Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mối nguy hiểm do nhiễm giun đũa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.37 KB, 6 trang )

Mối nguy hiểm do nhiễm giun đũa

Sau lũ lụt, các bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, virut
gia tăng. Một trong những bệnh dễ mắc là bệnh giun
đũa. Giun đũa (ascaris lumbricoides) là loại ký sinh
trùng đường ruột phổ biến nhất, trên thế giới có khoảng
1 tỷ người nhiễm giun đũa. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở
những nơi kém vệ sinh hoặc dùng phân người bón cây.
Nhiễm giun đũa nặng thường gặp ở trẻ em, làm trẻ
chậm lớn.
Chu trình gây bệnh của giun đũa
Giun đũa sống ở đoạn trên của ruột. Sau khi thụ tinh, giun
cái đẻ ra một lượng trứng lớn, theo phân thải ra ngoài.
Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người, do trứng
phải lưu lại trong đất khoảng 2 - 3 tuần mới có khả năng
gây bệnh. Trứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm. Người
bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun có trong thức ăn và
nước uống. Trong ruột non, trứng nở ra các ấu trùng
chuyển động, xâm nhập thành ruột non và di chuyển tới tim
phải qua các tiểu tĩnh mạch mạc treo và mạch bạch huyết
mạc treo. Từ tim, các ấu trùng đi vào phổi, chui qua thành
phế nang và di trú ngược theo hệ thống phế quản lên họng,
xuống thực quản và vào lại ruột non. Giun trưởng thành có
kích thước 20 - 40cmx3 - 6mm, sống được trên 1 năm.
Trứng bắt đầu được sản sinh sau 60 - 75 ngày kể từ khi ăn
phải trứng gây bệnh.

Vòng phát triển gây bệnh của giun đũa.
Làm sao biết người bị nhiễm giun đũa?
Các ấu trùng giun đũa có khả năng kích thích dị ứng trong
phổi gây tổn thương mao mạch và phế nang, làm cho bệnh


nhân bị sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó
thở và đau sau xương ức. Một số bệnh nhân có nổi mẩn
ngoài da và nghe thấy ran trong phổi. Có khi ấu trùng di trú
lạc vào não, thận, mắt, tuỷ sống gây các triệu chứng liên
quan đến các cơ quan này. Với số lượng nhỏ giun trưởng
thành trong ruột thường không gây triệu chứng. Nhưng khi
nhiễm giun nặng, có các triệu chứng kiểu loét dạ dày tá
tràng hoặc cảm giác khó chịu trước hoặc sau bữa ăn ở
bụng. Người nhiễm giun có thể khạc hay nôn ra giun qua
mũi, miệng. Nhiều khi giun chui vào ống mật chủ, ống tuỵ,
ruột thừa, túi thừa của ruột và các chỗ khác, gây viêm
đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tuỵ
hoặc hoàng đản tắc mật. Trường hợp nhiễm giun rất nặng,
các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột. Nếu
bệnh nhân bị bệnh thương hàn, giun có thể xuyên thủng
thành ruột bị mỏng. Nhiễm giun vừa phải đến nặng làm cho
trẻ em bị chậm lớn. Vì vậy, điều trị định kỳ bằng
albendazol cho trẻ em có tác dụng cải thiện sự phát triển
cho trẻ.
Giai đoạn ấu trùng ở phổi bệnh nhân có ho thoảng qua, khó
thở, thở rít, nổi mẩn ngoài da, tăng bạch cầu ái toan và
thâm nhiễm phổi thoảng qua. Giai đoạn giun ở ruột: bệnh
nhân có cảm giác khó chịu không rõ ràng ở thượng vị, đôi
khi nôn, trướng bụng. Có thể thấy trứng giun trong phân,
giun chui ra hậu môn, mũi hoặc miệng.
Trong thời kỳ di trú của ấu trùng, chụp Xquang lồng ngực
có thể thấy các tổn thương xâm nhiễm lan toả, không rõ
nét. Nếu tắc ruột, chụp bụng không chuẩn bị cho thấy các
mức hơi và những hình của giun trong các quai ruột giãn,
siêu âm cũng có thể cho thấy hình ảnh ruột giãn và khối

giun. Giai đoạn nhiễm giun ở phổi, ấu trùng giun có thể tìm
thấy trong đờm. Giai đoạn nhiễm giun ở ruột, tìm thấy
trứng giun trong phân.
Điều trị và phòng bệnh
Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị giun đũa:
albendazol, levamisol, pyrantel pamoat, mebendazol,
piperazin.
Nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc thường đi kèm với
nhau nên có thể điều trị đồng thời bằng albendazol,
mebendazol hoặc oxantel, pyrantel pamoat.
Bệnh nhân nhiễm giun mà cần phẫu thuật phải chú ý rằng
các thuốc gây mê có thể kích thích giun tăng vận động nên
bệnh nhân nhiễm giun cần được tẩy giun trước khi làm
phẫu thuật.
Trường hợp tắc ruột do giun hoặc giun chui ống mật, có thể
tránh phẫu thuật bằng cách hút dịch dạ dày qua ống thông
mũi, sau đó bơm liều thuốc tẩy giun qua ống. Nếu giun
chui ống mật, có thể lấy giun qua ống nội soi dưới siêu âm
và điều trị dung dịch albendazol hoặc piperazin bơm vào
ống mật chủ kết hợp với điều trị toàn thân cũng có tác
dụng.
Cách phòng bệnh giun đũa tốt nhất là không ăn rau sống,
không uống nước lã. Không nên dùng phân tươi bón ruộng
hay bón cho cây trồng, nhất là rau xanh. Xử lý tốt phân,
nước rác. Thực hiện rửa tay xà phòng trước khi ăn uống.
Không để móng tay dài dễ dính, bám đất cát và lây nhiễm
trứng giun.
TS. Nguyễn Thế Minh



×