Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tuyến Giáp Trạng Và Đồng Vị Phóng Xạ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.29 KB, 4 trang )

Tuyến Giáp Trạng Và Đồng
Vị Phóng Xạ

Sinh lý bệnh học giáp trạng:
Khi toàn thể mô phải đáp ứng với kích thích tố giáp trạng thặng dư là
lúc cơ thể ở tình trạng bị cường giáp trạng (bệnh Graves).
Phần lớn, bệnh cường giáp trạng Graves xuất hiện những triệu chứng
đặc biệt, nhờ đó giúp vấn đề định bệnh được dễ dàng hơn. Thí dụ 50% bệnh
nhân cường giáp trạng bị lồi mắt. Lượng TSH trong máu giảm thấp. Lượng
T4 và T3 tăng cao. Đôi khi, bệnh Graves cần thêm thử nghiệm xác định
kháng thể chống thụ thể TSH (receptors). Nói về chụp hình ảnh nhấp nháy
(scintigraphic image), đôi khi không giúp được gì nhiều trong phần định
bệnh cường giáp trạng Graves.
Tuyến giáp trạng với u bướu độc (Toxic nodular goiter): Chỉ cần một
cục bướu cổ tự quản (autonomous) cũng tiết đủ kích thích tố giáp trạng gây
bệnh cường giáp trạng. Có lúc nhiều cục bướu tự quản hay mô giáp trạng
nằm giữa những cục bướu sinh sản nhiều kích thích tố giáp trạng. Còn
Plummer là bệnh tăng chức năng tuyến giáp trạng có một hay nhiều bướu
cục.
Viêm tuyến giáp trạng có 2 loại:
Viêm giáp trạng bán cấp do nhiễm siêu vi trùng. Bệnh nhân than
phiền bị đau ở tuyến giáp trạng. Viêm tuyến giáp trạng khi bệnh nhân có
thai, thường không làm cho bệnh nhân cảm thấy đau ở cổ giáp trạng. Cả 2
loại viêm giáp trạng kể trên tiết ra nhiều kích thích tố sinh bệnh cường giáp
trạng. Và chỉ vài tuần lễ sau, chức năng giáp trạng sẽ giảm thấp.
Uống kích thích tố giáp trạng (thyroxine hay triiodothyronine) có thể
tăng cao chức năng tuyến giáp trạng.
Thặng dư Iod cũng làm tăng chức năng tuyến giáp trạng và do đó tích
tụ đồng vị phóng xạ Iod trong tuyến giáp trạng sẽ giảm thấp.
Khi bị bệnh chức năng tuyến giáp trạng giảm thấp, cần thử nghiệm để
chẩn bệnh, vì nhiều khi triệu chứng không thấy rõ ràng


Có nhiều nguyên nhân làm giảm chức năng giáp trạng. Giảm chức
năng tuyến giáp trạng có thể khởi thuỷ từ tuyến giáp trạng. Thực vậy, hơn
96% bệnh nhân bị chức năng giáp trạng thấp là do tuyến giáp trạng không đủ
khả năng tiết kích thích tố giáp trạng. Lượng TSH cao trong máu. Nguyên
nhân bệnh do viêm giáp trạng do hiện tượng tự miễn dịch, còn gọi là bệnh
Hashimoto. Tuyến giáp trạng lớn, không đều và cứng. Vì Iod không đủ dùng
để tổng hợp kích thích tố nên đồng vị phóng xạ Iod hút nhiều vào tuyến giáp
trạng. Loại viêm giáp trạng thứ hai cũng sinh giảm năng giáp trạng và tuyến
giáp trạng nhỏ và bình thường.
Trường hợp bẩm sinh, không có tuyến giáp trạng, hay mô giáp trạng
không di chuyển được xuống cổ, hay tổng hợp kích thích tố không thành
hình. Cả ba đều gây tình trạng giảm chức năng giáp trạng vĩnh viễn.
Vài thuốc uống như Lithium hay Amiodarone ảnh hưởng tổng hợp
kích thích tố giáp trạng, cũng giảm chức năng giáp trạng.
Bệnh tuyến não thùy. Chẳng hạn khi não thùy bị hư sẽ gây giảm năng
giáp trạng, vì kích thích tố TSH ít tiết ra.
Bướu cục và ung thư giáp trạng:
Bướu cục giáp trạng có thể là bướu hiền hay ung thư.
Phần lớn ung thư giáp trạng đều có bướu cục. Trừ ba trường hợp: 1.
Ung thư có nhiều bướu do hậu quả chữa bệnh ung thư cổ bằng quang tuyến,
2. Ung thư giáp trạng bẩm sinh, và 3. Ung thư bạch huyết.
Cục ung thư hoạt động yếu so với mô giáp trạng chung quanh cho nên
khi chụp hình nhấp nháy (scintigraphic images), có thể thấy hiện tượng giảm
năng giáp trạng. Tuy nhiên, nếu dùng TSH kích thích, tế bào ung thư sẽ hấp
thụ đồng vị phóng xạ iod nhiều hơn.
Ung thư núm (papillary) giáp trạng là loại ung thư rất thông thường.
Ung thư phát triển rất chậm, rất lâu năm. Ung thư xâm nhập hạch bạch
huyết, có thể di căn vào phổi và xương.
Ung thư nang (follicular) giáp trạng, độc hơn, thường xâm nhâp vào
máu hơn là hệ thống bạch huyết.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

×