Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những điều cần biết về Ung Thư Tuyến Nhiếp Hộ (prostate) - Phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.24 KB, 15 trang )

Những điều cần biết về Ung Thư
Tuyến Nhiếp Hộ (prostate)
Phần 1



Bác sĩ Trần Lý Lê, MD, JD, FCLM
Hàng năm tại Hoa Kỳ khoảng 186 ngàn người bị ung thư tuyến nhiếp
hộ, đây là loại ung thư thường thấy nhất trong nam phái, sau ung thư da.
Tuyến nhiếp hộ là một phần của bộ phận sinh dục trong phái nam,
nằm trước trực tràng (rectum) và sau bàng quang. Tuyến nhiếp hộ bọc quanh
ống tiểu (urethra), ống dẫn nước tiểu thoát ra ngoài từ bàng quang. Bình
thường tuyến nhiếp hộ lớn khoảng 4 cm, cỡ một trái đậu óc trăn (walnut).
Khi tuyến nhiếp hộ sưng trướng, sẽ xoắn chặt ống tiểu gây ra bí tiểu hoặc
ngừng hẳn việc tiểu tiện.
Tuyến nhiếp hộ tiết ra chất lỏng tạo nên một phần của tinh dịch
(seminal fluid). Khi xuất tinh, tinh dịch đưa tinh trùng ra ngoài cơ thể.
Các nội tiết tố nam (androgens) khiến tuyến nhiếp hộ tăng trưởng;
tinh hoàn (testicles) là những tuyến chính tiết ra các nội tiết tố nam, kể cả
testosterone. Tuyến thượng thận cũng tiết ra testosterone, với một lượng
thấp.
Xem hình sau:
Tế bào ung thư
Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành
bộ phận. Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra
những tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư
hoại, chúng chết, và các tế bào mới thay thế.
Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất
hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết
như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối
u“, bướu hay "tumor“.


Khối u (bướu) có thể "lành“ (benign) hoặc "độc“ (malignant). Bướu
lành thường không độc hại như bướu độc.
Bướu lành:
• Ít khi gây tử vong
• Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ
• Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận
• Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể
Bướu độc:
• Có thể gây tử vong
• Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị
• Có thể ăn lậm đến các mô lân cận
• Lan ra các bộ khác
Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên. Các tế
bào này theo mạch máu (blood vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel)
đến mọi bộ phận trong cơ thể. Tế bào ung thư có thể “bám“ vào các bộ phận
và sinh sản, tạo nên một khối u mới, có thể gây hư hoại các bộ phận này. Sư
lan tràn của tế bào ung thư gọi là “metastasis“.
Benign prostatic hyperplasia (BPH): Là một loại bướu lành gây ra bí
tiểu khi tuyến nhiếp hộ quá lớn, xoắn chặt ống tiểu.
Chứng BPH thường thấy ở phái nam, tuổi 50 trở lên, đa số không cần
chữa trị, nhưng đôi khi, cần chữa trị để giúp bệnh nhân tiểu tiện dễ dàng.
Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến nhiếp hộ:
Y học chưa biết rõ nguyên nhân của ung thư tuyến nhiếp hộ và cũng
không thể giải thích tại sao người này bị ung thư mà người khác không bị
ung thư. Dù chưa biết rõ nguyên nhân gây ung thư, giới y học đã nhận ra
những yếu tố liên quan đến ung thư tuyến nhiếp hộ, càng có nhiều yếu tố
này, tỷ lệ ung thư càng cao (risk factors):
• Tuổi tác: Tỷ lệ ung thư gia tăng với tuổi tác, tại Hoa Kỳ, chứng ung
thư này thường thấy ở nam phái tuổi 65 trở lên.
• Tỷ lệ ung thư gia tăng khi có cha, anh, con trai bị ung thư tuyến

nhiếp hộ
• Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ ung thư cao hơn người da trắng,
chứng ung thư này ít thấy ở người da vàng.
• Những sự thay đổi ở tế bào tuyến nhiếp hộ gia tăng tỷ lệ ung thư như
chứng prostatic intraepithelial neoplasia (PIN); đây là các tế bào bất thường
khi quán sát dưới kính hiển vi.
Một số những biến thái trong di thể: Các chuyên gia nhận ra rằng sự
thay đổi tại một số vị trí trên nhiễm sắc thể (chromosome) liên quan đến ung
thư tuyến nhiếp hộ, nghĩa là tỷ lệ ung thư cao hơn, nguy cơ bị ung thư tuyến
nhiếp hộ gia tăng theo tỷ lệ thay đổi của di thể, nhất là sự hiện diện của các
di thể như BRCA1 và BRCA2.
Có một hoặc nhiều yếu tố kể trên chưa hẳn là sẽ bị ung thư tuyến
nhiếp hộ; nhiều người có một số các yếu tố kể trên nhưng không hề bị ung
thư.
Các yếu tố khác đang được thẩm xét. Có tài liệu cho rằng việc thắt
ống dẫn tinh có thể gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến nhiếp hộ nhưng chưa
có tài liệu nào chứng minh đuọc điều này. Các tài liệu khác cho rằng uống
rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, BPH, bị bệnh hoa liễu, mập phì, ít vận động
hoặc ăn uống nhiều mỡ súc vật gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến nhiếp
hộ, những yếu tố này đang được thẩm định, chưa có kết quả.
Một vài cuộc khảo cứu chú trọng đến việc thẩm định các yếu tố ngăn
ngừa ung thư tuyến nhiếp hộ như sinh tố E, selenium, trà xanh Kết quả
chưa được công bố.
Triệu chứng
Bệnh nhân có thể không gặp triệu chứng nào hoặc gặp một hay nhiều
triệu chứng sau:
-Khó khăn trong việc tiểu tiện:
• Bí tiểu, không thể bắt đầu hoặc không thể ngừng việc tiểu tiện
• Cần đi tiểu nhiều lần, nhất là về đêm
• Giòng nước tiểu bị ngắt quãng

• Đau rát khi tiểu tiện
-Dương vật không thể cương cứng.
-Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
-Đau lưng, hông hoặc hai đùi
Những triệu chứng này không hẳn hoàn toàn do ung thư, nhưng cần đi
khám bệnh để bác sĩ truy tìm nguyên nhân.
Truy tìm và chẩn bệnh
Bác sĩ có thể truy tìm ung thư tuyến nhiếp hộ trước khi bệnh nhân có
triệu chứng. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ ghi nhận bệnh sử cá nhân và cả thân
nhân trong gia tộc và khám toàn khoa. Bác sĩ có thể dùng:
Khám hậu môn (digital rectal exam): Bác sĩ đeo găng và dùng ngón
tay đưa qua hậu môn khám xét tuyến nhiếp hộ.
Đo lượng prostate-specific antigen (PSA) trong máu: Khi lượng PSA
lên cao, có thể do BPH, viêm tuyến nhiếp hộ (prostatitis) hoặc do ung thư.
Từ cả hai cách truy tìm kể trên, bác sĩ có thể tìm ra sự "bất thường" tại
tuyến nhiếp hộ nhưng không thể xác quyết là ung thư hay không và cần tìm
kiếm bằng những phương pháp thử nghiệm khác.
Ngoài việc khám xét tuyến nhiếp hộ (digital rectal exam), thử máu,
thử nước tiểu, bác sĩ có thể dùng những cách thử nghiệm khác:
• Transrectal ultrasound: bác sĩ dùng "que thăm" (probe) đưa qua hậu
môn, trực tràng để dò tìm những "âm thanh" (sound wave) dội lại từ tuyến
nhiếp hộ, và máy móc sẽ "chuyển" (echo) những âm thanh này thành hình
ảnh của tuyến nhiếp hộ gọi là sonogram.
• Sinh thiết: Bác sĩ dùng kim xuyên qua trực tràng (rectum) lấy ra
nhiều mảnh tuyến nhiếp hộ đem thử nghiệm, cách này gọi là transrectal
biopsy. Đôi khi siêu âm được dùng để giúp việc trích mô chính xác hơn.
Sinh thiết là phương pháp chính xác nhất để chẩn bệnh ung thư. Bác sĩ Bệnh
Lý xem xét các tế bào dưới kính hiển vi để tìm kiếm sự bất thường.
Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm
sinh thiết):

- Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao?
- Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô?
- Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh
thiết? Có đau đớn lắm không?
- Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư
không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng?
- Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho
tôi hiểu?
- Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước
sắp tới? Và bao giờ?
Nếu không tìm thấy dấu vết ung thư từ việc làm sinh thiết, quý vị hãy
hỏi bác sĩ xem có cần cần tái khám định kỳ hay không.
Khi tìm ra ung thư, bác sĩ bệnh lý (pathologist) thường ghi nhận và
phân loại các tế bào ung thư (tumor grading), việc xếp loại này cho biết tế
bào ung thư khác những tế bào bình thường nhiều hay ít, sự khác biệt càng
nhiều, tế bào ung thư có khuynh hướng tăng trưởng và lan tràn càng mạnh.
Các bác sĩ bệnh lý có thể dùng hệ thống phân loại G1 - G4, hoặc dùng
Gleason score. Dưới kính hiển vi, mỗi vùng tế bào được thẩm định và phân
loại với một con số từ 1-5, sau đó, bác sĩ tìm hai loại tế bào xuất hiện nhiều
nhất, cộng "điểm" của hai loại này tạo ra Gleason score, khi chỉ thấy 1 loại
tế bào, bác sĩ sẽ tính làm 2 lần và cộng điểm; Gleason score từ 2-10. Chỉ số
Gleason được xem là "cao" khi số điểm tổng cộng là 10, loại bướu có chỉ số
Gleason cao có khuynh hướng tăng trưởng và lan nhanh hơn.
Một hệ thống xếp loại khác dùng "mức độ" G1- G4; G4 là loại bướu
có khuynh hướng tẳng và lan nhanh nhất.
Định kỳ ung thư
Trước khi chữa trị, bác sĩ cần biết thời kỳ của ung thư. Việc định kỳ
ung thư dựa trên kích thước của khối u, đã lan hay chưa và nếu có, đã lan
đến đâu. Để định thời kỳ của ung thư, bác sĩ cần dùng một hoặc nhiều cách
thử nghiệm sau:

• Bone scan: Bác sĩ chích một lượng hóa chất chứa xạ trị vào máu,
hóa chất theo máu luân lưu khắp cơ thể, đọng tại xương, một dụng cụ khác,
scanner, sẽ tìm và đo lượng xạ trị, rồi chiếu lại trên màn ảnh hoặc phim.
Những hình ảnh này sẽ cho thấy ung thư hiện diện tại xương hay không hoặc
những sự "bất thường" khác tại xương.
• CT scan: Máy chụp hình các bộ phận tại khoang bụng dưới, tìm dấu
vết sưng trướng hạch bạch huyết gần tuyến nhiếp hộ. Bác sĩ có thể dùng
"thuốc nhuộm" (contrast) chích vào tĩnh mạch hoặc bơm vào trực tràng dưới
dạng để nhận rõ các bộ phận này
• MRI: Một loại máy chụp hình khác, chụp hình các bộ phận trong cơ
thể.Bác sĩ có thể xem xét các hình ảnh trên màn hình và in ra phim ảnh. các
hình ảnh này có thể cho thấy sự sưng trướng của các hạch bạch huyết lân
cận và sự bất thường của các bộ phận khác.
Khi ung thư tuyến nhiếp hộ lan ra các bộ phận khác, thường tìm thấy
tại hạch bạch huyết lân cận. Nếu hạch bạch huyết có dấu hiệu ung thư có
nghĩa là đã lan đến xương hoặc các bộ phận khác.
Khi ung thư lan đến các bộ phận khác, khối u mới có cùng tế bào ung
thư như khôi u đầu tiên, ung thư tuyến nhiếp hộ lan đến xương vẫn là ung
thư tuyến nhiếp hộ, không phải ung thư xương, và được gọi là ung thư di
căn.
Các thời kỳ ung thư tuyến nhiếp hộ:
• Thời kỳ I (Stage I): Ung thư không thể tìm thấy bằng cách khám
bệnh, tìm thấy khi chữa BPH qua giải phẫu. Ung thư nằm tại tuyến nhiếp hộ.
"Mức độ" G1 hoặc chỉ số Gleason 4 (hoặc thấp hơn).
• Thời kỳ II: (Stage II): Tế bào ung thư đã khác tế bào bình thường
nhiều hơn, nhưng khối u vẫn còn nằm tại tuyến nhiếp hộ. Bác sĩ có thể tìm
thấy khi khám bệnh hoặc qua đo siêu âm.
• Thời kỳ III (Stage III): Ung thư đã lan ra ngoài tuyến nhiếp hộ, có
thể tìm thấy tại túi tinh dịch (seminal vesicles), nhưng chưa lan ra đến những
hạch bạch huyết lân cận.

• Thời kỳ IV (Stage IV): Ung thư đã lan ra đến bàng quang, trực tràng
hoặc những bộ phận lân cận (ngoài seminal vesicles), hoặc hạch bạch huyết,
xương
Chữa trị
Bệnh nhân bị ung thư tuyến nhiếp hộ lựa chọn cách chữa trị thích hợp,
cách chữa trị này không hẳn hoàn hảo với bệnh nhân khác. Những cách chữa
trị này bao gồm "theo dõi bệnh trạng" (active surveillance" hoặc "watchhful
waiting"), giải phẫu, xạ trị, nội tiết tố, và hóa chất trị liệu. Bệnh nhân có thể
dùng nhiều cách chữa trị kể trên.
Việc chữa trị ung thư tuyến nhiếp hộ tùy thuộc vào thời kỳ của ung
thư, loại ung thư, triệu chứng và tình trạng sức khoẻ chung của người bệnh.
Bệnh nhân và bác sĩ sẽ thẩm định, so sánh cách chữa trị, phản ứng phụ, nhất
là những phản ứng phụ liên hệ đến phần tình dục của người bệnh và sự thoải
mái trong những ngày còn lại.
Quý vị có thể muốn tham dự thử nghiệm lâm sàng, và có thể thảo luận
với bác sĩ của mình.
Bác sĩ có thể giới thiệu quý vị đến một chuyên viên, hoặc quý vị có
thể nhờ bác sĩ giới thiệu đến chuyên viên. Những chuyên viên chữa trị ung
thư tuyến nhiếp hộ bao gồm: bác sĩ giải phẫu tiết niệu (urologic oncologist),
bác sĩ chuyên khoa ung thư, bác sĩ xạ trị ung thư hoặc bao gồm cả chuyên
viên điều dưỡng về ung thư và dinh dưỡng.
Trong bất cứ thời kỳ ung thư nào, bệnh nhân cũng cần được giảm đau
và giảm triệu chứng, giảm phản ứng phụ, và áp lực tinh thần. Loại chữa trị
này được gọi là “supportive care”, “palliative care” hoặc chữa trị triệu
chứng.
Trước khi chữa trị, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:
• Tôi bị ung thư loại nào? Ở trong thời kỳ nào? Ung thư đã lan xa
chưa? Nếu có, đã lan đến đâu?
• Có bao nhiêu cách chữa trị? Bác sĩ đề nghị cách nào? Tôi có được
chữa trị bằng nhiều cách không?

• Tôi có phải vào bệnh viện không? Sau khi rời bệnh viện, tôi sẽ được
chăm sóc ra sao?
• Biến chứng và phản ứng phụ là những gì? Ta sẽ phòng ngừa hoặc
chữa trị ra sao?
• Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
• Có cần phải thay đổi hoạt động trong đời sống hằng ngày không? Có
ảnh hưởng đến mặt tình dục hay không? Nếu có, sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Làm cách nào để giảm bớt những phản ứng phụ này? Có ảnh hưởng đến việc
bài tiết không? Việc tiểu tiện? Việc đại tiện?
• Tôi có hồi phục hoàn toàn không? Bao nhiêu lâu thì hồi phục?
• Tôi cần đi khám bệnh định kỳ không?
• Việc chữa trị có tốn kém nhiều không? Bảo hiểm của tôi có trả
không?
• Tôi có nên tham dự thử nghiệm lâm sàng không?

×