Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lệch pha giữa Cung-Cầu trên thị trường vốn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.36 KB, 2 trang )

Thị trường vốn và sự lệch pha giữa Cung - Cầu
Ngân hàng thương mại chính là các công ty kinh doanh tiền tệ. Ở đó,
họ dùng chính sách lãi suất để thu hút tiền gửi từ trong dân và cho
các nhà doanh nghiệp vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Việc đầu tư làm ăn của doanh nghiệp không thể một vài tháng, ít ra cũng
6 tháng, một năm hoặc dài hơn nếu đầu tư cho sản xuất công nghiệp
nặng. Chính vì thế một công ty kinh doanh tiền tệ giỏi phải là công ty thu
hút được nhiều tiền gửi dài hạn từ 1 năm trở lên và lãi suất cao phải ưu
tiên cho gửi dài hạn.

Cho đến nay lãi suất huy động dài hạn tại các ngân hàng thương mại đều
được đẩy lên mức trần 11,5%/năm theo thoả thuận giữa các ngân hàng
thương mại nhưng nguồn vốn thu hút được ở các kỳ hạn dài không tăng
nhiều. Nguồn vốn huy động lại chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng,
trong khi cho vay kinh doanh đa phần từ 3-6 tháng trở lên. Sự lệch pha
giữa cung và cầu về vốn đã khiến cho xuất hện một tình trạng đáng ngại,
đó là các tổ chức tín dụng thì thừa tiền (huy động vốn ở các tổ chức tín
dụng tăng 5,93% trong 4 tháng đầu năm) nhưng nền kinh tế lại khát vốn.

Tại sao lại xảy ra tình trạng tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng chiếm tỷ lệ lớn?
Xảy ra điều này chính là bởi sự biến động của lãi suất trên thị trường theo
xu hướng tăng. Hiện tại các ngân hàng cũng như người vay vốn hay
người gửi đều không còn quan tâm nhiều tới lãi suất cơ bản mà Ngân
hàng Nhà nước vừa quyết định tiếp tục giữ ở mức 8% (tháng thứ 6 liên
tiếp vì các khoản vay ngắn hạn cũng như dài hạn đều được cho vay với
lãi suất thoả thuận. Hiện nay các ngân hàng thương mại sau nhiều lần
điều chỉnh tăng đã nâng lãi suất thoả thuận từ 10,8% đến 11,5%/năm. Do
lãi suất liên tục biến động tăng nên người gửi luôn tìm đến gửi kỳ ngắn
1
hạn để chủ động trong việc tái gửi với lãi suất cao hơn. Đó là lý do chính
khiến phần lớn lượng vốn huy động từ đầu năm đến nay chủ yếu tập


trung ở các kỳ hạn dưới 6 tháng, đặc biệt là kỳ hạn 1-3 tháng. Như vậy
tình trạng tiền huy động thì có mà cho vay thì khó đã làm tắc nghẽn kênh
lưu thông vốn, quan trọng hơn là làm cho việc hạ lãi suất trở nên khó
khăn.

Theo các chuyên gia, việc thị trường bất động sản và thị trường chứng
khoán sôi động từ sau Tết đến nay đã khiến cho 2 thị trường này hút khá
nhiều vốn. Chính vì thế luồng tiền “nóng” gửi ở các kỳ hạn ngắn để rút ra
nhanh chóng hơn khi cần đầu tư vào một trong hai thị trường trên đã
chiếm ưu thế hơn so với gửi ở kỳ hạn dài. Tóm lại, sự “nóng” lên của thị
trường nhà đất và chứng khoán đã khiến ngân hàng chỉ là ga xép cho
“đoàn tàu vốn” tạm dừng trên đường đi tìm kiếm lợi nhuận cao ở các thị
trường khác.

Nhiều chuyên gia cho rằng muốn giải bài toán hạ lãi suất cần thiết phải
xử lý rốt ráo chuyện lệch pha giữa cung và cầu vốn mà vấn đề chủ yếu là
tăng nguồn cung vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay sản xuất, kinh
doanh của nền kinh tế. Muốn vậy rõ ràng cần bắt đầu từ lý do khiến
người gửi chỉ muốn gửi ngắn hạn đã nêu ở trên. Tức là phải tạo sự ổn
định trên thị trường vốn về lãi suất, chặn đứng sự kỳ vọng về biến động
tăng lãi suất của người gửi. Song song với đó cần tạo ra sự ưu đãi để thu
hút được nguồn vốn gửi tiết kiệm dài hạn.
2

×