Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phí tổn chữa trị bệnh tiểu đường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.33 KB, 6 trang )

Phí tổn chữa trị bệnh tiểu đường

Bác sĩ Vũ văn Dzi, Chuyên Khoa Nội Thương
Hiện nay trên 10 người dân Mỹ thì có một người bị bệnh tiểu đường
vì chứng mập phì (obesity) ở Mỹ mỗi lúc càng gia tăng, nhất là ở giới trẻ, do
nếp sống mới đem lại. Cơ quan phòng bệnh CDC cảnh cáo rằng nếu không
có một sự thay đồi toàn diện thì đến năm 2050 thì tỷ lệ bệnh tiểu đường sẽ
lên tới 1 trên 4 người sẽ mắc phải chứng bệnh vô cùng khó chữa và tốn kém
như bệnh tiểu đường. Dĩ nhiên là ngân sách của cả nước không thể nào chịu
nổi gánh nặng này và nước Mỹ sẽ bị khánh kiệt như trường hợp hiện nay của
nước Cộng Hòa Nauru mà 80 % dân chúng bị bệnh tiểu đường trong khi
ngân sách hết tiền !
Cuộc khủng hoảng kinh tế và cải cách Y tế Obamacare sẽ khiến cho
ngân sách Y tế và các chương trình trợ cấp chắc chắn sẽ bị cắt trong tương
lai vì phí tổn để chữa trị bệnh tiểu đường sẽ lên tới 175 tỷ USD mỗi năm và
sẽ lên tới 200 tỷ vào năm 2012 là năm nước Mỹ sẽ bàu Tổng Thống và Quốc
Hội mới trong đó vấn đề Y tế sẽ là chính yếu bên cạnh những nan đề khác
như Medicare, Medicaid, Social Security
Phí tổn gia tăng
Vì chế độ bao cấp Y tế ở Mỹ không bảo đảm 100 % các phí tổn như ở
các nước Bắc Âu, Canada, Úc nên nhiều người cần để ý tới những tốn kém
về tài chính mà người một bệnh nhân tiểu đường phải gánh chịu. Dù có bảo
hiểm sức khỏe người bệnh vẫn phải bỏ ra thêm một số phí khoản co payment
cho việc chữa trị mà cơ quan bảo hiểm không đài thọ. Ngân quỹ Medicare,
Medicaid không đài thọ cho một số phương pháp trị liệu mới khiến những
người có lợi tức thấp không được điều trị đúng mức. Nếu chính phủ và Quốc
Hội không tìm ra được biện pháp cứu nguy cho chương trình Medicare vào
năm 2016 thì ngân quỹ này sẽ bị khánh kiệt như các giới chức tài chính tiên
đóan.
Vì thế hiện nay chỉ có khoảng 25 % những người bị bệnh tiểu đường
được chữa trị đúng mức, đúng tiêu chuẩn do hội American Diabetic


Association khuyến cáo và dĩ nhiên những người còn lại sẽ dễ bị những biến
chứng còn khó trị và tốn kém hơn nữa chưa kể tuổi thọ bị giảm sút hoặc mắc
thêm phải nhưng chứng bệnh khác thường đi kèm như bệnh tim mạch,
Alzheimer
Một khảo cứu của tờ báo Consumers Reports tính toán rằng trung
bình một người bị bệnh tiểu đường phải bỏ ra 6000 USD mỗi năm như thuốc
dùng hàng ngày, kiểm tra đường trong máu, tiền khám Bác sĩ, khám mắt và
một số dịch vụ khác. Những người bị thêm các biến chứng ở thận, tim, mắt
hoặc bị cưa chân thì các phí tổn sẽ tăng lên gấp bội chưa kể đời sống bản
thân và gia đình bị ảnh hưởng nặng.
Cơ quan CDC ước tính một người bị bệnh tiểu đường phải chi tiêu
cho ngân sách Y tế gấp đôi một người bình thường chưa kể những khó khăn
tìm được hãng bảo hiểm sức khỏe.
Những biện pháp tiết kiệm
Làm thế nào để có thể chữa trị bệnh tiểu đường đúng mức và cùng
một lúc tránh được những phí tổn không cần thiết để tiết kiệm ngân sách cho
gia đình ?
Việc chữa trị chủ yếu là dùng thuốc uống để kiểm soát mức độ đường
trong máu ở mức bình thường hòng tránh các biến chứng nguy hiểm và tốn
kém.
Trước hết là nên dùng những loại thuốc cổ điển đã được chứng minh
hiệu năng từ lâu và không nguy hiểm, không gây ra các biến chứng. Phần
lớn những loại thuốc này được bán dưới dạng generic nên rất rẻ ở Wal Mart
hay Target và được bồi hoàn bởi Medicare, Medicaid và các cơ quan bảo
hiểm so với những loại thuốc mới mà sự an toàn chưa được thời gian xác
nhận như trường hợp gần đây của thuốc Avandia, sẽ bị cấm trong tương lai.
Metformin (Glucophage) là loại thuốc rất rẻ và đã được chứng minh
có hiệu năng tốt, không gây phản ứng và nên được dùng trước nhất (first line
of defense) thay vì những loại thuốc mới đang được quảng cáo như Januvia
chỉ nên dùng khi nào những loại cũ không còn công hiệu hay không dùng

được. Những loại thuốc mới và tốn tiền không có nghĩa là “tốt“ hơn những
loại cũ mà chỉ nên dùng khi nào những loại thuốc cũ như metformin không
còn công hiệu nữa. Hiện nay phần lớn những người bị bệnh tiểu đường có
thể được chữa trị đúng mức bằng những loại thuốc cũ. Một số những người
bị tiểu đường loạì 2 cần phải dùng nhiều loại thuốc uống kết hợp với nhau và
khá tốn kém thì có thể chuyển sang dùng insulin thuốc chích mà sự công
hiệu đã được chứng minh từ lâu và được bồi hoàn bởi các hãng bảo hiểm và
Medicare, Medicaid.
Thứ hai là nên tiết kiệm các dụng cụ kiểm soát đường trong máu. Máy
đo thường rất rẻ hoặc đôi khi miễn phí nhưng các giấy tests strip và kim
chích lấy máu thì khá đắt. Nên cố gắng có thói quen ăn uống điều độ thì chỉ
cần xét nghiệm đường trong máu mỗi ngày một lần thay vì nhiều lần.
Phòng ngừa và dò tìm
Tất cả các chuyên gia đều đồng ý là việc phòng bệnh vẫn là chính yếu
và tiết kiệm nhất. Dò tìm bệnh sớm (screening) cũng giúp cho việc điều trị
dễ dàng, bớt tốn kém và đôi khi có thể khỏi bệnh và không cần dùng thuốc
nữa.
Trong những dịp kiểm tra sức khỏe hàng năm thì nên cần được kiểm
tra đường trong máu khi bụng đói (fasting blood sugar). Tiêu chuẩn được coi
là bình thường phải dưới 100 mới an toàn. Nếu ở trong tình trạng pre
diabetic (tiền tiểu đường) nghĩa là ở mức trên 110 thì cần được áp dụng
những biện pháp phòng ngừa trước khi thành bệnh thực sự. Hiện nay con số
những người ở trong tình trạng pre diabetic cao gấp 3 con số những người đã
bị tiểu đường và nếu không có biện pháp thay đổi nếp sống thì trong vòng 3
năm phần lớn những người này sẽ bị bệnh.
Vì bệnh tiểu đường có nguyên nhân di truyền nên những người có
thân nhân bị bệnh thì cần đường dò tìm sớm hơn và thường xuyên để ý
những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Một số sắc tộc như da đỏ, da đen,
Hispanic, Á châu có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn mức bình thường thì
cần được chú ý hơn và cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc phòng bệnh

hoặc điều trị thật sớm thì sẽ tránh được những tốn kém khi bệnh trở nặng.
Hội ADA cho biết là 80 % những trường hợp bệnh tiểu đường có thể
tránh được nếu áp dụng những phương pháp phòng ngừa như giảm cân nặng
bằng cách dinh dưỡng đúng mức, tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc lá.
Đối với người Á Đông thì cần chú ý nhiều hơn tới việc giảm cân và
giảm vòng bụng (waist line) vì có nhiều khảo cứu cho thấy là những lớp mỡ
ở bên trong cơ thể người Á Đông là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, kể
cả những người không bị mập phì.
Sau cùng là những người sớm ý thức được nguy cơ và sự tốn kém của
bệnh tiểu đường và gia nhập những hội và tổ chức giúp đỡ thiện nguyện thì
sẽ kiểm soát được mức độ đường đúng hơn và tránh được các biến chứng và
giảm chi phí. Các khảo cứu lâu dài đều chứng minh là một người bị bệnh
tiểu đường mà biết áp dụng đúng các phương pháp điều trị thì có thể được
hưởng một sức khỏe và tuổi thọ như một người bình thường và nhất là tiết
kiệm được ngân sách gia đình.

×