ
ó là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ.
52

Trên thực tế luồng vốn qua kênh ODA Nhật Bản chảy vào Việt Nam
mấy năm qua tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á. Tuy vậy dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sau khi đạt đỉnh điểm

năm 1995 đã rơi vào chiều hướng giảm sút. Năm 2001 chỉ đạt 160 triệu
USD, và 9 tháng đầu năm 2002 là 90 triệu USD. Trong khi đó mức đầu tư
vào Châu Á tuy cũng có sự giảm sút từ sau cuộc khủ
ng hoảng tài chính –
tiền tệ khu vực nhưng vẫn đạt 655,5 tỷ Yên chiếm 12,2% tổng FDI của
Nhật Bản ra nước ngoài. Với số liệu trên ta thấy mức FDI của Nhật Bản
vào Việt Nam còn ít so với tổng mức chung, cũng như so với mức thu hút
của các quốc gia trong khu vực. Như vậy mở rộng quan hệ, thu hút FDI
không những là nhu cầu của Việt Nam mà phía Nhật Bản cũng có khả năng
đ
áp ứng.


2. Các quan điểm cơ bản phát triển hợp tác Việt – Nhật
Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới có nhiều yếu tố
thuận lợi, chẳng hạn môi trường hợp tác – liên kết trong khu vực gia tăng là
điều kiện rất có ý nghĩa đối với hợp tác Nhật Bản – Việt Nam. Cái quan
trọng, có tính xuất phát là 2 bên đều có nhu cầu gia tăng hợp tác do quá
trình chuyển đổ
i, cải cách của mỗi nền kinh tế. Sự tương đồng văn hoá và
truyền thống hợp tác cũng là cơ sở, kinh nghiệm cho gia tăng hợp tác hiện
nay. Tuy nhiên, cũng cần thấy việc gia tăng hợp tác không phải là con
đường rộng mở, thẳng tắp mà cũng có những trở lực cần vượt qua. Chẳng
hạn hiệu quả hợp tác vừa qua còn hạn chế do môi trường kinh doanh 2 bên
có những thay đổi
ảnh hưởng đến tâm lý các nhà kinh doanh. Cuộc cạnh
tranh quyết liệt trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực thu hút FDI cũng tác
động đến FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Đó là chưa nối đến sự cản trở của
một số thế lực thù địch không thấy sự vươn lên của một Việt Nam XHCN.
Những điều đó đương nhiên tác động đến quan điểm phát triển hợp tác 2

bên.
2.1. Quan đi
ểm chung của Nhật Bản trong hợp tác với Việt Nam
53

Trong khi đẩy mạnh hợp tác với ASEAN, Nhật Bản rất chú trọng vai
trò của Việt Nam. “Nhật Bản tin tưởng rằng hợp tác nhiều mặt với Việt
Nam, Quốc gia hiện đang được tôn vinh “Rồng bay” trong khu vực, có thể
là đầu tàu mạnh mẽ đối với việc củng cố mối quan hệ Nhật Bản với
ASEAN”. (Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản, báo Nhân dân
ngày 6/10/2002).
Với quan điểm chú tr
ọng quan hệ với Việt Nam cho nên trên thực tế
Nhật Bản đã không những không giảm ODA trong xu thế chung mà còn
tăng lên cho Việt Nam. Việc gia tăng ODA cho Việt Nam trong những năm
qua được nhiều người xem như là một bằng chứng thể hiện quan điểm của
Nhật Bản trong đánh giá vị trí quan trọng đối với Việt Nam trong khu vực.
Tuy nhiên, điều chúng ta cũng cần nhận thấy là Nhật Bản c
ần Việt
Nam trước mắt không phải chủ yếu là vấn đề kinh tế. Vai trò hỗ trợ của
kinh tế Việt Nam đối với Nhật Bản quá nhỏ bé, thể hiện qua kim ngạch
thương mại 2 chiều trong tổng kim ngạch xuất – nhập của Nhật Bản với thế
giới. Hơn nữa vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng còn thấp so với
vào các n
ước khác.Việc đầu tư vào Việt Nam được xem như giải pháp
giảm thiểu rủi ro do sự quá tập trung vào đầu tư Trung Quốc.
Hợp tác với Việt Nam, tất nhiên Nhật Bản cũng muốn tạo lập những
điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển để Việt Nam
đóng góp vào tăng cường quan hệ chung Nhật Bản – ASEAN. Nhật Bản
muốn Việt Nam cùng hành động, cùng ti

ến bước, thúc đẩy quan hệ ổn định
lâu dài và tin cậy lẫn nhau. Điều này thuận lợi cho Nhật Bản trong việc
khẳng định vai trò kinh tế cũng như trên các phương diện khác theo mong
muốn của Nhật Bản.
2.2. Quan điểm chung của Việt Nam trong quan hệ với Nhật
Với chính sách đổi mới quan hệ của Việt Nam với nước ngoài ngày
càng phát triển, Việt Nam đã triển khai chính sách đối ngoại độ
c lập tự chủ,
đa dạng hoá, đa phương hoá theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với
tất cả trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển”. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam “Mong muốn
54

các nước trong khu vực cùng nhau hợp tác làm cho Châu Á - Thái Bình
Dương có hoà bình, ổn định lâu dài, trở thành một khu vực phát triển kinh
tế năng động nhất và mạnh nhất”.
Với quan điểm chung đó và xuất phát từ nhu cầu thực tế của Việt
Nam, ngay sau thời kỳ chiến tranh lạnh, ta đã xúc tiến mạnh trong quan hệ
với các quốc gia khu vực, trong đó có Nhật Bản. Thời kỳ này quan hệ Việt
– Nhật đượ
c thực hiện trên nguyên tắc:bình đẳng, cùng có lợi. Trên cơ sở
nguyên tắc này, hai bên đã có những thoả thuận tăng cường đối thoại chính
trị – an ninh, mở rộng các lĩnh vực và các hình thức hợp tác kinh tế, phối
hợp hoạt động hợp tác dài hạn, khuyến khích hợp tác giao lưu văn hoá giữa
hai quốc gia. Với quan điểm đó quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng
củng cố, phát triển. Nhậ
t Bản trở thành một đối tác, thị trường quan trọng
hàng đầu của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên trên thực tế quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản được chú
trọng nhiều trong quan hệ kinh tế. Việt Nam hy vọng tranh thủ ở Nhật Bản

sự giúp đỡ kỹ thuật – công nghệ và vốn đầu tư. Các hoạt động quan hệtừ
phía Việt Nam chủ yếu đượ
c khởi động bởi các cơ quan nhà nước và còn ít
có sự tham gia của các thực thể khác.
Các doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với Nhật Bản nhìn chung
đều có tâm lý thụ động, chờ đợi từ phía Nhật Bản. Các doanh nghiệp kể cả
các địa phương còn thiếu quan điểm dài hạn và sự phối hợp với nhau trong
thúc đẩy hợp tác. Tình trạng cạnh tranh trong xuất khẩu và thu hút vốn đầu
tư thiếu một sự
quản lý chỉ đạo chung ở tầm quốc gia đôi khi đã đẩy các
doanh nghiệp và địa phương phải chấp nhận các điều khoản ít có lợi trong
các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Một xu hướng đáng ngại hiện vẫn đang
tồn tại là các cơ sở phía Việt Nam đều cố gắng có được một ký kết hợp tác
với nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng, mà chưa tính hết các vấn
đề đặt ra, vì vậy làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vấn đề là các doanh
nghiệp cần chủ động thể hiện tiềm năng của mình để từ đó các doanh
nghiệp nước ngoài nhận thấy nhu cầu và khả năng hợp tác. Có nghĩa rằng
trong quan điểm hợp tác cần phải đổi mới, phải chủ động và hợp tác chỉ
bền vững khi các bên có nhu cầu, có lợi ích.

×