Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chương 2: Lược khảo tài liệu tình hình chăn nuôi heo ở Vĩnh Long ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.98 KB, 11 trang )

Hình 1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Long
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG
2.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long
thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km với
tọa độ địa lý từ 9
o
52' 45" đến 10
o
19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104
o
41' 25" đến 106
o
17' 00" kinh độ Đông.
Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam;
nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ
Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa -
quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa
học công nghệ của Thành phố Cần Thơ.
Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long sẽ là cửa ngõ quan
trọng trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của Thành phố
Hồ Chí Minh và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam
sông Tiền lên Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tỉnh có hệ thống giao thông
thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện. Vĩnh Long với vị trí địa lý có nhiều mặt
lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội theo quy
hoạch của tỉnh.
Luận văn tốt nghiệp Trang 4


Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
2.1.2. Địa hình
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng. Với dạng địa hình đồng
bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm
tỉnh và cao dần về hai hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven
các sông rạch lớn.
Địa hình Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, sông rạch chằng chịt, giao
thông thuận tiện. Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 đi ngang qua
tỉnh, đây là cầu nối giao thông quan trọng giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Cần Thơ, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Bến Tre với Vĩnh Long.
Cùng với mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước
đối với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh
Long với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Ưu thế về giao thông
thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong
tương lai.
2.1.3. Thời tiết và khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế
độ nhiệt tương đối cao.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27-28
o
C. Nhiệt độ tối cao
36,9
o
C; nhiệt độ tối thấp 17,7
o
C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-
8
o
C.
- Ẩm độ: Ẩm độ không khí bình quân 74-83%. Ẩm độ không khí cao nhất

tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86-87% và tháng thấp
nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75-79%.
- Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân của tỉnh tương
đối cao. Mùa mưa hàng năm của tỉnh phân bố tập trung từ tháng 5 đến tháng 11
nhưng chủ yếu là từ tháng 8 đến tháng 10.
Ở Vĩnh Long yếu tố khí hậu khá thuận lợi cho nông nghiệp. Tuy nhiên, mùa
mưa xuất hiện cùng với lũ nên một số khu vực bị ngập úng làm hạn chế và gây
thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp đồng thời ảnh hưởng đến đời sống cộng
đồng và môi trường khu vực.
Luận văn tốt nghiệp Trang 5
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
2.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở VĨNH LONG
2.2.1. Thuận lợi
2.2.1.1. Những thuận lợi cơ bản
Nhu cầu sản phẩm chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng với tốc độ cao. Sản phẩm của
ngành chăn nuôi heo tỉnh Vĩnh Long tiêu thụ chủ yếu ở thị trường vùng Đông
Nam bộ. Theo tính toán, tốc độ tăng tiêu thụ hàng năm của vùng này từ nay đến
năm 2020 về thịt heo là 2,5%, trong khi đó tốc độ tăng thu nhập bình quân trên
đầu người là 7,5%. Chính vì vậy nhu cầu sản phẩm chăn nuôi heo tiếp tục gia
tăng mạnh ở trong khu vực.
- Về cơ bản nước ta đã giải quyết và bảo đảm an ninh lương thực, nên đang
đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá, đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi.
- Trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi heo đã được nâng
lên một bước.
2.2.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi heo ở Vĩnh
Long
a. Định hướng phát triển
- Phát triển ngành chăn nuôi heo trở thành ngành sản xuất hàng hoá quan
trọng, phát triển bền vững trong cơ chế kinh tế thị trường. Từng bước đáp ứng

nhu cầu thực phẩm ngày càng cao cho người tiêu dùng.
- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi heo theo quy hoạch và theo hướng
gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi
trường.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi heo theo
hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp cho hộ
chăn nuôi nông hộ chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô lớn hơn.
- Tiếp tục ưu tiên đầu tư kinh phí thực hiện chương trình nạc hoá đàn heo,
đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống vật nuôi, nhằm đảm bảo cung cấp
đủ con giống có chất lượng cao cho nhu cầu chuyển đổi ngành chăn nuôi heo,
góp phần nâng cao chất lượng và sản phẩm chăn nuôi. Tăng cường hệ thống quản
lý nhà nước về con giống và thức ăn.
Luận văn tốt nghiệp Trang 6
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
b. Mục tiêu phát triển
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành chăn nuôi heo bình quân 8-
9%/năm, góp phần đưa giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2010 chiếm từ
27-28% và đến năm 2015 chiếm từ 30-31% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
của tỉnh. Kế hoạch phát triển số đầu heo của tỉnh giai đoạn 2009-2015 như sau:
Bảng 1. Kế hoạch phát triển đầu heo của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009-2015
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Số lượng
(con)
320.000 350.000 380.000 415.000 448.000 480.000 520.000
- Nâng cao chất lượng đàn heo của tỉnh, phấn đấu đến năm 2015, đàn heo
nạc hóa (heo lai từ 2-3 máu ngoại) chiếm trên 95% tổng đàn.
- Thực hiện đổi mới tổ chức hệ thống sản xuất ngành chăn nuôi heo.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia trại, chăn nuôi trang trại và chăn nuôi
công nghiệp.
- Phấn đấu 10% số hộ chăn nuôi gia trại, 50% hộ chăn nuôi trang trại, công

nghiệp và các cơ sở giết mổ gia súc tập trung ứng dụng phương pháp xử lý chất
thải phù hợp (biogas, ủ phân, nuôi cá, VAC,…), có hiệu quả để bảo vệ và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
- Củng cố, nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh của hệ thống thú y từ
tỉnh đến huyện, xã, ấp. Chủ động, kiểm soát và khống chế dịch lở mồm long
móng, dịch tai xanh. Triển khai xây dựng một số cơ sở an toàn dịch bệnh động
vật tại các trang trại chăn nuôi heo tập trung.
2.2.1.3. Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi heo của
Vĩnh Long
a. Quy hoạch
Kết hợp với cơ quan chuyên môn của Bộ tiến hành rà soát lại Quy hoạch
phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh long đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 phù
hợp với định hướng chung và lợi thế của tỉnh theo hướng khuyến khích phát triển
chăn nuôi trang trại, công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến tập trung đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b. Kỹ thuật
Luận văn tốt nghiệp Trang 7
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
* Về giống và công tác giống
Củng cố và phát triển hệ thống giống heo: Tập trung đầu tư xây dựng mới
và sớm đưa trại heo giống cấp 1 của tỉnh tại huyện Vũng Liêm đi vào hoạt động
trong năm 2011. Có chính sách khuyến khích các cơ sở chăn nuôi tư nhân đầu tư
nuôi heo ông bà và các giống heo mới có năng suất cao.
- Nâng cao và cải tạo chất lượng giống đàn heo bằng phương pháp lai tạo
và chọn lọc, tăng cường và mở rộng hướng dẫn kỹ thuật lai tạo giống, tiếp tục
ứng dụng rộng rãi kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo với tinh của các giống heo chất
lượng.
- Tiếp tục thực hiện chương trình nạc hoá đàn heo. Tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về giống vật nuôi.

* Về thức ăn
Với chăn nuôi truyền thống: Khuyến khích sử dụng thức ăn đậm đặc kết
hợp với nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương để nâng cao năng
suất, hạ giá thành chăn nuôi và chủ động nguồn thức ăn.
Với chăn nuôi gia trại, trang trại: Khuyến khích thực hiện các hợp đồng
cung ứng thức ăn chăn nuôi trực tiếp từ các nhà máy đến các cơ sở chăn nuôi;
tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi và việc sử dụng
chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.
* Về thú y
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thông tin dịch bệnh, phòng chống
dịch bệnh, kiểm dịch - kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kinh doanh và
sử dụng thuốc thú y, công tác thông tin tuyên truyền,…
- Chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn heo các loại vắc xin phòng những
bệnh nguy hiểm (bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh,…) theo Quyết định số
63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thú y để huy động nhiều người có trình độ
chuyên môn tham gia tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh.
- Tập trung triển khai xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo Quyết định số
62/QĐ-BNN ngày 11/07/2002 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho
các hộ chăn nuôi trang trại và quy mô công nghiệp.
* Về kỹ thuật chăn nuôi
Luận văn tốt nghiệp Trang 8
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
Cải tiến chuồng trại, phổ biến và đẩy nhanh việc ứng dụng các công nghệ
chăn nuôi tiên tiến hiện đại như chuồng lồng, chuồng sàn. Trong những năm tới,
tập trung đầu tư hỗ trợ áp dụng thực hiện quy trình cai sữa sớm heo con; quy
trình nuôi nái hậu bị tiên tiến,
* Về xử lý chất thải
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường trong chăn

nuôi; thông qua chương trình môi trường - nước sạch nông thôn; chương trình
khuyến nông và các dự án quốc tế, phổ biến nhanh các công nghệ xử lý chất thải
chăn nuôi, giết mổ chế biến gia súc gia cầm cho sản xuất; xây dựng và triển khai
dự án “Khí sinh học cho ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2011”
nhằm mở rộng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng biogas.

c.
Chính sách
Vận dụng và thực hiện tốt các chính sách có liên quan đến phát triển chăn
nuôi heo đã được Nhà nước ban hành; căn cứ vào thực trạng chăn nuôi heo của
tỉnh để xây dựng chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi heo phù hợp, sử
dụng ngân sách đầu tư hỗ trợ.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường)
cho các cơ sở giống heo ông bà, chăn nuôi trang trại, công nghiệp và cơ sở giết
mổ tập trung nằm trong khu vực đã được quy hoạch.
Luận văn tốt nghiệp Trang 9
Hình 2. Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi
Hình 3. Hình thức nuôi heo trang trại
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
- Giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn heo nái giống và đàn heo
đực hằng năm trong sản xuất. Hỗ trợ con giống tốt cho phát triển chăn nuôi heo
đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
d. Tổ chức sản xuất
Tổ chức lại hệ thống sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi heo gắn với các
cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên
cơ sở vận động các hộ chăn nuôi hàng hóa tham gia vào các hợp tác xã chăn nuôi
heo. Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các hợp tác xã,
giữa các doanh nghiệp và gia trại, trang trại chăn nuôi. Cung cấp đầy đủ thông tin
về các trại heo giống trong và ngoài tỉnh được Cục chăn nuôi cấp chứng nhận đạt
tiêu chuẩn cơ sở giống chất lượng an toàn cho các doanh nghiệp, trang trại và hộ

chăn nuôi heo.
e.
Hệ
thống tổ chức ngành
Muốn đạt được những mục tiêu trước mắt và lâu dài của sản xuất chăn nuôi,
ngành chăn nuôi cần phải có hệ thống tổ chức ngành đủ năng lực điều hành sản
xuất và giám sát chất lượng sản phẩm chăn nuôi từ tỉnh đến huyện, xã phù hợp
với nền kinh tế thị trường.
Ở cấp tỉnh, tại Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần xem xét thành
lập Phòng chăn nuôi có biên chế từ 3-5 người để thực thi chức năng quản lý Nhà
nước về chăn nuôi; ở cấp huyện, thị xã có trạm chăn nuôi, tại các Phòng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn cần phải có 1 cán bộ chuyên trách theo dõi về
chăn nuôi; ở cấp xã cần có ban chăn nuôi, thú y; các hoạt động tác nghiệp về
Luận văn tốt nghiệp Trang 10
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
giám sát chất lượng vật tư chăn nuôi, tuỳ điều kiện, chức năng, nhiệm vụ, cần
giao cụ thể cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở thực hiện.
2.2.2. Khó khăn
Trong thập niên tới về cơ bản nước ta vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu
nghiêm trọng nguyên liệu thức ăn dùng cho chăn nuôi. Theo dự báo của Cục
Chăn nuôi đến năm 2010 nhu cầu thức ăn tinh cho chăn nuôi khoảng 19-22 triệu
tấn và trong nước ước đoán chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu. Vì vậy, giá cả đầu
vào chủ yếu là giá thức ăn chăn nuôi thường xuyên biến động theo chiều hướng
tăng đã tác động tiêu cực tới phát triển chăn nuôi.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn còn gặp khó khăn do giá
thành sản phẩm chăn nuôi còn cao.
- Thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ chăn nuôi, đặt biệt đối với khu vực
kinh tế hộ và kinh tế tư nhân.
- Tình hình dịch bệnh vẫn là mối đe doạ tiềm tàng đối với vật nuôi. Một số
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lở mồm long móng, bệnh tai xanh vẫn là

những nguyên nhân gây rủi ro và thiệt hại cho ngành chăn nuôi heo nếu đàn heo
không được tiêm phòng triệt để.
- Tỉnh Vĩnh Long không có lợi thế về đất đai vì vậy việc dành quỹ đất để
xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, lập trang trại chăn nuôi hoặc xây dựng
vùng nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
- Hội nhập kinh tế khu vực (AFTA) và kinh tế thế giới (WTO) vừa là thuận
lợi vừa là thách thức. Cạnh tranh thương mại về mặt hàng thực phẩm nhập khẩu
có chất lượng cao, giá cả hợp lý; chủng loại và số lượng nhập khẩu tăng dần sẽ là
những thách thức đối với chăn nuôi trong nước nói chung, của tỉnh Vĩnh Long
nói riêng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Nền kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
kinh tế của nước ta trong đó có ngành nông nghiệp. Vấn đề thiếu đất, thiếu vốn,
lãi suất tín dụng cao là những trở ngại cho phát triển chăn nuôi heo của tỉnh trong
những năm tới.
2.2.3. Cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Long
Chăn nuôi là ngành đang được chú trọng ở Vĩnh Long với tỷ trọng về giá trị
sản xuất tăng từ 17,3% năm 1995 lên 24,1% năm 2005 trong cơ cấu giá trị sản
Luận văn tốt nghiệp Trang 11
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn 2000-2007, giá trị sản xuất của ngành chăn
nuôi đạt mức độ tăng trưởng bình quân 2,36%/năm; riêng giai đoạn 2005-2007
giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân đã tăng lên
5,3%/năm. Năm 2008, ngành này chiếm tỷ trọng 25,94%, tăng 3,18% so với năm
2007.
Bảng 2. Số lượng đàn heo, bò và gia cầm từ năm 2006 đến 2008 (Đơn vị tính: nghìn con)
2006 2007 2008 (Sơ bộ)
Đàn heo 288 304,2 310,4
Đàn bò 63,4 65,4 64,4
Đàn gia cầm 2544 2895 3608
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong giai đoạn từ 2007 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, tỉnh
Vĩnh Long xác định ngành chăn nuôi là mũi đột phá đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn, phấn đấu đạt tỷ trọng từ 35-40% trong tổng
giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặc dù, dịch bệnh trong chăn nuôi đang diễn biến
phức tạp, làm chậm tốc độ phát triển của ngành nên Vĩnh Long quy hoạch lại hệ
thống tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tăng số lượng,
chất lượng sản phẩm hàng hóa và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long, tại thời điểm
01/04/2010, tổng đàn heo trong toàn tỉnh khoảng 325.200 con; đàn bò 65.540
con; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trong quý tăng 7,7% so với cùng kỳ năm
trước; toàn tỉnh có khoảng 4.032.586 con gia cầm các loại; sản lượng thịt gia cầm
hơi xuất chuồng tăng khoảng 15,72%. Sự phát triển của ngành chăn nuôi đã có
những đóng góp tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng hằng năm về kinh tế
của tỉnh nói chung và tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói riêng thông
qua việc cung cấp các sản phẩm thịt, trứng, phân bón, và là một nguồn thu
nhập quan trọng của hộ nông dân.
Vĩnh Long tiếp tục khuyến khích hộ chăn nuôi đầu tư phát triển chăn nuôi
đa dạng và bền vững, trong đó phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả
năng cạnh tranh như heo thịt, bò thịt, gà thịt, vịt lấy trứng, đáp ứng nhu cầu
thực phẩm trong tỉnh và hướng tới xuất khẩu.
Vĩnh Long phấn đấu năm 2009-2010 nâng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
chiếm từ 27-28% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trong đó tập trung
nâng cao chất lượng đàn gia súc - gia cầm, nâng tỷ lệ nạc hóa chiếm trên 90%
Luận văn tốt nghiệp Trang 12
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
tổng đàn heo; từ 29–30% tổng đàn bò lai Zebu; từ 40–45% tổng đàn gia cầm
giống mới có năng suất thịt, trứng cao.
Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai các dự án đầu tư hỗ trợ phát
triển chăn nuôi theo hướng trang trại, chăn nuôi công nghiệp gắn với chế biến tập
trung, phấn đấu 10% số hộ chăn nuôi gia đình, 50% hộ chăn nuôi trang trại, công

nghiệp và các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm ứng dụng phương pháp xử lý chất
thải phù hợp như biogas, VAC,… mang lại hiệu quả kinh tế bền vững và giảm ô
nhiễm môi trường. Tùy theo thế mạnh từng vùng, ngành nông nghiệp Vĩnh Long
khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi phù hợp, trong đó quy họach định
hướng phát triển chăn nuôi heo thịt, bò, gia cầm ở các xã huyện thuộc Tam Bình,
Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít. Trước mắt năm 2009, tỉnh Vĩnh Long tập trung
khôi phục và phát triển đàn heo 340.000 con, đàn bò 68.000 con và đàn gia cầm
3,8 triệu con, tiếp tục thực hiện các chương trình cải tạo con giống nâng cao chất
lượng đàn vật nuôi, đảm bảo 75-80% giống vật nuôi chủ lực (heo, bò) là giống
tiến bộ kỹ thuật, gắn phát triển chăn nuôi với tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ -
chế biến - bảo quản sản phẩm gia súc gia cầm để phát triển bền vững nông
nghiệp hàng hóa.
Trước những định hướng để ngành chăn nuôi phát triển thì tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi là một nhiệm vụ hàng đầu mà tỉnh cần chú trọng đến. Để thực
hiện được mục tiêu tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn có chất lượng đồng
đều, giá thành hạ, tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giống vật nuôi,
thực hiện các chương trình “Sind hóa đàn bò”, “nạc hóa đàn heo”, xác định loại
vật nuôi là hàng hóa chủ lực gồm heo siêu nạc, gia cầm chuyên thịt - chuyên
trứng, bò thịt và dê thịt.
Từ những mục tiêu, định hướng cũng như cơ cấu của ngành chăn nuôi trong
ngành nông nghiệp, ta thấy được heo là một trong những vật nuôi chủ lực của
tỉnh và phát triển chăn nuôi heo là một điều cần thiết giúp tỉnh đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu để cạnh
tranh với heo nhập khẩu và thu ngoại tệ cho tỉnh. Vì vậy mà chăn nuôi heo của
Vĩnh Long luôn được chú trọng và mỗi năm giá trị sản xuất mà nó mang lại là rất
cao và không ngừng tăng lên ở những năm tiếp theo. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi
heo ở tỉnh Vĩnh Long nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung vẫn còn
Luận văn tốt nghiệp Trang 13
Đoàn Trung Hưng 3087444 Công nghệ giống vật nuôi K34
sản xuất trong tình trạng tự phát, phân tán, quy mô nhỏ lẻ. Năm 2008, chăn nuôi

heo chiếm tỷ trọng 65,95% trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và chiếm tỷ
trọng 17,11% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Theo ước tính đến thời
điểm 01/04/2009, tỉnh Vĩnh Long có 316.500 con heo, nuôi tập trung ở các
huyện Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm. Như vậy so với năm 2001, đàn heo trong
tỉnh tăng 59.600 con ≈ 23,2%; số lượng heo tăng bình quân hàng năm là 2,86%.
Riêng sản lượng thịt heo năm 2008 tăng 15.518 tấn ≈ 43,28% so với năm 2001,
sản lượng thịt heo tăng bình quân hàng năm là 5,54%.
Tóm lại, chăn nuôi heo là ngành đạt tỷ trọng cao nhất trong ngành chăn
nuôi trong những năm gần đây. Do đó, ngành chăn nuôi heo nói riêng và ngành
chăn nuôi nói chung đã có những mục tiêu và định hướng lâu dài. Cụ thể là
những chỉ tiêu phát triển của ngành chăn nuôi đã được đề ra và từng bước được
thực hiện.
Bảng 3. Dự kiến đàn gia súc gia cầm của tỉnh năm 2010 (Đơn vị tính: con)
Số lượng Đàn heo Đàn bò Đàn gia cầm
Năm 2010 350.000 67.000 4.300.000
Luận văn tốt nghiệp Trang 14

×