Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DE THI HSG SINH 09-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.69 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HUYỆN CHÂU THÀNH Năm học 2009-2010
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian:150 phút (không kể phát đề)
Câu 1 (4 điểm):
So sánh kết quả lai phân tích F
1
trong hai trường hợp di truyền độc lập và di
truyền liên kết của hai cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn
giống.
Câu 2 (5 điểm):
Những điểm khác nhau cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể trong các kì ở
nguyên phân và giảm phân 1?
Câu 3 (2 điểm):
Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì
ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Câu 4 (5 điểm):
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên 1 NST.
Cho cây cà chua lá chẻ, quả đỏ giao phấn với cây cà chua lá nguyên, quả vàng
thu được F
1
đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F
1
tự thụ phấn, thu được F
2
với kết quả
như sau: 146 cây lá chẻ, quả đỏ; 48 cây lá chẻ quả vàng; 49 cây lá nguyên quả đỏ; 16
cây lá nguyên quả vàng.
a Hãy xác định tính trội, tính lặn và quy ước gen.
b Xác định kiểu gen của F
1


và của P.
c Lập sơ đồ lai từ P đến F
2
.
* Câu 5 (4 điểm):
Có 4 tế bào A, B, C, D nguyên phân một số đợt tạo ra 292 tế bào con. Số đợt
nguyên phân của tế bào B gấp 2 lần số đợt nguyên phân của tế bào A nhưng lại bằng ½
số đợt nguyên phân của tế bào D. Bộ NST của 4 tế bào trên lần lượt tỷ lệ với 1:2:2:1.
Tổng số NST trong các tế bào con được sinh ra từ 4 tế bào trên là 2592.
a. Xác định số đợt nguyên phân và số tế bào con do mỗi tế bào trên tạo ra.
b. Xác định bộ NST của 4 tế bào nói trên.
c. Tế bào B chứa gen A có 3000 Nucleotit. Bước vào lần phân chia cuối cùng của
tế bào này ½ số tế bào con diễn ra đột biến mất đoạn NST tác động lên gen A. Hãy xác
định số Nucleotit của gen A bị mất; biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 39000
Nucleotit cho gen A qua các lần tự sao?
H ết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
HUYỆN BA TRI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
Năm học 2009-2010
Môn thi: SINH HỌC

Câu 1 (4 điểm):
Điểm
Lai phân tích F1 trong di truyền độc lập Lai phân tích F1 trong di truyền liên kết
F1 : AaBb:vàng trơn
Lai phân tích: AaBb × aabb
GF1: AB;Ab;aB;ab ab
F2 : 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb
1vàng trơn:1vàng nhăn:1xanh trơn:1 xanh nhăn
=>4 kiểu hình

*Xuất hiện biến dị tổ hợp :vàng nhăn, xanh trơn
F1 :
BV
bv
: xám dài
Lai phân tích:
BV
bv
×
bv
bv
GF1: BV;bv bv
F2 :
1
BV
bv
:
1
bv
bv
1 xám dài :1 đen cụt
=>2 kiểu hình
* Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
3.0
Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống : Di truyền liên kết bảo đảm bền vững của từng
nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên một NST. Trong chọn giống người ta có thể
chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
1.0đ
Câu 1 (5 điểm):
Nguyên phân Giảm phân

Kì đầu
Các NST kép đóng xoắn nhưng không có
sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
Có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các
cromatit trong các cặp NST tương đồng.
Kì giữa
Độ xoắn là cực đại, các NST kép xếp
thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào.
Các cặp NST kép xếp thành hàng đôi trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
Mỗi NST kép được chẻ dọc qua tâm động
để tạo thành 2 NST đơn. Có sự phân li
đồng đều giữa các NST đơn về hai cực
của tế bào.
Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về 1
cực của tế bào. Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự
do giữa các NST kép trong các cặp tương đồng.
Kì cuối
NST tháo xoắn cực đại, trở lại dạng sợi
mảnh ban đầu.
NST kép vẫn giữ nguyên hình dạng và kích thước
như ở kì sau.
Kết quả
Hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con
có bộ NST 2n giống hệt bộ NST 2n của tế
bào mẹ ban đầu.
Hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST
đơn bội n nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.

Xác định đúng ở mỗi kì chấm 1.0 điểm, kết quả 1.0 điểm
Câu 3 (2 điểm):
Điểm
a)Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống
chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội
hơn cả hai dạng bố mẹ.
b) Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì đời sau, qua phân ly sẽ xuất
hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại dẫn đến ưu thế lai giảm.
- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính ( giâm, chiết, ghép )
- Ý a) :
1.0 điểm
- Ý b):
1.0 điểm
Câu 5 (5 điểm): Điểm
a Xác định tính trội, tính lặn và quy ước gen.
Xét từng tính trạng ở F
2
:
– Về tính trạng lá: lập luận , tính được tỉ lệ lá chẻ : lá nguyên gần bằng 3 : 1 do đó lá chẻ
là tính trạng trội, quy ước là A; lá nguyên là tính trạng lặn, quy ước a.
– Về tính trạng quả: suy ra quả đỏ là tính trạng trội, quy ước B; quả vàng là tính trạng
lặn, quy ước b.
b Xác định kiểu gen của F
1
và của P .
Tỉ lệ kiểu hình ở F
2
xấp xỉ tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 là tỉ lệ của định luật phân li độc lập khi lai hai
cặp tính trạng.
Vậy kiểu gen của F

1
là dị hợp tử AaBb (lá chẻ, quả đỏ). P phải thuần chủng nên P có kiểu
gen:
+ Lá chẻ, quả đỏ thuần chủng: AABB
+ Lá nguyên, quả vàng thuần chủng: aabb
c Lập sơ đồ lai từ P đến F
2
.
P: AABB x aabb
GP: AB x ab
F
1
: Kiểu gen: AaBb
Kiểu hình: đều là lá chẻ, quả đỏ
F
1
: AaBb x AaBb
GF
1
: AB, Ab, aB, ab, AB, Ab, aB, ab
F
2
:


AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb

Kết luận về kiểu gen, kiểu hình của F
2
:
9 lá chẻ, quả đỏ : 3 lá chẻ, quả vàng : 3 lá nguyên quả đỏ : 1 lá nguyên, quả vàng.
- Ý a) :
1.5 điểm
- Ý b):
1.5điểm
- Ý c):
2 điểm
Câu 5 (4 điểm): Điểm
Gọi số đợt NP của tế bào A là K1 thì số đợt NP của tế bào B là 2K1, của tế bào D là 4K1; Số đợ tt NP
của tế bào C là K2

( K1, K2 nguyên dương)


số Tb con do các TB A, B, C, D tạo ra lần lượt là: 2
K1
; 2
2K1
; 2
K2
; 2
4K1
Theo bài ra ta có PT:
2
K1
+ 2
2K1

+ 2
K2
+ 2
4K1
=292 (a)
Nếu K1

3

2
4K1

2
12
>292

K1

3 loại . Vì vậy K1=1 hoặc K1=2
Nếu K1=1 , (a)

2
1
+2
2
+2
K2
+2
4
= 292



2
K2
=270

K2 lẻ

loại
Nếu K1=2, (a)

2
2
+2
4
+2
K2
+2
8
= 292


2
K2
= 16 =2
4



K2=4

a. Số đợt NP và số Tb con do mõi Tb tạo ra là:
Tb A NP 2 đợt tạo ra 4 Tb con
Tb B NP 4 đợt tạo ra 16 Tb con
Tb C NP 4 đợt tạo ra 16 Tb con
Tb D NP 8 đợt tạo ra 256 Tb con
b. Gọi bộ NST của Tb A là x (x

N, x=2n), thì bộ NST của TbB là 2x, của TB C là 2x, TbD là x
Theo bài ra ta có phương trình:
4.x +16.2x+16.2x+256.x = 2592


x(4+32+32+256) = 2592


x.324 = 2592


x =
2592
8
324
=
Vậy bộ NST của TB A là 8
TB B là 16
TB C là 16
TB D là 8
c. Tính số nucleôtit cua gen A bị mất
- Tb B phân chia 4 đợt do đó gen A tự nhân đôi 4 lần.
- Qua 3 đợt phân chia dầu tiên Tb B tạo ra 2

3
= 8 Tb con. Như vậy số Tb con bước vào lần
phân bào 4 diễn ra đột biến là :
8
4
2
=
(TB)
- Nếu không có đột biến xảy ra thì môi trường nội bào phải cung cấp :
3000.(2
4
-1)=3000.15=45000( Nuclêôtit)
- Nhưng môi trường nội bào chỉ cung cấp 39000 nuclêôtit
Vậy số nuclêôtit của gen A bị mất là:
45000 39000
1500
4

=


- Ý a) :
1.0 điểm
- Ý b):
1.5 điểm
- Ý c):
1.5 điểm
* Các điểm lưu ý:
- Giám khảo được vận dụng, thống nhất cho điểm chi tiết trong từng ý, nhưng
không được lệch với số điểm quy định của mỗi câu.

- Điểm toàn bài không làm tròn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×