Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phình động mạch chủ (aortic aneurysm) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.19 KB, 5 trang )

Phình động mạch chủ
(aortic aneurysm)
Bác sĩ Vũ Văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương
Rách phình động mạch chủ (aortic aneurysm dissection)
Căn bệnh này khá phổ biến và hết sức nguy hiểm nếu không được
chữa trị và giải phẫu kịp thời…
Trước hết động mạch chủ (aorta) là động mạch lớn nhất trong cơ
thể,đưa máu từ quả tim đi khắp nơi. Ở một số người lớn tuổi, thường là trên
50 hay 60, đôi khi thành động mạch (arterial wall) bị sơ cứng bởi các tảng
cholesterol rồi dưới sức ép của quả tim bị phình ra (aneurysm) mà không hề
có triệu chứng gì cả. Một khi bị phình to thì động mạch chủ có thể bị rách
nếu bị chấn thương giống trường hợp một vỏ xe bị nổ lốp.
Một số trường hợp phình động mạch chủ được tìm ra một cách tình cờ
khi chụp hình phổi hay bụng, người BS điện tuyến phát hiện được những
khúc động mạch bị phình ra và sau đó kiểm chứng lại bằng siêu âm và nếu
tình trạng sức khỏe cho phép thì bệnh nhân được giải phẫu hòng tránh tai
họa nếu chẳng may bị rách động mạch tại nơi bị phình to. Khi thành động
mạch bị yếu tại nơi bị phình to thì sẽ bị rách ở bên trong endothelium khiến
máu sẽ tràn vào bên trong thành động mạch và làm cho chỗ bị rách lớn thêm
và cuối cùng động mạch chủ bị vỡ khiến tỷ lệ tử vong rất cao.
Trung bình mỗi năm có khoảng 15000 người chết vì phình động mạch
chủ nhất là nếu chẳng may bị rách và không được chữa trị kịp thời. Khoảng
3000 người chết vị động mạch chủ bị rách, nhưng con số thật sự có lẽ cao
hơn vì nhiều người sau khi chết vì một cơn đau ngực thì coi như là một cơn
đau tim và không được làm giảo nghiệm tử thi
Khó khăn chính là triệu chứng động mạch chủ bị rách không có gì rõ
rệt như tức ngực, khó thở, mệt mỏi choáng váng giống như một cơn đau tim
hoặc sưng phổi. Các thống kê của Bộ Y tế cho biết là trên 10000 người thì
có 2 người bị phình động mạch chủ nhưng ít ai biết là có bệnh trong người…
Căn bệnh lặng lẽ này ít được biết đến và chỉ được quan tâm khi vào
năm 2003 tài tử John Ritter trong khi đang trình diễn thì bị đau tức ngực và


khi được trở vào bệnh viện được giải phẫu thì vài ngày sau thì từ trần. BS
nổi danh Michael DeBakey trước đây đã tìm ra được kỹ thuật giải phẫu
phình động mạch chủ thì khi chính ông được định bệnh bị căn bệnh này vào
năm 2006 thì ông đã được giải phẫu thành công khi ông đã được 97 tuổi.
Trước khi được giải phẫu bởi người học trò của ông thì chính ông đã hướng
dẫn cách giải phẫu đúng theo ý muốn của ông. BS DeBakey từ trần vào năm
2008, hưởng thọ 99 tuổi.
Sau khi tài tử John Ritter từ trần thì gia đình đã lập ra hội John Ritter
Foundation for Aortic Health nhằm khuyến khích mọi người quan tâm nhiều
hơn đến căn bệnh nguy hiểm này và có thể tránh được tử vong nếu được
phát hiện và điều trị sớm.
Vì nếu một khi chỗ phình (aneurysm) bị rách thì phải giải phẫu cấp
cứu hết sức khó khăn, tử vong rất cao. Nhiều trường hợp chỉ được tìm ra sau
khi bệnh nhân đã từ trần và được làm giảo nghiệm tử thi (autopsy) để tìm ra
nguyên nhân.
Dò tìm phình động mạch chủ
Vì chứng bệnh phình động mạch chủ hết sức nguy hiểm nếu bị rách
(dissection) trong khi bình thường thì hoàn toàn không có triệu chứng gì cả
nên ít khi được tìm ra trước khi gặp tai nạn, ngoại trừ những trường hợp tình
cờ tìm ra khiến bệnh nhân được giải phẫu vá lại chỗ phình khiến tránh được
biến chứng bị rách. Một người bị chứng phình động mạch có thể ví như là
mang một quả bom nổ chậm trong người có thể phát nổ bất cứ lúc nào ví dụ
như trong khi lái xe và bị đụng xe hay té ngã làm cho áp lực lên chỗ phình
gia tăng và làm rách
Vì căn bệnh "trầm lặng" nhưng cực kỳ nguy hiểm này thường xảy ra ở
những người cao tuổi nên các BS khuyến cáo những người trên 65 tuổi hút
thuốc lá, bị cao huyết áp, cao cholesterol và trong gia đình có người bị bệnh
thì nên được làm những thủ thuật dò tìm thật sớm để được giải phẫu trước
khi động mạch phình lớn và có thể bị rách bất cứ lúc nào. Nhiều khi chứng
phình động mạch diễn tiến hết sức chậm chạp, đôi khi nhiều năm mới phình

lớn nên việc dò tìm tương đối dễ nếu người BS gia đình chịu để ý đến những
nguyên nhân có thể gây ra bệnh, nhất là yếu tố di truyền. Đại học Houston
đã tìm ra được những genes có thể gây ra bệnh và trung bình 20 % trường
hợp được tìm ra thì có thân nhân bị chứng bệnh này. Một số trường hợp
bệnh bẩm sinh như Marfan thì hay bị phình động mạch chủ vì thành động
mạch (media arteria wall) bị yếu, dễ bị rách.
Dò tìm tương đối dễ bằng kỹ thuật siêu âm (ultrasound) và MRI khiến
có thể tìm thấy chỗ bị phình và đo đạc được mức độ lớn ra sao và có cần giải
phẫu hay không. Hiện nay hội BS tim mạch khuyến cáo những người có
thân nhân hoặc có những yếu tố gây bệnh như hút thuốc lá, cao huyết áp nên
bàn với BS gia đình để có biện pháp thích nghi vì căn bệnh nay phổ biến
nhiều hơn là mọi người nghĩ tới. Dĩ nhiên tất cả những trường hợp tức ngực
hay đau lưng bất thường cần phải được đem tới khu cấp cứu và nhất là tham
khảo BS gia đình càng sớm càng tốt thì mới có thể tránh được tai họa động
mạch bị rách (dissection).

×