Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỌC THÊM: KHÓC DƯƠNG KHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57 KB, 2 trang )

ĐỌC THÊM: KHÓC DƯƠNG KHÊ
Nguyễn Khuyến
A. BƯỚC l:
GV hướng dẫn cho HS đọc diễn cảm văn bản, sau đó hướng dẫn cho HS tìm
hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
B. BƯỚC 2:
GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK.
1. Câu 1: Theo anh (chị), bài thơ này có thể chia làm mấy đoan? Nội dung của
mỗi đoan là gì?
Trả lời: Bài thơ được viết theo dòng cảm xúc của tác giả. Vì vậy, bài thơ có
thể chia thành 4 đoạn:
- 2 câu dầu: Tin bạn mất đến đột ngột.
- 12 câu tiếp theo: Sự hồi tưởng về những kỷ niệm gắn bó 2 người thành tri kỉ.
- 8 câu tiếp theo: ấn tượng về lần gặp gỡ cuối cùng khi cả hai đều đã mãn
chiều, xế bóng.
- 16 câu còn lại: Nỗi đau đớn, tiếc thương khi bạn mất.
2. Câu 2: Tình bạn thắm thiết, thủy chung (SGK. Tr.32).
Trả lời: Tình bạn thắm thiết, thủy chung giữa hai người được tác giả diễn đạt
qua sự vận động của cảm xúc thơ. Đầu tiên là nỗi đau khi nghe tin bạn qua đời.
Câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi!” là tiếng kêu thương đột ngột, thất vọng.
Cụm từ “thôi đã thôi rồi” chỉ gồm những hư từ nhằm nhấn mạnh sự mất mát
không gì bù đắp nổi. Câu thơ thứ hai dàn trải diễn tả sự mất mát, cả không gian
như cũng nhuộm màu tang tóc.
Tình bạn thắm thiết ấy được cụ thể hóa qua đoan thơ thứ hai. Đó là những kỉ
niệm về một thời đèn sách, những thú vui nơi dặm khách, nơi gác hẹp đắm say
trong lời ca, tiếng đàn, nhịp cách
Tình bạn ấy còn được thể hiện trong đoàn kết, diễn tả nỗi đau của tác giả khi
bạn không còn nữa. Nỗi đau dược diễn tả ở nhiều cung bậc: lúc đột ngột, lúc ngậm
ngùi, luyến tiếc, lúc lắng đọng, thấm sâu chi phối tuổi già của tác giả. Hai câu kết
là nỗi đau không nước mắt, nỗi đau đã dồn vào trong lòng.
3. Câu 3: Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. . . ( SGK. Tr.32)


Trả lời: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ:
- Cách nói giảm: “Bác Dương thôi dã thôi rồi!”
- Biện pháp nhân hóa: “nước mây man mác ”
- Cách so sánh: “Tuổi già hạt lệ như sương”
- Cách liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khi nhằm tái hiện những kỷ niệm về
tình bạn thân thiết và lòng của nhà thơ với bạn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×