Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhiễm độc thực phẩm bởi chất phóng xạ nguyên tử pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.05 KB, 8 trang )

Nhiễm độc thực phẩm bởi chất
phóng xạ nguyên tử

Bác sĩ Vũ văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương
Sau khi xảy ra cơn động đất mạnh cấp 9 tạo nên một cơn sóng thần
tràn ngập thị trấn Tiên Đài (Sendai) rồi làm cho trung tâm phát điện nguyên
tử năng Phúc Đảo (Fukushima) bị cháy khiến gây ô nhiễm cho cả một vùng
đất rộng lớn vùng Đông Bắc (Tohoku) nước Nhật thì cả thế giới lo ngại là
tình trạng ô nhiễm bởi bụi phóng xạ rồi đây sẽ lan đi khắp nơi như vụ nổ lò
nguyên tử Chernobyl năm 1986 tại Ukraine. Các chuyên viên canh nông
Nhật đã phát hiện được nhiều dấu hiệu rau cỏ spinach và canola, nông phẩm
dành cho gia súc, sữa tươi và cho đến cả hoa cúc, hoa hồng cũng bị nhiễm
độc bởi các chất phóng xạ đồng vị độc hại như cesium, iodine, strontium từ
trong các lò nguyên tử bị cháy thoát ra ngoài.
Nguyên do là khi cơn động đất xảy ra thì đã làm cho hệ thống thoát
nhiệt tại các lò nguyên tử bị hư hỏng khiến làm cho các thỏi uranium bị nóng
cháy rồi phát ra những chất phóng xạ. Tuy chưa đến nỗi trầm trọng như vụ
Chernobyl khi các thỏi uranium bị chảy đến mức độ meltdown rồi nổ tung
gây ô nhiễm cho cả một vùng đất rộng lớn tại Nga, Bạch Nga, Bắc Âu và
hậu quả cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa xong.
Các chuyên viên khí tượng cho biết là một khi các đám mây phóng xạ
đã thoát ra bên ngoài thì sẽ bay đi khắp nơi và khó có thể tiên đoán được sẽ
gây nên ô nhiễm cho những vùng nào khi các đám mây phóng xạ biến thành
nước mưa rồi rơi xuống gây tai họa cho những vùng sản xuất hoa màu.
Kinh nghiệm của vụ Chernobyl
Trong vụ cháy tại Phúc Đảo đã có dấu hiệu các nông phẩm như rau
spinach, rau cải, cà chua tại vùng Central Valley tại California bị nhiễm phải
các chất phóng xạ từ bên kia Thái bình Dương bay tới. Ngay cả tôm cá tại
Nhật Bản cũng bị nhiễm độc trong khi các ngư sản là nguồn cung cấp chất
protein chính yếu của người Nhật. Ảnh hưởng dây truyền của vụ cháy tại
Phúc Đảo cho đến nay vẫn chưa thể biết được sẽ còn gây tại hại cho những


quốc gia nào và trong bao lâu mới hết
Các cuộc khảo sát không khí, nước uổng, nông phẩm tại Ukraine sau
khi xảy ra vụ cháy lò Chernobyl năm 1986 cho thấy là ảnh hưởng của các
chất độc phóng xạ đã kéo dài hàng chục năm vẫn chưa hết và bao trùm cả
một vùng đất rộng lớn hàng triệu cây số vuông. Trung tâm nguyên tử Phúc
Đảo vì ở gần bờ biển là nơi có hai dòng hải lưu Kuroshivo và Oyashivo gặp
nhau nên tại đây có những ngư trường rất lớn nên có thể một số rất lớn tôm
cá sẽ bị nhiễm độc rồi gây tổn hại cho ngành ngư nghiệp của Nhật, Nam
Hàn, Đài Loan, Nga và cả vùng Tây Bắc nước Mỹ (Alaska, Oregon,
California ) vì dòng hải lưu Kuroshivo chạy dài từ Nhật sang hướng Đông
tới bờ biển phía Tây nước Mỹ. TS Ward Whicker của Đại Học Colorado
State University đã nghiên cứu nhiều về ảnh hưởng giây truyền do các chất
phóng xạ gây nên đã báo động rằng “các đám mây phóng xạ một khi tạo nên
những cơn mưa thì có thể làm cho nhiều vùng đất nông nghiệp bị nhiễm độc
rồi làm cho những gia súc ăn phải rồi cuối cùng sang người dân tiêu thụ.
Hai chất phóng xạ nguy hiểm nhất là chất iodine 131 và cesium 137 vì
tồn tại rất lâu và có khả năng bay đi rất xa rồi làm ô nhiễm cả trăm năm vẫn
chưa hết. Khi lò Chernobyl phát nổ thì sau 15 năm các khoa học gia vẫn còn
tim thấy chất cesium tại thịt và sữa các gia súc tại Na Uy, Croatia, Thụy
Điển khiến những người tiêu thụ có thể bị những chứng bệnh ung thư nếu
ăn phải những thực phẩm bị ô nhiễm. Chất cesium 137 nếu tích tụ vào tủy
xương thì sẽ làm cho các tế bào tạo ra máu (bone marrow) bị hủy diệt hoặc
làm cho các DNA bị hư hỏng dẫn đến chứng ung thư máu (leukemia).
Chất iodine 131 tồn tại ngắn hơn cesium nhưng bị hấp thụ rất mau vào
tuyến giáp trạng (thyroid), một hạch nội tiết quan trọng ở cổ và có nhiệm vụ
điều hòa sự biến dưỡng của cơ thể. TS Whicker cho biết là sau khi Trung
Quốc thí nghiệm bom nguyên tử ở Tân Cương thì vài ngay sau ông đã đo
đạc được chất iodine 131 tại các trại nuôi gia súc tại Colorado. Tình trạng
nhiễm độc bởi chất phóng xạ cũng tùy theo các loại nông phẩm ví dụ như
các loại rau cải, spinach có lá rộng và lớn thì bị nhiễm độc nhiều hơn là các

loại trái cây như cam táo, những loại ngũ cốc như bắp, lúa gạo bị ít hơn vì có
vỏ bên ngoài bao bọc. Dĩ nhiên những vùng sản xuất nông phẩm ở xa các
nơi có bụi phóng xạ như Phi Châu, Úc Châu, các nước Nam Bán Cầu ít bị
nhiễm độc hơn
Chất cesium 137 nguy hiểm hơn cả vì tồn tại rất lâu nên sau khi gây ô
nhiễm cho gia súc thì lại trở về đất đai trồng nông phẩm, cỏ cây theo đường
phân bón rồi cứ thế luân chuyền mãi mãi hàng trăm năm không dứt
Các chuyên viên Nhật tại Tiên Đài và phía Nam tại Hoàng Tân
(Yokohama) cho biết là đã tìm thấy chất phóng xạ thoát ra từ lò nguyên tử
Phúc Đảo gây ô nhiễm cho cả một vùng biển rộng lớn khiến sẽ làm cho tôm
cá tại đây cũng bị nhiễm độc. Vấn đề này sẽ khiến cho một số thực phẩm
xuất khẩu của Nhật như thịt bò Thần Hộ (Kobe beef), sushi, sashimi, rong
biển, cá đóng hộp sẽ không được bán vào thị trường của Mỹ. TS Nicholas
Fischer của Đại Học New York khuyến cáo cần phải cẩn thận đề phòng các
loại ngư phẩm từ Nhật xuất xứ từ vùng Đông Bắc nước này là trung tâm ngư
nghiệp chính của cả nước.
TS Paul Falkowski của Đại học Rutgers lo ngại nhất là dòng hải lưu
Kuroshivo mà người Mỹ gọi là Japanese current chảy từ nước Nhật ngược
lên hướng Bắc dọc theo quần đảo Kuriles rồi Kamchatka và chuyển sang
hướng Đông qua quần đảo Aleoutians, Alaska vòng xuống phía Nam tại
Washington, Oregon là những nơi sản xuất cá hồi (salmon) chính của nước
Mỹ. Ảnh hưởng sẽ hết sức tai hại cho nước Mỹ vì cá salmon là một trong
những loại thực phẩm tốt nhất vi có nhiều chất omega 3 chống lại nhiều
chứng bệnh tim mạch, Alzheimer
TS Fischer lo ngại là nếu không dập tắt được lò nguyên tử Phúc Đảo
thì tình trạng ô nhiễm sẽ kéo dài khiến toàn thể vùng bờ biển phía Tây của
nước Mỹ xuống tận California, Baja Mexico cũng sẽ bị ảnh hưởng
Các cuộc khảo sát lâu dài tại những vùng đất gần lò nguyên tử
Chernobyl cho thấy là tỷ lệ bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư máu rất cao
sau khi người dân tiêu thụ phải những nông phẩm và phó sản của sữa bị ô

nhiễm bởi chất iodine 131 và cesium 137
Bài học của Chernobyl
Khi xảy ra vụ nổ lò Chernobyl thì chính quyền Cộng Sản đã tìm cách
bưng bít sự thật và không có biện pháp kịp thời di tản dân chúng ra khỏi
vùng bị ô nhiễm bụi phóng xạ cũng như không phát thuốc phòng ngừa
iodine cho dân chúng khiến sau đó kiểm điểm lại thì thấy là tỷ lệ ung thư
tuyến giáp tại Ukraine cao gấp 54 lần bình thường và tại Bạch Nga (Belarus)
thì cao gấp 113 lần. Tất cả chỉ vỉ thái độ tắc trách của chính quyền Cộng Sản
không chiụ cấp phát kịp thời thuốc viên iodine cho dân chúng.
Ngày nay toàn thể vùng xung quanh Chernobyl được coi là một khu
vực đất chất chết nguy hiểm (Alienation zone) và dân chúng được khuyến
cáo vĩnh viễn rời khỏi nơi này. Chính phủ Nga cho biết là 34 triệu dân thuộc
Liên Xô trước đây bị nhiễm phải chất phóng xạ và 200000 dặm vuông bị
nhiễm độc bởi bụi phóng xạ khiến không thể sinh sống được.
Bản phúc trình vào năm 1996 báo cáo rằng tình trạng nhiễm độc tại
phía Nam nước Nga và Ukraine lên tới mức cao hơn tất cả những vụ thí
nghiệm bom nguyên tử ở Nga từ trước đến nay. Hiện nay các cường quốc
Nga, Mỹ, Trung Quốc đã không còn thí nghiệm võ khí nguyên tử trên mặt
đất nữa
Chính phủ Nhật đã học được kinh nghiệm kể trên và đã ra lệnh di tản
dân chúng ra khỏi chu vi 50 dặm xung quanh trung tâm Phúc Đảo trong khi
cố gắng dập tắt các đám cháy trong các lò nguyên tử. Thuốc iodine
potassium cũng được cấp phát cho tất cả vì chất iodine sẽ tập trung vào
tuyến giáp khiến cho chất iodine 131 không xâm nhập vào được. Nhưng chất
cesium thì tồn tại trong không khí, đất đai, nước uống, nông phẩm hàng
ngàn năm và tiếp tục luân chuyển theo những chu kỳ bất tận nên khó có thể
tránh được những tai hại về lâu dài cho người dân sinh sống trong vùng đất
bị ô nhiễm.
Bài học của vụ nổ lò Chernobyl cho tới trung tâm nguyên tử Phúc
Đảo gợi lại câu truyện thần thoại Ả rập của vị ác thần bị nhốt trong một cái

chai và sau khi vị thần này thoát ra ngoài gây tai họa thì không có cách nào
đem nhốt trở lại được!
Nhưng nước Nhật nhỏ bé đất đai chật hẹp, dân đông nên không biết sẽ
tìm được nơi nào để di tản hòng tránh tai nạn của các đám mây phóng xạ
nguyên tử ?

×