Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những điều cần biết về ung thư thanh quản (larynx) - Phần 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.51 KB, 15 trang )

Những điều cần biết về ung thư
thanh quản (larynx)
Phần 1




Mỗi năm khoảng 10 ngàn người bị ung thư thanh quản tại Hoa Kỳ.
Thanh quản nằm ở mặt trước của cổ, tên Anh ngữ là "larynx" hay
"voice box", dài khoảng 5 phân và rộng khoảng 5 phân, nằm trên khí quản
(trachea), dưới và sau thực quản (esophagus). Xem hình sau đây:

Thanh quản gồm hai cơ mỏng (vocal cords) tạo ra âm thanh; phần sụn
(cartilage) nằm trước thanh quản được gọi là quả táo Adam.

Thanh quản có 3 phần chính: Phần đầu là supraglottis, nằm trên cơ
phát âm; phần giữa là glottis, cơ phát âm nằm ở phần này; và phần cuối là
subglottis, nối liền với khí quản.
Thanh quản làm công việc của một cái van, tự động đóng mở khi cần
thiết lúc ta thở, nuốt và nói:
• Khi ta thở, cơ phát âm trong thế nghỉ và mở.
Khi nín thở, cơ phát âm đóng chặt.
• Khi ta nuốt, epiglottis che kín miệng thanh quản, nên thức ăn không
lọt vào phổi mà đi qua thực quản để xuống dạ dày. Thanh quản che chắn khí
quản.
• Khi ta nói, cơ phát âm (vocal cords) co thắt và hai cơ này thu lại gần
nhau, khí từ phổi bị đẩy qua giữa 2 cơ phát âm, tạo sự rung động và tạo ra
âm thanh. Lưỡi, hai môi và răng biến những âm thanh này thành tiếng nói.
Hiểu biết căn bản về ung thư
Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành
bộ phận.


Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những
tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại,
chúng chết, và các tế bào mới thay thế.
Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất
hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết
như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối
u", bướu hay "tumor".
Khối u (bướu) có thể "lành" (benign) hoặc "độc" (malignant). Bướu
lành thường không độc hại như bướu độc.
Bướu lành:
Ít khi gây tử vong
Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ
Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận
Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể
Bướu độc:
Có thể gây tử vong
Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị
Có thể ăn lậm đến các mô lân cận
Lan ra các bộ khác
Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên hay khối
ung thư nguyên phát (primary tumor). Các tế bào này theo mạch máu (blood
vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể.
Tế bào ung thư có thể "bám" vào các bộ phận và sinh sản, tạo nên một khối
u mới hay khối ung thư thứ phát (secondary tumor), có thể gây hư hoại các
bộ phận này. Sư lan tràn của tế bào ung thư gọi là "metastasis".
Những bướu, u mọc trên thanh quản gọi là nodules hoặc polyps,
những u này có thể là bướu lành hoặc bướu độc. Bướu độc (ung thư) tại
thanh quản gọi là laryngeal cancer. Hầu hết những loại ung thư tại thanh
quản đều bắt đầu từ glottis. Mọi tế bào lót thanh quản đều là tế bào
squamous và ung thư thanh quản là loại ung thư do những tế bào này bị ung

hoại nên có tên là squamous cell carcinoma. Ung thư thanh quản nằm trong
danh sách các loại ung thư đầu & cổ (head & neck cancers).
Qua giòng bạch huyết, ung thư thanh quản lan ra lưỡi, những bộ phận
trong miệng & cuống họng, phổi và cơ thể.
Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư thanh quản
Y học chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư thanh quản, và
cũng không thể giải thích tại sao người này bị ung thư mà người khác không
bị ung thư. Tuy nhiên Y học đã có thể dùng thống kê để nhận định một số
yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư thanh quản. Các yếu tố này bao gồm:
• Tuổi tác: Ung thư thanh quản tìm thấy trong những người trên 55
tuổi.
• Phái tính: Phái nam bị ung thư thanh quản nhiều gấp 4 lần phái nữ.
• Chủng tộc: Người da đen bị ung thư thanh quản nhiều hơn người da
trắng.
• Hút thuốc lá: Tỷ lệ ung thư thanh quản cao hơn với những người hút
thuốc lá. Khi ngừng hút thuốc, tỷ lệ ung thư thanh quản sẽ giảm, cũng như tỷ
lệ những loại ung thư khác cũng sẽ giảm. Tỷ lệ ung thư lên cao hơn nữa với
người vừa hút thuốc vừa uống rượu.
• Rượu gia tăng tỷ lệ ung thư thanh quản.
• Ung thư đầu cổ: 25% những bệnh nhân này sẽ bị ung thư lần thứ nhì
(secondary cancer) trên vùng đầu & cổ.
• Môi sinh & công việc làm: Việc sử dụng hóa chất sulfuric acid,
asbestos hoặc kẽm (nickel) gia tăng tỷ lệ ung thư thanh quản.
Một số tài liệu cho rằng vài loại siêu vi khuẩn (virus), hoặc ăn uống
thiếu vitamin A, và chứng gastroesophageal reflux disease (GERD), khi thức
ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản cũng làm gia tăng tỷ lệ ung thư
thực quản.
Triệu chứng của ung thư thực quản
Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của khối u mà một hoặc nhiều triệu
chứng sau xuất hiện:

• Khản tiếng hoặc giọng nói thay đổi
• Khối u trong cuống họng
• Rát cổ hoặc bị cảm giác như có vật gì nghẹn trong cổ họng
• Ho khúc khắc lâu ngày không hết
• Thở một cách khó khăn, hơi thở có mùi hôi
• Đau tai
• Xuống ký lô
Những triệu chứng kể trên có thể do các căn bệnh khác, chỉ khi thử
nghiệm để chẩn bệnh ta mới có thể xác định nguyên nhân.
Chẩn bệnh
1. Khám bệnh: Bác sĩ xem xét cổ, thanh quản, cuống họng, tuyến giáp
trạng, hạch bạch huyết tìm khối u
2. Indirect laryngoscopy: Dùng một cái gương chuôi dài, bác sĩ rọi
đèn để quan sát cơ phát âm, xem hai cơ này có co giãn bình thường không.
Bác sĩ có thể dùng thuốc tê làm giảm bớt phản xạ "muốn ói" (gag reflex)
3. Direct laryngoscopy: Bác sĩ dùng laryngoscope, một ống dài mềm
đầu ống gắn kính hiển vi và đèn, chuyền qua mũi hoặc miệng đưa vào cuống
họng để quan sát những cấu trúc của thanh quản. Bác sĩ có thể dùng thuốc tê
hoặc thuốc ngủ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Việc quan sát này có thể thực
hiện tại văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện.
4. CT scan chụp hình ảnh những cấu trúc trong cuống họng và cổ.
5. Sinh thiết: Bác sĩ lấy một mảnh mô từ khối u trong thanh quản để
quan sát dưới kính hiển vi, tìm kiếm sự bất thường của tế bào, nếu có.
Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm
sinh thiết):
• Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao?
• Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô?
• Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh
thiết? Có đau đớn lắm không?
• Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư

không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng?
• Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho
tôi hiểu?
• Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước
sắp tới? Và khi nào?
Định thời kỳ của ung thư
Để hoạch định cách chữa trị thích hợp nhất, bác sĩ cần biết thời kỳ của
ung thư. Định kỳ ung thư để biết rằng ung thư đã lan chưa, nếu có đã lan đến
bộ phận nào trong cơ thể. Bác sĩ có thể dùng những phương cách chẩn bệnh
trên để định thời kỳ của ung thư.
Chữa trị ung thư thanh quản
Bệnh nhân thường muốn tham dự các quyết định trị liệu nên muốn
biết chi tiết về căn bệnh của mình. Tuy nhiên, sự hốt hoảng, sợ hãi khi nghe
tin báo về ung thư khiến bệnh nhân mất bình tĩnh, khó có thể nhớ hết những
chi tiết đã thảo luận với bác sĩ. Quý vị có thể:
- Tạo một danh sách các câu hỏi
- Ghi chép chi tiết mỗi lần thăm bệnh
- xin phép bác sĩ để dùng máy thu âm
- Đi thăm bệnh với quý vị hoặc thân nhân
Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến các chuyên viên khác
hoặc tự bệnh nhân muốn được chuyển bệnh. Chuyên gia chữa trị ung thư
thanh quản bao gồm bác sĩ giải phẫu, otolaryngologist (bác sĩ tai mũi họng),
bác sĩ chuyên trị ung thư (medical oncologist), và bác sĩ chuyên về xạ trị
(radiation therapist).
Các chuyên viên giải thich về các cách chữa trị, mức hiệu quả và phản
ứng phụ có thể xảy ra. Chữa trị ung thư thường ảnh hưởng đến cả những mô,
những tế bào bình thường nên phản ứng phụ cũng thường xuất hiện. Trước
khi bắt đầu việc chữa trị, hãy thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ có thể
xảy ra và việc chữa trị sẽ ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày như thế nào.
Bác sĩ và bệnh nhân cùng quyết định về việc chọn một cách chữa trị thích

hợp.
Ý kiến thứ nhì
Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ
khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi
phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu
Quý vị nên tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về các cách chữa
trị khác nhau, bác sĩ giải phẫu, bác sĩ chuyên về xạ trị, bác sĩ chuyên về ung
thư và cả chuyên viên huấn luyện các phát âm (speech therapist).
Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử
nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường
không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể
thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình.
Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình,
hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa…
để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa.
Chuẩn bị việc chữa trị
Bác sĩ sẽ mô tả chi tiết việc chữa trị, các biến chứng hoặc phản ứng
phụ có thể xảy ra. Ngoài ra, quý vị có thể đặt câu hỏi những câu hỏi về sự
thay đổi ngoại hình sau khi chữa trị.
Quý vị có thể thảo luận với bác sĩ về thử nghiệm lâm sàng, tìm kiếm
cách chữa trị mới. Thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn quan trọng. Bệnh
nhân tham dự được thử nghiệm với cách trị liệu mới. Mời quý vị đọc thêm
phần "Sự hứa hẹn của Ngành Khảo Cứu Ung Thư".
Trước khi chữa trị, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:
• Tôi ở trong thời kỳ nào? Ung thư đã lan xa chưa? Nếu có, đã lan đến
đâu?
• Có bao nhiêu cách chữa trị? Bác sĩ đề nghị cách nào? Tôi có được
chữa trị bằng nhiều cách không?
• Tôi có phải vào bệnh viện không? Sau khi rời bệnh viện, tôi sẽ được
chăm sóc ra sao?

• Biến chứng và phản ứng phụ là những gì? Ta sẽ phòng ngừa hoặc
chữa trị ra sao?
• Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
• Có cần phải thay đổi hoạt động trong đời sống hằng ngày không?
• Tôi có hồi phục hoàn toàn không? Bao nhiêu lâu thì hồi phục?
• Tôi cần đi khám bệnh định kỳ không?
• Việc chữa trị có tốn kém nhiều không? Bảo hiểm của tôi có trả
không?
• Tôi có nên tham dự thử nghiệm lâm sàng không?
Quý vị không nhất thiết phải đặt tất cả mọi câu hỏi cùng lúc, quý vị sẽ
có nhiều cơ hội để thảo luận những chi tiết chưa rõ ràng với bác sĩ hoặc các
chuyên viên trong suốt thời gian trị liệu.
Các phương thức trị liệu
Có thể dùng giải phẫu, xạ trị hoặc cả hóa chất trong việc chữa trị ung
thư thanh quản.
Cách chữa trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe toàn diện, ung
thư khởi đầu từ vị trí nào, kích thước của khối u và sự lan truyền của ung
thư, nếu có.
Xạ trị
Tia phóng xạ được đưa đến khối u để đốt tế bào ung thư, và những mô
chung quanh khối u. Đây là một cách chữa trị "tại chỗ". Cuộc chữa trị kéo
dài mỗi ngày, 5 ngày một tuần, từ 5-8 tuần lễ.
- Xạ trị được sử dụng như một cách chữa trị chính khi không thể mổ
(khối u quá lớn, bệnh nhân không thể chịu được cuộc giải phẫu ).
- Xạ trị dùng chung với giải phẫu: xạ trị được dùng trước khi giải
phẫu để đốt bớt khối u cho dễ mổ, hoặc sau khi giải phẫu để đốt những tế
bào ung thư còn sót lại. Khi khối u mọc trở lại, xạ trị thường được dùng để
chữa trị.
- Xạ trị dùng trước khi, trong khi, hoặc sau khi sử dụng hóa chất trị
liệu.

Khi sử dụng xạ trị, ống thức ăn (feeding tube) đặt ở bụng để chuyển
thức ăn đến dạ dày. Ống thức ăn này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Giải phẫu
Bác sĩ dùng dao mổ hoặc tia laser để cắt bỏ khối u trong khi bệnh
nhân ngủ mê. Có nhiều phương pháp mổ để cắt bỏ ung thư tại thanh quản
(laryngectomy), cách thức mổ tùy thuộc vào kích thước và nơi chỗ của khối
u.
- Cắt bỏ hoàn toàn thanh quản (total laryngectomy)
- Cắt bỏ một phần thanh quản (partial laryngectomy):
• Supraglottic laryngectomy: Bác sĩ cắt bỏ phần trên thanh quản,
supraglottis.
• Cordectomy: Bác sĩ cắt bỏ một hoặc cả hai cơ phát âm (vocal cords)
Đôi khi, bác sĩ cắt bỏ cả những hạch bạch huyết ở cổ (lymph node
dissection) hoặc cắt bỏ cả tuyến giáp trạng. Trong cuộc giải phẫu thanh
quản, bác sĩ sẽ phải mở một lỗ hổng ở cổ (stoma) xuyên qua khí quản
(trachea) để dẫn không khí vào phổi qua một cái ống; phương cách này được
gọi là tracheostomy. Ống thở có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Quý vị có thể
đọc thêm phần "Sống với lỗ hổng tại khí quản".
Sau khi mổ,một số bệnh nhân sẽ cần ống dẫn thực phẩm trong một
thời gian ngắn.
Trước khi giải phẫu, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:
-Tôi sẽ ra sao sau khi mổ?
- Tôi có cần ống thở không?
- Tôi có cần học cách tự chăm sóc khi về nhà không?
- Vết thẹo sẽ nằm ở đâu? Trông như thế nào?
- Gp có ảnh hưởng đến giọng nói không? Nếu có, ai sẽ người chỉ dẫn
cho tôi cách phát âm mới?
-Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường?

×