Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tầm quan trọng của Marketing pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.74 KB, 8 trang )

Tầm quan trọng của
Marketing





Hiện nay, hầu hết các công ty đang thi nhau cắt giảm chi phí
và thu hẹp ngân sách do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh
tế. Trong khi đó, những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực
công nghiệp lại cùng nhau đi đến một quan điểm rằng: trong
thời điểm này, việc hết sức thiết yếu và tối quan trọng là
không những cần phải giữ vững cơ cấu phân bố ngân sách
cho marketing, mà thậm chí còn phải cải thiện cơ cấu ấy theo
chiều hướng tận dụng được tối đa những cơ hội manh nha
cùng với sự tấn công của cuộc khủng hoảng.

“Không được cắt giảm khoản ngân sách đó. Lịch sử cho
thấy bao giờ khủng hoảng cũng mang lại những thời cơ có
thể nói là tiền vô khoáng hậu cho thị trường, trong một bối
cảnh không mấy sôi động, náo nhiệt do thiên hạ đều ra sức
cắt giảm chi phí”, Ken Makovsky trích lời của biên tập viên
trang AdAge – ông Jack Neff.

Ken Makovsky, Chủ tịch Makovsky, một công ty PR có trụ sở
tại New York, chỉ ra rằng rất nhiều các doanh nghiệp hiện
đang phải trải qua cuộc vật lộn với một trong những câu hỏi
thường thấy nhất về giảm bớt chi tiêu: “Tại những thời điểm
khó khăn như hiện nay, liệu chúng ta có nên giảm bớt đầu tư
cho các sáng kiến marketing hay không?” Theo quan điểm
của Makovsky, ông cho rằng khủng hoảng hay suy thoái


không phải là thời điểm thích hợp để thu hẹp ngân sách phân
bổ cho marketing.

“Nếu bạn lắng nghe Advertising Age, nghe các nhà khoa học
hàn lâm, các nhà hoạt động xã hội, cũng như những chuyên
gia khác, bạn sẽ ngay lập tức thay đổi điểm và cuối cùng sẽ
không bao giờ làm việc đó!”, Makovsky nhận xét.

Những gì Makovsky viết trong một bài viết ở blog cá nhân của
mình mang tên “Ba đồng xu của tôi” đã cho thấy quan điểm
của ông rất rõ ràng về vấn đề này: Tăng cường các sáng kiến
marketing cùng với các hoạt động quan hệ công chúng trong
suốt những khoảng thời gian khó khăn là một vụ đầu tư
khiêm tốn. “Chúng ta đang nói về một vụ đầu tư khiêm tốn
nhất về cả thời gian và tiền bạc nhưng sẽ mang lại những
khoản lợi nhuận không ngờ”.

Để minh chứng cho lời nói của mình, ông đã dẫn ra hàng loạt
các tác giả của những bản báo cáo, những bài nghiên cứu
cùng chung quan điểm, trong đó phải kể đến: Giáo sư John
Quelch của Trường kinh doanh Havard; tập thể giáo sư của
Trường kinh doanh Smeal bang Pennsylvania, hay McGraw-
Hill. Tất cả đều đi đến một thống nhất rằng việc tăng chi tiêu
cho marketing và/hoặc quảng cáo trong thời kì suy thoái kinh
tế sẽ thu được những lợi ích hết sức to lớn, bao gồm kết quả
hoạt động kinh doanh tốt hơn, doanh thu tăng nhanh, lợi
nhuận cao hơn, và một sự thay đổi tích cực đáng kể trong
nghiên cứu định vị thị trường.

“Trong thời kì khủng hoảng, người tiêu dùng sẽ hướng tới

các giá trị cốt lõi nhiều hơn, các nhà phân phối thì quan tâm
tới tiền mặt, còn những người lao động thì bỗng trở nên lo
lắng về công ăn việc làm. Nhưng sự xuống dốc của nền kinh
tế không phải là thời điểm đề dừng chi tiêu cho marketing,
thay vào đó nó mang lại cơ hội tốt để bạn hiểu ra những nhu
cầu của khách hàng và các đối tác đang biến chuyển ra sao,
và cần phải ứng dụng các chiến lược vào thực tại mới như
thế nào cho hợp lý”, giáo sư John Quelch giải thích trong
blog của ông.

Một nghiên cứu của McGraw-Hill về các cuộc khủng
hoảng kinh tế Hoa Kỳ đã tiến hành phân tích 600 công ty hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp, và kết quả của nó cho thấy
rằng những công ty mô hình B2B (Business to Business – Từ
doanh nghiệp tới doanh nghiệp) theo đuổi chiến lược duy trì
hoặc tăng chi tiêu cho quảng cáo trong suốt giai đoạn khủng
hoảng 1981 – 1982; thì cũng theo đó doanh thu của họ tăng
lên tới 256%, không chỉ trong những năm khủng hoảng mà cả
ba năm sau đó cũng thế - hơn hẳn những doanh nghiệp cắt
giảm hoặc loại bỏ hẳn quảng cáo.

“Trước năm 1985, doanh thu của các công ty tỏ ra mình là
những nhà quảng cáo tháo vát, năng nổ, đều đã lên tới con số
256% so với những công ty khác không theo đuổi chiến lược
quảng cáo của mình”, nội dung bài nghiên cứu của McGraw-
Hill.

Các chuyên gia trong lĩnh vực marketing đều nói rằng: kinh
nghiệm từ những lần xuống dốc trước đây của nền kinh tế đã
cho thấy hiệu quả của việc các tập đoàn lớn triển khai chiến

dịch marketing dữ dội để chiếm lĩnh thị phần từ các đối thủ
cạnh tranh ra sao. “Trong lần khủng hoảng năm 2001, Dell và
Wal-Mart đã tinh mắt nhìn nhận sự suy thoái như là một cơ
hội để rót nhiều vốn đầu tư hơn vào marketing so với các đối
thủ kém thế. Họ đã noi gương theo những bậc đàn anh là
hãng xì gà Camel và ôtô Chevrolet – những hãng nổi tiếng với
chiến dịch marketing lẫy lừng trong thời kì Đại suy thoái”,
ngài Makovsky trích dẫn lời của Anna Maria Virzi, tổng biên
tập của The Clickz, một công ty tư vấn chuyên nghiệp về
marketing số hóa có trụ sở tại New York.

Cùng hội tụ tại một điểm với các ý kiến trên, nghiên cứu của
Trường kinh doanh Smeal triển khai vào năm 2005 đã tiến
hành điều tra lấy ý kiến từ 154 giám đốc marketing cấp cao,
và kết quả của nó cho thấy: một số công ty nhất định đã ăn
nên làm ra ra sao trong thời kì khủng hoảng, đó cũng là
những công ty đã sớm nhìn thấy suy thoái như một thời cơ
tốt và đẩy mạnh ngân sách chi tiêu cho marketing.

Bản báo cáo xuất bản trên cộng đồng mạng BNET, một nhà
cung cấp thông tin cho các chuyên gia quản lý, cũng chứng
minh rằng các tập đoàn lớn như T&G, Intel và hãng bán lẻ
Wal-Mart là những điển hình trong việc tận dụng suy thoái
kinh tế như một công cụ để triển khai ồ ạt các chiến dịch
marketing của mình. Proctor & Gamble thành công với việc
tung ra loại xà bông Ivory trong thời kì Đại suy thoái, Intel thì
cho ra mắt dòng sản phẩm “Intel Inside” trong giai đoạn
khủng hoảng đầu những năm 1990, và Wal-Mart qua mặt các
kì phùng địch thủ bằng chính sách giá thấp từng ngày (EDLP
– Every Day Low Prices) trong những ngày suy tàn của năm

2000-2001”, bản báo cáo của Bnet trích dẫn nghiên cứu từ Đại
học Smeal.

Thật thú vị khi một bản điều tra do CLB CMO (Chief
Marketing Officer- Giám đốc Marketing) thực hiện cũng tỏ thái
độ không đồng tình với việc cắt giảm ngân sách marketing,
cho rằng “ngân sách cho marketing vẫn không hề bị ảnh
hưởng bởi sự đi xuống của nền kinh tế”. Bản điều tra được
tung ra tháng 5/2008, cho biết 71% những người tham gia đã
trả lời rằng ngân sách marketing của họ không hề bị cắt giảm
trong năm 2008, trong khi đó chỉ có 14% tiết lộ rằng họ đã
nhìn thấy viễn cảnh của việc buộc phải cắt giảm, và quy cho
nguyên nhân việc làm của mình cho những áp lực gây ra bởi
cuộc khủng hoảng.

Không nằm ngoài luồng quan điểm trên, Seth Godin, một
chuyên gia marketing trực tuyến, đồng thời là một tác giả có
tên tuổi được nhiều người biết đến như là người truyền bá
rộng rãi khái niệm về tiếp thị xin phép (permission marketing),
cũng hoàn toàn tin tưởng rằng việc chi tiêu nhiều hơn cho
marketing là cần thiết, chính việc này sẽ giúp củng cố niềm
tin nơi khách hàng.

Trong blog của mình, Godin viết: “Tại sao các ngân hàng lại
chi nhiều tiền cho những hành lang lát bằng cẩm thạch, và
những bức trần nhà cao ngất tới vậy? Nguyên cớ xuất phát
của việc này có lẽ cũng không khác gì so với việc có khá
nhiều người trồng những thảm cỏ xanh tươi trước nhà”. Ông
nói rằng những khoản chi tiêu như vậy không có ý nghĩa lý gì
ngoại trừ là những khoản lãng phí có tổ chức và chủ định.

“Việc tiêu dùng phóng khoáng đôi khi chính là việc người ta
muốn thể hiện sự tự tin, đôi lúc là một chút ngạo mạn”.

Godin tin rằng trong những giai đoạn phải chịu nhiều sức ép
tài chính và cần các cuộc giải cứu như hiện nay, giải pháp
hiển nhiên mà hầu hết mọi người đều nhìn thấy - là loại bỏ tất
cả các khoản chi tiêu lãng phí – đôi khi không mang lại hiệu
quả gì. “Trên thực tế, chúng ta có xu hướng lo lắng hơn bao
giờ hết về tình trạng tổ chức, sắp xếp mà chúng ta đang phải
đối mặt”, Godin nhấn mạnh trong blog của mình, vốn được
coi là một trong những blog kinh doanh danh tiếng nhất trên
thế giới.
Theo HBV-TVN

×