Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận:Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.5 KB, 15 trang )

TRƯỜNG
KHOA……………………………
TIỂU LUẬN
Thực trạng và giải pháp phát triển
nguồn lao động nông thôn Việt Nam
t
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề
Sau hơn 20 năm đổi mới, với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường
theo định hướng Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra, nền kinh tế
nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đang hoà mình vào sự phát triển chung của
nền kinh tế thế giới. Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế
giới, là điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện
thuận lợi để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào trong nước. Với tốc độ phát
triển trung bình đạt trên 8% một năm, quá trình CNH-HĐH đất nước đang có
những bước tiến đáng kể thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từ
kinh tế Nông nghiệp sang kinh tế Công nghiệp,thương mại, dịch vụ. Quá trình phát
triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế thế giới
đang đặt ra hàng loạt những vấn đề bức xúc cần được giải quyết trong đó có vấn đề
việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước
cùng các cấp, các ngành quan tâm đưa ra những chủ trương, giải pháp thiết thực để
giải quyết việc làm cho người lao động. Với một đất nước hơn 80 triệu dân như
nước ta hiện nay nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm là tiền đề quan trọng để sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Với đặc thù là một nước Nông nghiệp thì việc phát triển kinh tế nông thôn đã và
đang là vấn đề cần được quan tâm ở nước ta hiện nay.
Lao động là một nguồn lực, là trung tâm của sự phát triển, nguồn lực lao
động tốt là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhanh và bền vững, ngược
lại nguồn lao động kém sẽ là rào cản cho quá trình phát triển kinh tế diễn ra. Nhận
thức được tầm quan trọng, tình hình thời sự và những hạn chế của công tác giải


quyết việc làm cho người lao động nhằm sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực nước nhà, và mong muốn tìm hiểu về tình hình nguồn lao
động ở nông thôn nước nhà nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải
pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Việt Nam”. Do trình độ và thời gian
hạn chế, chuyên đề chắc chắn có nhiều điểm thiếu sót, rất mong thầy, cô giáo và
người đọc đóng góp ý kiến để cho chuyên đề được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề
- Hệ thống lý luận chung về lao động
- Tìm hiểu thực trạng quản lý, sử dụng và chất lượng nguồn lao động ở
nông thôn Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn lực lao động nông thôn Việt
Nam
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chính của chuyên đề là thống kê các số liệu thứ
cấp đã công bố trên các sách báo, tạp chí và các trang Website trên mạng Internet.
- Ngoài ra, chuyên đề cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và
xử lý số liệu để đưa ra các nhận xét, giải pháp phù hợp.
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm về lao động, việc làm
2.1.1 Lao động
- Lao động là hoạt động của con người diễn ra giữa người với tự nhiên.
Trong quá trình lao động, con người sử dụng các tiềm năng trong cơ thể tác động
vào giới tự nhiên chiếm giữ những chất trong tự nhiên, biến đổi những chất đó làm
cho chúng trở lên có ích trong đời sống của mình. Theo từ điển Tiếng Việt thì lao
động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất
và giá trị tinh thần cho xã hội. Vì vậy lao động là điều kiện không thể thiếu được
của đời sống con người, lao động mãi là nguồn gốc động lực phát triển xã hội, bởi
vậy xã hội càng phát triển thì tính chất, hình thức và phương thức tổ chức lao động
càng tiến bộ.
- Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động, có giao

kết hợp đồng lao động.
- Nguồn lao động: là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế
tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng
đang tích cực tìm việc làm.
- Nguồn lao động trong nôn nghiệp là toàn bộ những người có khả năng
tham gia lao động trong ngành nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp được
nhìn ở hai góc độ toàn ngành nông nghiệp và từng nông trại.
Nói đến nguồn lao động nhất là nguồn lao động trong nông nghiệp thông
thường xét đến hai khía cạnh là số lượng lao động và chất lượng lao động
Số lượng lao động: là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động
(nam từ 15- 60, nữ từ 15 – 55 tuổi) có khả năng tham gia lao động. Ngoài ra, do
quá trình sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp những người không nằm trong độ
tuổi quy định nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là bộ
phận của của nguồn lao động. Tuy nhiên, do khả năng lao động của họ hạn chế nên
họ được coi là lao động phụ.
Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản thân người lao động, chất lượng
sức lao động thể hiện ở sức khỏe, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa, nhận thức,
hiểu biết khoa học kỹ thuật và trình độ kinh tế tổ chức.
- Cơ cấu lao động: Là quan hệ tỷ lệ lao động được phân chia theo một tiêu
thức kinh tế nào đó.
- Thị trường lao động: là nơi thực hiện các quan hệ xã hột giữa người bán
sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng
lao động) thông qua hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công hoặc tiền lương) và
các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động cụ thể bằng văn
bản, bằng miệng hoặc thông qua các thỏa thuận khác.
2.1.2 Việc làm
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và
nhân khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Tùy theo
cách tiếp cận mà người ta có những quan niệm khác nhau về việc làm:
- Việc làm là công việc mà người lao động tiến hành nhằm có thu nhập

bằng tiền hoặc hiện vật.
- Theo Bộ luật lao động của Việt Nam đã được Quốc hội khóa IX thông qua
thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm
đều được thừa nhận là việc làm”
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Một số đặc điểm của lao động nông thôn nước ta hiện nay
3.1.1 Cơ cấu của lao động ở nông thôn Việt Nam thể hiện tính thuần nông.
Hiện nay, mặc dù có nhiều chính sách để chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn nhưng tỷ lao động ở nông thôn làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao khoảng
70%. Vì vậy, lao động dư thừa lại tập trung trong ngành nông nghiệp và khả năng
tạo thêm việc làm từ đây là rất khó, vì thế chuyển dịch cơ cấu sẽ là yêu cầu cấp
bách trong thời gian tới.
3.1.2 Năng suất lao động trong nông nghiệp thấp
Nguyên nhân của vấn đề này là do trình độ học vấn và trình độ chuyên
môn kỹ thuật của lao động nông thôn còn thấp, thiếu các trang thiết bị, máy móc
sản xuất hiện đại. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất làm cho khó đưa
máy móc vào canh tác, người lao động chủ yếu vẫn là lao động thủ công. Do đó
năng suất lao động trong nông nghiệp chưa cao.
3.1.3 Quy mô số lượng lao động ở nông thôn lớn và được bổ sung hàng năm
nhiều
Việt nam là nước có dân số đông, đứng thứ 2 trong khu vực và thứ 13 trên thế giới
với tổng dân số khoảng 86 triệu người. Một đất nước có cơ cấu dân số trẻ với số
người trong độ tuổi từ 16 – 35 chiếm khoảng 70% tổng dân số. Việt Nam hiện có
khoảng 49,5 triệu lao động và mỗi năm lại có thêm gần 1,5 triệu người tham gia
vào thị trường này. Đây vừa là lợi thế vừa là thách thức trong vấn đề việc làm. Bên
cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu lao động không ăn khớp với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, làm giảm đáng kể hiệu quả sử dụng nguồn nội lực dồi dào tiềm năng này. Thị
trường lao động lúc nào cũng sôi động, nhưng việc làm thì thiếu ổn định, bền
vững. Để giải bài toán tổng hợp này, cùng với vai trò của Nhà nước, cần phát huy
tính chủ động của tất cả các bộ ngành, địa phương, của từng doanh nghiệp và bản

thân người lao động.
3.1.4 Chất lượng nguồn lao động nông thôncòn thấp
Nhìn chung trình độ văn hóa của nguồn lao động nông thôn của chúng ta đã được
cải thiện trong những năm qua. Số người trong độ tuổi lao động không biết chữ
gần như không còn. Trình độ lao động học hết cấp I, II ngày càng tăng nhất là ở thế
hệ trẻ. Tuy nhiên, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ
lệ khá cao khoảng 80%, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa thì tỷ lệ này còn cao hơn
nhiều.
Về trí lực thì nguồn lao động nông thôn của chúng ta được đánh gia là có truyền
thống cần cù, thông minh ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức
khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiệ đại. Đây là một lợi thế của chúng ta khi đất nước
nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng tham gia quá trình hội nhập quốc tế và
thực hiện chủ trương “đi tắt, đón đầu”.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là những mặt mạnh từ trước tới nay của người
dân Việt Nam vẫn được nhắc đến như truyền thống lao động cần cù, thông minh
sáng tạo, đoàn kết, có khả năng thích ứng với nhiều tình huống phức tạp. Nhưng
thực tế cũng cho thấy yếu điểm không thể không thừa nhận là trình độ kỹ thuật, tay
nghề, trình độ quản lý của lao động nông thôn còn thấp.
Khả năng tư duy của lao động nông thôn: Nguồn nhân lực nông thôn của Việt Nam
có xuất phát điểm thấp, nên phong cách tư duy của lao động nông thôn mặc dù
được cải thiện rất nhiều song vẫn mang tính chất thủ công, nhỏ lẻ, lạc hậu. Sản
xuất, quản lý vẫn còn dựa nhiều vào kinh nghiệm và thâm niên làm việc.
3.2 Những thuận lợi và thách thức để phát triển nguồn lao động nông thôn
*Thuận lợi
Nước ta có nguồn lao động ở nông thôn đông, đặc biệt là nhóm lao động trẻ lớn sẽ
có ưu thế về sức khỏe, năng động sáng tạo, vươn lên làm chủ trong tương lai gần.
Số lao động được học tập nâng cao trình độ văn hóa ngày càng cao. Nhà nước ngày
càng quan tâm tới công tác giáo dục nhất là đào tạo cho khu vực nông thôn cả về
trình độ văn hóa lẫn chuyên môn tay nghề. Đây là lợi thế rất cơ bản để tiếp thu
nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho lao động nông thôn.

Kinh tế đất nước ngày càng phát triển, ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng lớn
mạnh là điều kiện thuận lợi để thu hút lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động nông thôn theo hướng ngày càng tiến bộ, nâng cao thu nhập cải
thiện đời sống cho người nông dân.
Đường lối đổi mới của Đảng đã tác động tích cực lực lượng lao động ở nông thôn.
Sự phát triển của nền kinh tế đa thành phần đã thu hút được nhiều lao động, sử
dụng tốt hơn năng lực nguồn nhân lực nông thôn như: thu hút lao động nông thôn
vào làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất … Việc phát triển kinh tế hộ gia
đình, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo cơ hội cho nhiều việc làm mới.
Quản lý nhà nước về nguồn lao động nông thôn ngày càng được quan tâm, chính
sách phát triển nguồn nhân lực này ngày càng hoàn thiện.
Thị trường sức lao động đã hình thành và ngày càng phát triển trở thành một thị
trường thống nhất, người lao động có thể di chuyển và hành nghề theo pháp luật và
sự hướng dẫn của Nhà nước. Tiền công lao động ngày càng phản ánh đúng giá trị
và giá cả lao động. Lao động được tự do, được giải phóng tạo động lực mới để mọi
người lao động sáng tạo có năng suất cao hơn.
Nếu chúng ta tiếp tục có chính sách khuyến khích lao động chất xám và tay nghề
tốt hơn sẽ là yếu tố nội lực, nội sinh to lớn để phát triển nguồn lao động nông thôn
góp phần phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp của đất nước.
* Khó khăn thách thức
Nguồn lao động nông thôn đông đảo hàng năm lại bổ sung số lượng lớn là một
thách thức, trở ngại rất lớn cho công tác giải quyết công ăn việc làm cho lao động
nông thôn.
Trình độ của lao động nông thôn so với thành thị và so với các nước trong khu vực
nhìn chung còn thấp, do đó để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
thông là rất khó. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ tiến tiến đang phát triển mạnh
thì đòi hỏi người lao động cần có trình độ ngày càng cao để có thể năm bắt và ứng
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3. 3 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam
Nhìn rõ được thực trạng về nguồn lao động ở nông thôn nước ta để chúng ta

phát huy được những điểm mạnh, khắc phục, hạn chế những điểm yếu và đưa ra
những yêu cầu về giáo dục và đào tạo cho nguồn nhân lực. Một mặt phải giải quyết
vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn về trình độ văn hóa và trình độ
chuyên môn kỹ thuật, mặt khác phải giải quyết vấn đề nâng cao thể lực người lao
động và phân phối nguồn lao động hợp lý.
3.3.1 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Trong trình tự đào tạo cho người lao động nông thôn phải đi lần lượt theo
trình tự phổ cập tiểu học đến phổ cập trung học cơ sở, trang bị những kiến thức cơ
bản, đào tạo nghề từ bậc sơ cấp đến các bậc cao hơn.
- Cần lồng ghép vốn hỗ trợ đào tạo từ các chương trình khuyến nông, sự hỗ
trợ của các tổ chức quốc tế để tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo kinh nghiệm thực
tế ngắn hạn về canh tác, sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững.
- Xây dựng các trường nghề tại ngay các địa phương để người lao động ở đó
có điều kiện theo học nghề.
- Hỗ trợ kinh phí cho con em nông thôn theo học các trường chuyên nghiệp,
đại học …… để học nâng cao trình độ về phục vụ quê hương hoặc xin vào các lĩnh
vực công nghiệp, dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Việc đào tạo nghề cho người lao động nông thôn thực sự có hiệu quả cần chú
ý một số điểm sau:
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao
động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời dựa trên nhu cầu nghề
nghiệp thực tế của về nghề nghiệp của người nông dân chứ không phải theo trào
lưu, thành tích. Vì vậy, khi tổ chức các khóa học, khóa tập huấn cho người dân cần
tiến hành điều tra nhu cầu thực tế của họ ở từng địa phương, của các doanh nghiệp
trên địa bàn.
- Công tác đào tạo cần có sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể tại
địa phương. Cần lồng ghép vốn hỗ trợ cho các tổ chức ở địa phương như: Hội
Nông dân, Hội phụ nữ …… để tổ chức các khóa học tập huấn. Thực tế cho thấy,
địa phương nào có sự quan tâm, tham gia sát sao của chính quyền địa phương thì
có phong trào đào tạo đạt kết quả cao.

- Khi tổ chức các khóa học cần lưu ý đến tính mùa vụ sản xuất và tình hình
điều kiện thực tế của từng địa phương như trình độ của người dân, tập quán sinh
sống, tập quán canh tác……. Để có cách bố trí nội dung và thời gian học tập và
phương pháp truyền đạt phù hợp.
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm,
chuyển dịch cơ cấu lao động, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng an sinh xã
hội, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới và phát triển bền vững.
3.3.2 Tạo cơ hội cho người lao động vừa học vừa làm
Đa số người lao động ở nông thôn có khả năng tích lũy vốn thấp, đời sống
còn gặp nhiều khó khăn, do đó thiếu kinh phí cho quá trình học tập. Vì vây, các cấp
chính quyền cần có biện pháp tạo cơ hội cho họ được vừa học vừa làm. Như vậy,
vừa góp phần nâng cao được trình độ cho người lao động vừa đảm bảo được cuộc
sống cho họ. Đề làm được điều này thì các cơ quan chức năng, các ngành liên quan
cần có sự phối hợp và giải pháp đồng bộ. Phối hợp tốt các nguồn vốn mà địa
phương được ưu đãi hỗ trợ như: vốn cho xóa đói giảm nghèo, vốn vay ưu đãi cho
con em nông thôn đi học, vốn cho chương trình khuyến nông … để hỗ trợ cho
người lao động đi học. Đặc biệt nên hướng đào tạo cho việc xuất khẩu lao động
sang các thị trường nước ngoài.
Việc kết hợp giữa vừa học vừa làm còn làm tăng khả năng tiếp thu của
học viên, giúp họ hiểu và tích lũy kinh nghiệm, tay nghề nhanh hơn.
3.3.3 Đào tạo nghề gắn với nhu cầu lao động
Một thực tế hiện nay cho thấy rất nhiều lao động sau khi được đào tạo đã
không có khả năng tìm kiếm được việc làm. Điều này đã gây ra tâm lý xấu cho
người lao động không muốn tiếp tục theo học để nâng cao trình độ của mình. Do
đó, trong thời gian tiếp theo song song với việc mở rộng các cơ sở dạy nghề tại các
địa phương thì cần tạo ra thị trường cầu về lao động một cách rộng hơn. Cụ thể
như phát triển các khu công nghiệp dịch vụ, du lịch ngay trên địa bàn nông thôn để
thu hút lao động. Có biện pháp để khôi phục hoặc xây dựng mới các làng nghề để
thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”. Đó cũng là một lý do cần thiết để tiến
hành điều tra cầu về lao động tại địa phương trước khi tiến hành đào tạo cho thật

phù hợp.
3.3.4 Một số biện pháp khác
Bên cạnh các biện pháp tập trung cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nông thôn như đã trình bày ở trên thì để phát triển tốt nguồn lực
này cũng cần tiến hành một số biện pháp khác như:
- Tuyên truyền thực hiện tốt biện pháp Kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ gia
tăng dân số ở nông thôn để trong tương lai giảm áp lực về nhu cầu việc làm cho
người lao động nông thôn.
- Có sự liên kết tốt giữa chính quyền địa phương, người dân và các doanh
nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Trước khi thu hồi chuyển giao đất giải phóng mặt
bằng cần có những văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp và địa phương về công
tác hỗ trợ đào tạo và ưu tiên sử dụng lao động địa phương khi doanh nghiệp đi vào
hoạt động.
- Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa cho các đối tượng nghèo, đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn ở nông thôn để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, cải thiện
thu nhập của gia đình.
- Các địa phương cần thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về trợ giúp người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội như bảo trợ, ưu đãi đối
tượng khó khăn, chế độ cho gia đình có công với cách mạng, đối tượng hưu
trí……
- Thực hiện tốt chủ trưpng chính sách về phát triển giáo dục, y tế văn hóa
cho đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa vùng biên giới hải đảo để
tránh thiệt thòi cho họ. Đồng thời tạo cơ hội phát triển đồng đều giữa các vùng, các
khu vực tránh hiện tượng phân hóa giầu nghèo sâu sắc trong xã hội.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Trong bất kỳ một xã hội nào, một quốc gia nào thì nguồn lao động cũng
đóng vai trò quan trọng, trung tâm của quá trình sản xuất kinh tế, xã hội. Việt Nam
là nước nông nghiệp có lực lượng lao động ở nông thôn đông đảo. Họ là những
người đã đóng góp nhiều cống hiến quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
trước đây và công cuộc xây dựng đất nươc hiện nay.

Lực lượng lao động ở nông thôn có nhiều hạn chế và chịu nhiều thiệt thòi
hơn lực lượng lao động ở thành thị. Do đó họ cần được quan tâm, tạo điều kiện để
có thể vươn lên trong cuộc sống. Trong đó vấn đề đào tạo nâng cao năng lực cho
lao động nông thôn là vô cùng cần thiết và quan trọng. Họ được đào tạo tốt sẽ có
tác động tích cực trong quá trình sản xuất, góp phần cải thiện đời sống và thay đổi
bộ mặt nông thôn. Điều này càng đặc biệt quan trong khi mà Việt Nam ngày càng
hội nhập mạnh ra thị trường thế giới, đòi hỏi các sản phẩm nông sản phải có chất
lượng cao, người sản xuất phải nắm bắt tốt nhu cầu thị trường …. Hơn nữa khi mà
khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ, nhiều máy móc, công nghệ mới đưa vào
sản xuất thì càng cần nâng cao trình độ cho người lao động để học có thể làm chủ
các công nghệ này.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, và đang thực hiện quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đât nước trong khi chúng ta vẫn là nước nông
nghiệp. Do đó, vai trò của lao động ở nông thôn càng trở nên quan trọng vì họ là
lực lượng đông đảo trong xã hội và là nguồn cung cấp cho công nghiệp, dịch vụ
sau này. Vì vậy, cần thực hiện tốt các biện pháp để phát triển nguồn nhân lực này
cho phù hợp với yêu cầu của xu thế phát triển đất nước sau này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung,
NXB Nông nghiệp 1999.
2. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng lao
động nông thôn, Ngô Viết Hải
3. Website của Đảng cộng sản Viêt Nam
4. Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn dưới tác động
của phát triển làng nghề ở thị xã Từ Sơn, Luận văn thạc sỹ, Nguyễn Thị Tuyết,
2009
5. Trang website
6. “Việc làm ở nông thôn – thực trạng và giải pháp”, Chu Tiến Quang,
NXB Nông nghiệp, 2001

×