Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tham luận về công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.23 KB, 6 trang )

THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Họ và tên: Phạm Thị Mai
Đơn vị: trường THPT Nguyễn Thái Bình
Kính thưa:…………………………

Giáo viên chủ nhiệm là ngưới quản lý lớp học, là người chịu trách nhiệm trước hiệu
trưởng về mọi hoạt động của lớp. Bởi vậy có thể nói người GVCN có thể gọi là người “Hiệu
trưởng con”. Để có được kết quả chủ nhiệm tốt tôi xin trình bày một số vấn đề về công tác
chủ nhiệm lớp mà trong những năm qua bản thân đã tích lũy được.
1. Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông.
Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định
quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch
kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá
việc thực hiện của các học sinh (HS). GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ
huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối
hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn
trường, chi đoàn GV, Ban đại diện hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS
trong lớp phụ trách.
Thế mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức trách của
người giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của nhiệm vụ này chưa
đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả
những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn tại chuyện học sinh đánh thầy cô
giáo chủ nhiệm của mình; giáo viên chủ nhiệm lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai
lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, rút dép đánh học trò trong
lớp, cho cán bộ lớp dùng roi dâu đánh bạn học hàng giờ, bắt học trò liếm ghế, bắt học sinh
đi bằng đầu gối 100 vòng quanh lớp, bắt viết 100 bản tự kiểm điểm v.v Ngược lại có
những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp,
với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v
2. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong
hoạt động giáo dục học sinh ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết, ta cần xác định rõ vai trò của GVCN lớp. Nhưng thực tế nhiều người đã


coi nhẹ và lẫn lộn họ với các giáo viên bộ môn(GVBM) khác. Ví dụ: hàng năm không làm
nhiệm vụ bổ nhiệm chức vụ chủ nhiệm lớp, không công bố quyết định đó trước toàn trường,
trước hội phụ huynh của trường, hiện nay gọi là ban đại diện hội CMHS mà chỉ ghi ở thời
khóa biểu như mọi GV bình thường khác có giờ dạy. Đáng lẽ phải làm đúng quy trình bổ
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm tuỳ theo thành tích hoặc sai phạm mà họ mắc phải. Về mặt
đánh giá xếp loại GV, nhiều cán bộ quản lý chỉ coi trọng chuyên môn mà chưa coi trọng
hiệu quả công tác quản lý lớp ở GVCN, lại có biểu hiện lệch lạc khi lớp có khuyết điểm thì
quy trách nhiệm cho họ, khi lớp có thành tích thì lẫn lộn giữa thành tích đoàn thể với thành
tích chính quyền, cụ thể là công của các cán bộ ngành dọc chứ chưa hẳn là của tập thể lớp
Trang 1
do GVCN lãnh đạo. Tuy vậy cũng cần phải thấy trong thực tế có những GVCN yếu, vai trò
của mình mờ nhạt nên dấu ấn của công tác đoàn thể sâu đậm hơn, vai trò của chính quyền bị
lấn át, từ đó càng tạo ra sự nhìn nhận thiên lệch. Có nhiều GVCN lớp đặc biệt là chủ nhiệm
trẻ chưa biết mình có một quyền hạn nên chưa ai dám làm là đi dự giờ các GVBM trong lớp
khi mình thấy cần. GVCN được xếp loại học sinh, được thi hành kỉ luật học sinh theo quy
định, được hưởng giờ công tác theo định mức quy định, có chăng loại sổ sách làm việc pháp
quy trong hệ thống sổ sách của nhà trường. Từ đó nếu có nhiều chủ nhiệm lớp trong trường
có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo dục sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong
lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng " yêu nghề mến trẻ " đem hết nhiệt tình để
truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải có một biện pháp, làm thế
nào để đạt hiệu quả cao. Muốn học sinh tiếp cận được mọi tri thức, người giáo viên chủ
nhiệm phải có biện pháp giúp các em có ý thức học tập chủ động tiếp thu kiến thức, hăng
say và thi đua trong học tập .
3. Đề xuất đổi mới nội dung, phương pháp và kỹ năng thực hiện công tác giáo
viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Thế giới hôm nay đang tiến tới một xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, đó là một
thách thức quan trọng với mọi quốc gia. Nền kinh tế thị trường đang trở thành một không
gian mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng chuyển mình hòa nhập,
để thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước.

Nền kinh tế thị trường, bao hàm nét tiêu cực và cả những nét tích cực của nó. Chúng có ảnh
hưởng đến sự phát tiển chung của cả xã hội, trong đó có cả sự nghiệp giáo dục, điều mà
chúng ta quan tâm nhất đó là sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, một vấn đề bức xúc mà
giáo dục và đào tạo giữ vai trò trọng trách rất quan trọng. Bên cạnh nhiều mặt tích cực mà
nền kinh tế thị trường đem lại, không tránh khỏi những mặt tiêu cực đang hàng ngày, hàng
giờ len lõi vào thế hệ trẻ của chúng ta. Những yếu tố tiêu cực này, đã ảnh hưởng đến công
tác giáo dục của nhà trường và ít nhiều đã làm cho công tác chủ nhiệm, của người giáo viên
gặp rất nhiều khó khăn.
Vì thế xu hướng đổi mới giáo dục, để đào tạo con người thế kỷ XXI, đang đặc ra những
yêu cầu mới, cho giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Đội ngũ giáo viên
là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất
lượng và hiệu quả giáo dục. Đảng ta cũng đã xác định " Để đảm bảo chất lượng giáo dục
trước hết phải giải quyết tốt vấn đề giáo viên". Rõ ràng giáo viên nói chung và giáo viên chủ
nhiệm nói riêng ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Trong nhà trường GVCN có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, trong việc giáo dục và đào tạo
thế hệ trẻ, không thể phủ nhận được vị trí vai trò của họ.
Ngoài xã hội vai trò giáo viên chủ nhiệm thể hiện ở chỗ, họ là cầu nối giữa tập thể học
sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh; là người tổ chức
phối hợp các lực lượng giáo dục. Có thể nói GVCN là người đại diện cho quyền lợi chính
đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt, một cách hợp pháp. Đồng thời họ phản ánh
trung thành mọi tâm tư nguyện vọng, quyền lợi của học sinh với BGH nhà trường, với giáo
viên bộ môn v.v Vì vậy hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều, vào các giải
Trang 2
pháp thực hiện liên kết giáo dục, với các tổ chức xã hội, giáo viên bộ môn, nhằm huy động
có hiệu quả tiềm năng của các lực lượng, các tổ chức cá nhân vào công tác giáo dục học
sinh là công việc không đơn giản chút nào; Nó đòi hỏi người GVCN chẳng những có ý thức
trách nhiệm cao, yêu mến học sinh, mà họ còn là nhà hoạt động xã hội. Để làm được điều
đó người giáo viên chủ nhiệm phải luôn nắm bắt thông tin, có hiểu biết rộng và không
ngừng tự hoàn thiện mình, biết vận động và lôi kéo mọi người cùng thực hiện mục tiêu giáo
dục.

Ngoài ra GVCN là người thay mặt hiệu trưởng, quản lý học sinh lớp mình phụ trách, họ
chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục của trường, về chất lượng toàn
diện của học sinh lớp mình phụ trách. Vì thế có thể nói GVCN là một "Hiệu trưởng con";
hay nói một cách gián tiếp GVCN là nhà quản lý giáo dục, quản lý và giáo dục một tập thể
nhỏ, thế hệ công dân trẻ, chuẩn bị bước vào đời.
Như vậy vai trò của GVCN khi tham gia công tác giáo dục, không chỉ là nắm được
những chỉ số của quản lý hành chính đơn thuần, như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình
của học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn phải dự báo xu hướng tổ chức
giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh.
Có thể nói GVCN có một vai trò rất lớn, trong việc nâng cao chất lượng, cũng như hình
thành nhân cách cho học sinh, nếu giáo viên chủ nhiệm nào xây dựng được một kế hoạch
chủ nhiệm tốt; Giáo viên chủ nhiệm có phương pháp nắm bắt được đầy đủ tâm tư nguyện
vọng của học sinh, nắm bắt và động viên kịp thời từng hoàn cảnh cụ thể của các em học
sinh, xem những khuyết điểm của các em vi phạm, gắn một phần trách nhiệm của mình,
chắc chắn các thầy cô sẽ trăn trở suy nghĩ, tìm ra giải pháp tốt nhất để uốn nắn học sinh
ngày càng tốt hơn.
4. Phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp ở trường phổ thông.
Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các thành
viên trong lớp
Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà trường tổ
chức.
Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững
đoàn kết nội bộ trong lớp.
Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp để
nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp.
Báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung cũng như việc bất
thường của lớp, đề xuất các giải pháp xử lý.
Người giáo viên chủ nhiện ngoài việc phải xây dựng cho mình một ban cán sự lớp
tốt, thì người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết kết hợp đối với gia đình, nhà trường và xã

hội:
Trang 3
Cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm giáo dục động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận
lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện.
Các thầy giáo, cô giáo hãy là tấm gương sáng cho đàn em thân yêu của mình; bằng
lương tâm và trách nhiệm, bằng tình thương và lòng nhiệt huyết của mình truyền đạt kiến
thức với phương pháp tốt nhất, chất lượng cao nhất. không chỉ có các đồng chí giáo viên
chủ nhiệm mới là người trực tiếp gần gũi, liên hệ với PHHS, mà các đồng chí giáo viên
khác cũng có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ, để liện hệ chặt chẽ với phụ huynh kịp thời chỉ
bảo và uốn nắn các em, khích lệ các em, động viên các em học tập và rèn luyện.
BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giàm sát học sinh bỏ giờ, bỏ
tiết, vi phạm nội qui, qui chế nhà trường, cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng
mực và dứt khoát đối với học sinh vi phạm có hệ thống. bên cạnh đó cần tuyên dương, khen
thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cổ vũ tinh thần cho những cá nhân, tập thể có
thành tích nhất định trong các phong trào.
Có biện pháp tác động đến những gia đình, các hàng quán, các tụ điểm…gần trường
không được chứa chấp học sinh trong thời gian học tập ở trường đến đánh bài, uống rượu,
ăn quà vặt…
BGH nhà trường cần xây dựng những pa nô, áp phích, khẩu hiệu, các câu danh ngôn
đặt xung quanh trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh
Đối với chính quyền thôn xóm cần nắm bắt kịp thời những thông tin về học tập đạo
đức của học sinh, để xử lý, uốn nắn giáo dục, đồng thời buộc gia đình phải có biện pháp
quản lý giáo dục con em mình tốt hơn.
Đối với giáo viên chủ nhiệm còn phải biết kết với các đoàn thể trong trường học như:
đoàn thanh niên, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
GVCN cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia
đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin
và yên tâm hơn trong việc học tập và rèn luyện.
Ngoài việc phối hợp với giáo viên bộ môn, với các đoàn thể khác, GVCN cũng cần

phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên, trao đổi và cung cấp những thông tin về hoàn cảnh
gia đình, về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để
Đoàn, Đội có hướng xử lý và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm đối với các em là
trách nhiệm của mọi người. từ đó các em trở nên ham học hơn.
Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt đoàn, đội cho thật phong
phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Khi tổ chức các hoạt động chúng ta không nên
tổ chức theo định kỳ mà phải thường xuyên luôn tục Tăng cường tuyên truyền và giáo
dục đoàn, đội hiểu rõ và nhận thực đúng đắn về tổ chức đoàn, đội. đặc biệt cần làm cho
đoàn, đội thật tự hào rằng mình đang đứng trong hàng ngũ của đoàn, đội.
Trang 4
Cần tăng cường công tác chỉ đạo theo hướng mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cá nhân
hoặc tập thể chi đoàn, đội thực hiện, GVCN theo dõi, kiểm tra và giám sát.
Khi uốn nắn giáo dục học sinh vi phạm chúng ta nên làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho
cặn kẽ, rõ ràng, xử lý ngiệm khắc nhưng cũng mềm dẻo, tránh trường hợp dồn các em vào
bước đường cùng.
Người GVCN trong trường ngoài công việc phải hoàn tất mọi hồ sơ số sách, soạn
giảng có chất lượng… còn phải biết động viên vỗ về các em.
Phải liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để trao đổi về tình hình sức khỏe và
học tập rèn luyện của các em.
5. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông với việc triển khai có hiệu quả
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Để tăng cường sự kết hợp giữa giáo viên, nhà trường và gia đình trong việc giáo dục
học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giảng dạy, tạo nên sự
đồng bộ và tác động tích cực đến việc xây dựng mục tiêu “Trường học thân thiện, Học
sinh tích cực”, để làm được điều này thì:“Giáo viên chủ nhiệm lớp - Chiếc cầu nối giữa gia
đình và nhà trường; giữa giáo viên và học sinh”.
Khi phân tích nhóm từ “Trường học thân thiện”, chúng ta có thể hình dung rằng:
Phải làm thế nào để Nhà trường không chỉ là nơi cho các em học sinh đến và thực hiện một
nhiệm vụ duy nhất là học tập, tiếp thu kiến thức từ các Thầy, Cô giáo truyền đạt mà Nhà
trường còn là môi trường để các em có thể phát triển tư duy, năng lực sở trường, đồng thời

cũng là nơi bắt nguồn để hình thành nên các mối quan hệ thật sự chân tình giữa “Thầy và
Trò”; giữa “Trò và Trò”; giữa các khối lớp hiện đang học tập trong nhà trường và kể cả các
thế hệ học sinh đã rời khỏi ghế nhà trường, Khi các em học sinh dần dần trưởng thành
trong môi trường có sự gắn bó và hòa đồng như vậy, cùng với những kiến thức đã tích lũy
được sẽ tạo điều kiện cho các em có một sự tự tin nhất định, giúp cho các em có thể mạnh
dạn trao đổi trước bạn bè, trước các Thầy, Cô giáo; có khả năng giao tiếp, ứng xử hoạt bát
trước tập thể, trước đám đông. Điều này tác động rất lớn đến tâm lý của các em và là tiền đề
để hình thành nên yếu tố “Tích cực” từ trong mỗi học sinh. Nhà trường và các Thầy, Cô
giáo khai thác hữu hiệu yếu tố này sẽ là đòn bẩy cho các em học sinh được thể hiện “Học
sinh tích cực” trong từng tiết học, từng môn học và ngay cả từng bậc học.
Nói đến việc giáo dục học sinh, một vấn đề hết sức căn bản có ý nghĩa quyết định
đến chất lượng công tác “Dạy và học”; đó là sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa
giáo viên và học sinh. Trong đó, Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò như là chiếc cầu nối, là
mắc xích của sự kết hợp được thể hiện qua các mối quan hệ cụ thể:
- Một là giữa Nhà trường với gia đình: Lớp học là đơn vị tổ chức giáo dục cơ bản
của trường học. Mỗi lớp học có Giáo viên chủ nhiệm lớp và hầu hết các bậc phụ huynh học
sinh đều thống nhất rằng “Người có tác dụng tốt nhất đối với con em mình, chính là Giáo
viên chủ nhiệm”. Nhà trường, giáo viên, gia đình và các đoàn thể là các lực lượng giáo dục
thông qua đầu mối liên kết là Giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm trở thành người trung gian trao đổi thông tin giữa Nhà trường
và gia đình, thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ trương của Nhà trường
đến với gia đình đồng thời thu nhận ý kiến, nguyện vọng của gia đình để báo cáo lại lãnh
đạo Nhà trường. Qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa Nhà trường và gia đình trong việc
Trang 5
giáo dục học sinh. Mời phụ huynh học sinh tham gia Hội phụ huynh học sinh Nhà trường
nhằm phát huy tính tích cực của các bậc phụ huynh trong việc tham gia cùng Nhà trường để
giáo dục con em mình. Tổ chức họp phụ huynh học sinh định kỳ theo qui định của Nhà
trường, trong những trường hợp đặc biệt chủ động xin ý kiến Ban Giám hiệu Nhà trường để
tổ chức họp đột xuất hoặc gặp riêng và trao đổi với từng phụ huynh học sinh để bàn bạc,
trao đổi thông tin, nhằm đề ra những biện pháp khắc phục, uốn nắn kịp thời. Qua đó đã thể

hiện sự quan tâm sâu sát của Nhà trường, đồng thời tạo được sự tin tưởng của phụ huynh
học sinh đối với Nhà trường khi con em mình được học tập ở tại trường.
-Hai là giữa giáo viên bộ môn và học sinh của lớp: Trong quá trình giảng dạy, bên
cạnh sự quán xuyến, đôn đốc, theo dõi của Giáo viên chủ nhiệm còn có tập thể các Thầy, Cô
giáo trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức bộ môn. Qua trao đổi, tiếp nhận thông tin từ
các giáo viên giảng dạy bộ môn, Giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt thêm về tinh thần, thái
độ học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, học lực của từng học sinh trong lớp. Từ đó, tạo điều
kiện cho Giáo viên chủ nhiệm có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng học
tập của từng học sinh trong lớp đồng thời có biện pháp động viên, nhắc nhở, giáo dục phù
hợp đối với từng học sinh. Trong các buổi sinh hoạt lớp phải thật sự cởi mở và thể hiện sự
quan tâm tận tình để các em có điều kiện đề đạt ý kiến, nguyện vọng về công tác giảng dạy
của giáo viên bộ môn. Qua đó, Giáo viên chủ nhiệm đúc kết có chọn lọc và chuyển tiếp
nguyện vọng của học sinh đến với các giáo viên bộ môn để tập thể sư phạm giảng dạy tại
lớp có tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh.
- Ba là giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong lớp: Đối với sự nghiệp “Trồng
người”, hình ảnh Người Thầy giáo mẫu mực luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh;
Do vậy, xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà đòi hỏi mỗi Giáo
viên chủ nhiệm phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách
học sinh và được các em tin yêu. Giáo viên chủ nhiệm cần có uy và có sức cảm hóa thuyết
phục, có bản lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng, phải biết đối xử khéo
léo, công bằng và nghiêm minh trong nhận xét đánh giá đối với học sinh; là người chịu
trách nhiệm về sự phát triển toàn diện của học sinh lớp mình phụ trách. Hoạt động của Giáo
viên chủ nhiệm về bản chất là một trong những hoạt động sáng tạo nhất trong quá trình
giảng dạy; là người xây dựng kế hoạch giáo dục riêng để giáo dục tập thể học sinh lớp
mình; biết tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng để xây dựng kế hoạch phát triển tập thể học sinh,
tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong lớp, taọ điều kiện để phát huy ý thức tự quản của học
sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực để điều hành hoạt động của lớp; chủ động
tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện và hoàn cảnh của học sinh; động viên, an ủi
giúp cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc ốm đau, bệnh tật cố gắng yên tâm
học tập và biết vượt khó, vươn lên. Điều đó vừa là trách nhiệm, vừa thể hiện được tình

người trong mối quan hệ “Thầy - Trò”, tạo được ấn tượng tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp
đẽ, cao cả của những Thầy, Cô giáo trong ký ức của các em học sinh.
Kính thưa quí vị đại biểu tôi nói nhiều như vậy không phải để đề cao vai trò của nhà giáo và nhất là
những người làm công tác chủ nhiệm. tôi chỉ muốn mọi người hiểu được cuộc sống hiện tai ngày
nay việc giáo dục con trẻ không còn là việc của riêng ai mà là việc chung của toàn xã hôi, của tất cả
mọi người vì “ trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Tôi chỉ muốn kêu gọi tất cả mọi người hãy
chung tay cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nếu phối hợp tốt cả 3 mặt Nhà trường – Gia đình – Xã
hội thì như câu tục ngữ đã nói “ Một cây là chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”
Trang 6

×