Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Định sẵn Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Da pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.09 KB, 27 trang )

Định sẵn Những Điều Cần
Biết Về Ung Thư Da

Bác sĩ Trần Lý Lê, Chuyên Khoa Nội Thương và Khảo Cứu Ung
Thư
Da là bộ phận lớn nhất trong thân thể, bao bọc, bảo vệ cơ thể chống
lại hơi nóng, ánh nắng, thương tích và nhiễm trùng. Da điều tiết thân nhiệt,
giúp cơ thể dự trữ nước, mỡ và tạo vitamin D.
Da gồm có hai lớp chính: Lớp da bên ngoài gọi là epidermis (biểu bì),
và lớp da phía trong (nằm dưới biểu bì) là dermis.
Biểu bì gồm những tế bào phẳng, giống như vảy, gọi là squamous
cells. Dưới lớp tế bào phẳng này là những tế bào tròn gọi là basal cells. Phần
cuối của biểu bì chứa những tế bào tạo nên màu da có tên là melanocytes
(chứa melanin).
Dermis chứa mạch máu và mạch bạch huyết, chân tóc (hair follicles)
và những tuyến mồ hôi (sweat gland) cũng như tuyến dầu (oil gland). Tuyến
mồ hôi giúp cơ thể điều tiết thân nhiệt, và chất mỡ nhờn (sebum) giúp da
không bị khô nứt. Mồ hôi và chất mỡ nhờn toát ra bên ngoài qua những lỗ
chân lông nhỏ gọi là pores.
Ung thư da xuất phát từ tế bào, đơn vị căn bản của da. Bình thường tế
bào da tăng trưởng, sinh sản và tạo tế bào mới. Mỗi ngày tế bào da già lão,
chết và tế bào mới thay thế.
Đôi khi tiến trình sinh hóa trật tự này trở nên bất thường. Tế bào mới
xuất hiện khi không cần thiết, và tế bào già lão hoặc tế bào hư hoại không
chết như đã định. Các tế bào dư thừa này tạo thành khối, gọi là khối u hay
bướu.
Bướu hay khối u có thể "lành" (benign) hoặc "độc" (cancerous):
Bướu lành:
• Ít khi gây tử vong
• Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận
• Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể


Bướu độc như ung thư:
• Có thể gây tử vong
• Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị
• Có thể ăn lậm đến các mô lân cận
• Lan ra các bộ phận khác; việc lan tràn của khối u gọi là metastasis.
Các loại ung thư da
Ung thư da được đặt tên theo loại tế bào gây ung thư.
Hai loại ung thư da thông thường nhất là basal cell carcinoma và
squamous cell carcinoma. Hai loại ung thư da xuất hiện tại đầu, mặt, cổ, bàn
tay, cánh tay. Đây là những vùng da dang nắng thường xuyên. Tuy nhiên
ung thư da có thể xuất hiện bất cứ nơi nào.
-Basal cell carcinoma tăng trưởng chậm. Thường thấy tại những vùng
da dang nắng, nhất là mặt, hiếm khi lan tràn ra những bộ phận khác trong cơ
thể.
-Squamous cell carcinoma cũng thường xuất hiện tại những vùng da
dang nắng, nhưng cũng có thể xuất hiện tại bất cứ nơi nào. Đôi khi ung thư
squamous lan đến hạch bạch huyết lân cận và bộ phận trong cơ thể.
Nếu ung thư da lan đến nơi khác, tại vị trí mới, khối u có cùng loại tế
bào hư hoại và tên gọi vẫn là ung thư da theo gốc xuất phát.
Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư da
Y học chưa biết rõ nguyên nhân của ung thư da và cũng không thể
giải thích tại sao người này bị ung thư mà người khác không bị ung thư. Ung
thư da không "truyền" từ người này sang người khác. Dù chưa biết rõ
nguyên nhân gây ung thư, giới y học đã nhận ra những yếu tố liên quan đến
ung thư da, càng có nhiều yếu tố này, tỷ lệ ung thư càng cao (risk factors):
-Tia cực tím (ultraviolet radiation hay UV) đến từ mặt trời, sunlamp
(một loại đèn tạo ra UV), máy "nướng" da (khiến da trở màu nâu). Tỷ lệ ung
thư da tùy thuộc vào mức độ phỏng nắng sau nhiều năm. Hầu hết các loại
ung thư da đều xuất hiện sau tuổi 50, nhưng da có thể đã bị hư hại từ những
ngày còn trẻ tuổi.

Tia cực tím ảnh hưởng đến mọi người nhưng tỷ lệ ung thư da lên cao
nhất với những người da trắng dễ bị tàn nhang, thường là những người với
màu tóc đỏ và tóc vàng, tròng mắt màu nhạt. Những người da nâu sẫm cũng
có thể bị ung thư da.
Tùy theo nơi sinh sống, tỷ lệ ung thư cao hơn ở những vùng nhiều
nắng, nhận tia cực tím nhiều như Texas, Florida (so với Minnesota tại Hoa
Kỳ), Nam Phi, Úc so với những nơi khác trên thế giới.
Phóng xạ UV hiện diện ngay trong những ngày âm u, lạnh lẽo.
- Thẹo hoặc vết phỏng trên da
- Nhiễm trùng bởi một số chủng human papillomavirus
- Nhiễm arsenic khi làm việc
- Viêm da mãn tính hoặc lở da
- Bệnh tật khiến da trở nên mẫn cảm với ánh nắng như xeroderma
pigmentosum, albinism và basal cell nervus syndrome.
- Xạ trị
- Những tình trạng gây suy yếu hệ đề kháng
- Đã bị ung thư da
- Thân nhân bị ung thư da
- Bị chứng acitinic keratosis (da nổi cục u bao gồm những vảy khô,
xuất hiện tại những vùng da chịu ánh nắng như mặt và bàn tay. Các khối u
này có màu đỏ hoặc nâu; hoặc bị lột da liên tục không lành. Không chữa trị,
các cục u này có thể trở thành ung thư loại squamous.
-Bowen's disease: loại da dày và đóng vảy, có thể trở thành ung thư
loại squamous.
Nếu nghi ngại là mình bị ung thư da, quý vị nên thảo luận với bác sĩ
để khám bệnh và thử nghiệm cũng như chỉ dẫn về cách phòng ngừa.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa giản dị nhất là bảo vệ da, tránh tia UV từ ánh nắng
và từ các máy móc. Việc tránh phỏng nắng nên bắt đầu từ thủa thơ ấu để
phòng ngừa ung thư da những năm về sau.

Nên tránh ánh nắng lúc mặt trời lên cao, khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ
trưa vào mùa đông và 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều vào mùa hè.
Dùng quần áo che kín thân thể, mũ nón che đầu, cổ và mặt đề có thể
chắn tia cực tím.
Dùng những loại thuốc chống nắng (sunscreens) chắn nhiều quang
phổ (broad-spectrum, UVB và UVA) sẽ bảo vệ da. Thuốc chống nắng được
xếp loại theo sun protection factor (SPF), một đơn vị đo lường về hiệu lực,
từ 2 - 30+, những loại thuốc chống nắng từ 15-30 SPF có hiệu lực chống
những tia cực tím.
-Tránh các loại máy móc phát tia UV như sunlamp và máy nướng da
(tanning).
Triệu chứng
Chữa trị hầu hết các chứng ung thư da loại basel hoặc squamous đều
có kết quả khả quan nếu tìm thấy và chữa trị sớm.
Thường thấy nhất là sự thay đổi trên da, nhất là khi có một khối u xuất
hiện hoặc một vết lở không lành. Ung thư da khó nhận dạng vì có nhiều hình
thể khác nhau.
Những thay đổi cần chú ý bao gồm:
Khối u nhỏ, trơn, bóng, nhạt màu
Khối u đặc, cứng và đỏ.
Khối u vỡ ra và chảy máu, rồi đóng vảy.
Da khô, đóng vảy hoặc đỏ rát, ngứa ngáy
Ung thư có thể xuất hiện như một vùng da đỏ, khô và đóng vảy.
Đôi khi ung thư da gây đau đớn những rất hiếm, thường thì không có
triệu chứng.
Khám xét da thường xuyên là cách phòng ngừa tốt. Đi khám bệnh khi
thấy khối u, vết lở không lành hoặc thay đổi trên các vệt đốm trên da. Bác sĩ
chuyên môn về da là dermatologist.
Chẩn bệnh
Khi một vùng da có hình thể bất thường, bác sĩ cần biết nguyên nhân

và thử nghiệm bằng cách cắt bỏ một phần hoặc toàn thể vùng da này để làm
sinh thiết (biopsy). Phần da đã cắt bỏ được thẩm xét, kiểm nghiệm dưới kính
hiển vi để truy tìm tế bào ung thư bởi bác sĩ bệnh lý (pathologist). Sinh thiết
là phương cách chính xác nhất để kiểm nghiệm ung thư.
Bác sĩ làm sinh thiết tại phòng mạch, trung tâm y tế, hoặc bệnh viện.
Điạ điểm làm sinh thiết tùy thuộc vào kích thước và vị trí của vùng da cần
trích mô. Bác sĩ dùng thuốc tê để giảm đau khi trích mô.
Có 4 loại trích mô da:
1) Punch biopsy: Bác sĩ dùng một dụng cụ nhọn, rỗng để khoét một
mảnh da
2) Incisional biopsy: Bác sĩ dùng dao mổ để cắt một mảnh da
3) Excisional biopsy: Bác sĩ dùng dao mổ để cắt hoàn toàn vùng da
bất thường
4) Shave biopsy: Bác sĩ dùng loại dao bào mỏng vùng da bất thường
Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm
sinh thiết):
-Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao?
-Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô?
-Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh
thiết? Có đau đớn lắm không?
-Làm sinh thiết có rủi ro không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng?
-Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho
tôi hiểu?
-Thẹo sẽ như thế nào?
Định kỳ
Sau khi chẩn bệnh, bác sĩ cần định kỳ ung thư trước khi hoạch định
cách chữa trị. Rất hiếm khi bác sĩ cần thẩm xét hạch bạch huyết để định kỳ
ung thư da.
Việc định kỳ tùy thuộc vào:
- Kích thước khối u

- Đã ăn sâu đến mức nào trên da
- Đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận khác chưa?
Thời kỳ của ung thư da:
- Giai đoạn 0: ung thư nắm tại lớp da ngoài cùng, gọi là carcinoma in
situ
- Giai đoạn I: khối u khoảng 2 cm hoặc nhỏ hơn
- Giai đoạn II: Khối u lớn hơn 2cm
- Giai đoạn III: Ung thư đã lậm sâu bên dưới da, đến sụn, cơ, xương
hoặc hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa lan xa
- Giai đoạn IV: Ung thư đã lan xa
Chữa trị
Đôi khi, toàn thể khối u bị cắt bỏ khi làm sinh thiết. Trong trường hợp
này, không cần chữa trị thêm. Nếu cần, bác sĩ sẽ thảo luận các cách chữa trị
thích hợp để bệnh nhân cùng chọn lựa.
Việc chữa trị ung thư da tùy thuộc vào loại ung thư và thời kỳ, kích
thước và vị trí nơi khối u xuất hiện, tình trạng sức khỏe toàn diện. Hầu hết
mọi trường hợp, mục đích của việc chữa trị là để cắt bỏ hoặc tiêu diệt ung
thư hoàn toàn.
Nên thảo sẵn những điều cần hỏi trước khi đi khám bệnh. Để ghi nhớ
mọi chi tiết, hãy dùng máy thu âm hoặc nhờ thân nhân đi theo ghi chép giúp.
Bác sĩ hoặc chính quý vị có thể muốn gặp một bác sĩ chuyên môn về
ung thư da như bác sĩ da, bác sĩ giải phẫu và bác sĩ chuyên về xạ trị.
Ý kiến thứ nhì
Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ
khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi
phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu.
Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử
nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường
không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể
thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình. Nhiều cách để tìm một

bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện,
những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để lấy tên một vị bác sĩ
chuyên khoa.
Trước khi chữa trị, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ những câu hỏi sau:
Chứng bệnh của tôi ở thời kỳ nào?
Những cách chữa trị nào có thể dùng được? Bác sĩ đề nghị cách nào,
lý do tại sao? Các cách chữa trị có thay đổi không?
Tôi sẽ bị những biến chứng gì? Làm cách nào để giảm bớt những biến
chứng này?
Có biến chứng nào ảnh hưởng lâu dài hay không?
Cách chữa trị có ảnh hưởng nhiều đến khuôn mặt, ngoại hình của tôi
không? Nếu có thì giải phẫu thẩm mỹ có giúp gì không?
Có cuộc thử nghiệm lâm sàng nào cho chứng bệnh của tôi hay không?
Tôi có cần đi khám bệnh định kỳ thường xuyên không?
Các cách chữa trị
Bác sĩ có thể thảo luận về cách chữa trị và các phản ứng phụ có thể
xảy ra, quý vị có thể lựa chọn cách chữa trị thích hợp với mình.
Cách chữa trị ung thư da hầu hết là giải phẫu, đôi khi, sẽ cần đến
quang tuyến, hóa chất trên da (topical chemotherapy), hoặc photodynamic
therapy.
Cách chữa trị ung thư da có thể hủy hoại các tế bào bình thường và
tạo ra phản ứng phụ. Phản ứng phụ tùy thuộc vào cách và mức chữa trị và
không đồng nhất cho mọi người.
Trước khi chữa trị, bác sĩ sẽ giải thích về phản ứng phụ và cách tiết
giảm.
Hầu hết các loại ung thư da có thể cắt bỏ dễ dàng. Tuy nhiên bệnh
nhân vẫn cần các chữa trị phụ thuộc để giảm đau và các phản ứng phụ khác.
Quý vị có thể thảo luận với bác sĩ về các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Giải phẫu
Việc cắt bỏ phần da ung hoại tương đối dễ dàng, đôi khi, phần sinh

thiết đã bao gồm cả chữa trị và không cần đến giải phẫu hoặc chữa trị thêm.
Bác sĩ có thể chọn một trong các phương pháp sau:
- Excisional skin surgery là cách thông thường để cắt bỏ khối u trên
da. Sau khi chích thuốc tê, bác sĩ cắt bỏ khối u bằng dao mổ, và cắt bỏ vùng
da viền quanh khối u gọi là "margin". Bác sĩ bệnh lý khảo sát vùng da viền
quanh (margin) để chắc chắn rằng đã cắt bỏ hết mọi tế bào ung thư. Kích
thước của viền da tùy thuộc vào kích thước của khối u.
- Cách giải phẫu Mohs (Mohs micrographic surgery) là phương pháp
sử dụng riêng cho ung thư da. Bệnh nhân được chích thuốc tê và da được
"cạo" từng lớp mỏng. Mỗi lớp da được kiểm nghiệm dưới kính hiển vi ngay
sau khi bào từ da bệnh nhân. Bác sĩ tiếp tục "cạo" từng lớp cho đến khi
không còn thấy tế bào ung thư. Qua phương pháp này, bác sĩ có thể loại bỏ
mọi tế bào ung thư và rất ít tế bào bình thường nằm bên dưới.
- Curettage & Electrodesiccation được dùng để chữa trị khối u nhỏ
loại basel. Bác sĩ dùng một dụng cụ giải phẫu nhìn giống như một cái muỗng
(thìa) sắc cạnh, để "cạo" đi vùng da bị ung hoại, phương pháp này gọi là
"curettage". Sau đó, bác sĩ dùng dòng điện để đóng kín (seal) những mạch
máu trên da và đốt những tế bào chung quanh, phương cách này gọi là
"electrodessication". Vết thẹo phẳng và nhạt màu.
- Cryosurgery: Phương pháp này được sử dụng để hủy hoại tế bào ung
thư khi không thể dùng các cách khác. Bác sĩ dùng liquid nitrogen (nitro ở
thể lỏng) bôi lên da làm vùng da này đông lạnh. Khi da ấm trở lại, những tế
bào chết "rụng". Loại chữa trị này gây sưng trướng và có thể gây hư hoại
thần kinh dẫn đến việc mất cảm giác trên da.
- Laser: Tia laser được dùng để đốt tế bào ung thư trên biểu bì, lớp da
bên ngoài.
- Tháp, ghép da (graft) để khép vết thương: Bác sĩ dùng da ở một phần
thân thể khác, thường là đùi, để "vá" vết mổ trên da, giúp che kín lớp mô bên
dưới.
Thời gian phục hồi không đồng nhất cho mọi bệnh nhân. Bệnh nhân

có thể khó chịu, đau đớn tại vết mổ nhưng có thể dùng thuốc men để trị liệu.
Thuốc men có thể gia giảm để trị cơn đau.
Giải phẫu luôn để lại thẹo, kích thước và màu sắc thẹo tùy thuộc và
kích thước khối u, loại giải phẫu và cách bình phục của cơ thể. Bất cứ loại
giải phẫu nào, bệnh nhân cũng nên theo lời chỉ dẫn về việc tắm rửa, tập thể
dục hoặc các hoạt động khác.
Trước khi giải phẫu, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:
-Bác sĩ sẽ thực hiện cách giải phẫu nào cho tôi?
- Tôi có cần ghép da không? Thẹo sẽ trông ra sao? Có cách nào để
giảm bớt thẹo không? Tôi có cần giải phẫu thẩm mỹ không?
-Nếu đau đớn, có thể dùng thuốc gì?
-Tôi sẽ ở lại bệnh viện bao nhiêu lâu?
-Tôi có bị phản ứng phụ lâu dài hay không? Nhiễm trùng, sưng
trướng, chảy máu?
-Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường?
Hóa chất bôi ngoài da
Hóa chất được dùng để diệt tế bào ung thư. Khi dùng loại thuốc bôi
trên da, gọi là topical chemotherapy. Cách này được dùng khi khối u quá lớn
để cắt bỏ, và cũng dùng để khi bác sĩ tiếp tục tìm thấy khối u mới.
Hầu hết các loại thuốc dưới dạng kem hay chất loãng, bôi trên da 1-2
lần mỗi ngày trong nhiều tuần lễ. Kem fluorouracil (5-FU) dùng để trị loại
ung thư basel tại biểu bì. Imiquimol cũng được sử dụng để chữa trị chứng
ung thư kể trên.
Hóa chất có thể gây tấy đỏ, ngứa, đau hoặc nổi mề đay; hoặc gây mẫn
cảm với ánh nắng. Các triệu chứng này sẽ ngưng khi việc chữa trị chấm dứt.
Thuốc bôi thường không để thẹo trên da.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa
chất:
-Tôi có cần làm gì khác thường khi bôi thuốc không?
-Tôi có bị mẫn cảm với ánh nắng hay không?

- Khi nào thì bắt đầu chữa trị? Khi nào thì xong?
Photodynamic Therapy (PDT)
Dùng hoá chất cùng với loại ánh sáng đặc biệt, như laser, để diệt tế
bào ung thư. Hóa chất được gọi là photosensitizer agent. Kem được bôi trên
da hay thuốc chích vào da, hóa chất giữ trong tế bào ung thư lâu hơn so với
tế bào bình thường. Nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau, bác sĩ rọi đèn trên khối
u; hóa chất bị tác động và hủy diệt tế bào.
PDT được dùng để chữa ung thư hoặc nơi lân cận khối u. Phản ứng
phụ của PDT thường nhẹ như rát hoặc ngứa, đôi khi tấy đỏ hoặc sưng và tạo
ra thẹo tại các vùng da lân cận. Khi dùng PDT, cần tránh ra nắng hoặc đèn
sáng ít nhất 6 tuần lễ.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị PDT:
- Tôi có cần vào bệnh viện khi chữa trị không?
- Tôi cần chữa 1 hay nhiều lần?
Xạ trị
Quang tuyến được sử dụng để đốt tế bào ung thư. Nguốn quang tuyến
đến từ máy phát quang bên ngoài cơ thể và chỉ ảnh hưởng đến vùng da chữa
trị. Xạ trị được dùng tại bệnh viện hay trung tâm y tế qua 1 hoặc nhiều liều
phóng xạ trong nhiều tuần lễ.
Xạ trị hiếm khi dùng chỉ trừ khi không thể giải phẫu những vùng da
trên mí mắt, mũi, tai hoặc khi bệnh tái phát.
Phản ứng phụ tùy thuộc loại và lượng quang tuyến sử dụng. Sau khi
chữa trị bằng quang tuyến, những vùng da này thường bị khô và tấy đỏ.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị:
-Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
-Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi và sau khi chữa trị?
-Tôi có dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy, chảy máu hay bị thẹo không?
Thăm bệnh định kỳ
Sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ cần được khám bệnh định kỳ. Ngay cả
khi không có dấu hiệu nào về ung thư tái phát, vẫn cần thăm bệnh vì mầm

ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể. Khám bệnh định kỳ giúp bác sĩ kiểm
soát theo dõi diễn tiến của bệnh trạng.
Báo cho bác sĩ biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ.
Những nguồn hỗ trợ
Chứng bệnh nan y như ung thư có thể thay đổi cuộc sống của người
bệnh và cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên
điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua
những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu. Người bệnh có thể lo
âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng ngày kể cả việc chịu
đựng và thích nghi với việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản
ứng phụ và những phí tổn trị liệu.
Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ
hoặc buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm
hơn. Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua quý vị hữu, thân
nhân, chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác.
Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm:
Bác sĩ, y tá, những chuyên viên trong nhóm trị liệu có thể trả lời hầu
hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng. Chuyên viên xã hội, chuyên
viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn giáo có thể giúp đỡ phần tinh thần.
Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc chỉ dẫn những nguồn tài trợ, việc
chuyên chở, trị liệu tại nhà…
Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân
khác và thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và
việc chữa trị. Những nhóm hỗ trợ này có thể gặp gỡ qua sự họp mặt, điện
thoại, hoặc qua internet. Các chuyên viên tại 1-8-4-CANCER (điện thoại
miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ) có thể giúp bệnh nhân tìm những chương
trình hỗ trợ, dịch vụ và các tin tức, tài liệu liên quan đến ung thư.
Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu ung thư
Bác sĩ tại Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Thử nghiệm lâm sàng được hoạch định với mục đích trả lời các câu hỏi quan

trọng về cách trị liệu hữu hiệu nhất. Những tìm hiểu khoa học đã tạo được
nhiều lợi ích, giúp con người sống lâu hơn, và khoa học tiếp tục tìm kiếm.
Các chuyên gia đang tìm kiếm phương pháp ngăn ngừa ung thư, cách tìm ra
bệnh sớm hơn, cũng như cách trị liệu hiệu quả hơn.
Các chuyên gia đang thử nghiệm các hóa chất trị liệu. Họ tìm hiểu
kiếm các loại thuốc mới, các cách dùng chung nhiều loại thuốc, và lượng
thuốc mới. Ngoài ra các chuyên gia cũng tìm cách tiết giảm phản ứng phụ
của việc trị liệu.
Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ có phần tin tức về thử
nghiệm lâm sàng: h*tp://www.cancer.gov/clinicaltrials. Tại đây ngoài các tin
tức về thử nghiệm còn có những chi tiết về các cuộc thử nghiệm lâm sàng về
ung thư.
Nguồn tài liệu, tin tức từ viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ. Quý vị có
thể lấy tin tức cho chính mình, thân nhân hoặc bác sĩ của mình.
Điện thoại (miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ): 1-800-4-CANCER (1-
800-422-6237).
Điện thoại dành cho những người lãng tai: 1-800-332-8615
Trang nhà của viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cung cấp tin tức về
cách ngăn ngừa ung thư, truy tìm, chẩn đoán, chữa trị, di tính học, thử
nghiệm lâm sàng. Ngoài ra còn có những dữ kiện về các chương trình khảo
cứu, chương trình tài trợ và cả thống kê về ung thư.
Trang nhà: h*tp://cancer.gov
Nếu quý vị cần thêm chi tiết hoặc các dữ kiện khác, hãy dùng “online
contact form” tại: h*tp://www.cancer.gov/contact hoặc gửi điện thư về:
*** (thay thế *** bằng “gov”)
Tự khám da
Bệnh nhân nên tự khám da thường xuyên tại nhà. Hàng tuần, thường
sau khi tắm, dùng một gương lớn (có thể nhìn toàn thân, full length mirror)
và một gương cầm tay trong phòng có đủ ánh sáng để quan sát. Bắt đầu từ
những vùng da có bớt, có vết lở, vết nám, những cục u đen, quan sát xem có

sự thay đổi nào không trên những vùng da này, sau đó tìm kiếm những dấu
vết mới xuất hiện, nếu có.
- Cục u, bớt mới
- Vết đổi màu mới
- Thay đổi về kích thước, hình thể, màu sắc của một cục u đả xuất
hiện trước đây.
- Vết lở không lành
Phương cách tự khám da:
• Khám xét mọi nơi, kể cả lưng, da đầu, giữa hai mông và phần da
trên bộ phận sinh dục.
• Nhìn từ trước ra sau khắp thân thể, dơ hai tay lên và tìm từ phải sang
trái của cơ thể. Cong khuỷu tay và tìm kiếm từ bàn tay, cánh tay trước và
sau, bắp tay. Nhìn từ trước ra sau chân, cẳng chân và bắp đùi, rồi mông và
da trên bộ phận sinh dục. Quan sát cả các kẽ ngón chân, kể cả lòng bàn chân.
Quan sát mặt, cổ, da đầu, nên dùng lược chải tóc để rẽ tóc cho dễ thấy da
đầu.
Tài liệu
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cung cấp những tài liệu (ấn bản, tạp
chí) về ung thư, những tài liệu này bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha.
Quý vị có thể đặt mua (ấn phí tối thiểu) qua điện thoại, trên trang
mạng hoặc bằng thư từ, hoặc vào trang nhà kể trên, và tự in phụ bản cho
mình. Thư từ gửi về:
Publications Ordering Service
National Cancer Institute
Suite 3035A
6116 Executive Boulevard, MSC 8322
Bethesda, MD 20892-8322
Chữa trị ung thư (Cancer Treatment)
- Hóa chất trị liệu và quý vị (Chemotherapy and You)
- Xạ trị và quý vị (Radiation Therapy and You)

- Làm thế nào để tìm một bác sĩ hoặc nơi trị liệu nếu quý vị bị ung thư
(How To Find a Doctor or Treatment Facility If You Have Cancer)
- Câu hỏi và câu trả lời về targeted therapy (Targeted Cancer
Therapies: Questions and Answers)
- Câu hỏi và câu trả lời về cách trị liệu ung thư bằng ánh sáng
(Photodynamic Therapy for Cancer: Questions and Answers)
Sống với ung thư (Living With Cancer)
- Cách ăn uống dành cho người bị ung thư (Eating Hints for Cancer
Patients)
- Giảm đau đớn (Pain Control)
- Thích ứng với ung thư thời kỳ sau cùng (Coping With Advanced
Cancer)
- Những ngày sắp tới: Đời sống sau khi chữa trị ung thư (Facing
Forward Series: Life After Cancer Treatment)
- Những ngày sắp tới: Những cách tạo sự thay đổi cho ung thư
(Facing Forward Series: Ways You cần Make a Difference in Cancer)

×