Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.07 KB, 18 trang )

Nguyễn Đình Chiểu: Nhà thơ yêu nước nồng cháy và một nhân cách lớn
Lục Vân Tiên: Một tác phẩm chấn hưng phong hoá dân tộc
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một nhà nho yêu nước chân chính tiêu biểu của Nam Bộ trong thế kỷ XIX.
Cùng chung số phận với nhiều văn thi hào và sĩ phu kiệt hiệt khác như Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,
Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Trương Định..., Nguyến Đình Chiểu sống vào một giai đoạn vô cùng đen tối của
lịch sử dân tộc. Triều đình nhà Nguyễn (với những ông vua thủ cựu như Tự Đức...) đang trên đà suy sụp, đã mất
hẳn khả năng lãnh đạo nhân dân kể cả trong công cuộc xây dựng cũng như công cuộc bảo vệ nền độc lập của Tổ
quốc. Xã hội Việt Nam thời đó rơi vào tình trạng ngưng trệ và lạc hậu thảm hại. Rốt cuộc, trước sự xâm lược của
thực dân Pháp, cái triều đình ươn hèn, bất lực đó đã không thể đối phó, không thể lập được "thế cân bằng" với
ngoại bang, và đã để đất nước ta rơi trọn vào tay chúng.
Trước vận mệnh bi đát của đất nước, trước cảnh "sinh dân nghiêng nghèo" ấy, Nguyễn Đình Chiểu cũng như bao
người hiền tài khác, đã đau lòng nhức óc biết là nhường nào!
Trước kia Nguyễn Trãi đã từng nhận định rằng trên đất nước ta, các thời đại "tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
song hào kiệt không bao giờ thiếu" (Bình Ngô đại cáo).
Nguyễn Đình Chiểu là một người con hào kiệt của vùng đồng bằng Nam Bộ, là một nhân cách lớn mà sự nghiệp
và tên tuổi của ông sẽ mãi mãi sáng ngời. Là nhà thơ suốt đời bị mù loà, nhưng không những ông là tác giả của
tác phẩm bất hủ Lục Vân Tiên, của "Ngư tiều y thuật vấn đáp", "Dương Từ Hà Mậu"..., ông còn là tác giả của
những bài thơ, những bài văn tế nổi tiếng, trong đó ông đã tưới máu và nước mắt của mình hoà chung với những
bi kịch mà nhân dân anh hùng bất khuất và đau thương của ông phải chịu đựng khi chống trả bọn xâm lược. Có
những câu thơ của ông đã khắc sâu vào lòng người:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Lịch sử văn học đã xác nhận Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn, nhà thơ tiên khu vĩ đại, người mở đầu cho dòng văn
học yêu nước và cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Lục Vân Tiên là tác phẩm "tiểu thuyết bằng thơ nôm" sau chót của văn học Việt Nam, được Nguyễn Đình Chiểu
sáng tác ngay trong thời kì cận đại. Đó là điểm son cuối cùng của loại hình tác "truyện nôm", "diễn ca nôm" như
Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc, Hoa Tiên, Phan Trần, Nhị Độ Mai, Bần nữ thán, Truyện Kiều, truyện
nôm khuyết danh...
Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác Lục Vân Tiên với động cơ gì?
Như trên đã nói, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam, trong cơ chế của một chế độ phong
kiến phương Đông ngưng trệ, lạc hậu, đương trượt dài trên con đường suy thoái. Khắp đất nước phơi bày tình


cảnh nghèo đói xác xơ, đạo đức con người cũng như phong hoá dân tộc ngày một sa sút.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho chân chính, cho nên trong lòng ông lúc nào cũng đau đáu những ý tưởng về
sự "kinh bang tế thế". Do hạn chế về lịch sử, ông chưa nhận thức được rằng những ý tưởng của những sĩ phu
phong kiến như ông muốn khôi phục lại một xã hội lý tưởng thời Nghiêu - Thuấn, thực ra đã lỗi thời rồi...
Tuy nhiên với tâm huyết sôi sục của một con người nhập thế tích cực, nhất thiết ông phải hành động để phụng sự
đất nước và dân tộc ông. Chính vì thiết tha muốn "đem lời nói đốt cháy lòng thiên hạ" (thơ Puskin) mà ông viết
Lục Vân Tiên. Với ông, trong lúc đời đang suy, việc viết một tác phẩm đứng đắn và mang đầy nhiệt huyết như
Lục Vân Tiên chính là một diệu kế, khả dĩ cứu vãn được sự suy thoái của đất nước và chấn hưng được phong hoá
của dân tộc.
1
Lục Vân Tiên là bản trường ca đề cập về luân lí đạo đức của con người, nói cách khác: về "Đạo lý Việt Nam".
Đạo lý ấy rất giản dị: Trai thì trung với nước, hiếu với cha mẹ, có chí tiến thủ, giúp nước cứu dân; gái thì tiết
hạnh và cao quý; đồng bào ăn ở với nhau thì có thuỷ có chung, luôn luôn sẵn sàng cứu giúp nhau trong những
cơn hoạn nạn, không vì danh lợi mà chà đạp lên tình người, không vì những đố kị và oán hận riêng tây mà hại
người, không nên "hành" những nghề lừa bịp tức cười như lang băm, thầy bói, thầy pháp nhảm nhí...
Cái đạo lý rất mực dân dã ấy thực ra lại là rường cột của nền đạo đức của cả một dân tộc, là cội nguồn của hạnh
phúc con người. Cái kết thúc "có hậu" của Lục Vân Tiên phản ánh quan niệm của nhân dân đối với những ai biết
giữ gìn đạo đức (như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh...). Ngược lại, những nhân vật
như Võ Công, mẹ con Thể Loan, Trịnh Hâm, đã phải trả giá đắt chỉ vì họ đã vứt bỏ cái đạo làm người đó.
Là tác phẩm viết cho quảng đại quần chúng, chuyên luận bàn về luân lí đạo đức, Lục Vân Tiên được sáng tác, cốt
truyện mạch lạc và hấp dẫn, đậm đà màu sắc văn hoá Nam Bộ.
Đọc Lục Vân Tiên chúng ta cảm nhận được cái tinh thần đạo đức cao quý và tình người chan chứa hiện ra phơi
phới trong mỗi trang thơ.
Các nhân vật chính như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Tiểu Đồng, và các nhân vật phụ như
Thể Loan, Kiều Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm... được tác giả miêu tả nkhá sinh động, có cá tính.
Đặc biệt nữ nhân vật Kiều Nguyệt Nga - người con gái Việt Nam đức hạnh nết na - rõ ràng có một cuộc sống nội
tâm khá phong phú, sâu sắc, một sự thông minh dễ thương và một đức kiên trinh đáng khâm phục, khiến chúng ta
không thể không xúc động và yêu quý nàng.
Tất cả những điều đó giải thích vì sao Lục Vân Tiên đã được đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân
Nam Bộ, mến mộ suốt hơn một thế kỷ qua; vì sao Lục Vân Tiên đã đi vào ca dao:

Vân Tiên Vân Tiển Vân Tiền
Cho tôi một tiền, tôi kể Vân Tiên...
TP. Hồ Chí Minh tháng 10-1996
Thiên Chương
LỤC VÂN TIÊN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM VÀO ĐỜI
LỤC VÂN TIÊN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM VÀO ĐỜI
Nguyễn Thiên Thụ
Lục Vân Tiên là một truyện nôm, là một tự thuật của Nguyễn Đình Chiểu về cuộc đời gian truân của ông.
Ông là một thiếu niên của Gia Định thành, thân phụ người Trung, mẹ người Nam. Ông đã lo học tập, ước mơ một
cuộc đời tươi sáng. Ông đã mang hy vọng đó khi ra kinh ứng thí. Nhưng rồi cuộc đời và lịch sử đã mang tai họa
đến với ông. Nghe tin mẹ mất, ông phải bỏ thi về thọ tang. Vì khóc quá nên ông mù mắt. Ông mất khá nhiều tiền
để chửa binh nhưng tiền mất tật mang. Một năm sau về đến nhà thì gia đình gái từ hôn. Rồi Pháp đến xâm chiếm
nước ta, dân chúng chết vì đạn Pháp, nhà cháy vì thưc dân đốt phá. Ông phải bỏ Gia Định mà về Bến Tre. Cuộc
đời của ông hòa lệ với dân tộc Việt Nam. Nhất là đòi tư của ông là những trang tiểu thuyết bi thảm. Có lẽ muốn
tránh người đời tò mò, hoặc cũng như thói thường các tiểu thuyết gia Việt Nam vay mượn truyện Trung Quốc,
ông cũng dùng bảng hiêu Tây Minh để cho bình thường hóa tác phẩm của ông.
2
Lục Vân Tiên là biểu tượng con người trong cuộc đời. Sinh ra trên cõi đời, một số người hạnh phúc,
nhưng một số người lại gặp bất hạnh. Lục Vân Tiên là cuộc đời của những người bất hạnh này. Nhìn chung, cuộc
đời con người có thể chia ba giai đoạn:thuở thiếu thời, trung niên và tuổi già. Cuộc đời Lục Vân Tiên cũng vậy.
Ta có thể chia ba thời kỳ: vào trường, vào đời và chung cuộc.
I. VÀO TRƯỜNG
Lục Vân Tiên là một chàng thư sinh, theo thầy ở trên núi, nghĩa là một người còn trẻ, đang học tập, chưa
ra đời làm việc, hoạt động và sống với đời sống thực:
Theo thầy nấu sử xôi kinh,
Tháng ngày bao quản sân Trình lao đao. (11-12)
Chàng học tập văn lẫn võ để chuẩn bị cho tương lai ra đời giúp nước, cứu dân:
Văn đà khởi phụng đằng giao,
Võ thêm tam lược, lục thao ai bì.(13-14)
Sau một thời gian học tập, người trai phải từ giã thầy và mái trường để dấn thân vào đời.Ngày trọng đại đã đến,

Lục Vân Tiên phải từ giã thầy mà xuống núi để nhập trường thi:
Xảy nghe mở hội khoa thi,
Vân Tiên vào tạ tôn sư ra về. ( 15-16 )
Tuổi trẻ nuôi nhiều mộng mơ. Vân Tiên hy vọng sẽ thi đỗ, làm quan, và đem tài ra giúp nước:
Chí lăm bắn nhạn ven mây,
Danh tôi đặng rạng, tiếng thấy đồn xa.
Làm trai trong cõi người ta,
Trước lo báo bổ sau là hiển vang. (21-24)
Sự đời thay đổi, và cuộc đời không có gì bảo đảm. Có thể thành, có thể bại. Tuy là nuôi hy vọng, ai cũng lo sợ
đường đời trắc trở. Bậc tiên sư đã nhìn thấy tương lai sóng gió của Lục Vân Tiên:
Nhân cơ tàng sự dặn rằng,
Việc người chẳng khác việc trăng trên trời.
Tuy là soi khắp mọi nơi,
Khi mờ, khi tỏ, khi vơi, khi đầy. (69-72)
Nguyễn Bá Học đã nói đúng tâm trạng và chí khí của những chàng trai vừa lớn lại nuôi mộng cao xa:
Người ta đương lúc thiếu niên, lòng xuân phơi phới như trăng mới lên, như hoa mới nở, sự đời
chưa hề từng trải, tư tưởng những sự cao xa.
( Lời khuyên học trò )
Trừ những người vì hoàn cảnh khó khăn không đến trường được, đa số thanh niên khi từ giã mái trường đều nặng
lòng thương nhớ:
3
Ra đi vừa rạng chân trời,
Ngùi ngùi ngó lại nhớ nơi học đường.(77-78)
Mái trường cũ là thiên đường đã mất, là bảo tàng của tuổi thơ, vì vậy, sau này xa quê, ai cũng nhớ mái trường cũ.
Những ngày ở mái trường rất đẹp, là giai đoạn bình minh của cuộc đời. Rời xa mái trường, nghĩa là giã từ tuổi
thơ, giã từ hạnh phúc để đi vào cuộc đời đầy sóng gió. Mái trường của Lục Vân Tiên ở trên non cao, là nơi thanh
tịnh, nơi tu hành, nơi xa trần tục. Rời non cao để vào đời là bắt đầu đi vào phong ba, bão táp. Đây là cuộc đời đi
xuống, cuộc đời trần tục.
II. VÀO ĐỜI
Vừa rời khỏi mái trường, con người đa số phải đối đầu với bao thực trạng xã hội xấu xa. Khi vào đời, Lục

Vân Tiên đã trải qua nhiều kinh nghiệm, mà trong đó có những kinh nghiệm tốt đẹp, và những kinh nghiệp đắng
cay.
1. GIẶC CƯỚP
Xã hội nào cũng có những bọn giặc cướp, chỉ khác nhau ở chỗ công khai hay bí mật, mạnh hay yếu, tàn
bạo nhiều hay it. Giặc cướp đây bao gồm tất cả những cá nhận hay nhóm người nào chiếm đoạt tài sản quốc gia,
hay tư nhân, vi phạm quyền lợi nhân dân, giết hại và gây đói khổ cho nhân dân. Không phải chỉ có bọn Lương
Sơn Bạc mới là ăn cướp. Bao thời đại, có rất nhiều bọn cướp và hình thức ăn cướp. Bọn chúng mặc áo nhà tu,
đoàn thể cách mạng, công ty thương nghiệp, hay hội đoàn từ thiện. . .Nhưng phổ biến nhất là bọn vua chúa tàn
ác, và quan lại tham ô, chúng là một bọn cướp như nhân dân ta quan niệm rất chính xác:
Con ơi con nhớ lời này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan ( ca dao)
Lục Vân Tiên vừa xuống núi là gặp ngay bọn cướp:
Nhân rày có đảng lâu la,
Tên rằng Đỗ Dự, hiệu rằng Phong Lai.
Nhóm nhau ở chốn sơn đài,
Người người sợ nó có tài khôn đương.
Bây giờ xuống cướp thôn hương
Thấy con gái tốt qua đường bắt đi.
Xóm làng chẳng dám nói chi,
Cám thương hai gã nữ nhi mắc nàn.
Con ai vóc ngọc, mình vàng,
Má đào, mày liễu dung nhan lạnh lùng.
E khi mắc đảng hành hung,
Uổng trang thục nữ sánh cùng thất phu.
Thôi thôi chẳng dám nói lâu,
Chạy đi cho khỏi kẻo âu đến mình (101-114)
4
Lục Vân Tiên là hạng người theo chánh nghĩa, không thể đứng yên nhìn bọn cướp hoành hành. Chỉ có chàng là
một thanh niên mới lớn, tâm hồn còn trong trắng, còn thật lòng theo Phật, theo Khổng, còn nuôi mộng cứu khổn
phò nguy, cho nên đã hăng hái đem bầu nhiệt huyết cùng tính mạng một mình tranh đấu chống bọn tham tàn:

Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, bên đàng chạy vô.
Kêu rằng bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân. (123-126 )
Lục Vân Tiên là biểu tượng của Chân, Thiện Mỹ. Tâm hồn chàng là tâm hồn một thư sinh trong sáng, ngọn lửa
chánh nghĩa bùng lên trong tim. Hạng người như chàng nuôi mộng cao xa, rất có đạo đức. Họ không ghen ghét
người giỏi, khinh bỉ người hèn, không ăn hối lộ, không trộm cắp của công, không lừa đảo dân chúng, không mưu
hại đồng nghiệp, không nghiện bài bạc.. . Nhiều người chỉ trích Lục Vân Tiên khô khan, nhưng đó cũng là một sự
thực: trong đời có nhiều người không mê nữ sắc, không tham dâm, không mê tiền tài, danh vọng.
2. TÌNH YÊU
Gặp Kiều Nguyệt Nga là một kinh nghiệm thứ hai của Lục Vân Tiên. Đó là kinh nghiệm về tình yêu. Lục
Vân Tiên là một chàng trai mới lớn, chưa hề quen biết một cô gái nào, và cũng chưa hề yêu đương cho nên đối
với nữ nhân chàng còn nhiều e ngại. Hơn nữa, chàng thuộc thế hệ nho sĩ ngày xưa, trọng nghĩa khinh tài, biết thủ
lễ và tránh những hành động có thể bị coi là lợi dụng.
Vân Tiên khó nỗi làm thinh,
Chữ ơn buộc lại chữ tình lây dây.
Than rằng đó khó trêu đây,
Ơn kia đã mấy, của này rất sang.
Đương khi gập gỡ giữa đàng,
Một lời cũng nhớ, ngàn vàng chẳng phai.
Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài,
Nào ai chịu lấy của ai làm gì. (201-08)
Chàng không phải là hạng người lịch duyệt, biết ân cần, săn sóc phụ nữ, nhưng chàng đã vồn vã, lịch sự
chào hỏi Nguyệt Nga mặc dầu chàng vẫn giữ một khoảng cách với nàng:
Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: Ta đã trừ dòng lâu la.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái,ta là phận trai.
Tiểu thư con cái nhà ai?
Đi đâu nên nỗi mang tai bất kỳ?

Chẳng hay tên họ là chi?
5
Khuê môn phận gái việc gì đến đây? (143-150)
Còn Nguyệt Nga đưọc Lục Vân Tiên cứu thoát bàn tay bọn cướp, nàng cảm ơn cứu tử và cảm động vì hành động
hào hiệp, can đảm của chàng. Đa số người nữ thường rung động trước sự giúp đỡ, và tình cản nồng hậu của nam
nhân. Anh hùng cứu mỹ nhân, mỹ nhân yêu anh hùng là một đề tài phổ biến xưa nay. Nàng đã yêu chàng ngay
trong buổi đầu. Hành động gửi tặng vật là một cách biểu lộ tình yêu một cách kín đáo. Khi Lục Vân Tiên tỏ vẻ
lạnh lùng, nàng đã hờn dỗi. Cử chỉ của nàng rất đáng yêu:
-Vật chi một chút gọi là,
Thiếp thưa chưa dứt, chàng đà làm ngơ.
Của này là của vất vơ,
Lòng chê cũng phải, mặt ngơ sao đành .(197-200 )
-Thưa rằng chút phận nữ nhi,
Vốn chưa biết lẽ có khi mích lòng.
Ai dè những đấng anh hùng,
Thấy trâm thôi lại thẹn thùng cùng trâm.
Riêng than trâm hỡi là trâm,
Vô duyên chi bấy ai cầm mà mơ. (209-14)
Từ trước Lục Vân Tiên chưa yêu ai. Tình yêu của Nguyệt Nga là một kinh nghiêm đầu tiên rất tươi thắm trong
đời chàng.
3. HÔN NHÂN
Ngày xưa, người Việt Nam lấy vợ sớm, và hôn nhân do các bậc cha mẹ quyết định. Hai bên cha mẹ đãï
đính ước từ trước, có khi hai trẻ còn nằm trong bụng me . Chàng là một thanh niên đầy hứa hẹn tương lai cho nên
đã được nhà gái đón tiếp nồng hậu khi chàng đến thăm trước khi vào kinh ứng thí. Vị hôn thê của chàng là Võ
Thể Loan đã ân cần với chàng trước khi chia tay:
Chàng dầu cung quế xuyên dương,
Thiếp xin hai chữ tao khang cho bằng.
Xin đừng tham dó bỏ đăng,
Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn.(709-12)
Không hiểu vì chịu ảnh hưởng các truyện xưa tích cũ về tình nghĩa vợ chồng, hoặc vì linh tính, Lục Vân Tiên đã

trả lời Võ Thể Loan bằng giọng điệu nghi ngờ:
Tiên rằng như lửa mới nhen,
Dễ trong một bếp mà chen mấy lò?
May duyên, rủi nợ dễ phô,
Chớ lo Ngô Khởi, hãy lo Mãi Thần. (713-16)
6
Gia đình họ Võ đã đem lại cho chàng nỗi niềm cay đắng trên bước đường đời. Khi chàng bị mùa lòa,
chàng liền nghĩ đến vị hôn thê và gia đình bên vợ. Chàng là người mới bước vào đời, lòng còn trong sáng, còn tin
tưởng vào lời hứa hẹn của người đời. Vì vậy, sau khi ngư ông cứu chàng thoát chết trong giòng sông sâu, chàng
ngỏ lời cậy ngư ông đưa chàng đến nhà nhạc gia để họ giúp đỡ chàng khi nguy nan:
Tiên rằng xưa đã gá lời,
Sui gia ai nỡ đổi dời chẳng thương.
Vợ chồng là đạo tang khang,
Chi bằng tới đó tìm phương gửi mình.
Trăm năm muốn trọn ân tình,
Đương khi hoạn nạn ai đành bỏ nhau.
Chút nhờ cứu tử ơn sâu,
Xin đem tới đó, trước sau cho tròn. (981-988)
Ngư ông là người từng trải việc đời, đã nghi ngờ họ Võ sẽ thay lòng đổi dạ khi thấy chàng thất bại công
danh và mù lòa. Ông ngỏ lời khuyên can chàng nhưng chàng vẫn không nghe ý kiến của ngư ông:
Ngư rằng làm đạo rể con,
Cũng như sợi chỉ mà luồn trôn kim.
Sợ bay mà mỏi sức chim,
Bơ vơ cảnh lạ, khôn tìm cây xưa.
E khi chậm bước tới trưa,
Chớ đi sông cũ , bến xưa mà lầm.
Mấy ai ở ở đặng hảo tậm,,
Nắng đun chót nón, mưa dầm tả tơi.
Mấy ai hay nghĩ việc đời,
Nhớ nơi nghèo khổ, quên nơi sang giàu.

Đã ba thứ tóc trên đầu,
Gẫm trong thế sự thêm âu cho đời.( 989-1000)
Nhưng niềm tin ngây thơ của chàng đã bị tan vỡ. Chàng bị mù lòa lại bị từ hôn. Cay đắng nhất là vị hôn
thê của chàng đã dùng những lời thô bạo đối với chàng. Chàng là người chung thủy, nhưng nhân thế đã thay lòng
đổi dạ:
Loan rằng: Gót đỏ như son,
Xưa nay ai dễ đem chôn xuống bùn.
Ai cho sen muống một bồn,
7

×