Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

NỘI DUNG TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.12 KB, 25 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần I: NỘI DUNG TRẢ LỜI CÂU HỎI THẢO LUẬN
CHƯƠNG I:
Câu 1: Trình bày phương pháp trình bày các loại câu hỏi có các từ để hỏi sau:
Nêu, trình bày, phân tích, phân biêt.
Trả lời:
Nêu:
- Đưa ra các nội dung chính, quan trọng của vấn đề theo từng ý.
- Ngắn gọn, cô đọng, các ý nêu ra phải bao hàm, khát quát hóa được
vấn đề cần nói đến
Trình bày:
- Nêu vấn đề kèm theo giải thích, giải trình vấn đề ở mức sơ lược.
Phân tích:
- Đặt vấn đề , đưa ra các câu hỏi xoay quanh vấn đề đó và lý giải
- Lý giải vấn đề phải logic, có luận cứ xác đáng, tiêu biểu.
- Liên hệ, so sánh, mở rộng vấn đề.
Phân biệt:
- Chỉ ra điểm, đặc trưng khác nhau giữa các vấn đề.
- Thường phân biệt theo từng tiêu chí cụ thể.
Vấn đề
Chỉ tiêu A B
1.
2.
3.
Câu 2: Hiểu thế nào là DA FDI? Hãy so sánh FDI và DA FDI. Liên hệ thực
tiễn về tình hình thu hút FDI vào Việt Nam đến hết năm 2009, nêu những tồn
tại cơ bản, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Trả lời:
Định nghĩa FDI:
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


- Theo IMF, FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại
một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó, nhà đầu tư
phải có vai trò quyết định trong quản lý doanh nghiệp.
- Theo OECD (Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế), FDI bao gồm các hoạt động
kinh tế của các cá nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi
nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang
lại khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lý.
- Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1), FDI là việc nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến
hành hoạt động đầu tư.
-Theo tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi
một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước
khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản
lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn
trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các
cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi
là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công
ty".
So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài:đâu tư nước ngoài là một hoạt động còn dự án đầu tư nước ngoài là một
bản tóm tắt các ý tưởng, đề xuất đầu tư.ngoài ra đầu tư nước ngoài thực hiện
theo sườn của dự án đầu tư.
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và cần rất nhiều nguồn lực để phát
triển kinh tế như khoa học, con người, máy móc và vốn-một thứ mà việt nam rất
thiếu.Vì vậy thực tế Việt Nam đã tích cực huy động vốn từ tất cả các thành phần
trong nước, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là khu vực đầu tư trực tiếp nước
ngoài.Vậy trong giai đoạn 1986-2009 tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư
nước ngoài của Việt Nam ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
FDI c ó vai trò quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư:

2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát
triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng
kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa
vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI.
- FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp
với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây
chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho
phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện
đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công
nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư
trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.
- FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này
của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát
triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ.
- FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các
doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển thì
FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín
theo kiểu tự cấp tự túc.
- FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý
dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức
lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
Tuy vậy, FDI cũng có mặt trái, đó là:
(1) Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính
độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài;
(2) FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của công
cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước;
(3) Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong

nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước;
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(4) Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham
nhũng...
Với những vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Việt Nam luôn có chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn này.Chính sách thu
hút FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam cải cách kinh tế
và được thể chế hoá thông qua ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987.
Cho đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 5 lần vào
các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và gần đây nhất là năm 2005.Dưới đây là bảng
số liệu về số vốn FDI vào Việt Nam trong gia đoạn 2006-2010 và tống số vốn
đầu tư FDI đã đăng ký và được thực hiện từ 1988-2008
Vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 (tỷ USD) do FIA cung cấp:
Năm FDI đăng ký FDI giải ngân
2006 12 4
2007 21,3 8
2008 71,7 11,5
2009 21,48 10
2010(dự kiến) 22-25 11
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
5
Số dự án Vốn đăng ký
(Triệu đô la
Mỹ)
(*)
Tổng số vốn
thực hiện
(Triệu đô la

Mỹ)
Tổng số 10981 163607,2 57045,5
1988 37 341,7
1989 67 525,5
1990 107 735,0
1991 152 1291,5 328,8
1992 196 2208,5 574,9
1993 274 3037,4 1017,5
1994 372 4188,4 2040,6
1995 415 6937,2 2556,0
1996 372 10164,1 2714,0
1997 349 5590,7 3115,0
1998 285 5099,9 2367,4
1999 327 2565,4 2334,9
2000 391 2838,9 2413,5
2001 555 3142,8 2450,5
2002 808 2998,8 2591,0
2003 791 3191,2 2650,0
2004 811 4547,6 2852,5
2005 970 6839,8 3308,8
2006 987 12004,0 4100,1
2007 1544 21347,8 8030,0
Sơ bộ 2008 1171 64011,0 11600,0
(*)
Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm
trước.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(Theo số liệu của tổng cục thống kê )
Như vậy tổng số vốn FDI thu hút được qua các năm không ngừng tăng lên cả về
số vốn đăng ký và thực hiện.Thực tế có thể chia làm ba giai đoạn chính

Từ 1986-1996: tổng số vốn đầu tư tăng nhanh và liên tục, cao nhất là vào năm
1996 đạt 10164,1 triệu USD.Thời kỳ này thị trường Việt Nam vẫn còn khá mới
mẻ hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời nhà nước Việt Nam cũng có các chính
sách phát triển đầu tư nước ngoài.
Từ 1996-1998: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, tổng số
vốn đầu tư giảm nhẹ.
Từ năm 2000 trở đi tổng số vốn FDI bắt đầu tăng trở lại.
Các ngành thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất là thăm dò và khai thác dầu
khí, khách sạn, xây dựng chung cư, văn phòng cho thuê…
Khu vực thu hút chính vẫn là các thành phố lớn như Tp.Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng…
Thành tựu đạt được:
Một là, đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng bổ sung vào nguồn vốn
đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới.Thời kỳ trước đổi mới, Việt Nam là nước có nợ nước ngoài nhiều, thâm hụt
ngân sách lớn, vốn cho sản xuất kinh doanh rất thấp.Vậy nên FDI là một nguồn
vốn rất quan trọng thời gian đó.
Hai là, góp phần nâng cao trình độ, năng lực sản xuất ở một số ngành như dầu
khí, viễn thông, hoá chất…
Ba là, tăng thu cho ngân sách nhà nước, góp phần hình thành các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp ở các thành phố lớn.Thời kỳ 1996-2000, không kể
nguồn thu từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49
tỷ USD. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách từ khối doanh nghiệp có vốn
FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng hai năm 2006-2007
khu vực có vốn FDI đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000
và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. Tính đến hết tháng 6.2009, Việt Nam có
10.409 dự án FDI với tổng mức vốn đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD
1
.
6

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bốn là, tạo công ăn việc làm cho người dân.Tính đến năm 2007, doanh nghiệp
có vốn FDI đã tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều
lao động đã được đào tạo ở nước ngoài.
Các hạn chế chính là:
Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra những tác động
tiêu cực, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Phần lớn
các doanh nghiệp có vốn FDI tập trung vào khai thác lợi thế giá nhân công rẻ,
nguồn tài nguyên có sẵn, thị trường tiêu thụ dễ tính để lắp ráp, gia công sản
phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn FDI hiện có đóng
góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên cơ cấu xuất
khẩu của Việt Nam không thay đổi, trong đó các mặt hàng nông, thuỷ sản, thực
phẩm và các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp như dệt may, tạp phẩm chiếm đến
49,4%. Trong khi các ngành chế tạo đòi hỏi công nghệ cao như máy công cụ,
chế tạo ôtô, đồ điện tử chỉ chiếm 7,5% so với 54,6% tại các nước Đông á và ấn
Độ
3
. Hơn nữa, sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh
nghiệp nội địa còn hạn chế. Do vậy, chưa hình thành được chuỗi liên kết sản
xuất, cung ứng hàng hoá và các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện tại, các doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải nhập khẩu 70-80% lượng sản phẩm
phụ trợ
4
.
Các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Chất thải của công ty VEDAN là một
ví dụ tiêu biểu. Rõ ràng là, những hậu quả về môi trường nếu không được xem
xét kỹ lưỡng khi quyết định cấp phép đầu tư sẽ làm giảm tính bền vững của tăng
trưởng kinh tế.
Một trong những hạn chế nữa của khu vực FDI là các doanh nghiệp có vốn FDI

chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa được phân bổ
đều giữa các địa phương trong cả nước, điều này cũng là một trong những
nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông
thôn, giữa miền ngược và miền xuôi. Hơn nữa, FDI tập trung quá nhiều tại các
thành phố lớn sẽ càng gia tăng sức ép cho các đô thị này về dân số, hạ tầng đô
thị.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng FDI
Nhóm giải pháp về chính sách: Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn
FDI hơn là chạy theo số lượng, cần tính đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bền vững cũng như đảm bảo về môi trường. Hướng FDI vào các ngành sản xuất
có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng, không
làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời gian gần đây, đặc biệt từ
năm 2007, FDI hướng quá nhiều vào bất động sản, sân golf, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ dẫn tới bất ổn cho nền kinh tế. Thực tế khủng hoảng tài chính ở châu á và
gần đây ở Mỹ đã chứng minh điều này. Cần tạo ra sự liên kết giữa khu vực FDI
với các ngành sản xuất nội địa để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và thúc đẩy sản
xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu
các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể tự sản xuất được. Bên cạnh đó,
cũng cần có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam
theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh
và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa phương để thu hút và sử dụng
có hiệu quả vốn FDI lâu dài.
Nhóm giải pháp về hạ tầng: Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý
các khu công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt chú trọng hình thành các khu
công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao hiệu quả của khu vực
FDI. Cần có giải pháp khuyến khích và thu hút FDI vào các địa phương trong cả
nước, trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địa
phương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải về

hạ tầng cho các đô thị.
Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Giá nhân công rẻ, nguồn nhân
lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi thu hút FDI. Nhưng lợi thế
này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, lợi thế ở nguồn nhân
lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có
kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ công nghệ mới và
hiện đại. FDI là một kênh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cần
chủ động phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá,
tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để
chủ động hơn, sẵn sàng nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao. Một ví
dụ là, Tập đoàn IBM dự định sẽ tuyển 250 chuyên gia công nghệ thông tin vào
làm việc tại Trung tâm Dịch vụ toàn cầu của tập đoàn này tại Việt Nam, và
Trung tâm này có thể tiếp nhận từ 3.000 đến 5.000 lao động Việt Nam có trình
độ cao về công nghệ thông tin vào làm việc. Tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển, tập
đoàn này tuyên bố có thể tiếp nhận 20.000 lao động có trình độ nếu Việt Nam
đáp ứng đủ
5
. Tuy nhiên thực tế hiện nay, Việt Nam chưa đáp ứng đủ số lượng
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lao động có trình độ cao theo yêu cầu của khu vực FDI nói riêng và nhu cầu của
xã hội nói chung.
Mặc dù còn có nhiều hạn chế, nhưng bằng những đóng góp cụ thể vào tăng
trưởng, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, thúc
đẩy hội nhập kinh tế quốc tế đã chứng minh vai trò quan trọng của FDI trong
nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên vai trò của FDI chỉ thực sự phát huy hiệu
quả và góp phần vào sự phát triển bền vững khi nó được lựa chọn và khuyến
khích vào những ngành, những khu vực thật sự cần thiết cho nền kinh tế để đảm
bảo tính bền vững cho phát triển lâu dài và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của Việt Nam

Câu 3: Hiểu thế nào là vòng đời của DA FDI? Vẽ sơ đồ vòng đời DA FDI và
ghi chú các nội dung cơ bản của QTDA FDI theo chu trình vòng đời DA FDI
I. Vòng đời của dự án FDI là khoảng thời gian bắt đầu từ khi nghiên cứu cơ
hội đầu hoặc có ý đồ đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án và thanh
lý xong dự án.
II. Theo giai đoạn hình thành thì vòng đời của dự án bao gồm:
- Giai đoạn hình thành dự án
- Giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI
- Giai đoạn vận hành khai thác dự án FDI
- Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án FDI.
III. Nội dung của quản lý dự án FDI theo chu trình của dự án:
Quản trị dự án FDI là tổng hợp các hoạt động định hướng đầu tư, tổ chức các
hoạt động hình thành triển khai và vận hành dự án,phối hợp với các giai đoạn
khác nhằm làm cho dự án hoạt động có hiệu quả cao đồng thời phục vụ tốt nhất
việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1. Quản trị giai đoạn hình thành dự án: (Bao gồm quản trị soạn thảo dự
án và quản trị thẩm định dự án )
Quản trị soạn thảo dự án bao gồm các bước sau:
B1: Xác định mục tiêu của dự án FDI.
B2: Nắm vững các nội dung cơ bản của từng loại dự án FDI.
B3: Chủ động xúc tiến tìm đối tác cho dự án.Lựa chọn cách thức soạn thảo hồ
sơ dự án.
B4: Tổ chức nghiên cứu để chuẩn bị cho soạn thảo.
B5: Lập trình dự án.
B6: Xem xét trước khi đệ trình.
Quản trị thẩm định dự án gồm các bước:
B1: Nắm vững các quy định của nước sở tại về thẩm định dự án, phương pháp
thẩm định và kỹ thuật thẩm định.

B2: Xác định rõ mục tiêu của công tác thẩm định dự án.
B3: Phác thảo kế hoạch thẩm định của dự án
B4: Tổ chức thẩm định.
B5: Đánh giá công tác thẩm định.
2. Quản trị giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI.
1.Xác định công việc và trình tự triển khai dự án.
2.Xác định tiến độ triển khai của dự án.
3.Tiến hành phân công và thực hiện công tác điều độ trong triển khai dự án.
4.Xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên trong quá trình
triển khai dự án.
5.Thống kê và báo cáo định kỳ.
3. Quản trị giai đoạn vận hành khai thác dự án FDI.
4. Quản trị giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án FDI.
10

×