Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Hướng dẫn đọc nhãn thực phẩm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.39 KB, 1 trang )

www.youtemplates.com Sưu tầm từ Internet
Hướng dẫn đọc nhãn thực phẩm
Theo quy định quốc tế, bất kì một sản
phẩm, thực phẩm nào cũng phải được dán
nhãn trên đó in tất cả các thông tin dinh
dưỡng của sản phẩm đó. Ở nước ta nhiều
người đi mua hàng, vẫn chưa có thói quen
đọc hoặc chưa hiểu hết về những thông tin
quan trọng này. Về cơ bản, nhãn thực phẩm
bao gồm những thông tin sau:
1) Khẩu phần (Servings): Nếu bạn ăn
gấp đôi khẩu phần ăn đưa ra, bạn sẽ nhận gấp đôi chất dinh dưỡng, chất béo và
lượng calorie và chất dinh dưỡng.
2) Calorie: Với người muốn giảm cân thì thông tin này sẽ giúp bạn cắt bớt
lượng calorie hợp lý. Chúng giúp cho bạn cần phải ăn bao nhiêu là vừa với thể
trọng đang có của cơ thể. Như vậy bạn tránh được việc ăn quá giới hạn cho
phép.
3) Tổng lượng chất béo (Total Fat.): Hầu hết mọi người đều cắt giảm lượng
chất béo vì nó góp phần gây ra bệnh tim và bệnh ung thư. Trên nhãn thực phẩm
cung cấp cho bạn lượng chất béo trong một khẩu phần ăn, giúp bạn theo dõi
lượng chất béo mà cơ thể nhận vào mỗi ngày và số calorie trong chất béo đó.
Nếu đang bị thừa cân hãy cố gắng giảm cân, hàng ngày bạn không nên ăn quá
25% - 30% lượng ca lo trong chất béo, ăn ít hơn 7% lượng chất béo bão hòa.
4) Cholesterol: Cũng có họ hàng với chất béo, ăn quá nhiều choleterol cũng
làm chúng ta mắc bệnh tim mạch, tốt nhất bạn ăn ít hơn 300mg choleterol mỗi
ngày.
5) Carbonhydrate tổng hợp (Total Carbonhydrate) : Carbonhydrate tổng
hợp có nhiều trong các thực phẩm như bánh mì, khoai tây, trái cây…. Ăn những
thực phẩm này để cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể
6) Chất xơ và đạm (Dietary Fiber and Protein) : Chất xơ thường có nhiều
trong các thực phẩm như: Trái cây, rau quả, thực phẩm ngủ cốc nguyên chất, đậu


và đậu Hà Lan. Chất xơ là nguồn gốc thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
tim mạch và bệnh ung thư. Hầu hết chúng ta nhận chất đạm nhiều hơn mức cần
thiết. Các món ăn ít chất béo gồm sữa ít chất béo, sữa chua và phomat.
7) Vitamin và khoáng chất: Khi bạn ăn nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ giúp
bạn có thể nạp đủ 100% vitamin A, vitamin C, can-xi và chất sắt hàng ngày. Khi
đó bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn bao giờ hết và không lo lắng mình sẽ bị
bệnh tật.
(www.VnEtips.com – Tiếp thị gia đình)

×