Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN L5 về công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.13 KB, 4 trang )

Sáng ki ế n kinh nghi ệ m môn Đị a lý

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ, tên người viết: Đinh Thế Phong
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tên sáng kiến :
" MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI LỚP ĐẦU CẤP”
I. Lý do viết sáng kiến:
Mỗi thấy cô giáo chúng ta đều có quan điểm chung là làm sao dạy
thật tốt để nhằm tạo lòng tin đối với mọi người, nhất là đội ngũ cha mẹ
học sinh. Công tác chủ nhiệm đối với giáo viên chủ nhiệm là rất quan
trọng và thật sự cần thiết cho nên giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian
nghiên cứu phương pháp hoạt động công tác chủ nhiệm sao cho đạt hiệu
quả, nếu công tác chủ nhiệm của một lớp nào đó bị xem nhẹ thì lớp đó sẽ
không đạt được kết quả thi đua tốt cũng như việc duy trì, nâng cao chất
lượng dạy học, sẽ không có sự hợp tác giáo dục giữa phía gia đình cha
mẹ học sinh. Hiện tại công tác này nhìn chung có một số ít giáo viên
chưa thực làm tốt vai trò chủ nhiệm của mình mặt dù đã có sự nổ lực
nhưng chưa mang lại hiệu quả, riêng các lớp này nói về phong trào thi
đua cũng như chất lượng dạy học thường là thấp, ít tham gia các hoạt
động do nhà trương đề ra.
II. Thực trạng:
Trường tiểu học Châu Thới A là một trong những vùng nông thôn
sâu, dân cư thưa thớt thiếu tập trung, phương tiện đi lại phần lớn là thiếu
đối với những gia đình nghèo, cuộc sống của người dân chuyên về nông
nghiệp, không có nghề phụ do đó cuộc sống luôn gặp khó khăn, hơn nữa
viêc quan tâm đến con em còn một số ít chưa thật sự nhiều đến việc học
tập của học sinh. Số học sinh chưa qua lớp mẫu giáo trong năm còn khá
nhiều nên trình độ nhận thức của mỗi học sinh là không đồng đều nên
việc nắm bắt kiến thức cũng như nhận biết về môi trường xung quanh


còn bỡ ngỡ, thường nghỉ học nhiều do không theo kịp bạn bè .
Việc bố trí mời họp phụ huynh một năm từ hai đến ba lần thường
là phụ huynh đến dự không đầy đủ nên công tác trao đổi bàn bạc hoặc
phổ biến những vấn đề về giáo dục con em thường là kém hiệu quả bởi
vì họ không được nắm thông tin về con em mình nên không có kế hoạch
sắp xếp và tạo điều kiện cho con em mình học tốt, vấn đề này làm ảnh
hưởng không ít đến chất lượng giáo dục cuả lớp học nói riêng và cả cấp
học nói chung cũng là nổi trăn trở của những người làm công tác giáo
dục. Hiện nay chúng ta đang tích cực hưởng hướng các cuộc vận động
lớn của ngành và các phong trào “ Nâng cao kiện toàn chất lượng lớp
đầu cấp và hiệu quả dầu ra lớp cuối cấp”; Xây dựng môi trường học tập
hòa nhập thân thiện”, Trường học thân thiện, học sinh tích tích cực”,
phấn đấ mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học, sáng tạo”.
Bản thân trực tiếp giảng dạy lớp 1 nhận thấy được điều này và cho
đây là vấn đề phức tạp cần phải có cách sớm giải quyết để nhằm làm
giảm thiểu tỉ lệ học sinh bỏ học, ngày một nâng cao hiệu quả giáo dục,
góp phần nâng cao chất lượng đầu vào theo tinh thần chỉ đạo của ngành.
III. Biện pháp hiệu quả:
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm đến tất cả đối tượng
học sinh trong lớp.
- Đề ra biện pháp giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương cũng
như lớp học.
- Nghiêm cứu phương pháp dạy học hiệu quả, có tính tích hợp,
tính thực tế khả thi.
- Nắm đầy đủ có thông tin giữ liệu, tâm tư nguyện vọng, tâm sinh
lý học sinh để có hướng giáo dục phù hợp.
- Tạo mối quan hệ gần gũi với gia đình của từng học sinh để năm
được hoàn cảnh sống để có kế hoạch tham mưu động viên và giúp đỡ,
tạo điều cho gia đình giúp cho con em mình học tốt.
- Tổ chức thường xuyên các phiên họp toàn thể cha mẹ học sinh

theo định kỳ để báo cáo kế quả giáo dục.
- Tạo cầu nối thân thiện giữa gia đình – Nhà trường – xã hội để
hợp tác hỗ trợ trong công tác giáo dục đạt hiệu quả.
- Giáo viên cần đề ra biện pháp giáo dục phù hợp cho từng đối
tượng học sinh.
- Thường xuyên chú ý, quan tâm, giúp đỡ những học sinh yếu kém
trong lớp, cần có phương pháp giáo dục nhẹ nhàng để các em này có
hướng phấn đấu vượt lên học tốt.
- Lựa chon phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao mặt bằng
chất lượng trong lớp.
- Nghiên cứu và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học theo các hoạt
động tích cực như các trò chơi nhằm tạo sức lôi cuốn. Có hình thức tổ
chức các hoạt động dạy học học đa dang, phong phú sẽ mang lại hiệu
quả tiết học theo mong muốn.
- Kiểm tra nhắc nhở thường xuyên việc sử dụng đồ dùng, học sinh
thường xuyên sử dụng đồ dùng học tập, các dụng cụ học tập cần có đầy
đủ theo buổi học.
- Thường xuyên khuyến khích, khen ngợi kịp thời đối với
những học sinh có biểu hiện tốt, ân cần đối với học sinh chưa thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình.
- Hàng tuần giáo viên cần tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với
nhiều nội dung nhằm nhắc nhở việc thực hiện qui chế lớp, công tác vệ
sinh, kết quả thi đua tổ trong tuần nhằm đóng góp, rút kinh nghiệm và
đề ra biện pháp giáo dục. Đối với lớp 1 học sinh chưa tự quản được việc
tỏ chức phiên sinh hoạt lớp iáo viên là người chủ trì, chú ý dùng phương
pháp động viên khuyến khích là hợp lý nhất bởi vì học sinh còn rất nhỏ
chưa hiểu gì về hoạt động, không tập trung trong nghe các thông tin, có
thể chưa hình dung được nên giáo viên cần điển hình, khen ngợi là
chính.
Cần thường xuyên liên hệ gia đình học sinh để có sự liên kết giáo

dục nhằm đảm bảo việc duy trì về tỷ lệ chuyên cần.
IV. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện bằng sự nổ lực và kinh nghiệm nên trong
công tác giảng dạy bản thân đã thu được một số kết quả khả quan. So
với đầu năm có nhiều học sinh tiến bộ, không còn tình trạng bỏ học, chất
lượng ngày một nâng lên. Sáng kiến viết chỉ ở một góc nhìn hẹp rất
mong được sự góp ý chân thành cuả quý vị , chân thành cảm ơn.
Duyệt của Hội đồng khoa học Châu Thới, 03 tháng 12năm 2008
CHỦ TỊCH Người viết
Đinh Thế Phong
Duyệt của Hội đồng khoa học cấp huyện

×