Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

kinh tế công - hàng hóa công thông tin không đầy đủ trong thị trường vốn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.19 KB, 9 trang )

KINH TẾ CÔNG CỘNG GVHD:Th.S Trần Thị Thu Vân
LỜI MỞ ĐẦU
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng thị trường cạnh tranh như một “
bàn tay vô hình” dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả. Doanh nghiệp muốn
tìm kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ sản xuất một hàng hóa mà giá trị tiêu
dùng cao hơn chi phí sản xuất hoặc doanh nghiệp sẽ tìm ra phương pháp sản
xuất với chi phí rẻ. Tóm lại, doanh nghiệp sẽ sản xuất một lượng hàng hóa
mà chi phí biên để sản xuất hàng hóa cuối cùng bằng với giá của hàng hóa
đó. Còn người tiêu dùng, họ sẽ mua một lượng hàng hóa mà tại đó lợi ích
biên của hàng hóa cuối cùng bằng với giá phải trả cho hàng hóa đó. Kết quả
là doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp nhau tại một điểm và đó là điểm mà
hiệu quả kinh tế đạt tốt nhất ( lợi ích biên = chi phí biên = giá ). Thị trường
cạnh tranh đã dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả. Tuy nhiên không phải
trong bất kỳ trường hợp nào, lĩnh vực nào thị trường cạnh tranh cũng hoạt
động hiệu quả. Và những thất bại đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính
phủ. Bài tiểu luận này đi sâu vào một mảng thất bại của thị trường cạnh
tranh đó là thị trường không đầy đủ và cụ thể hơn nữa là trong thị trường
vốn. Những thất bại trong thị trường vốn sẽ được khái quát bằng lý thuyết,
đưa ra những dẫn chứng trong thực tiễn, nguyên nhân dẫn đến thất bại đó và
cuối cùng là những giải pháp khắc phục sự thất bại đó. Cấu trúc bài tiểu luận
như sau :
Lời mở đầu
I. Khái quát lý thuyết
1. Thị trường không đầy đủ
2. Những biểu hiện thất bại trong thị trường vốn
II. Thực tiễn, nguyên nhân dẫn đến thất bại trong thị trường vốn
III. Giải pháp khắc phục thất bại trong thị trường vốn
Kết luận
Trang 1
KINH TẾ CÔNG CỘNG GVHD:Th.S Trần Thị Thu Vân
I. Khái quát lý thuyết


1. Thị trường không đầy đủ
1.1 Khái niệm : Thị trường không đầy đủ hay còn gọi là thị trường
thông tin bất cân xứng là thị trường mà trong đó hai bên giao
dịch nắm giữ thông tin không ngang bằng nhau.
1.2 Các thị trường không đầy đủ : 4 thị trường
Thị trường bảo hiểm, thị trường vốn, thị trường kiến thức – thị trường công
nghệ và thông tin và các thị trường bổ sung.
2. Những biểu hiện thất bại trong thị trường vốn đòi
hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ
2.1 Do thị trường vốn không thể hoạt động một cách độc lập mà phụ
thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, chính trị và các chính sách về kinh
tế - xã hội của chính phủ nên khi có những ràng buộc nhất định trong hệ
thống chính sách kinh tế nói chung của chính phủ, lãi suất có thể thay
đổi làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ. Điều này làm cho
Trang 2
KINH TẾ CÔNG CỘNG GVHD:Th.S Trần Thị Thu Vân
thị trường tư nhân không thể dự đoán và kiểm soát được.
Tại điểm E: cung và cầu tiền tệ cân bằng nhau.
Tại điểm E’ ta có thể giải thích là do tác động của ngân hàng nhà nước, cụ
thể với trường hợp này ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thu hẹp
tiền tệ làm tăng lãi suất. khi đó lượng cung tiền là M
E
’, tại M
E
’ trên thị
trường có hiện tượng thặng dư cầu tiền ( D > S )  lãi suất mà doanh
nghiệp phải trả khi tham gia thị trường là R
E
’’ > R
E

’.
2.2 Thị trường vốn tư nhân đòi hỏi phải có một sự đảm bảo tài sản
nhất định đối với các đối tượng vay vốn ( thế chấp ) . Tuy nhiên không phải
bất kỳ ai có nhu cầu thực sự về tiền vốn cũng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện
vay vốn của ngân hàng. Do đó mà các doanh nghiệp hoặc các cá nhân cũng
D
S
LÃI SUẤTR
R
E
’’
R
E

R
E
M
E

M
E
LƯỢNG TIỀN
M
E
’’
E
E

Trang 3
KINH TẾ CÔNG CỘNG GVHD:Th.S Trần Thị Thu Vân

không thể thực hiện việc huy động vốn với lãi suất thấp trong thời gian dài
để phục vụ cho những mục đích nhất định trong việc bảo vệ, xây dựng và
phát triển đất nước.
3. Hậu quả do thông tin bất cân xứng trong thị trường
vốn:
Hậu quả của bất đối xứng thông tin dẫn tới rủi ro đạo đức về phía giao dịch
nhiều thông tin hơn và che đậy hành vi của mình. Rủi ro đạo đức nảy sinh
khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa
các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm
lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế
thông tin.
II. Thực tiễn, nguyên nhân thất bại trong thị trường vốn
1. Thực tiễn
Với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cộng với tỷ lệ lạm phát cao
đã làm cho lãi suất cho vay và huy động ở các Ngân hàng thương mại biến
động khó kiểm soát. Cùng với tình hình đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của
chính phủ, làm cho lượng cung tiền ra thị trường giảm dẫn đến lãi suất tăng
cao ( lãi suất cơ bản lên cao nhất là 16%). Thực tế trong cuộc khủng hoảng
này, các doanh nghiệp hầu như đang đứng trước bờ vực phá sản vì không có
đơn hàng, tình hình sản xuất bị ngưng trệ muốn phục hồi sản xuất nhưng hầu
như các doanh nghiệp không thể tiếp cận với vốn vay của các ngân hàng vì
lãi suất khá cao. Còn từ phía ngân hàng, vốn huy động khá lớn làm cho tín
dụng cho vay từ phía ngân hàng nhiều nhưng không thể giải ngân được
( Biểu hiện thất bại thứ nhất). Điều này tạo ra một rủi ro đạo đức cho người
gửi đó là chỉ cần ngân hàng nào đưa ra lãi suất cao thì gửi, chứ không quan
tâm ngân hàng đó có thể mất khả năng thanh toán hay không.
Trang 4
KINH TẾ CÔNG CỘNG GVHD:Th.S Trần Thị Thu Vân
Điều này có thể thấy qua việc người gửi tiền rút tiền từ ngân hàng lớn
lãi suất thấp hơn sang gửi ở ngân hàng nhỏ “siêu lãi suất”. Các ngân hàng

“siêu lãi suất” hiện tại, phần đông là những ngân hàng bị thiếu hụt vốn, cần
phải thu hút vốn bằng bất cứ giá nào. Những mức lãi suất 12% trở lên là
những mức lãi suất rất cao. Liệu người gửi tiền có nghĩ làm sao các ngân
hàng này trả nổi mức lãi suất đó? Với một chi phí vốn vay cao như vậy,
ngân hàng phải tiến hành cho vay với lãi suất cao hơn đáng kể mới mong
duy trì được lợi nhuận. Mà muốn cho vay lãi suất cao thì phải chấp nhận cho
vay những dự án rủi ro hơn. Đây chính là nơi phát xuất rủi ro đạo đức của
các ngân hàng thương mại: buộc phải chạy theo những dự án rủi ro hơn thay
vì phải đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đi vay ngân hàng vốn dĩ là doanh
nghiệp truyền thống nhưng vẫn bị từ chối cho vay vì thiếu tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo mà các ngân hàng đưa ra là bất động sản nhưng không phải
công ty nào cũng có bất động sản để mà thế chấp, chủ yếu là tài sản cá nhân,
trang thiết bị khó kiểm soát, nếu có vay thì chỉ rất ít nên ngân hàng ngại
không cho vay. Điển hình như ông Nguyễn Kỷ, chủ cơ sở sản xuất – xuất
khẩu đồ mỹ nghệ tre hun khói ở thôn Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh cho hay : cơ sở sản xuất của gia đình ông và hầu như tất cả các cơ sở
sản xuất làng nghề tại đây đều không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Vì
vậy mà ngoài sổ đỏ ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) làm tài sản thế
chấp, tín chấp ra thì không còn cái gì khác nữa. Tuy nhiên với sổ đỏ này mà
đem đi vay thì ngân hàng cũng chỉ cho vay khoảng 50 triệu đồng. Điều kiện
sản xuất đang khó khăn nhưng vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh lại thiếu vốn. Điều đó dẫn đến sự khó khăn cho các doanh nghiệp
( Biểu hiện thất bại thứ hai). Từ đó nảy sinh rủi ro đạo đức từ phía các doanh
nghiệp và cá nhân cần vốn : chưa minh bạch về tài chính, chưa thuyết phục
Trang 5

×