Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ăn uống quân bình thân nhiệt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.87 KB, 5 trang )

Ăn uống quân bình thân nhiệt
Ăn quá nhiều thức ăn chứa chất xơ, nước, muối khoáng và sinh tố mà bữa ăn lại
ít năng lượng sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể thường ớn lạnh, tiêu chảy, dễ phiền
muộn…

Có một số thức ăn có thể làm cho cơ thể ấm áp hơn hoặc mát mẻ, dễ chịu. Chúng ta
gọi là thức ăn có tính nóng hoặc tính mát. Thức ăn chứa nhiều năng lượng được cho là
có tính nóng, làm cho cơ thể ấm lên; thức ăn ít năng lượng, nhiều nước, nhiều chất xơ,
nhiều muối khoáng và sinh tố được cho là có tính mát. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Thừa chất béo, dễ cáu gắt

Lý do là vì khẩu phần ăn uống hợp lý phải có đầy đủ và cân đối thành phần dinh dưỡng
với các chất như: bột đường, đạm, béo, xơ và các muối khoáng, sinh tố cần thiết cho
cơ thể.

Ăn quá nhiều béo, bột đường, đạm hơn các loại khác sẽ dẫn tới tình trạng nóng bứt rứt
trong người do hấp thu nhiều năng lượng hơn mức cần thiết; cơ thể sẽ táo bón, mất
ngủ, dễ cáu gắt, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn nhọt phát sinh… Ăn quá nhiều thức ăn
chứa nhiều chất xơ, nước, muối khoáng và sinh tố mà bữa ăn lại ít năng lượng nữa sẽ
dẫn tới tình trạng cơ thể thường ớn lạnh, tiêu chảy, dễ phiền muộn…



Rất nhiều trái cây để chúng ta có thể lựa chọn phù hợp thể tạng.

Theo đông y, các loại thức ăn được phân biệt tùy khí và vị. Mát và lạnh thuộc âm, ấm
và nóng thuộc dương. Không âm không dương quá là khí bình. Xét về vị thì chua,
đắng, mặn thuộc âm; cay, ngọt thuộc dương. Vị nhạt thuộc khí bình. Như vậy, thức ăn
chứa tinh dầu hoặc các hoạt chất có vị cay, thơm, tạo ra cảm giác ấm nóng cho cơ thể
thì có tính nóng, được dùng làm gia vị để tạo mùi thơm và giảm bớt tính mát hoặc lạnh


của thức ăn chính.


Tuy nhiên, tính nóng hay mát của thức ăn có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của
chúng hoặc cách chế biến. Chẳng hạn nước mía có tính mát nhưng khi nấu nóng hoặc
chế biến thành đường thì lại có tính nóng.
Chuối tươi có tính mát nhưng chuối khô lại có tính nóng. Thức ăn có vị đắng, chua,
mặn thường có tính mát hoặc lạnh còn thức ăn có vị cay, ngọt, chát thì có tính nóng;
thức ăn có vị nhạt sẽ có tính bình.



Về mặt ẩm thực, khi cơ thể cần mát thì phải bổ sung thức ăn tính mát. Cơ thể cần ấm
thì phải bổ sung thức ăn tính nóng. Thức ăn có tính bình sẽ được dùng chung cho các
trường hợp. Như vậy, việc chọn thức ăn phù hợp với thể tạng hoặc tình trạng bệnh lý là
rất quan trọng. Không thể cứ nhiều chất dinh dưỡng là tốt.



Lưu ý thể tạng

Để điều hòa cơ thể, bạn nên biết thể tạng của mình để chọn thức ăn phù hợp. Người
có thể tạng nóng (dương) sẽ có những biểu hiện như gầy khô, đổ mồ hôi trộm, đau
lưng, mỏi gối, chân run, hoa mắt, ù tai, người nóng bứt rứt, đại tiện táo, tiểu tiện nóng,
nước tiểu vàng, khó ngủ, dễ cáu gắt, mộng tinh, tình dục suy yếu. Người có thể tạng
mát (âm) thì lưng gối lạnh đau, đại tiện lỏng, có khi tiêu chảy vào lúc sáng sớm, ù tai,
hoa mắt, sợ lạnh, thích uống nước ấm, tự ra mồ hôi, có khi tiểu đêm nhiều lần, mất
ngủ, di hoạt tinh, liệt dương, tinh thần suy sụp.

Thể tạng nóng mà ăn uống thức ăn có tính nóng nhiều quá (gồm: thức ăn nhiều béo,

nhiều ngọt; cay thơm như quế, gừng, sả, ớt, hành, tỏi, tiêu, đinh hương, đại hồi, thảo
quả…; các loại trái ngọt như mít, nhãn, vải khô, nho khô, sầu riêng, xoài chín…; các
chất đạm đậm như thịt dê, chó, bò, ngựa, cừu…) thì sẽ làm cho âm kiệt tạo ra vong âm.




Thể tạng mát mà ăn uống các thứ có tính mát quá (gồm: trái cây nhiều chất chua, nhạt,
ít ngọt; rau quả có tính lạnh như dưa leo, bí đao, bầu, khổ qua, cà chua, dưa hấu, nước
dừa…; rau quả có tính mát, nhất là rau thủy sinh; hải sản như nghêu, sò ốc, hến, cua;
sữa bò; thức ăn chưa nấu chín, ít sử dụng các loại gia vị cay thơm) sẽ làm cho
dương kiệt dẫn tới vong dương.

Cả hai cách đều không có lợi cho sức khỏe.

Qua đó, chúng ta thấy ăn uống để điều hòa âm - dương trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe,
là cả một khoa học, nghệ thuật, đòi hỏi nhiều cảm nhận, công phu và tinh tế.

×