Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Luận văn tốt nghiệp-một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng part4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.96 KB, 11 trang )


34
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn
nhẹ phù hợp với yêu cầu quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc do kế
toán viên thực hiện và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và cấp trên về thông
tin tài chính kế toán.
Kế toán tổng hợp: tổng hợp chi phí, tính giá thành và xác định kết quả
kinh doanh.
Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuấ
t, tồn của vật liệu, xác
định chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình. Theo dõi tình hình biến động
của TSCĐ, vật tư, phản ánh chính xác tình hình TSCĐ, khấu hao TSCĐ.
Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng công trình, hạng
mục công trình và theo dõi các khoản công nợ.
Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện các phần liên quan đến các nghiệp vụ
ngân hàng, cùng thủ quỹ đi rút tiền, chuyển tiền, vay vốn tín dụng, lập các kế

hoạch vay vốn tín dụng và lập các phiếu thu, phiếu chi.
Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Thanh toán số lương phải
trả trên cơ sở tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế với tỷ lệ % quy định hiện
hành, kế toán tiền lương tính ra số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ. Căn cứ vào bảng
duyệt quỹ lương của các đội và của khối gián tiếp của công ty, k
ế toán tiến hành
tập hợp bảng thanh toán lương, kiểm tra bảng chấm công.
Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã
được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày, lập báo cáo
quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
2.2. Khái quát tình hình tài chính của Công ty.
2.2.1. Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty
Vốn là linh hồn của doanh nghiệp. Một công ty muốn chớp được cơ hội
trong kinh doanh thì c


ần phải đảm bảo về vốn. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải biết
cách sử dụng sao cho hợp lý để một đồng vốn bỏ ra thu được lợi nhuận tối đa.

35





Biểu 1: Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: đồng
Năm 2003 Năm 2004 Chênh loch
STT

Chỉ tiêu

Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)

1 Vốn lưu động 2259207573 36,56 1324799321 32,14 -934408252 -41,36 45,41
2 Vốn bằng tiền 289681569 4,68 145999511 3,54 -143682058 -49,6 6,98
3 Các khoản phải thu 2686560873 43,48 429581083 10,42 -2256979790 -84,01 1,09
4 Hàng tồn kho 1901745 0,03 0 0 -1901745 0 0,09
5 TSLĐ khác - - - 1438894801
6 Vốn cố định 3820494714 61,83 2797172774 100 -1023321940 -26,1 49,73
7 Tổng nguồn vốn 6179457282 100 4121745090 100 -2057730192 -33,3 100
8 Nợ phải trả 3521866008 56,6 1715853119 41,41 -1806012889 -51,28
9 Nợ ngắn hạn 412758456 6,63 412758456 9,96 0 0 0
10 Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0
11 Nợ khác 0 0 0 0 0 0 0
12 Nguồn vốn CSH 2697173030 43,37 2427455727 58,58 -269717303 -10 100

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn kinh doanh đầu năm 2004 của
công ty là 6179457282đ, đến cuối năm thì tổng vốn kinh doanh của Công ty là
4121745090đ. Như vậy, trong năm 2004 tổng vốn kinh doanh của Công ty đã
giảm 2057730192 đ tương ứng với -33,3% đi sâu phân tích từng khoản mục ta
thấy:
Tổng Vốn lưu động giảm 934408252đ tương ứng với -41,36% trong đó:

36
Vốn bằng tiền của Công ty cuối năm 2004 so với đầu năm giảm
143682058đ tương ứng với –49,6%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của
Công ty đã giảm.
Giá trị các khoản phải thu đến cuối năm 2004 so với năm 2003 giảm
2256979790đ tương ứng với - 84,01%. Điều này cho thấy các khoản vốn bị
chiếm dụng của doanh nghiệp đã giảm r
ất nhiều và tỷ trọng các khoản phải thu
giảm đi khá nhiều trên tổng vốn lưu động.
Giá trị hàng tồn kho của Công ty đến cuối năm 2004 là 0đ so với đầu năm

đã giảm 1901745đ.
Tài sản lưu động khác, số cuối năm 2004 tăng 1438894801đ so với đầu
năm.
Giá trị Vốn cố định của Công ty cuối năm 2004 là 2797172774đ, giảm
1023321940đ so vớ
i năm 2003 hay giảm 26,1% .
Tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình giảm 1327517485đ. Điều này
có thể là do trong năm công ty đã tiến hành bán một số tài sản cố định.
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty đã giảm 2057730192đ
tương ứng với - 33,3% so với năm 2003.
Tổng nợ phải trả giảm đi 1806012889đ hay –51,28%% trong đó:
Riêng các khoản nợ ngắn hạn đã
được công ty thanh toán hết hay giảm
100%. Mặc dù nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng việc thanh toán
hết nợ ngắn hạn đã giúp công ty giảm khoản nợ phải trả đi rất nhiều.
Các khoản nợ dài hạn của công ty không thay đổi vì công ty không sử
dụng nguồn vốn vay dài hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm 269717303đ ứng với 10% cho thấy dấu
hiêu phát triển chưa được tốt của Công ty.
Ngoài ra các khoản khác không biến động nên không có ảnh hưởng gì.
2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua

37
Sau hai năm kể từ ngày thành lập, Công ty đã đạt được một số thành tựu
khả quan chứng tỏ con đường mà công ty lựa chọn là đúng đắn.




Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 - 2004

Đơn vị tính: đồng
So sánh

TT

Tên chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
Chênh lệch TL(%)
1 Doanh thu thuần 7410261117 19698074625 12287813508 165,8
2 Lợi nhuận trước thuế 120981990 767566532 646584542 534,4
3 Thuế và các khoản
phải nộp
88284155 533463956 445179801 504,3
4 Lợi nhuận sau thuế 32697835 234102576 201404741 615,9
5 Thu nhập bình quân
người lao động
750 850

Qua bảng kết quả trên ta thấy doanh thu của công ty năm 2004 tăng
12287813508đ so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng là 165,8%. Lợi nhuận
đạt được của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng là 615,9%
tương ứng với số tiền là 201404741đ. Nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước tăng
504,3% với số tiền là 445179801đ. Đây là một bước ti
ến thực sự quan trọng của
công ty. Là một đơn vị hạch toán độc lập, lấy thu bù chi, kinh doanh có lãi nên
thu nhập của người lao động tuy chưa cao song từng bước được cải thiện. Người
lao động có công ăn việc làm ổn định, được sự quan tâm sâu sắc của đoàn thể
quần chúng và được tạo mọi điều kiện để chứng tỏ mình.

38
Những kết quả sản xuất kinh doanh trên phần nào đã nói lên sự phấn đấu

nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo giàu
kinh nghiệm, năng động sáng tạo, sự đoàn kết phối hợp nhịp nhàng trong các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khi ký hợp đồng, lập kế hoạch đến tổ
chức thi công và nghiệm thu công trình.
2.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất, h
ạ giá thành sản
phẩm của Công ty.
2.3.1. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành ở
Công ty
 Đối tượng tập hợp chi phí
Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty
được xác định là từng công trình, hạng mục công trình, một bộ phận của hạng
mục công trình, nhóm hạng mục công trình. Mỗi công trình, hạng mục công
trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở
riêng những tờ
kê chi tiết chi phí sản xuất phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình
đó.
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã có tác dụng phục vụ tốt
cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán
kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính
giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác.
* Nội dung các khoản mục chi phí
Giá thành sả
n phẩm xây lắp bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến việc thi
công xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả các chi phí về nguyên vật
liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
Vật liệu xây dựng: Là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng…
Vật liệu khác: Bột màu, đinh, dây …


39
Nhiên liệu: xăng, dầu diezel…
Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn…
Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: Thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng,
thiết bị sưởi ấm … (kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị).
Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực
tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị dụng cụ
gồm:
Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân
phụ.
Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp
trách nhiệm, chức vụ…
Tiền lương phụ của các công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
Các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất
trong doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến
vi
ệc sử dụng máy thi công như:
Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công, kể cả công nhân
phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của
công nhân điều khiển máy thi công.
Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy thi công.
Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi công.
Chi phí về sữa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ,
chi phí trả trước cho nhà th
ầu.
Chi phí quản lý máy thi công.
Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí trực tiếp khác (trừ những chi phí
trực tiếp kể trên) và các chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các
chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi

công như tổ, đội, công trường thi công, bao gồm:

40
Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp
lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng…
Chi phí vật liệu: Gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng
để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng
quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời.
Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: Gồm các chi phí về công cụ dụng cụ
dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, ván khuân và các
loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất và quản lý đội xây dựng.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm các chi phí khấu hao tài sản cố định
dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng.
* Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành xây lắp là các loại sản phẩ
m, công việc, lao vụ do
doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị.
Kỳ tính giá thành là theo năm.
Đối với các công trình được giao (hay chỉ định thầu): Căn cứ vào bản thiết
kế kỹ thuật và khối lượng công việc chủ yếu, đơn giá do cơ quan Nhà nước ban
hành thì Phòng kế hoạch lập dự toán, xác định giá dự toán công trình. Giá dự
toán được sử dụng để hai bên xem xét, ký hợp đồng (bên chỉ đị
nh và bên được
chỉ định).
Đối với công trình tham gia dự thầu: Khi nhận được thông tin mời thầu thì
Công ty cùng với các phòng ban liên quan tiến hành khảo sát, xác định khối
lượng thi công, biện pháp thi công để lập hồ sơ dự thầu, xác định rõ giá dự thầu.
Trong quá trình đấu thầu Phòng Tài chính – kế toán tuỳ theo tình hình có thể
thay đổi giá trị dự thầu trong phạm vi cho phép một cách hợp lý. Nếu trúng thầu
thì giá trị dự thầu là cơ sở ký kết h

ợp đồng, xác định giá trị hợp đồng.

41
Trong quá trình lập và tính giá thành sản phẩm xây lắp, công ty lấy giá trị
dự toán làm giá trị sản lượng kế hoạch do đó trong kết cấu giá thành sản xuất kế
hoạch công trình gồm:
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí sản xuất chung
* Phương pháp lập kế hoạch giá thành
Do hoạt động trong ngành xây lắp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có sự
khác biệt về nhiều mặt: Đặc điểm về chủng lo
ại, số vật liệu, thời gian tiêu hao.
Nên công tác lập kế hoạch ở Công ty là theo từng công trình cụ thể, đảm bảo tính
toán giá thành chính xác, sát với thực tế.
Trước hết dựa vào bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công để xác lập vốn
đầu tư xây dựng và quản lý chi phí xây dựng công trình. Những công trình thiết
kế kỹ thuật theo từng đợt thì tổng dự toán được lập theo từng đợt.
C
ăn cứ vào định mức dự toán xây dựng cơ bản của từng địa phương, định
mức hao phí nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công cho một khối lượng đơn
vị.
Bảng tính tiền lương ngày công bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ
cấp có tính chất lương theo cấp bậc do phòng Tài chính – kế toán lập.
Bảng cước giá nguyên vật liệu xây dựng của định mức giai đoạn xây dựng
cơ bản của địa phương nơi có công trình mà chi phí đang thi công tại thời điểm
tính toán.
Ngoài ra còn căn cứ vào tổ chức mặt bằng thi công, cự ly, cấp đường từ
những căn cứ đó và khối lượng thi công theo kế hoạch tính các khoản mục hay

công trình.

42
Kế hoạch giá thành năm được lập trên cơ sở tổng giá thành kế hoạch các
công trình đang xem xét trong năm và kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3.2. Tình hình công tác quản lý chi phí kinh doanh và hạ giá thành
sản phẩm của Công ty
Để thấy rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chi phí sản xuất và hạ giá
thành sản phẩm ở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hoàng An, đánh giá
được cụ thể đâu là nguyên nhân chính ảnh hưởng, những nhân tố tích cực, nhữ
ng
tồn tại cần được giải quyết. Do các công ty xây dựng có nhiều công trình khác
nhau nên em chỉ thực hiện phân tích một công trình là công trình ép cọc Trung
tâm thương mại Thăng Long.
Giá thành quyết toán được xác định căn cứ vào chi phí chung và chi phí
trực tiếp trong giá trị quyết toán.
Trong khi phân tích tình hình thực hiện giá thành trong một công trình
thực hiện cần phải đi sâu phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ở công trình đó.
Phương pháp phân tích này phù hợp với tính chất là chi phí chung, phù hợp với
đặc điểm xây d
ựng cơ bản có chu kỳ sản xuất dài, một số chi phí thuộc nhóm chi
phí quản lý doanh nghiệp bỏ ra một lần cho cả quá trình thi công, phù hợp với
đặc điểm công tác lập kế hoạch giá thành xây dựng đó là hai bộ phận: Kế hoạch
giá thành sản phẩm xây lắp riêng biệt và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Biểu 3: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành công trình
TTTM- Thăng Long
Đơn vị tính: VNĐ
So với kế hoạch
Diễn giải
Kế hoạch

(dự toán)
Thực tế
Mứctăng(+)
Mức hạ (-)
Tỷlệ %
1 2 3 4 5 = 4 – 3 6=5/3
A Chi phí vật liệu 6531624500 5975275533 -556348967 -8,51
B Chi phí nhân công 310245563 299046858 -11198705 -3,6
C Chi phí máy 1388589562 1291466756 -97122806 -6,994
D Chi phí chung 24614257 23019133 -1595124 -6,48

43
E
Giá thành SX
E=A+B+C+D
8255073882 7588808280 -666265602 -8,07
F Chi phí QLDN 169946172 151547013 -18399159 -10,82
G
Giá thành toàn bộ G
= E + F
8425020054 7740355293 -684664761 -8,12

Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty đã hoàn thành kế hoạch giá thành sản
xuất. Ở công trình này, giá thành sản xuất thực tế so với kế hoạch giảm
684.664.761 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 8,12%. Tỷ lệ hạ là khá cao, vì thế
Công ty đã tiết kiệm được lượng chi phí khá lớn cho quá trình thi công mà vẫn
đảm bảo chất lượng công trình. Điều đó phản ánh một sự cố gắ
ng nỗ lực của tập
thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, sự năng động sáng tạo, phấn đấu
không ngừng nghỉ. Công ty đã thực sự quan tâm đến việc hạ giá thành sản phẩm

và từng bước thành công, đây là thành tích cần phát huy. Tuy nhiên để đánh giá
xem Công ty đã phát huy hết khả năng hạ giá thành sản phẩm của mình chưa,
các mặt mạnh yếu trong cách thức quản lý từng khoản mục chi phí thì ta cần đi
sâu phân tích các kho
ản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
 Khoản mục chi phí nguyên vật liệu
Khoản chi phí nguyên vật liệu phu thuộc vào hai yếu tố là khối lượng vật
tư tiêu hao và giá vật liệu xuất dùng. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về
tiêu hao một số vật liệu chính của công trình này, có thể xem qua sự biến động
về định mức tiêu hao trong đơn giá chi tiết.
Biểu 4: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong
đơn giá chi tiết công trình
Đơn vị tính: VNĐ
Tiêu hao định mức So sánh thực tế/kế hoạch
TT Khoản mục đơn vị
Kế hoạch
Thực
tế
Tăng(+)
giảm(-)
Tỷ lệ %
1 đá khan 4*6 M
3
0,883 0,723 -0.16 -18,1
2 Đá dăm đệm M
3
1,30 1,21 -0.09 -8,7

44
3 Xi măng PC40 Kg 469,45 468,11 -1.34 -0,3

4 Thép tấm Kg 3,6 3,54 -0,06 -1,7
5 thép hình Kg 1,56 1,57 +0,01 +0,6
6 Que hàn Kg 0,165 0,165 0 0
7 Dầu bôi trơn Kg 0,52 0,5 -0,02 -0,039
8 Bu lông M28*105 Cái 0,62 0,62 0 0
9 Tà vẹt gỗ 14*22 Thanh 0,14 0,14 0 0
10 Đăng tơ Cái 0,032 0,03 -0,02 -6,25

Qua biểu 4 ta thấy việc quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu của
Công ty thực hiện tương đối tốt, tiêu hao nguyên vật liệu thực tế có xu hướng
giảm xuống so với kế hoạch.
Đạt được điều đó là Công ty đã quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trong sản
xuất do vậy đã tiết kiệm được nguyên vật liệu, hạn chế được lượng nguyên v
ật
liệu tiêu hao. Về khâu quản lý thực hiện định mức, Công ty tiến hành theo dõi
giữa việc xuất nguyên vật liệu đem sử dụng và quá trình sản xuất ở từng bộ
phận, tổ đội sản xuất, xí nghiệp trên cơ sở đó phát hiện những bộ phận không
hoàn thành định mức kế hoạch. Xác định số chi phí tăng lên do không hoàn
thành định mức tiêu hao nguyên vật liệu và thực hiện kh
ấu trừ vào lương của bộ
phận đó. Đối với bộ phận hoàn thành tốt định mức, sử dụng tiết kiệm nguyên vật
liệu thì Công ty có biện pháp khuyến khích vật chất kịp thời.
 Khoản mục chi phí nhân công
Qua biểu 3 ta thấy chi phí nhân công thực tế so với kế hoạch giảm
11198705 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ 3,6%. Công ty đã hoàn thành kế hoạch về
khoản mục chi phí nhân công, đây là một nỗ lực lớn cần phát huy. Xem xét cụ
thể nguyên nhân thực tế do:

×