Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Để dạy tốt môn văn học và chữ viết cho học sinh vùng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.33 KB, 5 trang )

ĐỂ DẠY TỐT MÔN VĂN HỌC
VÀ CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH
VÙNG DÂN TỘC
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
ạy chữ cái là môn học rất quan trọng và rất cần thiết đối với
trẻ Mẫu giáo, là bước đầu hình thành nền tảng cơ bản cho trẻ
vào học lớp 1. Khi nói đến chữ cái là phải gắn liền với Văn
học. Thông qua Văn học nhằm giúp rèn luyện cho trẻ cách phát âm,
nhòp điệu, cao thấp… Qua đó trẻ phát âm chữ cái chính xác, chuẩn mực
hơn.
D
Việc dạy trẻ phát âm đã khó mà việc để trẻ ghi nhớ rõ từng chữ
cái lại càng khó hơn. Để giúp hiểu và nắm được từng chữ cái, bằng mọi
cách giáo viên phải làm thế nào, biện pháp gì áp dụng phù hợp cho từng
đối tượng trẻ để trẻ nhớ rõ, nhớ lâu và phát âm đúng, chính xác từng
chữ cái? Đó chính là nỗi trăn trở của không ít giáo viên đang công tác ở
những vùng sâu vùng xa, đặc biệt là vùng có đồng bào dân tộc
Hiện nay việc dạy chữ cái cho trẻ dân tộc, giúp trẻ lónh hội được
kiến thức cơ bản về chữ cái là một trong những vấn đề rất khó khăn do
phần đông giáo viên và học sinh có một vấn đề chung là không đồng
ngôn ngữ, chưa kể đến việc trẻ em dân tộc ở độ tuổi Mẫu giáo chưa
được trang bò đầy đủ kiến thức tiếng mẹ đẻ, nay lại phải học thêm một
thứ ngôn ngữ mới Tiếng Việt.
Muốn khắc phục tình hình trên, đòi hỏi giáo viên phải biết phối
hợp nhiều phương pháp trong việc dạy lồng ghép giữa văn học với trò
chơi, giúp trẻ khắc sâu, ghi nhớ từng chữ một cách rõ ràng thoải mái,
không gò bó áp đặt. Mặt khác, người giáo viên cần phải trang bò thêm
cho mình về kiến thức Tiếng dân tộc.
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1.Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Trước đây tôi dạy lớp ở điểm chính, điều kiện dạy học có phần


thuận lợi, số cháu là học sinh dân tộc ít hơn. Nhưng đầu năm học 2007 –
2008, được Ban giám hiệu trường phân công về dạy học điểm lẻ ở Sóc
Tức, là điểm hầu như toàn là trẻ dân tộc (dạy chung điểm với Tiểu học).
Điều mà tôi lo lắng nhất là lớp học có 25 cháu nhưng chỉ có 2 cháu
người Kinh, là một lớp học ghép: 13 cháu 4 tuổi, cháu 5 tuổi chỉ có 12
1
cháu (chưa đạt 50%). Trong đó hầu hết các cháu đều sử dụng tiếng dân
tộc để giao tiếp kể cả cháu người Kinh, bản thân tôi chỉ bập bẹ vài tiếng
dân tộc nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc trao đổi, truyền thụ kiến
thức cho các cháu. Ban đầu, trẻ không hiểu tí gì về lời nói, mệnh lệnh
của giáo viên, nên khi giáo viên nói một đàng mà trẻ lại làm một nẻo,
khiến tôi không khỏi lo ngại trong việc truyền thụ tất cả chương trình
hiện hành cho trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
lớp. Đối với một bài hát phải dạy rất nhiều ngày mà trẻ không thuộc
được lời hát thì làm sao trẻ nắm được giai điệu…
Chính vì những vấn đề trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi
biện pháp nhằm giúp các cháu hiểu cơ bản về vốn từ Tiếng Việt trong
giao tiếp, giúp các cháu mau nhận biết chữ cái Tiếng Việt. Đặc biệt là
phát âm chuẩn xác, thành thạo chữ cái. Từ đó cháu mới có thể hứng thú
học tập mọi lúc mọi nơi để tiến tới học các môn học khác, nhất là Văn
học.
2.Những giải pháp nâng cao chất lượng môn Văn học, chữ viết:
* Qua Văn học:
-Chọn lựa những bài ca dao, đồng dao, thơ… cho trẻ đọc vào mỗi
đầu giờ học, giờ hoạt động ngoài trời để giúp trẻ phát âm chuẩn từ ngữ
trong hệ thống từ Tiếng Việt, chọn bài phải phù hợp với chủ điểm và
bài chữ cái đang dạy.
-Chủ điểm gia đình: có chữ a, ă, â, ngoài việc dạy trẻ đọc bài thơ
“Làm anh” theo phân phối chương trình, tôi còn dạy các cháu đọc thêm
ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghóa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bài ca dao trên ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ mà còn luyện phát âm
và ôn chữ cái đã học như: o, ô, ơ và những chữ cái đang học: a, ă, â, bài
ca dao được viết bằng bút lông trên bảng phụ đủ to, rõ, trẻ có thể nhìn
rõ tững chữ, từng câu.
* Qua việc học nói:
-Tôi tranh thủ thời gian nghiên cứu tìm hiểu thêm Tiếng Khmer
qua sách học, trao đổi với giáo viên người dân tộc và ở các hộ dân gần
trường về các hoạt động thường ngày của trẻ cũng như các hoạt động
trong dạy học. Những câu nói được sử dụng bằng cả hai thứ ngôn ngữ
2
để vừa giúp trẻ hiểu được mệnh lệnh của cô vừa giúp trẻ hiểu về vốn từ
Tiếng Việt nhiều hơn.
-Thông qua việc trao đổi giúp trẻ cảm nhận và hiểu được cả hai
thứ ngôn ngữ, tôi mới tiến tới giải thích ý nghóa bài ca dao, từ đó trẻ sẽ
khắc sâu thêm và nhớ rõ bài ca dao, trẻ sẽ yêu thích học hơn.
* Qua giờ hoạt động góc:
Những chữ cái trẻ đã được học cũng được đưa vào giờ hoạt động
góc qua các góc chơi như: góc học tập, góc thiên nhiên, góc xây dựng…
+Góc học tập: cho trẻ chơi Lô tô của chủ điểm “Thế giới động
vật”, khi trẻ gắn xếp các con vật trên mình có mang chữ cái đã học
hoặc đang học theo nhóm.
Thí dụ: động vật sống dưới nước thì gắn tôm, cua , cá… Trên
mỗi con có mang chữ cái t, c, ô… Hay nhóm động vật sống trong rừng:
khỉ, voi, hổ, rùa… Trên mỗi con đều có mang chữ k, o, h, r …
+Góc thiên nhiên: cho trẻ chơi đào ao thả cá thì trẻ chọn những
con vật sống dưới nước đặt vào trong ao và trên mình chúng cũng mang

các chữ cái đã học hoặc đang học.
+Góc xây dựng: xây trại chăn nuôi, trên mình con vật cũng đều
được mang chữ, phía trước mỗi chuồng vật nuôi có đặt hàng chữ để dạy
trẻ phát âm.
* Dạy chữ qua các hoạt động khác mọi lúc mọi nơi:
Trước giờ thể dục buổi sáng, tôi dạy trẻ đọc hai lần bài thơ sắp
học. Khi học thể dục xong vào lớp, tôi gọi cá nhân vài trẻ học trung
bình ôn lại các chữ cái đã học rồi lần lượt đến các trẻ khác tiếp tục ôn
chữ cái, sau đó cho cả lớp đồng thanh đọc lại.
Tranh ảnh trang trí lớp to rõ đẹp theo chủ điểm cũng được mang
chữ cái để trẻ có thể ôn hàng ngày, hàng giờ hay bất cứ lúc nào. Thí dụ:
tranh cây lựu, cây mai, quả na… sẽ có các chữ cái tương ứng l, m, n… Bên
cạnh đó còn có bảng chữ cái (29 chữ cái), trẻ có thể nhìn thấy tất cả
những chữ đã học và chưa học.
Ngay khi ra chơi, đôi lúc các cháu ở tại lớp tự học với nhau, trẻ
học khá dùng thước chỉ từng chữ và đọc rồi cho trẻ học trung bình, yếu
đọc theo.
3.Kết quả:
Đầu năm học, hầu hết trẻ không biết tí gì về chữ cái, một số ít đọc
rất chậm, việc giao tiếp giữa giáo viên và trẻ gặp nhiều trở ngại. Do đó
việc cho trẻ học Chữ cái, Văn học,Âm nhạc, Kể chuyện… tưởng chừng
3
không thể thực hiện được. Ấy thế mà chỉ sau một thời gian không lâu,
từ khi áp dụng những biện pháp như đã nêu thì hiện nay, trẻ lại đọc
đúng, rõ ràng, phát âm chính xác chữ cái, học thơ, âm nhạc có phần
thuận lợi, mau thuộc, trong đó trẻ 5 tuổi đạt tỉ lệ 98 – 100%, trẻ 4 tuổi
học ghép cũng đọc chính xác chữ cái.
4.Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
Qua việc dạy trẻ học môn Văn học và chữ viết đặc biệt là trẻ em
dân tộc Khmer, bản thân đã rút ra được một số vấn đề:

-Đòi hỏi người giáo viên phải biết hòa nhập cùng trẻ, không
phân biệt đối xử với trẻ.
-Kiên trì, nhẫn nại trong giao tiếp, chòu khó học hỏi, trao đổi để
học thêm vốn từ ngữ kiến thức tiếng Khmer nhằm dễ dàng hơn khi đàm
thoại với trẻ. Biết phối hợp dùng cả hai thứ tiếng vào dạy học làm sao
cho trẻ hiểu ý giáo viên.
-Áp dụng nhiều hình thức hoạt động tích hợp, lồng ghép một
cách thường xuyên đều đặn giúp trẻ hiểu biết dần dần. Tránh tình trạng
nhồi nhét nóng vội, quát nhạt trẻ. Cần tạo điều kiện để trẻ có hứng thú,
tham gia học tập một cách tự giác, tự nguyện mới đạt được hiệu quả cao
hơn.
-Cần tổ chức đầy đủ các trò chơi, hoạt động góc mọi lúc cho trẻ.
Có thái độ ân cần quan tâm giúp đỡ nhiều hơn. Chú ý động viên khích
lệ kòp thời thay cho việc chê trách phạt vạ.
-Tranh thủ thời gian kiềm cặp ôn tập giúp đỡ trẻ học yếu. Dạy
trẻ học theo hướng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp hơn.
Tóm lại: dạy Văn học và chữ cái cho trẻ là một việc hết sức quan
trọng, xem đấy là vấn đề nền tảng then chốt mang tính bền vững, lâu
dài, đồi hỏi các nhà giáo dục phải lấy hết tâm huyết của mình để thực
hiện. Hơn thế nữa dù trẻ có chậm tiến bộ đến đâu, nếu biết kiên trì
nhẫn nại thì chắc chắn sẽ thành công.
* Bản thân tôi xét thấy chưa thể thoã mãn với kết quả mình đã đạt
được, mà cần phải phấn đấu học hỏi nhiều hơn để đạt kết quả như mong
muốn. Đối với trẻ vùng dân tộc cần tổ chức nhiều hoạt động bước đầu
để trẻ sớm hoà nhập vào việc học tiếng Việt, chữ Việt.
III KẾT LUẬN:
Qua những vấn đề trên cho thấy, việc dạy Tiếng Việt vỡ lòng cho
học sinh dân tộc là một công việc hết sức khó khăn bởi một lẽ là giáo
viên không biết hoặc biết rất ít vốn từ ngữ Khmer, ngược lại trẻ dân tộc
4

không biết hoặc biết rất ít vốn từ ngữ Tiếng Việt, đặc biệt là các em
mới làm quen với chữ cái và Văn học Tiếng Việt. Chính vì vậy đòi hỏi
người giáo viên phải có tấm lòng chòu khó,kiên trì nhẫn nại, hết lòng
yêu mến trẻ, không có tính kỳ thò hoặc đối xử phân biệt mà phải luôn
công bằng, bình đẳng, phải đặt lương tâm và trách nhiệm lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần thường xuyên trao đổi học hỏi
về Tiếng Khmer để tạo điều kiện thuận lợi trong giao tiếp giữa giáo
viên và học sinh, tạo được tình cảm tốt đẹp với trẻ. Có như thế, công tác
dạy học cho trẻ em dân tộc mới đạt được hiệu quả cao hơn.
5

×