Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Để dạy tốt một tiết học hát ở bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.8 KB, 2 trang )

Chuyên đề: Để dạy tốt một tiết học hát ở bậc THCS
I. Đặt vấn đề:
- Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, nó thuộc loại văn hóa phi vật thể, có tác
động mạnh mẽ đến tình cảm, cảm xúc của con người, là lĩnh vực nghệ thuật của
cái hay, cái đẹp qua âm thanh thể hiện bằng giọng hát và những tiếng đàn trên
những bài hát, bản nhạc cụ thể. Chính nhờ cái hay, cái đẹp đó của nghệ thuật
âm thanh mà âm nhạc đem đến cho con người những xúc cảm thẩm mỹ, thẩm
mỹ âm nhạc, làm cho con người thoải mái, thích thú tâm hồn và tình cảm được
mở rộng, trí tuệ nâng cao, con người trở nên tốt đẹp hơn, cao thượng và hướng
thiện.
- Bản thân một giờ dạy học âm nhạc đã là một hoạt động mang tính giáo dục
cao.
Với mơn Âm nhạc ở trường THCS, dạy học hát có vị trí quan trọng hàng đầu vì
thơng qua học hát, đại đa số HS được giáo dục Âm nhạc, để nâng cao năng lực
cảm thụ âm nhạc và thẩm mĩ âm nhạc, giáo dục HS tự tin, mạnh dạn, nhận biết
được cái hay, cái đẹp trong bài hát.
Vì vậy, để dạy tốt giờ học hát cần phải dạy theo các bước như sau:
II. Giải quyết vấn đề
- Dạy học hát gồm có 7 bước:
Bước 1: Giới thiệu bài hát
- GV giới thiệu tên bài hát, tác giả, xuất xứ nội dung bài hát.
- Về phần tác giả chúng ta cho HS xem ảnh chân dung nhạc sĩ, thơng tin về
các bài hát do nhạc sĩ sáng tác, sự ra đời của bài hát, nội dung bài hát.
Bước 2: Tìm hiểu bài
- Để giúp HS hiểu rõ về bài hát và tập hát cho tốt hơn thì GV nên cho HS
tìm hiểu bài hát để biết được bài hát viết ở nhịp mấy. Có những kí hiệu
gì? Bài hát gồm mấy đoạn, mấy câu, cho HS đọc lời bài hát để cảm nhận
được ca tù bài hát, tính chất bài hát như thế nào?
Bước 3: Hát mẫu
Sau khi tìm hiểu bài hát xong giáo viên trình bày bài hát cho HS cảm nhận hoặc
mở bằng đĩa bài hát đó. Chú ý nếu giáo viên tự trình bày bài hát thì phải chuẩn


bị kĩ, hát rõ ràng, thể hiện bài hát cho tốt thì các em mới hứng thú, còn nếu mở
bằng đĩa thì phải chuẩn bị cẩn thận để tránh sự cố kĩ thuật làm ức chế HS phải
chờ đợi lâu.
Bước 4: Khởi động giọng
- GV nên cho HS đứng lên hít thật sâu, thở ra nhẹ nhàng, luyện thanh theo
mẫu GV đưa ra, theo từng giọng của bài hát. Mỗi mẫu luyện thanh khơng
q 7 nốt nhạc.
- Cho HS ngồi xuống vào tư thế học hát, lưng ngồi thẳng, hai tay để trên
bàn, mắt chú ý vào bài hát.
Trang 1
Chuyên đề: Để dạy tốt một tiết học hát ở bậc THCS
Bước 5: Tập hát từng câu. Dạy theo lối móc xích; dạy hết câu 1, câu 2, đoạn
1 và đoạn 2
- GV đàn mẫu cho HS nghe từ 1 đến 3 lần sau đó mời HS hát, nếu HS hát
tốt nên tun dương, nếu HS hát sai thì GV sửa và hát mẫu câu này cho
HS hát cho đúng cách phát âm, nhã chữ, luyến láy.
Trong phần dạy hát từng câu chúng ta nên nhắc lại phần tìm hiểu bài hát.
(Ví dụ: Trong câu hát này có sử dụng kí hiệu….chúng ta phải hát cho
đúng) để HS khắc sâu kiến thức nhạc lí hơn.
Bước 6: Hồn chỉnh cả bài
- Như vậy, GV đã tập xong bài hát sau đó mở giai điệu bài hát (chỉ đệm
đàn giai điệu chứ khơng có lời bài hát) cho HS nghe và nhẩm cả bài hát.
- GV mở nhạc HS nghe và hát theo tay chỉ huy. GV nghe và nhận xét sửa
sai.
Bước 7: Củng cố và kiểm tra
- Phần này GV cho HS luyện tập theo nhóm, tổ, cho HS nhận xét để biết
được mức độ tiếp thu của HS.
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp để cho các em giữ nhịp tốt
hơn.
- Mời HS trình bày bài hát. Các em còn lại nhận xét (phần này giáo dục HS

tính mạnh dạn, tự tin, sáng tạo), kết hợp trò chơi
- Thơng qua tiết dạy học hát GV cho HS cảm nhận bài hát, nội dung bài
hát đến liên hệ thực tế cuộc sống để thấy cái hay, cái đẹp, cái thẩm mĩ
của âm nhạc.
Khi dạy hát GV cần giáo dục cho HS có ý thức phê bình những loại âm nhạc
khơng lành mạnh; để cho các em có thị hiếu âm nhạc tốt góp phần làm trong
sáng tình cảm, đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần của các em trong
hiện tại và tương lai.
III. Kết luận và kiến nghị
Như vậy, để dạy tiết học hát thực thụ cho tốt trước hết là nhà trường phải
chuẩn bị cho GV có nhạc cụ đàn phím điện tử, HS phải có thanh phách, GV
phải chuẩn bị kiến thức vững vàng, cách trình bày, dẫn dắt phải lưu lốt để
thu hút HS, khơng áp đặt và sử dụng nhạc cụ phải thuần thục và thiết yếu là
nhà trường cần có phòng học chức năng để các em có thể trình bày, biểu
diễn và học hát thoải mái trong giờ học mà khơng gây ảnh hưởng đến các
giờ học khác.
An Dân, ngày 20 tháng 3 năm 2010
Người viết
Trương Thị Oanh
Trang 2

×