Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Luận văn tốt nghiệp-một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng part2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 11 trang )

Chi phí nhân cơng trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Giá thành toàn bộ sản phẩm đã tiêu thụ gồm toàn bộ chi phí liên quan đến
q trình sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định gồm:
Giá thành sản xuất của sản phẩm
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đứng trên góc độ kế hoạch hố, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp còn
được chia thành:
Giá thành kế hoạch: Việc xác định gía thành kế hoạch được xây
dựng trước khi bước vào chu kỳ sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch
được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu
của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh gía tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành, kế hoạch hạ gía thành của doanh nghiệp.
Giá thành định mức: Được thực hiện trước khi tiến hành sản
xuất chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức được tính trên cơ sở các chi phí hiện
hành và chi phí đơn vị sản phẩm. Nó là cơng cụ quản lý định mức của doanh
nghiệp, là thước đo chính xác để xác định hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư, lao
động trong sản xuất giúp cho việc đánh gía đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ
thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Giá thành thực tế: Được xác định khi quá trình sản xuất, chế tạo
sản phẩm đã hoàn thành và được xác định trên cơ sở lượng chi phí sản xuất thực
tế đã phát sinh trong kỳ. Giá thực tế phản ánh tổng hợp kết quả phấn đấu của
doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nó là cơ sở để
xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để

12


xây dựng giá thành kế hoạch cho kỳ sau, đảm bảo cho giá thành kế hoạch ngày


càng sát thực và hợp lý.
1.1.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
*Phương pháp thứ nhất: Phương pháp tính giá thành giản đơn :
Phương pháp tính giá thành giản đơn cịn gọi là phương pháp tính trực tiếp
phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, cơng việc có quy trình
cơng nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất
ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối
tượng kế toán tập hợp CPSX, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù
hợp với kỳ báo cáo . Ví dụ tính giá thành sản phẩm điện, nước, bánh kẹo, than
quặng, kim loại ... .
Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang & không ổn định, cần tổ
chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ
sở số liệu CPSX đã tập hợp trong kỳ & chi phí của sản phẩm dở dang đã xác
định, tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo cơng
Z

thức:
Z = C + Dđk - Dck
Giá thành đơn vị sản phẩm tính như sau: z=

Q

Trong đó:
Z, z: Tổng giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế.
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng.
Dđk, Dck: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ & cuối kỳ.
Q: Sản lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Trường hợp cuối kỳ khơng có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít & ổn định
nên khơng cần tính chi phí của sản phẩm dở thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp
trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành: Z = C.


13


*Phương pháp thứ hai: Phương pháp hệ số:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số áp dụng đối với những
DN trong cùng một quy trình cơng nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên
liệu, vật liệu, nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau
như DN sản xuất hố chất, cơng nghiệp hố dầu, cơng nghiệp ni ong. Khi đó
đối tượng tập hợp CPSX là tồn bộ quy trình cơng nghệ sản xuất, cịn đối tượng
tính giá thành là từng loại sản phẩm hồn thành.
Theo phương pháp này muốn tính được giá thành cho từng loại sản phẩm
phải căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số
tính giá thành, trong đó lấy loại sản phẩm có hệ số bằng 1 làm sản phẩm tiêu
chuẩn. Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm & hệ số
tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế ra
sản lượng tiêu chuẩn (sản phẩm có hệ số bằng1).
Gọi Hi là hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i
Qi là sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i
Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn
Q = ∑Qi x Hi
Trong đó Q: Tổng sản lượng thực tế hồn thành quy đổi ra sản lượng sản
phẩm tiêu chuẩn.
Tính tổng giá thành & giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm
Dđk + C - Dck

Zi =

zi =


x QiHi

Q

Zi
Qi

14


*Phương pháp thứ ba: Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ áp dụng thích hợp đối với
doanh nghiệp mà cùng một quy trình cơng nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được
nhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng loại phẩm cất, quy cách khác nhau
như sản xuất nhóm ống nước với nhiều kích thước đường kính & độ dài khác
nhau, sản xuất quần áo dệt kim với nhiều cỡ số khác nhau, sản xuất chè hương
với nhiều phẩm cấp khác nhau.
Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp CPSX là tồn bộ quy trình cơng
nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, cịn đối tượng tính giá thành sẽ là từng quy
cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Để tính giá thành thực tế cho từng quy
cách của sản phẩm có thể áp dụng phương pháp tính hệ số hoặc phương pháp tỷ
lệ.
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ phải căn cứ vào tiêu
chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính ra tỷ lệ tính giá
thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định
mức. Sau đó tính giá thành cho từng thứ sản phẩm.
Cách tính như sau:
Tỷ lệ tính giá thành
từng khoản mục
Giá thành thực tế


=

Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm (theo từng khoản mục)
Tổng tiêu chuẩn phân bổ (theo từng khoản mục)

= Tiêu chuẩn phân bổ của từng

từng qui cách (theo từng khoản mục)

x Tỷ lệ tính giá thành

khoản mục.

Sản phẩm chính cịn thu được sản phẩm phụ. Ví dụ nhà máy đường cung một
qui trình cơng nghệ ngồi sản phẩm chính là đương kính, cịn thu được sản phẩm
phụ là rỉ đường; nơng trường chăn ni lợn thịt thì ngồi sản phẩm chính là sản
lượng lợn thịt, cịn có sản phẩm phụ là phân bón.

15


Trong qui trình sản xuất, kêt quả sản xuất thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn
chất lượng qui định, còn có sản phẩm hỏng khơng sửa chữa được, mà các khoản
thiệt hại này khơng được tính cho sản phẩm hồn thành.
Đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn
cho nhau, cần loại trừ ra khỏi giá thành của sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản
xuất chính hoặc bán ra ngồi.
Trong các trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là tồn bộ qui trình
cơng nghệ sản xuất, cịn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm

hồn thành và sản phẩm lao vụ phục vụ cho các bộ phận khơng phải là sản xuất
phụ.
Muốn tính được giá thành của các đối tượng tính giá thành, phải lấy tổng chi
phí sản xuất đã được tập hợp loại trừ chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại
sản phẩm hỏng khơng được tính trong giá thành sản phẩm, chi phí phục vụ lẫn
nhau trong nội bộ các phân xưởng sản xuất phụ. Cơng thức tính giá thành của
sản phẩm là:
Z = C + Dđk - Dck - Clt
Trong đó:
Z: Là tổng giá thành của đối tượng tính giá thành.
C: Là tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp.
Dđk và Dck: Là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Clt: Là chi phí cần loại trừ ra khỏi tổng giá thành của các đối tượng tính
giá thành.
Để đơn giản tính tốn chi phí loại trừ (Clt) thường được tính như sau:
Đối với sản phẩm phụ có thể tính giá thành theo giá thành kế hoạch hoặc có
thể lấy giá bán phụ trừ lợi nhuận định mức.
Đối với sản phẩm hỏng tính theo giá thành thực tế như đối với sản phẩm hoàn
thành hoặc căn cứ vào quyết định xử lý của lãnh đạo.

16


Đối với sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính
theo giá thành đơn vị kế hoạch, hoặc tính theo chi phí ban đầu.
*Phương pháp thứ tư: Phương pháp cộng chi phí:
Phương pháp cộng chi phí áp dụng đối với doanh nghiệp có qui trình cơng
nghệ phức tạp, q trình chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất (bước
chế biến) có sản phẩm dở dang như: Doanh khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí, chế
tạo, may măc.

Đối tượng hạch tốn chi phí là qui trình cơng nghệ của từng giai đoạn (
từng bước chế biến).
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hồn thành ở các bước chế biến giá
thành sản phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng là tổng chi phí đã phát sinh ở các
bước chế biến và tính như sau:
Nếu gọi C1, C2.....Cn là chi phí tổng hợp được ở giai đoạn sản xuất.
Z = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn - Dck
z = z/Qtp
*Phương pháp thứ năm: Phương pháp tính giá thành liên hợp:
Là kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau như kết hợp phương
pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ, phương pháp cộng chi
phí, phương phương pháp tính giá thành liên hợp áp dụng đối với doanh nghiệp
sản xuất hố chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc.
*Phương pháp thứ sáu: Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Ap dụng: Doanh nghiệp xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn
chỉnh.
ztt= zđm ± chênh lệch do thay đổi định mức ± chênh lệch thoát ly định mức.
1.2. Chi phí quản lý kinh doanh và giá thành sản phẩm

17


1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp
Trong công tác quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng ln được các nhà quản lý quan tâm vì
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua những thơng tin về chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh do bộ
phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản

xuất của từng bộ phận, từng khoản mục, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như
toàn bộ hoạt động kinh doanh của tồn bộ doanh nghiệp. Qua đó để đánh giá
phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự tốn chi phí, tình hình
thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có quyết định quản lý phù hợp.
Còn về chỉ tiêu giá thành, đây là thước đo hao phí sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, là căn cứ xác định hiệu quả kinh doanh. Để quyết định sản xuất một loại
sản phẩm nào đó, doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu thị trường, giá cả và mức
hao phí sản xuất tiêu thụ sản phẩm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác định được
hiệu quả của sản phẩm đó và quyết định khối lượng sản xuất để đạt được lợi
nhuận tối đa. Thơng qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có
thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động đến hiệu quả
thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất. Phát hiện và tìm ra các ngun nhân
dẫn đến các chi phí phát sinh khơng hợp lý để có biện pháp loại trừ. Giá thành là
căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chính sách giá cả đối
với từng sản phẩm.
1.2.2. Nội dung cơng tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản
phẩm
Để quản lý tốt chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm thì cơng tác hạch
tốn kế toán phải được đặt lên hàng đầu. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu

18


thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trị tích
cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Để đảm bảo
phát huy tác dụng của công cụ kế toán đối với doanh nghiệp cần thiết phải có sự
tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành. Đây cũng là điều kiện cho việc
phân tích đánh giá, tổ chức quản lý và sản xuất hợp lý nâng cao hiệu quả quản trị
đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
Riêng đối với ngành XDCB việc hạch tốn đúng chi phí sản xuất và tính

đủ giá thành càng trở nên quan trọng và có tính quyết định bởi sự tác động của
những đặc điểm như giá cả biến động trong những thời điểm khác nhau của xây
dựng, nhu cầu công nhân khác nhau, nhu cầu xây dựng cơ bản không như nhau.
Thông qua chỉ tiêu giá thành ta có thể xác định được kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy sự sáng tạo, tìm tịi phương án giải quyết cơng việc có
hiệu quả.
Để phát huy hết vai trị của mình, việc tổ chức hạch tốn kinh tế chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đạt được những yêu cầu:
- Phản ánh kịp thời, chính xác tồn bộ chi phí thực tế phát sinh trong q
trình sản xuất . Tính tốn chính xác, phân bổ kịp thời giá thành xây lắp theo đối
tượng tính giá thành .
- Phân bổ hợp lý các chi phí sản xuất theo từng khoản mục vào các đối
tượng tập hợp chi phí, áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật liệu, lao động
sử dụng máy, kiểm tra dự toán chi phí gián tiếp, phát hiện kịp thời các khoản
mục chi phí chênh lệch ngồi định mức, ngồi kế hoạch, đề ra các biện pháp
ngăn ngừa kịp thời.
- Kiểm tra việc thực hiện giá thành theo từng khoản mục chi phí, theo từng
hạng mục cơng trình, vạch ra các khả năng tiềm tàng và đề ra các biện pháp hạ
giá thành sản phẩm.

19


- Thơng qua ghi chép, phản ánh tính tốn để đánh giá có hiệu quả sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí
và lập giá thành theo quy định của cơ quan chủ quản cấp trên.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi phí kinh doanh và giá thành
sản phẩm
Với các u cầu trên, hạch tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp
tập hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất thích hợp
- Xác định đúng đối tượng tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính
giá thành thích hợp.
- Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp. Quy định trình tự cơng việc, phân bổ chi phí cho từng đối tượng, từng
sản phẩm chi tiết.
1.3. Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
1.3.1. Ý nghĩa của giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường hình thành và phát triển ở Việt Nam đã đẩy các doanh
nghiệp từ chỗ được bao cấp hồn tồn sang việc hạch tốn độc lập lời ăn lỗ chịu
theo đúng quy luật của thị trường. Từ chỗ chỉ lo làm kế hoạch không phải lo
đầu vào, đầu ra cũng không phải trả lời câu hỏi sản xuất kinh doanh cái gì? Như
thế nào? Cho ai? các doanh nghiệp hiện nay đã phải trả lời câu hỏi này và phải
xem xét, phận tích đánh giá vấn đề này một cách kỹ lưỡng. Muốn tồn tại và phát
triển trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt thì doanh nghiệp phải
tự khẳng định mình. Cơ chế thị trường khó bán hơn mua thì sự cạnh tranh quyết
liệt để bán được hàng là điều tất yếu. Để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường
doanh ngiệp cần đổi mới, cải tiến sản xuất kinh doanh, mở rộng nâng cấp trang
thiết bị cũ, tổ chức lại bộ máy quản lý cũ và điều quan trọng hơn là doanh nghiệp
cần có hạch tốn thu chi một cách chính xác và có các quyết định đúng đắn kịp
20


thời. Để đạt được các điều kiện trên doanh nghiệp cần phải có các thơng tin kinh
tế cần thiết. Thơng tin kinh tế này có hai loại:
+Thơng tin phục vụ bên ngồi
+ Thơng tin phục vụ bên trong

Các thơng tin phục vụ bên ngoài chủ yếu phục vụ các cơ quan quản lý vĩ
mô của nhà nước, cơ quan chủ quản do đó mang tính bắt buộc thống nhất kiểm
tra được, Ngồi ra các thơng tin kinh tế phuc vụ cho nhiều đối tượng khác nhau:
bạn hàng , khách hàng… Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải hiểu biết hết sức
rõ ràng về bản thân mình thì mới có các quyết định đúng đắn. Về bản chất thì
hoạt động quản trị chi phí kinh doanh là q trình chuẩn bị và ra các quyết định
quản trị do vậy bộ máy quản trị cần nắm rõ các thông tin hết sức quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp tới các quyết định quản trị
Như vậy, có thể nói thơng tin bên trong đặc biệt quan trọng hay quản trị
chi phí kinh doanh là công cụ chủ yếu cung cấp thông tin kinh tế bên trong bộ
máy quản trị doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định quản trị nên nó trở
thành một công cụ chủ yếu không thể thiếu của quản trị doanh nghiệp. Quản trị
là quan trọng do vậy khi ra quyết định mà quản trị phải đảm bảo tính chính xác
và có hiệu quả của quyết định đề ra.
Muốn làm được điều đó cần phải tính đến các vấn đề chi phí kinh doanh
mà bản chất nó là mơ tả các q trình có ý nghĩa kinh tế diễn ra trong kinh
doanh.
Trong điều kiện có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực
thì doanh nghiệp ngồi việc cạnh tranh với nhau bằng chất lượng còn cạnh tranh
cả về giá cả mà đấu thầu trong xây dựng là một điển hình. Vấn đề đặt ra cho các
doanh nghiệp là phải giảm tối đa các khoản chi phí để hạ giá thành mà vẫn đảm
bảo được chất lượng để có thể cạnh tranh, tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng mà bất cứ
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng phải quan tâm là giảm chi phí
sản xuất. Hạ thấp chi phí khơng những chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp mà cịn là nguồn tích luỹ chủ yếu cho nền kinh tế. Con đường duy nhất
21


để doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trường là phải thường xuyên

cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của thị trường, nâng cao chất lượng sản
phẩm và hạ được giá thành. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hạ giá thành là
con đường cơ bản để tăng doanh lợi, nó cũng là tiền đề để tăng sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường kể cả trong và ngồi nước, góp phần cải thiện
đời sống vật chất cho người lao động. Ta có thể thấy ý nghĩa cụ thể của việc hạ
giá thành là:
Hạ giá thành sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận, nếu giá thành sản phẩm
thấp so với giá bán trên thị trường thì doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận
trên một đơn vị sản phẩm càng cao. Mặt khác, gía thành sản phẩm thấp thì doanh
nghiệp có thể hạ được giá bán nhờ đó mà tăng khối lượng tiêu thụ, thu được
nhiều lợi nhuận.
Hạ giá thành là cơ sở cho doanh nghiệp giảm bớt lượng vốn lưu động
đã sử dụng vào sản xuất, khi hạ giá thành sản phẩm tức là doanh nghiệp đã tiết
kiệm được chi phí về nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí quản lý. Nghĩa
là với khối lượng sản xuất như cũ doanh nghiệp chỉ cần một lượng vơn ít hơn.
Trong điều kiện đó doanh nghiệp có thể rút bớt vốn lưu động trong sản xuất hoặc
mở rộng tăng thêm khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Việc hạ giá thành sản phẩm được thực hiện thơng qua hai chỉ tiêu: mức hạ
gía thành và tỷ lệ hạ giá thành. Khi xem xét việc hạ giá thành sản phẩm cần kết
hợp cả hai chỉ tiêu này và chỉ xem xét cho những sản phẩm so sánh được.

n

Mz =
Tz =

∑[(si x Zi ) – (Si x Zi )]
1

i =1


1

1

o

Mz
n

∑(S

i1 x

Zio )
22



×