Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích truyện “Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.44 KB, 4 trang )

LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích truyện “Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Truyện “Lục Vân Tiên”:
- Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có lẽ được sáng tác vào
khoảng những năm 90 của thế kỷ XIX khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh
cho nhân dân ở Gia Định.
- Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột thiện, ác, đề cao tinh thần nhân nghĩa,
thể hiện khát vọng về một xã hội tốt đẹp.
- Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng đậm chất dân gian gồm
2082 câu thơ.
2/ Đoạn trích:
a) Vị trí:
- Trích từ câu 473 → 504 (32 câu) trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của
Nguyễn Đình Chiểu.
- Đoạn thơ kể lại cuộc đời đối thoại giữa ông Quán và 4 sĩ tử : Vân Tiên, Tử
Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, khi họ đang uống rượu, làm thơ trong quán của ông
(trước lúc vào trường thi)
b) Bố cục: 4 phần
- Câu 1→ 6 : Lời đối đáp giữa ông Quán với Tử Trực và Vân Tiên
- Câu 7 → 16 : Lẽ ghét
- Câu 16 → 30 : Lẽ thương
- Hai câu kết
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:
1/ Câu 1 → 6: Thái độ ghét thương qua lời đối đáp giữa ông Quán với Vân
Tiên
- Nhân vật ông Quán (chủ quán rượu) thuộc lực lượng chính nghĩa hỗ trợ nhân
vật chính (trên đường tìm chính nghĩa).
- Ông Quán có phong thái một nhà nho ở ẩn, am tường kinh sử và quặn lòng
với những đối tượng làm băng hoại xã hội, đau khổ dân lành.
“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”


→ Vì vậy, ông Quán bày tỏ thái độ ghét thương rất phân minh.
2/ Mối quan hệ giữa ghét - thương trong thái độ ông Quán:
a) Ghét thế lực cầm quyền bạo tàn - thương dân lầm than: (Câu 7

16)
“đời Kiệt, Trụ mê dâm” >< dân sa lầm sẩy hang
“đời U, Lệ đa đoan” >< dân lầm than
Ghét “đời Ngũ bá phân vân” >< dân nhọc nhằn
“đời thúc quý phân băng” >< rối dân
- Điệp từ “ghét”, “đời” + liệt kê hàng loạt các điển cố: “Kiệt, Trụ”, “U, Lệ”,
“Ngũ bá”, “thúc quý” + Nghệ thuật đối lập giữa vua quan với dân + điệp từ “dân”
+ động từ “sa, sẩy” + tính từ “lầm than”, “nhọc nhằn”, “rỗi” → Tác giả căm ghét
mãnh liệt những tên vua dâm ác, tham tàn, bạo ngược, những kẻ bề tôi tiếm
nghịch gây khổ lụy chiến tranh, loạn lạc và bộc lộ lòng xót thương sâu s8ác đối
với người dân vô tội phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều.
⇒ Như vậy, tác giả đứng về phía nhân dân mà bày tỏ thái độ yêu ghét rạch ròi,
đúng mực.
b) Ghét thế lực cầm quyền bạo tàn - thương hiền tài không được trọng dụng
(câu 17

30)
- Liệt kê các danh sĩ trong sử sách
+ Khổng tử : Lận đận
+ Gia Cát : Tài đức mà mệnh yểu
+ Nham Tử : Mưu lược tài ba, nhưng không gặp thời
+ Đổng Tử : Tài cao học rộng nhưng không được tin dùng
+ Nguyên Lượng : Thơ văn lỗi lạc, học rộng, từ quan ở ẩn
+ Hàn Dũ : Ngay thẳng mà mang họa
+ Liêm, Trạc : Triết gia không được trọng dụng, lui về dạy học
→ Điểm chung của các nhân vật này: Họ đều là những người có tài, có chí

muốn hành đạo, giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt sở
nguyện
- Họ là những người đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu: ông muốn giúp
đồi, lập nên nhiều công danh nhưng cuộc đời đầy bất hạnh, lại thêm thời thế đầy
nhiễu nhương. Bởi thế, đoạn thơ chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng của
cụ Đồ Chiểu.
3/ Hai câu kết:
“Xem qua kinh mấy lần thi cử
Nửa phần lại ghét nửa phần thương”
- Nghệ thuật tiểu đối → Nỗi “thương” và “ghét” ở đây, tuy nói chuyện sử sách
nhưng ít nhiều đều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn và tâm sự của
Nguyễn Đình Chiểu lúc bấy giờ.
* Đánh giá:
- Nội dung:
+ Căm ghét thế lực cường quyền bạo ngược
+ Xót thương nhân dân, hiền tài bị hãm hại
+ Bộc lộ thái độ của tác giả trước thời cuộc.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp trữ tình nồng hậu
+ Ngôn ngữ bình dị
- Sử dụng nhiều điệp từ “thương”, “ghét” (mỗi từ 12 lần)
- Phép đối trong đoạn thơ : “ghen - ghét”, “thương - thương” (10 câu về lẽ
ghét, 14 câu về lẽ thương) và tiểu đối trong câu thơ (vì chưng / cũng là , chẳng
hay thương ghét, ghét thương thế nào)
→ Sự lặp lại tưởng nhàm chán nhưng lại thể hiện sự trong sáng sâu sắc trong
tâm hồn tác giả: lẽ ghé thương tưởng đối lập nhưng hoàn toàn thống nhất.
Hai khái niệm “ghét”, “thương” cứ đan cài, tiếp nối không thể tách rời, rất sâu
nặng, thương là cội nguồn của cảm xúc, ghét là từ thương mà ra.
III. TỔNG KẾT:
Đoạn thơ “lẽ ghét thương” nói riêng và tác phẩm Lục Vân Tiên nói chung là

minh chứng cho văn chương giáo huấn mang tính chất đạo đức trữ tình của
Nguyễn Đình Chiểu.

×