ORIGAMY (GẤP GIẤY NGHỆ THUẬT) VIỆT NAM
Bài 1: Mở đầu
Vài nét chung về Nghệ thuật gấp giấy
Nghệ thuật gấp giấy khởi nguồn từ Trung Hoa, dân tộc phát minh ra giấy, sau đó được phổ biến rộng khắp ở Nhật Bản,
được hoà n thiện và đã trở thà nh nghệ thuật dân gian đặc trưng của người Nhật. Từ ‘ gấp giấy” tiếng Nhật là ORIGAMI
cũng được hiểu đồng nghĩa với tên gọi Nghệ thuật gấp giấy.
Nghệ thuật gấp giấy hiện đã trở thà nh một trong những loại hình nghệ thuật dân gian được nhiều người trên thế giới yêu
thích. Nhiều nước châu Âu, Mỹ thà nh lập các câu lạc bộ gấp giấy thu hút rất nhiều người tham gia. Nhiều cuộc thi về
mẫu gấp giấy được tổ chức trên phạm vi toà n thế giới. Sách dạy về Nghệ thuật gấp giấy là loại sách bán chạy.
Nghệ thuật gấp giấy luôn luôn mang lại niềm vui cho mọi người.
Chi bằng một phương tiện đơn giản, dễ tìm - một tờ giấy mà ORIGAMI có thể dạy cho người ta được nhiều điều: Sự khéo
léo, lòng kiên nhẫn, tình yêu thiên nhiên, kích thích trí tưởng tượng trong không gian 3 chiều…
Và o ngà y lễ, người dân một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam thường mua chim, cá về cúng bái, sau đó lại thả về
tự nhiên với hy vọng gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Đó là tập tục ” Phóng sinh”. Tại đây còn có nhiều người tin
rằng một món quà tặng người thân từ các mẫu gấp giấy (đặc biệt là mẫu gấp về các con vật) cũng mang lại nhiều điều
may mắn, tốt đẹp như tục ” Phóng sinh ” vậy.
Nghệ thuật gấp giấy khác với nghệ thuật cắt, trổ và dán giấy. Từ một tờ giấy hình vuông, chỉ bằng các động tác gấp mà
tạo thà nh các mẫu gấp. Cái vừa đơn giản vừa khó của quy định đó, cái đơn giản cho người mới học và cái khó cho
những người đã say mê lại chính là cái hay, cái độc đáo của ORIGAMI, nhờ đó Nghệ thuật gấp giấy mới trở nên hấp dẫn,
có sức sống trường tồn cùng với vô và n loại hình nghệ thuật dân gian khác.
Nghệ thuật gấp giấy là nghệ thuật dà nh cho số đông mọi người, cho mọi lứa tuổi, là loại hình nghệ thuật mà người ta tự
thưởng thức ngay từ chính trong quá trình gấp các mẫu giấy.
Trong Nghệ thuật gấp giấy, vai trò của người tạo ra mẫu gấp giấy đầu tiên - tác giả dường như ít quan trọng nếu so với
nhiều loại hình nghệ thuật khác. Bởi vì, từ mẫu gấp đầu tiên, sẽ có rất nhiêu mẫu gấp khác nhau được tạo nên bởi từng
người gấp. Người nà o yêu Nghệ thuật gấp giấy cũng đều thuộc lòng một số mẫu gấp giấy và thường không quan tâm
lắm đến ai là người đầu tiên đã tạo nên mẫu gấp giấy đó.
Cũng như nhiều người Việt Nam khác, tôi được người thân chỉ dẫn gấp giấy từ ngà y còn nhỏ. Các mẫu giấy tôi học gấp
là những mẫu gấp truyền thống được nhiều người biết. Chúng rất đơn giản, rất đẹp nhưng số lượng mẫu không nhiều.
Sau nà y khi học nghề kiến trúc, những hiểu biết về không gian tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hình thà nh ra các mẫu gấp
giấy mới. Hiện giờ tôi đã tạo ra khoảng một trăm mẫu gấp, chủ yếu là mẫu gấp các con vật.
Dự đoán hiện nay trên thế giới có khoảng mười ngà n mẫu gấp giấy. Tuy nhiên số lượng những mẫu gấp đẹp được nhiều
người ưa thich không nhiều, có lẽ chỉ chiếm khoảng một phần mười trong số đó.
Một mẫu gấp giấy đẹp là mẫu gấp, ngoà i việc thể hiện được các đặc trưng cơ bản của đối tượng miêu tả; phải đơn giản
trong cách gấp do cách gấp có quy luật, rõ rà ng; cà ng ít các bước gấp cà ng tốt và diện tích giấy được sử dụng hợp lý.
Qua đó giúp cho người gấp giấy dễ ghi nhận để có thể thực hiện tại bất cứ đâu mà không phụ thuộc và o sách hướng
dẫn.
Thế giới của ORIGAMI được hình thà nh từ 3 phần: Tờ giấy hình vuông; hình cơ bản và các mẫu gấp. Từ một tờ giấy
hình vuông tạo ra một số lượng nhất định các hình cơ bản. Từ hình cơ bản tạo ra vô và n các mẫu gấp giấy. Ví dụ, muốn
gấp một con vật có nhiều chân thì phải sử dụng các hình cơ bản có nhiều nhánh gấp.
Khi dự định gấp một con vật nà o đó, tôi bắt đầu bằng việc nghiên cứu các hình cơ bản đã biết, xem hình nà o có thể cho
phép tạo ra con vật đó. Phải trải qua nhiều lần thử nghiệm mới có thể tìm được hình cơ bản phù hợp và đạt được mẫu
gấp như mong muốn. Nếu không có hình cơ bản phù hợp thì nhất thiết phải nghĩ đến việc tìm hình cơ bản mới. Việc thiết
lập hệ thống hình cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu ai muốn sáng tạo ra các mẫu của riêng mình nhất thiết phải
thuộc nhiều hình cơ bản.
Nghệ thuật giấp giấy truyền thống và nghệ thuật gấp giấy hiện đại
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, Nghệ thuật gấp giấy ngà y nay cũng chia thà nh nhiều xu hướng, về cơ bản có 3
xu hướng chính:
~ 1
- Xu hướng truyền thống với quy định rất chặt chẽ: Mẫu gấp được tạo nên từ duy nhất một tờ giấy hình vuông, chỉ bằng
cách gấp, được là m phong phú thêm chủ yếu bởi chất liệu giấy gấp và mà u sắc của hai mặt giấy. Người xưa đã tìm thấy
ở đây ý nghĩa: Tờ giấy hình vuông tượng trưng cho ” đất vuông”, từ đất sản sinh ra muôn loà i, từ tờ giấy vuông gấp ra
được vô và n mẫu gấp về mọi vật. Đương nhiên với quy định nghiêm ngặt như vậy việc tìm ra các mẫu gấp giấy mới thật
không đơn giản.
- Xu hướng mang tính cải tiến: Mẫu gấp không cắt, không dán nhưng được tạo nên bởi nhiều tờ giấy hình vuông. Ví dụ
như một mẫu gấp con voi, phần đầu và thân trước là một tờ giấy hình vuông được ghép với phần thân sau được tạo từ
một tờ giấy hình vuông khác. Xu hướng nà y cũng bao gồm việc sử dụng một tờ giấy gấp nhưng có hình dạng chữ nhật,
hình tam giác, hình tròn và các hình khác.
- Xu hướng cách tân: Với mong muốn tạo ra những mẫu gấp đa dạng, chi tiết, giống y như thật…nhiều tác giả đã sử dụng
kéo cắt tạo ra các nhánh gấp để gấp các con vật có nhiều chân, thậm chí vẽ thêm mắt và o cho giống…
Xu hướng nà o cũng có ưu thế của nó, điều quan trọng là được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên, ở đây chỉ trình bà y
Nghệ thuật gấp giấy truyền thống.
Cũng phải nói thêm rằng, việc sử dụng các mẫu gấp giấy truyền thống kết hợp với loại hình nghệ thuật khác để tạo ra một
sản phẩm nghệ thuật mới hoà n toà n là một câu chuyện khác.
Nghệ thuật gấp giấy Việt Nam
Rất hiếm người Việt Nam nà o lại không biết gấp một mẫu giấy nà o đó. Ngay từ khi học mẫu giáo, người ta đã được dạy
và biết gấp giấy, khi trưởng thà nh thì tự học và truyền lại cho con cháu. Những mẫu gấp giấy được nhiều người biết tới là
các mẫu gấp con chim, thuyền…
Có thể do một thói quen nà o đó, mà nhiều người Việt Nam cho rằng nghệ thuật gấp giấy là của Nhật Bản, các mẫu gấp
giấy đều do người Nhật nghĩ ra và chờ đợi những mẫu mới từ những cuốn sách dạy gấp giấy của người Nhật và gần đây
thì truy cập trên mạng để tìm kiếm các mẫu gấp giấy mới.
Mẫu gấp giấy ” Con cò ngồi” rất nổi tiếng. Mẫu gấp đẹp, dễ nhớ vì chỉ có 9 bước gấp. Người Nhật rất yêu thích mẫu gấp
nà y.
Một câu hỏi đặt ra là : Liệu có Nghệ thuật gấp giấy hay có những mẫu gấp giấy của riêng người Việt Nam không?
Với nguyên liệu bằng giấy không bền vững theo thời gian nên các mẫu gấp giấy rất nhanh hỏng. Các mẫu gấp giấy không
thể để lại lâu dà i về sau như những sản phẩm bằng và ng, sắt, đá, gốm, gỗ…Mặt khác việc sao chép lại các mẫu gấp
giấy rất phức tạp, không thể chỉ có nhìn mà tạo lại được như các mẫu điêu khắc, mà phải có chỉ dẫn theo từng động tác,
sai một bước là không thể gấp được. Vì vậy, số lượng mẫu gấp giấy mà người xưa sáng tạo ra còn truyền lại đến bây giờ
chắc chỉ là một phần rất nhỏ. Đó là các mẫu gấp rất đơn giản với ít động tác gấp mà người ta có thể nhớ được. Phần lớn
các mẫu gấp giấy, đặc biệt là các mãu gấp giấy phức tạp, phải dùng ký hiệu để chỉ dẫn cách gấp, chắc có lẽ đã thất
~ 2
truyền. Trong một tiểu thuyết của người Nhật, có chuyện kể về một người thương gia, biết gấp một con nhện có 8 chân và
dạy lại cho bọn trẻ. Nhưng đến bây giờ mẫu gấp giấy con nhện 8 chân là rất hiếm.
Mẫu gấp con nhện có tám chân.
Tôi có biết một mẫu gấp ” mũ ông công” hay “mũ ông quan”. Tuổi của mẫu gấp nà y có lẽ đã hà ng trăm tuổi. Mẫu gấp rất
đẹp, cách gấp rất có quy luật và đơn giản, ai đã gấp một lần, khó có thể quên, cũng vì thế mà còn tồn tại đến nay. Theo
tôi được biết thì không có một cuốn sách dạy gấp giấy nà o của người Nhật nêu về mẫu gấp giấy nà y. Có lẽ đó là mẫu
gấp giấy của người Trung Hoa hoặc người Việt Nam ta.
Người Việt Nam rất khéo léo, già u sức sáng tạo và rất yêu tự nhiên, chắc chắn người Việt Nam cũng đã có nghệ thuật
gấp giấy của riêng của mình.
Mẫu gấp ” Mũ ông Công” hay ” mũ ông quan”. Mẫu gấp đẹp, rất dễ nhớ, chỉ có 12 bước gấp. Và quan trọng hơn, mẫu gấp
giấy nà y đã ra đời cách đây hà ng trăm năm và có lẽ do ngươi Việt sáng tạo ra.
Từ người gấp giấy đến người sáng tạo ra các mẫu gấp giấy
Người chơi gấp giấy có thể phân biệt thà nh 4 cấp:
- Cấp thứ nhất: Là những người mới tham gia, kỹ năng gấp giấy chưa cao, chỉ có khả năng gấp các mẫu gấp giấy đơn
giản. Để trải qua cấp nà y thì người ta chỉ cần 1 tuần.
~ 3
- Cấp thứ hai: Là những người đã có kỹ thuật gấp giấy nhất định, có khả năng hiểu các chỉ dẫn để gấp các mẫu giấy phức
tạp, có thể điều chỉnh, chỉnh sửa các mẫu gấp cho linh hoạt, sống động hơn. Để đạt cấp nà y phải qua hà ng tháng.
- Cấp thứ ba: Là những người thật sự yêu thích Nghệ thuật gấp giấy, rất khéo léo và có kỹ thuật gấp giấy tốt, am hiểu
hình cơ bản, không những có thể gấp được hình rất phức tạp mà còn có thể sáng tạo ra một số mẫu gấp riêng. Để trải
qua cấp độ nà y phải mất nhiều năm.
- Cấp thư tư: Là cấp độ của một số ít người có may mắn và duyên phận gắn với nghệ thuật nà y. Họ có thể gấp bất cứ
mẫu vật nà o mà mình muốn. Họ cho rằng, tất cả các mẫu gấp hiện đã tồn tại, đang trôi trong một cảnh giới nà o đó, điều
quan trọng là là m sao tóm bắt được chúng để chuyển về thế giới thực tại nà y mà thôi.
Hai mẫu gấp giấy mới của tôi : Con rùa và con châu chấu
Bài 2: Giấy gấp ORIGAMI và quy định về cách gấp
Giấy gấp ORIGAMI
Giấy là nguyên liệu duy nhất mà người ta dùng chơi gấp giấy.
~ 4
Để cho mẫu gấp đẹp, giấy gấp cũng phải có một số yêu cầu nhất định, trước hết là giấy không dễ rách, không co giãn và
không quá dày. Tại Nhật, Hàn Quốc… người ta sản xuất các loại giấy riêng để cho người chơi gấp giấy. Việt Nam chưa
sản xuất riêng loại giấy này. Tuy nhiên có thể dùng giấy in, giấy gói quà tặng để gấp.
Giấy gấp có thể là giấy trắng hoặc giấy màu với một mặt màu, một mặt trắng hoặc hai mặt màu khác nhau. Mà u sắc và
chất liệu giấy cũng là m cho mẫu gấp giấy thêm đẹp.
Kích thước của tờ giấy gấp thường là 150mmx150mm; 200mmx200mm, hoặc tờ giấy A4 chữ nhật tạo thà nh hình vuông
210mmx210mm. Mẫu gấp phức tạp nên dùng giấy khổ lớn.
Mẫu gấp giấy ORIGAMI thường có 2 màu trên 2 phía mặt giấy
Nguyên tắc cơ bản khi gấp giấy
Khi gấp giấy, điều đầu tiên phải tuân theo là không được vội vàng.
Khi gấp giấy phải cẩn thận sao cho các mép giấy, các góc khi gấp phải trùng khít lên nhau. Mỗi một chi tiết gấp không
chính xác, dù nhỏ nhất, có thể sẽ gây ra những khó khăn cho các bước sau, thậm chí không thể gấp tiếp được. Ngoài ra,
các chi tiết gấp chính xác, sắc nét làm cho mẫu gấp thêm đẹp.
Những người mới học gấp giấy, trước khi bắt đầu gấp theo một mẫu nào đó cần phải tìm hiểu qua các hình vẽ hướng dẫn
cách gấp. Mỗi một hình vẽ miêu tả kết quả bước gấp phải đạt được. Vì vậy khi gấp xong bước gấp nà o, cần phải so sánh
kết quả gấp vừa đạt được với hình vẽ hướng dẫn, chỉ khi nà o kiểm tra chắc chắn là giống với hình hướng dẫn thì mới
tiếp tục chuyển qua bước gấp tiếp theo. Trong các hình vẽ hướng dẫn gấp giấy thường thể hiện mà u sắc của hai mặt
giấy. Đây cũng là chi tiết đáng chú ý để so sánh, kiểm tra.
Những người mới học gấp giấy, chỉ nên chọn những mẫu gấp đơn giản để gấp. Kết quả đạt được sẽ củng cố thêm sự tự
tin và qua đó cũng tích lũy được các kỹ năng gấp giấy để có thể gấp các mẫu giấy phức tạp.
Có thể xảy ra trường hợp là theo các chỉ dẫn mà vẫn không thể gấp được, (thường xảy ra khi gấp kết hợp nhiều động
tác) tốt nhất nên bỏ qua, gấp các mẫu gấp khác. Và vào một dịp nà o đó, khi gấp lại mẫu nà y có thể các khó khăn khi
trước đã hoà n toà n được giải quyết.
Ký hiệu hướng dẫn động tác gấp
Để tạo được các mẫu gấp giấy phải trải qua nhiều bước gấp. Các mẫu gấp giấy đơn giản thường có khoảng 10 đến 20
bước gấp, các mẫu giấy phức tạp có khi đến 40-50 bước gấp. Không ai có thể nhớ được hết các bước gấp của các mẫu
phức tạp, kể cả người tạo ra mẫu gấp. Vì vậy, trong quá trình tạo ra các mẫu gấp giấy, người tạo mẫu thường phải dùng
các ký hiệu ( của riêng mình ) để ghi lại.
~ 5
Hình vẽ với các ký hiệu (riêng) ghi lại quá trình tạo ra mẫu con nhện của tôi.
Sau khi mẫu gấp mới được tạo thà nh, người tạo mẫu sẽ sắp xếp lại quá trình gấp, chia thà nh các bước gấp hợp lý, sao
cho các bước gấp không bị nhảy cóc, có thể dẫn đến là m cho người gấp giấy không hiểu được.
Tiếp đó phải dùng các cách hướng dẫn thông dụng để miêu tả các bước gấp. Hiện có nhiều cách hướng dẫn gấp giấy
ngoà i cách hướng dẫn gấp trực tiếp: a) Gấp theo các ảnh chụp từng bước gấp; b) Gấp theo các đoạn phim thể hiện từng
động tác gấp và c) Gấp theo các hình vẽ thể hiện từng bước gấp. Mỗi một cách hướng dẫn đều có ưu thế riêng. Tuy
nhiên, cách hướng dẫn theo hình vẽ hiện vẫn là phổ biến nhất.
Mỗi một bước gấp giấy được miêu tả bằng một hình vẽ. Hình vẽ nà y thường thể hiện kết quả của bước gấp trước và
hướng dẫn thực hiện các động tác để tạo được bước gấp tiếp theo.
Trong mỗi một hình vẽ miêu tả các bước gấp thường có những ký hiệu ( kết hợp với các ghi chú ) hướng dẫn các động
tác gấp. Ví dụ như ký hiệu miêu tả động tác gấp hướng lên trên, hay gấp hướng xuống dưới…
Hiện tại không có một quy định chung thống nhất trên thế giới về ký hiệu hướng dẫn động tác gấp. Các ký hiệu hướng
dẫn cách gấp dưới đây được tổng hợp từ nhiều quyển sách ORIGAMI đã xuất bản trên thế giới. Nếu là m quen với các ký
hiệu nà y, độc giả có thể hiểu dễ dà ng các hướng dẫn cách gấp của các tác giả khác.
Có 8 ký hiệu thông dụng chỉ dẫn về động tác gấp:
- Gấp tạo nếp ( chia tờ giấy thà nh các phần khác nhau)
- Gấp lõm xuống ( gấp tạo thung lũng)
- Gấp lồi lên ( gấp tạo gò đồi)
- Gấp phối hợp ( thông thướng gấp đồng thời cả gấp lồi lên và lõm xuống)
- Gấp dích dắc
- Mở cả mẫu gấp hay một phần mẫu gấp ra
- Kéo một phần mẫu gấp ra
- Quay mẫu gấp sang mặt phía bên kia.
Gấp phối hợp
Nhiều động tác gấp lõm xuống, gấp lồi lên cùng lúc được gọi là gấp phối hợp.
~ 6
Các hình vẽ dưới đây trình bà y một số dạng gấp phối hợp rất thông dụng. Những người mới chơi gấp giấy nên tập luyện
thà nh thạo các dạng gấp phối hợp nà y. Bởi vì khi gấp giấy sẽ luôn gặp những dạng gấp phối hợp nà y. Có thể nói gấp
phối hợp là kỹ thuật cơ bản nhất của Nghệ thuật gấp giấy.
~ 7
~ 8
Bài 3 Hình cơ bản và cách gấp con chuồn chuồn
Khái niệm về Hình cơ bản
~ 9
Trong quá trình gấp các mẫu giấy, một số mẫu gấp chung nhau một số bước gấp ban đầu nhất định. Hình đạt được từ
những bước gấp chung nhau đó được gọi là hình cơ bản của những mẫu gấp ấy.
Một hình cơ bản thường đạt được sau khoảng 5 đến 10 bước gấp nhất định. Sự khác biệt giữa các hình cơ bản chính là
sự khác nhau ở những nhánh gấp, về số lượng, hình dạng và tỷ lệ của các nhánh gấp.
Ví dụ, để gấp con chim, cần thiết phải có tối thiểu 4 nhánh gấp: 1 nhánh gấp làm đầu, 1 nhánh gấp làm đuôi và 2 nhánh
gấp còn lại làm cánh ( như mẫu gấp ” con cò ngồi ” truyền thống ). Nếu muốn có thêm 2 chân, thì phải cần thêm 2 nhánh
gấp nữa. Như vậy nếu hình cơ bản nà o có 4 nhánh gấp là có thể gấp được mẫu con chim. 30 hình cơ bản tôi biết thì
hình cơ bản nà o cũng có thể tạo được mẫu gấp con chim.( chỉ có đẹp và không đẹp mà thôi).
Ví dụ, muốn gấp con nhện, phải xuất phát từ hình cơ bản có nhiều nhánh gấp ( do cách gấp tạo thà nh, chứ không phải là
dùng kéo cắt để tạo ra hoặc dùng nhiều tờ giấy hình vuông ghép lại để nhân thêm ra), tối thiểu là 10 nhánh gấp, 8 nhánh
gấp cho 8 chân, 1 nhánh gấp cho đầu và 1 nhánh gấp cho phần bụng.
Ảnh thể hiện hai hình cơ bản, một hình cơ bản với 4 nhánh gấp để gấp mẫu ” con cò ngồi” nổi tiếng ( hình phía trên) và
một hình cơ bản có 12 nhánh gấp dùng để gấp mẫu con nhện (hình phía dưới)
Mỗi một hình cơ bản chỉ có thể phù hợp để gấp một số mẫu vật nà o đó. Vì vậy, việc tìm kiếm hình cơ bản mới là một việc
là m rất hứng thú và đòi hỏi nhiều thời gian của những người tạo mẫu gấp. Bởi vì, họ biết rất rõ, mỗi một hình cơ bản mới
sẽ tạo ra một mẫu gấp mới và biết đâu rằng có thể tìm thấy một mẫu gấp giấy đẹp nhất về con vật, đồ vật nà o đó.
Tất cả các mẫu gấp giấy của tôi đều được phân nhóm theo hình cơ bản. Điều nà y rất có lợi, vì chỉ cần trình bà y một lần
các bước gấp tạo hình cơ bản, sau đó việc hướng dẫn các mẫu gấp khác sẽ chỉ bắt đầu từ hình cơ bản. Ngoà i ra việc
phân nhóm mẫu gấp giấy theo hình cơ bản cũng thuận lợi cho việc tập hợp, tra cứu các mẫu gấp giấy.
Hình cơ bản số 1- hình cơ bản gấp con chuồn chuồn:
Tại sao hình cơ bản tạo mẫu gấp con chuồn chuồn lại được chọn là hình cơ bản số 1. Mặc dù mẫu gấp con chuồn chuồn
không phải là mẫu gấp đầu tiên mà tôi tạo ra ?
Con chuồn chuồn là con vật rất được nhiều người ưa thích. Và đương nhiên nó cũng là mẫu mà bất kỳ nhà tạo mẫu
ORIGAMI nà o cũng muốn tạo ra. Trong trường hợp nà y, người ta có thể nói: ” Nếu anh là nhà tạo mẫu gấp giấy, anh hãy
đưa cho xem mẫu gấp con chuồn chuồn của anh, tôi sẽ biết anh là ai.”
Mẫu con chuồn chuồn - thật đơn giản, tối thiểu cần 6 nhánh gấp là có thể khắc hoạ được đặc trưng cơ bản của con
chuồn chuồn (đang bay): 4 nhánh gấp cho 4 cánh, 1 nhánh cho đầu và 1 nhánh còn lại cho đuôi. Có nhiều hình cơ bản có
6 nhánh gấp, bạn muốn trở thà nh nhà tạo mẫu gấp giấy, hãy thử sức với việc tạo ra mẫu gấp con chuồn chuồn của riêng
mình.
~ 10
Hình vẽ hình cơ bản số 1
Ảnh mẫu gấp hình cơ bản số 1
Mẫu gấp con chuồn chuồn:
~ 11
Tôi phải mất 6 tháng để tạo ra mẫu gấp con chuồn chuồn. Nguyên do là trong mẫu gấp ban đầu 4 nhánh gấp tạo 4 cánh
không nằm ở vị trí mong muốn. Linh cảm rằng đã chọn hình cơ bản đúng, nên tôi luôn mang theo mẫu gấp dở dang đó,
lúc nà o rảnh rỗi lại mang ra gấp. Giấy nhà u nát, lại được thay bằng tờ giấy khác. Rồi mãi đến một ngà y may mắn, tôi
cũng đã đưa được 4 nhánh gấp tạo cánh và o đúng vị trí của nó. 10 năm đã qua và tôi vẫn cho rằng, mẫu gấp con chuồn
chuồn nà y là một trong những mẫu gấp giấy đẹp nhất của nghệ thuật ORIGAMI.
~ 12
Hình vẽ mẫu gấp con chuồn chuồn
Ảnh mẫu gấp con chuồn chuồn
~ 13
Bài 4: Hình cơ bản số 16 - Mẫu con sư tử
Hình cơ bản số 16 và mẫu con sử tử
Con sư tử là con vật rất ấn tượng, bởi hình dáng uy nghi, mạnh mẽ của nó. Vì vậy, nó cũng là mẫu con vật được ưa thích
trong nghệ thuật gấp giấy.
Hiện có nhiều mẫu con sư tử. Có mẫu được ghép từ hai tờ giấy, (phần đầu và hai chân trước từ một tờ giấy, phần thân và
hai chân sau là một tờ giấy) và cũng có mẫu gấp từ một tờ giấy. Điều ý nghĩa là ở đây xin được giới thiệu một mẫu con
sư tử của Nghệ thuật gấp giấy Việt Nam.
Để gấp con sư tử cần thiết phải có hình cơ bản với 6 nhánh gấp: 4 nhánh gấp cho chân, 2 nhánh gấp còn lại cho đầu và
đuôi. Tuy nhiên do con sư tử có phần đầu với các bờm lớn, vì vậy nhánh gấp dà nh cho đầu phải lớn. Hình cơ bản số XVI
được tìm ra để đáp ứng yêu cầu nà y.
Khi đã có được hình cơ bản số XVI, thì việc gấp tạo mẫu con sư tử bằng một tờ giấy hình vuông thật đơn giản, chỉ bằng
28 động tác gấp.
Có lẽ điểm khó nhất của mẫu con sư tử là gấp cái đầu của nó. Tuy nhiên chỉ cần quan sát kỹ hình hướng dẫn là hoà n toà
n có thể gấp được.
Khi bạn muốn tạo ra mẫu con vật có cái đầu lớn, bạn nên nghĩ ngay đến việc sử dụng hình cơ bản XVI này
~ 14
Hình 1: Hình cơ bản XVI- Hình cơ bản nà y có hình dạng thật đặc biệt, vì phải dà nh một phần lớn diện tích để tạo đầu
của mẫu con sư tử.
Hình 2: Mẫu con sư tử (còn tiếp)
~ 15
Hình 3: Mẫu con sử tử ( còn tiếp)
~ 16
Hình 4: Mẫu con sư tử
~ 17
Hình 5: Mẫu con sử tử là mẫu gấp giấy đẹp, là một trong 25 mẫu được giới thiệu trong cuốn sách Origami Việt Nam 3 dự
kiến xuất bản và o giữa năm 2008.
Bài 6: Hình cơ bản số X - Mẫu con nhện
Tính ước lệ và khái quát trong Nghệ thuật gấp giấy
Nghệ thuật gấp giấy - ORIGAMI là một loại hình nghệ thuật có tính ước lệ và khái quát rất cao để đạt đến cái đẹp của sự
đơn giản.
Trước hết, do hạn chế của phương tiện thể hiện - chỉ là một tờ giấy hình vuông, nên nếu không có tính ước lệ và khái
quát cao thì Nghệ thuật gấp giấy chắc chắn không thể thể hiện được các đối tượng miêu tả - các vật thể có thực trong tự
nhiên. Tiếp đó, điều quan trọng hơn là tính ước lệ và khái quát cao của nghệ thuật nà y được số đông mọi người thừa
nhận.
Có một trò chơi của trẻ em ngà y trước: là m một con trâu từ lá bà ng. Lá bà ng được xé ra tại vị trí gần cuống lá, tạo thà
nh 2 sừng của con trâu. Thân lá được cuốn lại bằng một sợi rơm tạo thà nh một cái ống, đó là thân trâu. Cuống lá là mõm
trâu, được buộc một dây nhỏ luồn qua cái ống ( thân trâu). Khi giật sợi dây nà y, cái cuống lá (đầu trâu) gật gù như đầu
con trâu thật. Mẫu con trâu tạo từ lá bà ng nà y có tính ước lệ rất cao, vì tại đây người chơi chỉ chú ý đến đặc điểm chính
của con trâu là cái đầu và hai cái sừng, không ai để ý đến con trâu lá bà ng nà y chẳng có cái chân nà o.
Tính ước lệ và khái quát cao của Nghệ thuật gấp giấy thể hiện rõ nhất ở mẫu gấp “Con cò ngồi”. Đây là mẫu gấp nổi
tiếng, được người Nhật và rất nhiều người ưa thích và có thể coi là mẫu gấp tiêu biểu của Nghệ thuật gấp giấy. Mẫu gấp
rất đơn giản vì chỉ có 9 bước gấp. Khi gấp đến bước gấp thứ 9 đã xuất hiện các nhánh gấp thể hiện được đặc trưng tiêu
biểu của hai cánh và cái mỏ với cái cổ dà i của con cò. Thế là đủ, thậm chí cái nhánh gấp phía sau hoà n toà n có thể tạo
được một cái đuôi cho giống đuôi cò, vậy mà trong mẫu “Con cò ngồi” nhánh gấp nà y cứ để nguyên, nhọn và thẳng
đứng. Vì đơn giản, nên hà ng triệu người biết gấp mẫu nà y. Nghệ thuật ORIGAMI được truyền bá rộng rãi phần nà o
cũng nhờ chính mẫu gấp “Con cò ngồi”.
~ 18
Tôi biết có những mẫu ORIGAMI – con chim, con rồng, con bọ…mà tác giả tạo mẫu sử dụng đến cả trăm bước gấp với
mục đích cà ng giống đối tượng miêu tả bao nhiêu cà ng tốt bấy nhiêu. Cánh các con chim trong các mẫu gấp nà y thể
hiện rõ từng chi tiết miêu tả lông cánh; Chân các mẫu con bọ thể hiện rõ từng cái gai nhọn…Phức tạp đến nỗi người sáng
tạo ra mẫu gấp phải mất rất nhiều công sức mới có thể thể hiện được các chỉ dẫn mà người khác có thể hiểu và gấp lại
được. Để gấp một mẫu gấp như vậy, ngay người tạo ra mẫu cũng phải dà nh rất nhiều giờ, thậm chí hà ng ngà y mới gấp
được.
Nếu thể hiện các con vật, đồ vật giống y như thật thì Nghệ thuật gấp giấy sẽ không thể cạnh tranh nổi với Nghệ thuật điêu
khắc, Nghệ thuật là m các tiêu bản….Và quan trọng hơn, nếu ORIGAMI quá phức tạp nó sẽ chỉ thu hút được người quan
sát, chiêm ngưỡng nó (một số lượng ít) mà mất dần đi những người muốn tham gia trực tiếp để tạo nên nó (một số rất
đông, đặc biệt là trẻ em, người già ).
Đương nhiên Nghệ thuật gấp giấy cần cả những mẫu gấp đơn giản (và i chục bước gấp) và các mẫu gấp phức tạp (đến
hà ng trăm bước gấp), thu hút cả những người chỉ chiêm ngưỡng mẫu gấp và những người tham gia trực tiếp gấp mẫu.
Các mẫu gấp giấy do tôi tạo ra là các mẫu đơn giản, thường chỉ có khoảng 20 bước gấp, mẫu phức tạp nhất cũng chỉ và
o khoảng 30-40 bước gấp. Tương tự như nguyên tắc tạo mẫu gấp ” Con cò ngồi”, các mẫu gấp của tôi sẽ dừng lại tại
bước gấp mà đã thể hiện được đặc trưng cơ bản của đối tượng miêu tả. Những người gấp lại mẫu nà y hoà n toà n có
thể tiếp tục hoà n chỉnh để đạt tới cái ước lệ, cái quan niệm riêng của từng người về đối tượng miêu tả.
Mẫu con nhện dưới đây là một ví dụ. Đây là một trong những mẫu phức tạp nhất của tôi với 27 bước gấp. (Nếu kể cả 6
bước gấp của hình cơ bản là 33 bước gấp). Thực ra Mẫu con nhện hoà n toà n có thể dừng tại bước gấp thứ 25.
Từ mẫu gấp nà y, các bạn có thể tiếp tục hoà n chỉnh: Thu nhỏ hơn nữa chân của con nhện; tạo cho bụng con nhện tròn
lên, là m lại đầu con nhện…), tuỳ theo từng người và tuỳ theo kích thước và chất lượng giấy gấp.
Mẫu hình cơ bản số 10 và mẫu con nhện
Mẫu hình cơ bản số 10 là mẫu hình cơ bản tạo ra nhiều nhánh gấp, sử dụng khi gấp các con vật có nhiều chân, ví dụ như
con nhện, con ruồi, con bọ…
Bài 7: Hình cơ bản số VII - Mẫu con ngựa
Hình cơ bản số VII và mẫu con ngựa
Trong nghệ thuật Origami có lẽ phải có đến hà ng chục mẫu gấp con ngựa. Bởi vì mẫu con ngựa đơn giản chỉ cần 6
nhánh gấp: 4 nhánh cho 4 chân và 2 nhánh cho đầu và đuôi.
Đương nhiên trong hà ng chục mẫu gấp giấy đó, nghệ thuật gấp giấy Việt Nam cũng đóng góp và o một mẫu.
Để gấp được mẫu gấp con ngựa, trước hết phải là m quen với hình cơ bản số VII.
Hình cơ bản số VII dường như là phần hoà n thiện của hình cơ bản số V- hình gấp mẫu con voi. Hình cơ bản số VII có
thể gấp được rất nhiều mẫu gấp con vật 4 chân tương tự như con ngựa.
Mẫu gấp con ngựa dưới đây là mẫu gấp dễ nhớ, vì chỉ có 15 bước gấp.
~ 19
Hình 1: Hình cơ bản VII
~ 20
Hình 2: Mẫu con ngựa
~ 21
Hình 3: Mẫu con ngựa
~ 22
Hình 1: Hình cơ bản số 10
Bài 7: Hình cơ bản số VII - Mẫu con ngựa
Hình cơ bản số VII và mẫu con ngựa
Trong nghệ thuật Origami có lẽ phải có đến hà ng chục mẫu gấp con ngựa. Bởi vì mẫu con ngựa đơn giản chỉ cần 6
nhánh gấp: 4 nhánh cho 4 chân và 2 nhánh cho đầu và đuôi.
Đương nhiên trong hà ng chục mẫu gấp giấy đó, nghệ thuật gấp giấy Việt Nam cũng đóng góp và o một mẫu.
Để gấp được mẫu gấp con ngựa, trước hết phải là m quen với hình cơ bản số VII.
Hình cơ bản số VII dường như là phần hoà n thiện của hình cơ bản số V- hình gấp mẫu con voi. Hình cơ bản số VII có
thể gấp được rất nhiều mẫu gấp con vật 4 chân tương tự như con ngựa.
Mẫu gấp con ngựa dưới đây là mẫu gấp dễ nhớ, vì chỉ có 15 bước gấp.
~ 23
Hình 1: Hình cơ bản VII
~ 24
Hình 2: Mẫu con ngựa
~ 25