Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo trình Phình động mạch chủ bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.91 KB, 4 trang )

Phình động mạch chủ bụng




Bệnh lý Phình động mạch chủ bụng xảy ra khi một đoạn động mạch chủ bụng
phình lên như một trái bóng hoặc cái túi nhỏ. Động mạch chủ bụng là mạch máu lớn, cung
cấp máu cho phần bụng, vùng chậu và 2 chân.
A-Nguyên nhân, Tần số xuất hiện và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân chính xác không được biết rõ, các yếu tố nguy cơ và điều kiện thuận
lợi cho việc hình thành phình động mạch chủ bụng là:
Tăng huyết áp
Thuốc lá
Tăng cholesterol
Béo phì
Phế khí thủng
Yếu tố di truyền
Giới tính: nam
Phình động mạch chủ bụng có thể hình thành ở bất cứ người nào, nhưng thường
gặp nhất ở nam trên 60 tuổi, có một hay nhiều yếu tố nguy cơ kể trên. Phình động mạch
càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao.
Vỡ phình động mạch chủ bụng thực sự là một cấp cứu y khoa. Bóc tách động mạch
chủ xảy ra khi lớp nội mạc động mạch rách và máu thoát vào thành động mạch. Việc này
thường xảy ra hơn đối với động mạch chủ ngực.

Triệu chứng
Túi phình phát triển từ từ trong nhiều năm và không gây ra triệu chứng rõ rệt. Nếu
túi phình lớn nhanh, rách ra (vỡ phình), hoặc máu chảy dọc theo thành động mạch (bóc
tách động mạch chủ), các triệu chứng có thể đến đột ngột.
Triệu chứng vỡ phình bao gồm:
Cảm giác mạch đập ở vùng bụng


Đau ở vùng bụng hoặc phía sau lưng – đau nhiều, đột ngột, kéo dài, hoặc liên tục.
Đau có thể lan xuống bẹn, mông và chân.
Bụng gồng cứng
Lo âu
Buồn nôn và nôn
Toát mồ hôi
Tim đập nhanh ở tư thế đứng
Shock
Khối u ở bụng
B- Dấu hiệu và xét nghiệm
Thăm khám bụng bệnh nhân, đánh giá mạch và cảm giác ở 2 chân. Phình động
mạch chủ bụng có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm sau :
Siêu âm bụng
MSCT scan bụng
Chụp cản quang động mạch
C- Điều Trị
- Nếu túi phình còn nhỏ và chưa có triệu chứng (ví dụ, khi nó được phát hiện trong
một lần kiểm tra thường quy), bệnh nhân sẽ được khuyên đi kiểm tra đánh giá định kỳ.
Thường dùng siêu âm để kiểm tra mỗi năm xem túi phình có lớn hơn không.
- Túi phình đã có triệu chứng cần được can thiệp phẫu thuật để phòng ngừa biến
chứng.
- Phẫu thuật thường được khuyến cáo trên những túi phình > 5.5 cm đường kính và
những túi phình có kích thước lớn nhanh. Mục tiêu là thực hiện phẫu thuật sớm để giảm
triệu chứng và biến chứng
Có 2 phương án phẫu thuật. Ở phương pháp mổ hở kinh điển, bác sĩ phẫu thuật
rạch đường lớn ở bụng. Mạch máu bất thường được thay thế bẳng một miếng ghép làm
bằng chất liệu tổng hợp, như Dacron chẳng hạn.
Phương pháp khác là đặt stent ghép nội mạc. Stent ghép nội mạc là một ống làm
bằng sợi kim loại giúp nâng đỡ mạch máu. Catheters được luồn vào động mạch bẹn. Stent
ghép được đưa vào động mạch qua catheter, và đặt cố định trong lòng động mạch. Vì

không có vết mổ lớn nên bịnh nhân rất mau hồi phục. Tuy nhiên không phải tất cả các ca
phình động mạch chủ bụng đều có thể được điều trị bằng phương pháp này.

D- Tiên lượng
Tiên lượng tốt nếu phình động mạch được chữa bởi một bác sĩ phẫu thuật nhiều
kinh nghiệm trước khi có biến chứng vỡ. Khi vỡ túi phình động mạch chủ bụng, tỉ lệ sống
sót thấp hơn 40%.

E- Biến chứng
Vỡ động mạch chủ
Shock giảm thể tích
Thuyên tắc động mạch
Suy thận
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch não
Bóc tách động mạch chủ
Bệnh nhân cần lưu ý
Đến phòng cấp cứu ngay khi đau bụng dữ dội hoặc bất cứ triệu chứng nào khác
của túi phình động mạch.
F- Phòng ngừa
Tập luyện thể dục, ăn uống tốt và an toàn, tránh thuốc lá sẽ giảm nguy cơ hình
thành túi phình động mạch. Nên khám sức khoẻ định kỳ. Khi có yếu tố nguy cơ nên yêu
cầu được tầm soát bằng siêu âm động mạch chủ bụng

×