Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lạc quan nhưng thận trọng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.04 KB, 5 trang )

Lạc quan nhưng thận trọng

Trong khi các ngành hàng khác lâm vào tình thế khó khăn, các doanh
nghiệp lĩnh vực thực phẩm - đồ uống khá bình thản trước bối cảnh khủng
hoảng. Ngành hàng này vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định nhờ tính chất
thiết yếu của các sản phẩm.
Sức khỏe ngàn vàng
Các cuộc nghiên cứu của TNS cho thấy hiện nay có đến 70% dân số Việt
Nam lo lắng về vấn đề sức khỏe. 84% số người được hỏi sẵn sàng trả tiền
cao hơn để mua hàng có thương hiệu và chất lượng tốt hơn miễn là sản
phẩm đó tốt cho sức khỏe đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro về chất lượng.
Các cụm từ như “từ thiên nhiên”, “ít béo”, “ít năng lượng”, “không đường”,
“giàu DHA”… được sử dụng phổ biến để quảng bá sản phẩm bởi chúng tạo
ra niềm tin mang lại sức khỏe tốt hơn. Tuy vậy, trong thời đại công nghệ
thông tin, chỉ cần một sơ xảy cũng có thể làm điêu đứng thương hiệu hoặc
thậm chí cả một ngành công nghiệp. Vì vậy, quản lý thông tin ra bên ngoài
được các nhãn hàng thực phẩm chú trọng và chuyên nghiệp hóa trong giai
đoạn hiện nay.
Tiêu dùng không giảm
Theo một nghiên cứu của Nestlé và TNS, mức tiêu thụ nhiều mặt hàng thực
phẩm của người Việt Nam có một khoảng cách khá xa các nước trong khu
vực. Lượng thực phẩm tiêu dùng bình quân/người ở nước ta về cơ bản sẽ
tăng theo các nước lân cận. Bất chấp những diễn biến bất lợi từ khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sẽ không bị ảnh
hưởng nhiều. 84% người được hỏi cho biết họ không có ý định cắt giảm chi
tiêu cho thực phẩm và đồ uống trong năm tới bởi đây là nhóm mặt hàng
thuộc nhu cầu thiết yếu của cá nhân. Điều này mang đến tiềm năng phát
triển cho ngành hàng thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.
Thượng đế tí hon lên ngôi
Tỉ lệ béo phì đang gia tăng ở nhóm người có thu nhập trung bình và giảm
chút ít ở nhóm người thu nhập cao. Điều đáng nhớ là căn bệnh này vẫn chưa


bị coi là một “vấn nạn” tại Việt Nam. Mới chỉ có 12% dân số nước ta bị béo
phì, con số khá thấp so với các nước phát triển (thường chiếm đến 1/3 dân
số). Tuy vậy, điều đáng lo ngại là 13% trong số đó là trẻ em ở độ tuổi từ 0
đến 6. 57% các ông bố bà mẹ vẫn nghĩ rằng mập mạp là thể hiện sức khỏe
tốt. Trẻ con hiện đang được coi là những “thượng đế tí hon” bởi có đến 75%
người Việt sẵn sàng mua bất cứ thứ gì con cái yêu cầu. Người ta có thể tiết
kiệm cho các mặt hàng gia dụng, nhưng sẵn sàng bỏ ra 300.000 đồng để mua
một kg sữa mà không băn khoăn, đắn đo nhiều.
Vì vậy, nếu khuynh hướng năm năm trước của các marketer là nỗ lực tiếp
cận người trưởng thành có thu nhập thì hiện nay họ chuyển sang tiếp cận
những người tiêu dùng tương lai - trẻ em. Hàng loạt các mẫu quảng cáo vui
nhộn và chương trình khuyến mãi tặng thưởng đều nhắm vào các công chúa,
hoàng tử nhỏ, và điều này chắc chắn sẽ vẫn tiếp diễn trong tương lai. Bất
chấp kinh tế suy thoái, phớt lờ những vụ scandal về sữa và thực phẩm, giá
của nhiều mặt hàng vẫn tăng do đã đánh trúng tâm lý của các ông bố bà mẹ
khi mong muốn những điều tốt nhất cho con cái.
Tiện dụng và tiện lợi hơn
Trong cuộc sống ngày càng hiện đại, người tiêu dùng có khuynh hướng dành
nhiều thời gian hơn cho công việc, gia đình, bạn bè nên quỹ thời gian cho
việc nấu nướng trở nên eo hẹp hơn. Áp lực thời gian dẫn tới những cách tiếp
cận mới trong thị trường thực phẩm: thay vì sử dụng những thực phẩm tươi
sống, người mua có xu hướng chuyển sang thực phẩm đóng hộp. Bao bì
hàng hóa được thiết kế tiện lợi hơn cho người dùng, sự cải tiến của hãng sữa
bột Friso và Dumex về nắp hộp sữa và nơi đựng thìa là những ví dụ tiêu
biểu.
Nếu năm 2008, có đến 62% người thành thị ở Việt Nam ra ngoài ăn mỗi
ngày, thì trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, phần lớn người tiêu dùng
Việt Nam nhất trí sẽ giới hạn chi tiêu cho điều này. 44% số người được hỏi
trong cuộc điều tra của TNS đầu năm 2009 cho rằng đây là giải pháp đầu
tiên để đối mặt với thời kỳ kinh tế suy thoái. Điều đó có nghĩa là họ sẽ tìm

kiếm những thực phẩm hợp túi tiền như mì gói, thực phẩm đóng hộp và các
món ăn đã được chuẩn bị sẵn. Để đối phó với việc hạn chế đi ăn ngoài của
người tiêu dùng, các nhà hàng, quán ăn sẽ đẩy mạnh phát triển dịch vụ giao
hàng tận nơi ở các khu vực thành thị. Từ những món ăn nhanh mang tính
hiện đại như KFC, pizza đến các món ăn truyền thống như Phở 24, nem, bún
chả… đều có thể được phục vụ tại nhà.
Tiềm năng nông thôn
Với hơn 17 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng,
gấp ba lần con số ở thành thị, nông thôn là thị trường rất tiềm năng, đặc biệt
là cho những mặt hàng phục vụ nhu cầu cơ bản. GDP/người ở Việt Nam nói
chung và khu vực nông thôn nói riêng vẫn tiếp tục tăng mặc cho kinh tế khó
khăn.
Thu nhập cao hơn có nghĩa là chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu như thực
phẩm, đồ uống… sẽ tiếp tục gia tăng. Thức ăn đóng gói được đánh giá là
ngành hàng tiềm năng nhất khi thâm nhập thị trường nông thôn bởi hiện tại
đang có một khoảng cách khá xa về chi tiêu cho mặt hàng này với các đô thị.
Nếu ở thành phố, mỗi hộ gia đình dành bình quân 173.500 đồng cho việc
mua thức ăn đóng gói thì ở nông thôn, con số này chỉ là 112.600 đồng.Thêm
vào đó, tỉ trọng chi tiêu cho các mặt hàng đồ uống và thức ăn sẵn so với tổng
thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn lại cao hơn ở khu vực thành thị.
Đây là tín hiệu tích cực cho các marketer của những lĩnh vực này.



×