Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận: chủ nghĩa hiện sinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.97 KB, 25 trang )

Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
Phân mở đầu
1.1.Lý do chon đề tài
Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh”làm người ta khó hiểu ,dường như nó có
một ý nghĩa đặc biệt một cái gì đó xa vời đối với họ. Và tất cả mọi loại người
đều được gọi là “những người theo thuyết hiện sinh”, từ những người dễ bị tổn
thương và sùng đạo nhất đến những kẻ la cà ở các quán rượu và cà phê vỉa hè
Vậy thì chủ nghĩa hiện sinh là gì? Ai là những triết gia hiện sinh hàng đầu? Loại
tư tưởng này có nguồn cội từ đâu? Tại sao nó lại có ở Việt Nam ? Đối tư tượng
mà chủ nghĩa hiện sinh đã và đang xâm nhập ở Việt Nam là đối tượng nào ?
1.1.1 Về lý luận.
“Hệ tư tưởng tư sản là hệ thống những quan điểm về chính trị , đạo đức ,
triết học tôn giáo , nghệ thuật … được các nhà tư tưởng tư sản đưa ra nhằm bảo
vệ chế độ tư bản và lợi ích của giai cấp tư sản”(trích giáo trình hệ tưởng tr.79) .
Như vậy hệ tưởng tư sản cũng như bản chất của giai cấp tư sản tất cả chỉ nhằm
phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản và không những thế tư tưởng của giai
cấp tư sản trong giai đoạn hiện đại nó càng thể hiện bản chất phản động , chống
lại sự phát triển của xã hội loài người . Cụ thể những học thuyết nổi bật nhất
,đại diện cho chủ nghĩa tư sản như : chủ nghĩa Tômát mới ; chủ nghĩa chứng
thực ; chủ nghĩa hiện sinh;…Và những học thuyết của chủ nghĩa tư sản đưa ra
chỉ để là biện bạch , bảo vệ cho hệ tư tưởng tư sản , vuốt ve mơn trớn ,che đậy
cho bản chất thật sự. Trong các tư tưởng của chủ nghĩa tư sản có chủ nghĩa hiện
sinh thể hiện rõ bản chất phản động và chống lại sự pháp triển của khoa học kỷ
thuật ,chống lại sự tiến bộ của loài người , không những thế chủ nghĩa hiện sinh
nó còn làm cho con người mất hết niềm tin vào cuộc sống , phát triển cái “ tôi”
bản ngã riêng của mỗi người bản tính ích kỷ của cá nhân , và con người tự do
“vô hạn” không có một kỷ cương nào trên đời nữa. Hệ tư tưởng này thể hiện ra
lối sống đó phá phách ,bạo lực hay đó là một cuộc nổi loạn .
Hệ tưởng tư sản và chủ nghĩa tư sản đi theo bước chân của những kẻ đi
xâm lược đã vào Việt Nam một cách tự do vào nó ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực


1
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
kinh tế ,chính trị , xã hội , văn hóa … Trong những học thuyết của chủ nghĩa tư
sản đi vào Việt Nam có chủ nghĩa hiện sinh , những kẻ đi xâm lược đã gieo dắt
tư tưởng hiện sinh vào trong đời sống nhân dân nhằm hủy hoại tư tưởng , làm
cho nhân dân mất niềm tin vào cuộc sống , suy nghĩ về một cuộc sống nhàm
chán , không còn hi vọng đấu tranh . Và chủ nghĩa hiện sinh nó luôn xoay
quanh chúng ta và và nó luôn tồn tại bên chúng ta nhưng kiến thức về chủ nghĩa
hiện sinh hầu hết là không có.
1.1.2 Về thực tiễn
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ,
Đảng cộng sản Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa , xây dựng cuộc sống mới . Nhưng dù muốn hay không thì hệ tư tưởng của
chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại rơi rớt trong xã hội Việt Nam , mà trọng tâm là
tư tưởng hiện sinh thể hiện qua lối sống của một số bộ phận thanh niên hiện nay
đang là vẫn đề mà được toàn xã hội quan tâm nó, ảnh hưởng tiêu cực đến bộ
mặt tương lai của đất nước. Bởi vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Thư gửi
thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán 1946” đã viết: "Một
năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân
của xã hội". Và Người căn dặn: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập
mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên" .
Vì những vẫn đề về lý luận và thực tiễn như vậy mà tôi đã chọn đề tài “
Chủ nghĩa hiện sinh – Những biểu hiện và giải pháp đấu tranh chống tư tưởng
hiện sinh trong lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay” .Mong rằng có thể
góp phần tìm cách giải quyết được những mặt tiêu cực trong lỗi sống của thanh
niên Việt Nam hiện nay.
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu
Tiểu luận nhằm làm rõ về mặt lý luận tư tưởng chủ nghĩa hiện sinh và ảnh

hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, từ đó góp thêm một
tiếng nói vào việc đánh giá đúng thực trạng và tìm giải pháp loại bỏ những hạn
chế của tư tưởng hiện sinh trong đời sống thanh niên ở Việt Nam hiện nay.
2
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
1.2.2 Nhiệm vụ
Nhằm làm rõ thêm về mặt lý thuyết và thực trạng của tư tưởng hiện sinh
trong đời sống của thanh niên ở Việt Nam hiện nay , đồng thời phê phán lối
sống của tư tưởng hiện sinh ở trong một số bộ phận thanh niên trong thời gian
hiện nay.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
Do giới hạn của bản thân về hệ tư tưởng nên tiểu luận chỉ tập trung nghiên
cứu những ảnh hưởng của hệ tư tưởng hiện sinh thể hiện qua lối sống của thanh
niên ở Việt nam hiện nay.
1.3.2 Phạm vi.
Tiểu luận không tham vọng rằng có thể đưa ra những giải pháp có thể loại
bỏ hoàn toàn nhưng góp một phần nào đó những ảnh hưởng tiêu cực của chủ
nghĩa hiện sinh. Và phê phán tư tưởng hiện sinh trong đời sống thanh niên ở
Việt Nam hiên nay.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết về đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: logic;
phân tích ; tổng hợp ; bình luận ; và sử dụng các kiến thức của chính trị học-
quản lý văn hóa tư tưởng ; phương pháp quan sát xã hội , phương pháp lịch sử.
1.5 Cơ sở lý luận.
Tiểu luận được viết dựa trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin ; tư
tưởng Hồ Chí Minh , những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam , chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
1.6 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận gồm có bốn phần cụ thể như sau :
- Phần một phần mở đầu .
- Phần hai nội dung.
- Phần ba kết luận .
- Phần bốn phu lục.
3
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
Phần nội dung
2.1 Chủ nghĩa hiện sinh là gì ?
Chủ nghĩa hiện sinh (hay triết học tồn tại ) là một trong những trào lưu tư
tưởng triết học phương tây hiện đại xem con người như là một bản thể độc đáo ,
có một không hai , có khả năng tự quyết định số phận của mình. Chủ nghĩa hiện
sinh ra đời vào giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế
giới thứ hai và kéo dài cho đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX . Chủ nghĩa
hiện sinh ra đời góp phần vào sự phát triển của triết học phương tây hiện đại và
hệ tưởng của chủ nghĩa tư sản . Tư tưởng hiện sinh không chỉ ảnh hưởng tới đời
sống tinh thần ở châu Âu nơi nó ra đời mà nó còn có tầm ảnh hưởng trên cả thế
giới , không chỉ lúc nó ra đời mà còn tận tới ngày nay.
2.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, châu Âu bước vào tình trạng khủng
hoảng về tất cả các mặt từ chính trị , xã hội , tư tưởng … Khoảng năm 1870,
nước Đức thống nhất trở thành một quốc gia hùng mạnh ở châu Âu . Tình trạng
bất an ngày càng gia tăng với nguy cơ trả thù . Đặc biệt là chiến tranh thế giới
thứ nhất nổ ra làm hàng triệu người trở thành nạn nhân của “ trò chơi chiến
tranh” của các tài phệt chủ nghĩa để quốc .
Tinh thần của con người lúc này rơi vào tình trạng hoang mang đến tột độ .
Giờ đây nhân tính được thay bằng thú tính , cơ cấu xã hội bị đảo lộn lung lay
đến tận gốc rễ , pháp luật chính trị trở thành trò chơi “ ảo thuật trong tay những
người cầm quyền” , mọi luân lý bị xem thường , bao nhiêu nghịch cảnh thương

tâm xảy ra . Con người trong giai đoạn này dường như mất hết niềm tin vào
cuộc sống , nghi ngờ mọi giá trị , con người trở nên buồn chán , vô nghĩa phi
lý , và nhân cách bị tha hóa theo hoàn cảnh sống .
Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh xảy ra liên miên nhưng khoa học kỷ
thuật vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần vào
việc tăng năng suất tạo ra nhiều của vật chất hơn. Nhưng từ đó cũng là nguyên
nhân làm cho con người thêm phần nghi ngờ tại sao khoa học kỷ thuật pháp
triển làm ra nhiều của cải hơn vậy sao lại vẫn có chiến tranh, sao không mang
4
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
lại cho nhân loại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Trong bối cảnh ngự trị của tư duy
duy lý cực đoan đó con người chỉ như những đồ vật , những cái linh kiện máy
móc của các thiết bị trong các nhà máy công xưởng của các ông chủ tư bản mà
thôi .
2.1.2 Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa hiện sinh.
2.1.2.1 Nguồn gốc kinh tế và xã hội , chính trị.
Chủ nghĩa hiện sinh phản ánh bước tranh hiện thực về sự khủng hoảng tột
độ của chủ nghĩa tư bản chuyển vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Là sự phản
ứng tiêu cực của giới trí thức tư sản và tiểu tư sản đối với sự tha hóa xã hội và
mặt trái của khoa học kỷ thuật
a. Kinh tế-xã hội .
Đây là giai đoạn mà kinh tế tư bản phát triển đến giai đoạn phồn thịnh
nhất, nền sản xuất tư bản được áp dụng những thành tựu của khoa học kỷ thuật
nên tạo ra năng suất cao hơn như C.Mác nói “phương thức sản xuất tư bản đã
tạo ra lượng của cải nhiều gấp mấy làn các phương thức sản xuất trước đã tạo
ra” . Nhưng lượng của cải này không phải là lượng của cải của toàn xã hội mà
tập trung trong tay cảu giai cấp tư sản giai cấp thống trị xã hội . Giai cấp công
nhân và nhân dân lao động chính là những người tạo ra nguồn của cải khổng lồ
của chủ nghĩa tư bản nhưng chính họ lại là những người suống dưới mức nghèo

khổ chiếm phần lớn của xã hội còn giai cấp tư sản chỉ chiếm một số lượng rất í
nhưng lại chiếm phần lớn của cải xã hội , không những thế giai cấp công nhân
vào những người lao động họ không biết sẽ bị đẩy ra ngoài đường lúc nào
không biết , nguy cơ thất nghiệp là rất lớn .
Mọi người trong xã hội đặt ra câu hỏi răng khoa học kỷ thuật phát triển tạo
ra một lượng cuẩ cải khổng lồ những nền kinh tế tư bản lại không mang lại cho
mọi người cuộc sống ấm no , mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn
sống cuộc sống nghèo khổ sống trong những khu nhà ổ chuột . Họ đang sống
trong nền kinh tế tư bản đầy bất công sự giàu có thì có thừa nhưng sao họ
không được hưởng thụ và đó cũng là những công sức mà họ làm ra .
5
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
Kinh tế phát triển nhưng kế quả của sự phát triển đó là chiến tranh xảy ra
liên miên chỉ chưa đầy 1/4 thế kỷ mà đã có hai cuộc chiến tranh xảy ra trên
phạm vi thế giới . Chiến tranh đẩy nhân dân vào vòng lầm than , khổ ải . Những
cuộc chiến nãy xảy ra không một chút chính nghĩa nào chỉ là để chứng tỏ “xem
ai là kẻ đi ăn cướp được nhiều nhất” kẻ nào thể hiện được bản chất ăn cướp của
mình nhất .Vì chiến tranh mà đã làm cho tất cả mọi thứ ở trên đời này không
con dù chỉ là một chút nghĩa lý nào cả , tất cả đều vô nghĩa , con người mất đi
niềm tin vào cuộc sống . Đây chính là một chủ đề mà được các tác phẩm văn
chương hay triết học trong giai đoạn này đều mô tả và đề cập đến . Qua các tác
phẩm này mỗi mỗi tác gia đều trở thành những nhà hiện sinh , họ đều muốn tìm
vào một nơi nào đó để chia sẻ sự chán chường về cuộc sống thực tại đầy đau
khổ , không lối thoát , mọi thứ trên đời trở nên phi lý buồn bã , sự đảo lộn của
xã hội , nhân sinh quan về cuộc sống của con người trong giai đoạn này , và
những tác phẩm đó họ muốn lối thoát , họ muốn chứng minh sự tồn tại của họ
với xã hội.
b. Chính trị.
Trong xã hội tư bản quyền lực chính trị tập trung trong tay của giai cấp tư

sản , những tài phiệt tư bản đã biến quyền lực chính trị trong tay mình như
những trò hề , là con rối .Các nhà tư sản có tiền thì đồng nghĩa với việc có
quyền lực ,và các đảng phái tư sản thay nhau cầm quyền thống trị giai cấp công
nhân và nhân dân lao động .Giai cấp tư sản thực hiện các quyền lực chính trị chỉ
để nhằm mục đích có lợi cho giai cấp tư sản chữ không quan tâm đến lợi ích
của các giai tầng khác trong xã hội.
2.1.2.2 Nguồn gốc tư tưởng
Chủ nghĩa hiện sinh có 3 nguồn tư tưởng chủ yếu và trực tiếp : 1. triết học
của Kierkegaard(Kiếc-cơ-gát)2.triết học đời sống của A.Schopenhuaer
(soopenhuơ) ,F.Nietzsche(Nítsơ)3.Hiện tượng luận E.husserl(hutxeclo). Ngoài
ra chủ nghĩa hiện sinh còn chịu ảnh hưởng của A.Augustin,
B.Pascal,F.M.Dostoievski, đạo tin lành , đạo do thái , I.Kant, chủ nghĩa lãng
mạng Đức đầu thế kỷ XIX, F,Kafka.v.v…
6
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
Chủ nghĩa hiện sinh đã mượn ở Kierkegaard khái niệm “hiện sinh” ; quan
niệm về “tư duy hiện sinh” và sự đối lập của nó với tư duy khoa học . Theo
quan niệm này , không phải tư duy khoa học mà chỉ có tư duy hiện sinh mới có
thể nhận thức được và thâm nhập được và thế giới nội tâm của con người và tồn
tại con người với tư cách là hiện sinh.
Chủ nghĩa hiện sinh đã mượn một số yếu tố trong triết học đời sống ,
chẳng hạn mượn ở Dilthey phương pháp chú giải học như một phương pháp đặc
biệt khác với các phương pháp khoa học, các phương pháp logic để nhận thức
được cái tinh thần hay “mượn” ở Nitzsche thái độ hạ thấp coi thường khoa học
và tư duy khoa học trong việc nhận thức đời sống bất tận với tư cách là một
hiện thực đặc biệt , hay “mượn ở Bergson với thuyết trực giác , bằng tình cảm ,
so với nhận thức bằng trí tuệ , lý tính và khoa học. Chủ nghĩa hiện sinh còn đi
xa hơn triết học đời sống . Nếu triết học đời sống coi tư duy khoa học là thô
thiển , nhưng vẫn là phương tiện để thích nghi với cuộc sống , thì trái lại chủ

nghĩa hiện sinh khẳng định sự bất lực của nó trong việc giải quyết vẫn đề tồn tại
của con người .
Chủ nghĩa hiện sinh đã sử dụng phương pháp hiện tượng học của Husserl,
phương pháp hướng vào việc nhìn thấu một cách trực tiếp bản chất của sự vật
trong quá trình trải nghiệm sự vật đó sau các giai đoạn quy giảm hiện tượng học
và quy giảm tiên nghiệm trên cơ sở phân tích ý hướng tính . Chủ nghĩa hiện
sinh đã bản thể luận hóa hiện tượng học của husserl hay hiện tượng học hóa bản
thể luận của kierkegaard , cố gắng qua đó tìm ra được cấu trúc tiên nghiệm của
tồn tại con người .
Kierkegaard xem xét tồn tại con người , hiện sinh như một đối tượng triết
học , ông xác định cấu trúc hiện sinh với khái niệm “sợ hãi”, “sự tuyệt vọng” và
“tính cương quyết” . Theo Kierkegaard , chỉ có tư duy hiện sinh , chữ không
phải là lý tính , tư duy khoa học có khả năng tiếp cận nhận thức thế giới nội tâm
của con người và thâm nhập được vào tồn tại con người với tư cách hiện sinh,
bởi vì tư duy khoa học chỉ xuất phát từ sự quan tâm thuần túy , trừu tượng và vô
tình , còn tư duy hiện sinh liên quan đến những tình cảm khởi thủy nhất của con
7
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
người và đời sống nội tâm của con người. Chủ nghĩa hiện sinh sau này đã tiếp
nhận ở kierkegaard luận điểm này . Do vậy kierkegaard đã thực sự trở thành cha
đẻ của chủ nghĩa hiện sinh nói chung .
Triết học đời sống là một xu hướng triết học phi lý ở Đức và Pháp từ nửa
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX , cố gắng làm sáng tỏ các vẫn đề về ý nghĩa ,
mục tiêu và giá trị của cuộc sống . Triết học đời sống, xem xét mọi tồn tại như
là biểu hiện của cuộc sống , biểu hiện của một khởi nguyên nào đó không đồng
nhất với cả vật chất lẫn tinh thần và hiện thực đó có thể là nhận thức được nhờ
trực giác .
Gắn liền với sự phát triển của sinh vật học , tâm lý học , triết học đời sống
là sự phản ứng của bức tranh cơ giới thế giới , đối với chủ nghĩa duy vật máy

móc . Triết học đời sống có thể xem là một cố gắng khắc phục những hạn chế
của duy vật máy móc đó từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm , từ quan điểm
của chủ nghĩa phi duy lý , chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa bài khoa học . Như vậy ,
triết học đời sống bênh vực tình cảm , bản năng chống lại lý trí , trí tuệ , bênh
vực trực giác chống lại khái niệm , bênh vực cái sáng tạo chống lại cái máy
móc.
Có hai nhóm chủ yếu trong triết học đời sống : Nhóm thứ nhất gồm có các
đại diện tiêu biểu chủ yếu như A.Schopenhauer (1788-1860) , F.Nitzsche(1844-
1900).W.Dilthey(1833-1911). Nhóm này xem cuộc sống như là ý chí , cảm tính
bên trong , như là trò chơi phi lý của các thế lực tinh thần . Nhóm này chống lại
việc xem xét các hiện tượng tinh thần , ý thức từ quan điểm của khoa học tự
nhiên . Nhóm thứ hai với đại diện là Bergson (1859-1941) xem xét cuộc sống
dưới góc độ sinh học cho toàn bộ hiện thực . Đưa ra thuyết trực tính , khoa học .
Chủ nghĩa hiện sinh đã tiếp nhận ít nhiều các yếu tố này ở các đại biểu khác
nhau của triết học đời sống.
2.1.2.3 Nguồn gốc nhận thức
Về mặt nhận thức , chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng đối với chủ nghĩa
duy lý với các hình thái khác nhau của nó như tư tưởng khai sáng châu Âu và tư
tưởng triết học cổ điển Đức . Theo các nhà tư tưởng hiện sinh , đặc trưng cơ bản
8
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
của tư duy duy lý là ở chõ nó xuất phát giữa chủ thể và khách thể , chia thế giới
thành hai lĩnh vực là khách quan và chủ quan . Kết quả là , đối với nhà duy lý ,
toàn bộ thế giới hiện thực , kể cả con người chỉ được xem như một đối tương
hay bản chất nào đó của nền khoa học và triết học khách quan . Sự tồn tại đặc
thù của con người như một nhân cách tư do đã không hề được chú ý đến.
Nguồn nhận thức của tư tưởng hiện sinh chính là sự khủng hoảng của nền khoa
học , sự bất lực của nó đối với về ý nghĩa của con người .
Cho đến thế kỷ XIX , ngự trị một xu hướng cho rằng khoa học vai trò vạn

năng của khoa học , khoa học có thể giải quyết tất cả các vẫn đề về nhân sinh ,
rằng vũ trụ không có gì là huyền nhiệm , với sự phát triển của khoa học kỷ thuật
thì nhất định con người có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu về tinh thần và vật
chất . Tuy nhiên sự phát triển của khoa học kỷ thuật không đồng nhất với sự
phát triển của xã hội . Lý trí khoa học đã không cải thiện được nhân sinh . Khoa
học bị rơi vào cuộc khủng hoảng nền tảng sâu sắc . Cuộc khủng hoảng này gắn
liền với cuộc khủng hoảng trong vật lý và sự ra đời của thuyết tương đối của
Anxtanh. Khoa học còn tỏ ra bất lực trước vẫn đề tồn tại của con người , trước
cảm giác sợ hãi , chán chường và bế tắc, bất lực của con người . Đặc biệt khoa
học và lý tính bị tố cáo là sai lầm , vì đã xem con người là một hiện tương vật lý
thuần túy , không thấy được vị trí đặc biệt của con người .
Yếu tố này đã đặt cơ sở cho tư tưởng hiện sinh- chủ nghĩa hiện sinh ra
đời , xu hướng nghiên cứu tồn tại đặc biệt của con người , vẫn đề tự do , vẫn đề
ý nghĩa sự tồn tại của con người , giải đáp các vẫn đề ý nghĩa tồn tại của con
người , giải đáp các vẫn đề khủng hoảng xã hội v.v…
Vì vậy , sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh đã có sưc hấp dẫn kỳ lạ đối
với các tầng lớp trí thức trẻ , nhất là giới sinh viên , vì nó đánh trúng tâm tư
nguyện vọng của họ muốn lý giải và thay đổi số phận của mình , không muốn
tiếp tục tha hóa khỏi bản chất của mình trong một thế giới buồn chán và phi lý ,
phá bỏ mọi quy tác trật tự của xã hội tư bản chủ nghĩa , để đặt được tự do tuyệt
đối cho cá nhân , đặt được bản săc cá nhân độc đáo của mình .
2.1.3 Những đặc điểm chính của chủ nghĩa hiện sinh
9
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
a. Xuất phát điểm của chủ nghĩa hiện sinh là hiện sinh với tư cách là hạt
nhân của cái tôi , của tồn tại con người . Để tiếp cận đến được tính độc đáo ,
tính không lặp lại bản sắc riêng của hiện sinh , của đời sống , của đời sống nội
tâm của cái tôi cá nhân theo chủ nghĩa hiện sinh , không thể dựa vào khoa học ,
vào sự phân tích lý tính . Việc nhận thức bản thân mình với tư cách là hiện sinh

ở con người chỉ có thể trong những tình huống đặc biệt nhất của cuộc đời , tình
huống giới hạn , chẳng hạn như thời điểm con người bị hấp hối . phương pháp
thâm nhập vào thế giới của hiện sinh chính là trực giác hay linh cảm , là thông
hiểu. Ở chủ nghĩa hiện sinh có thể nhận thấy sự kế thừa phương pháp hiện
tượng học cảu husserl được lý giải theo hướng phi duy lý .
b. Chống lại phương pháp tư duy duy lý , chủ nghĩa hiện sinh đưa ra
phương pháp và hình thức thể hiện độc đáo . Các nhà tư tưởng hiện sinh thường
có xu hướng trình bày các tư tưởng của mình chủ yếu thông qua các phương
pháp , các loại hình nghệ thuật , thơ , kịch , nhật ký v.v , chứ không phải
không phải ở dang lý thuyết hệ thống thế nên các nhà nghiên cứu hiện sinh cho
rằng có bao nhiêu nhà hiện sinh thì có bấy nhiêu nhà chủ nghĩa hiện sinh . Nhờ
đó , mà tư tưởng hiện sinh dễ đi vào lòng người , đễ phổ cập trong lòng xã hội ,
và sức lan tỏa rộng lớn . Vì thế mà mặc dù cũng là các luân điểm triết học
nhưng chủ nghĩa hiện không khô khan như các tư tương triết học khác.
c. Chống lại quan điểm coi con người chỉ là những đồ vật hay phương tiện
nào đó , chủ nghĩa hiện sinh cho rằng với tính cách là một phương thức sống
hay thái độ sống độc đáo ở con người là cái có trước bản chất , hơn nữa , còn
sinh ra bản chất , có thể tạo cho mình bản chất nào đó . Theo các nhà hiện sinh ,
khác biệt căn bản của con người với các sự vật các sinh vật khác được xác định
trước là ở điểm này : nếu só phận và bản chất trong quá trình tồn tại của
mình .Nói khác đi , nếu ở các sự vật hay sinh vật , bản chất có trước tồn tại , thì
ở con người sáng tao ra bản thân ,bản chất của mình một cách tự do , chẳng hạn
người ta tự do tạo cho mình một bản chất là một kẻ hèn nhát hay bản chất một
người anh hùng . Theo tư tưởng hiện sinh , chính mỗi cong người chữ không
phải do hoàn cảnh lịch sử xã hội quyết định bản chất của mình . Số phận con
10
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
người nằm trong tay mình và do chính mình quyết định bản chất của mình
thông qua các dự án của cá nhân , các thiết kế , các chương trình hành động cho

cuộc đời mình . Để nâng cao tính chủ quan tuyệt đối và bản sắc độc đáo của con
người cá nhân , tư tưởng hiện sinh lên tiếng chống lại kiểu con người đại
chúng , con người không có bản sắc riêng , con người bị tha hóa khỏi cuộc sống
đích thực của mình .
d. Trong tư tưởng hiện sinh , vấn đề tự do có vị trí đặc biệt . Với tính cách
là sự lựa chọn một trong vô số các khả năng , tự do năng lực đặc biệt chỉ có ở
con người , một đặc trưng phân biệt con người với các đồ vật và sinh vật
khác .Nhấn mạnh tính siêu việt của con người , đòi hỏi luôn vượt lên chinh
mình để đạt được tự do của bản thân , tư tưởng hiện sinh đòi hỏi tự do tuyệt đối
cho mỗi cá nhân , thoát khỏi mọi sự ràng buộc của quy tắc và trật tự xã hội . Tự
do tuyệt đối là cái cao nhất của con người . Tư do gắn liền với hiện sinh , với
trách nhiệm về những gì mà bản thân đã chọn và thực hiện . Con người không
thể biện minh cho sai lầm của mình bằng hoàn cảnh . Tự do không thể giải
thích bằng lý trí .
e. Tư tưởng hiện sinh dương như xuất phát từ cái nhìn bi quan về thân
phận của co người . Con người được xem là con vật bị bỏ rơi , bị ruồng rẫy, bị
ném vào trong thế giới một cách bơ vơ, cô đơn với nỗi kinh hoàng khủng
khiếp , để rồi lặng lẽ đi vào cái chết hay sống tuyệt vong , vì không lý giải được
về sự tồn tại của mình trong cuộc sống này được coi là vô nghĩa và phải tự lo
liêu về số phận của minh, sự khủng hoảng về cuộc sống. Điều này ta có thể
nhận thấy rất rõ những bài hát của Trịnh Công Sơn đầy rẫy những tâm lý tuyệt
vọng về cuộc sống một cuộc sống lặng lẽ rồi “cát bụi trở về với cát bụi”.
f. Tư tưởng hiện sinh không thừa nhận sự tách rời giữa chủ thể và khách
thể . Con người không tách biệt với thế giới , mà gắn liền với thế giới riêng của
mình . Đó là quan hệ lưỡng hợp của chủ thể và khách thể , trong đó đối tượng bị
quy định bởi tình ý hướng của chủ thể , của ý thức và ý thức bao giờ cũng là ý
thức về đối tượng .

11
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1

khoa tuyên truyền
2.1.4 Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh
E.Huserl (1859-1938) là người sáng lập hiện tượng học , nhờ đó chủ nghĩa
hiện sinh mới có cơ sở lý luận để trở thành một triết học . Lý luận của ông về ý
thức và tính ý hướng của nó , về sự tương hỗ năng tri và sở trí tạo thành thục tại
đã có vai trò lớn để xây dựng luận đề cở bản của chủ nghĩa hiện sinh là hiện
sinh có trước bản chất .
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh chúng ta không thể không nói tới
Kierkegaard ( 1812 – 1855) sinh ra tại Đan Mạch ông được coi là cha đẻ của
chủ nghĩa hiện sinh. Ông là triết gia đầu tiên đã đem đời mình, đời cha mình ra
để suy nghiệm về nỗi thống khổ của con người. Với ông, con người không phải
là con người trừu tượng, con người phổ quát, con người được đem ra làm vật
thể để lý luận như trong triết học duy lý của Heghen, con người mà ông khảo
sát ở đây là chính bản thân ông, với những giai đoạn trong đường đời. Đó là lý
do khiến ông trở thành ông tổ đích thực (authentique) của triết học Hiện Sinh.
Người ta nói rằng “ hiện tượng học Đức + kierkegaard = chủ nghĩa hiện sinh” .
Ông tiến hành phê phán chủ nghĩa duy lý của A.Comte, đặc biệt là của heeghen,
có thể nói chủ nghĩa hiện sinh đã rút ra những chủ đề củ mình từ sự phê phán
Heghen .Sau này, Sartre, Camus, Simone de Beauvoir và những tác giả có
khuynh hướng hiện sinh khác, như các nhà văn trong phong trào tiểu thuyết mới
v.v hầu như tất cả đều viết về mình, đều tra khảo chính mình để tìm hiểu sự
thật dưới các dạng thức khác nhau. Triết học của Kierkergaard là triết học
nghiệm sinh trên cá nhân tác giả.
M.Heidegger (1889-1976), J.P.Sartre(1905-1980), G.Marcel (1883-1969)
là những người đưa chủ nghĩa hiện sinh đạt tới đỉnh cao vào những năm giữa
thế kỷ XX.
2.2 Qúa trình du nhập của chủ nghĩa hiện sinh vào Việt Nam.
2.2.1. Thời kỳ trước năm 1945.
Vào thời kỳ này ở châu Âu mà đặc biệt là ở Tây Âu chủ nghĩa hiên sinh
đặt tới mức độ toàn thịnh với điều kiện thuân lợi của sự phát triển của giới

12
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
truyền thông và sách báo chủ nghĩa hiện sinh càng có cở hội phát triển mạnh mẽ
hơn.
Việt Nam trong giai đoạn này đang là thuộc địa của pháp , nước Việt Nam
là một nươc thuộc đia nửa phong kiến . Các tầng lớp nhân dân chụi nhiều tầng
áp bức bóc lột , đặc biệt là thực dân Pháp với các chương trình khai thác thuộc
đia càng làm cho nền kinh tế ngày càng kiệt quệ , xã hội hoảng loạn . Mọi tầng
lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột đến tận xương tủy , nông dân bị mất đất ,mất
ruộng phải trở thành “cu ly” trong các đồn điền cao su hay đi làm công nhân
trong các xưởng với những đồng lương chết đói không nhưng thế họ còn phải
thường xuyên bị cúp phạt . Không chỉ giai cấp nông dân mà còn các tầng lớp
khác tư sản dân tộc thì bị tư sản mại bản và tư sản Trung Hoa chen ép không
ngóc đầu lên được . Tầng lớp tri thức tiểu tư sản cùng tầng lớp sĩ phu và các
giai tầng khác đều chịu chung sô phận như vậy cả , số phận của những kẻ nô lê ,
mất nước , mất tư do .
Vì không cam chịu bị áp bức , không cam chịu làm nô lệ những người Việt
Nam yêu nước lúc bấy giờ đã đứng lên dương cao ngọn cờ chống ngoại xâm ,
song vì thực dân Pháp lúc này con quá mạnh ,và hơn nữa họ chưa có một đường
lối đấu tranh đúng đắn chưa có một giai cấp lãnh đạo để đấu tranh gianh chính
quyền về tay mình . Kết quả của các cuộc đấu tranh đó là đều bị đàn áp trong
biển máu . Cuộc sống của các tầng lớp nhân dân lúc nay trở nên tuyệt vọng
chán nản , họ dương như không còn tim cho mình được một chỗ dựa thực sự
nào có thể bấu víu vào được , và họ muốn chạy trốn thực tại.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) , đã thắp sáng lên niềm tin hi vọng
vào cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập của dân tộc , nơi mà nhân dân
đặt được hi vọng của mình là có thể giải thoát khỏi thực tại cuộc sống đau khổ
dưới ánh đô hộ của thực dân pháp .
Như vậy , Việt Nam lúc này là một miếng đất màu mỡ để chủ nghĩa hiện

sinh tìm đến nơi mà chủ nghĩa hiện sinh có thể gieo mầm sinh sôi và nảy nở
phát triển . Bởi vì bản chất của chủ nghĩa hiện sinh là nó chỉ có thể sinh sôi nảy
nở , phát triển trên những vùng đất mà con người ở đó không còn niềm tin và hi
13
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
vọng mọi giá trị về cuộc sông không còn, con người nghi ngờ về cuộc sống
thực tại.
Bao giờ cũng vậy tầng lớp mà chủ nghĩa hiện sinh có thể tiếp cận một cách
nhanh nhất đó thanh niên và tầng lớp tiểu tư sản , đó là tầng lớp nhạy cảm nhất
về mọi sự biến đổi trong cuộc sống thường ngày họ luôn muốn khăng định
mình với xã hội . Nhưng trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ tất cả mọi tầng lớp
đều bị áp bức bị bóc lột đều bị dồn đến “bước đường cùng” không cò lối thoát ,
bị bần cùng hóa thế nên tư tưởng hiện sinh nhanh chóng ăn sâu vào trong tầng
lớp này .
Và điều thể hiện rõ nét nhất mà chúng ta có thể nhận thấy về những tư
tưởng hiện sinh trong giai đoạn này là qua thơ văn. Các nhà văn, nhà thơ trong
giai đoạn này đều muốn thể hiện sự khóc than cho sự bất lực của mình qua các
tác phẩm . Ta thấy ở trong phong trào “Thơ mới” sự lãng mạn đến thê thảm và
tuyệt vọng đối cuộc đời . Ngay trong câu thơ “một nhành củi khô lạc mấy
dòng” (Trang giang-Huy Cận) hay “trên ruộng cánh cò phân vân” một cuộc
sông không có phương hướng , họ dường như không xác định được tương lai
mình sẽ đi về đâu , mọi thứ lúc này đều là con số không. Không chỉ trong các
bài thơ của các nhà “Thơ mới” chúng ta có thể thấy trong các tiểu thuyết các
nhân vật trong đó là một trí thức tiểu tư sản nhận thấy mình sống trên cuộc đời
này là thừa thãi vô ích trong “Đời thừa-Nam Cao” hay những con người bị xã
hội thực dân đưa đẩy họ tới con đường tha hóa nhân cách , lô họ xuống đáy của
xã hội nhấn chìm họ dưới đó dù họ có khao khát trở lại làm một con người
lương thiện nhưng không thể mà phải tự kết liễu đời mình trước ngưỡng cửa
quay lại với cuộc sống làm người “Chí Phèo-Nam Cao” và ta có thể tìm được

những con người như vậy trong hầu hết các tác phẩm văn học trong giai đoạn
này .
2.2.2. Từ năm 1945 đến 1954.
Đây là thời kỳ mà Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam đã dành được độc lập của đất nước song thực dân Pháp đã quay lai xâm
14
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
lược thêm một lần nữa “chúng muốn cướp nước ta thêm một lần nữa”(Chủ tịch
Hồ Chí Minh). Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam lại bước vào cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc khi mà
vùa mới dành lại chua được bao lâu.
Cuộc kháng chiến chống Pháp được diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực từ kinh tế , chính tri, văn hóa, xã hội ,vì một mục tiêu lớn nhất đó là bảo
vệ chủ quyền dân tộc vì độc lập tự do của dân tộc , hạnh phúc cho nhân dân .
Thế nên chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam lúc này là kêu gọi toan dân
đoàn kết ,tập hợp mọi lực lượng ,tất cả các giai tầng trong xã hội để quyết tâm
giành cho được độc lập dân tộc dù phải hi sinh bao nhiêu xương máu , Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tường nói : “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
dành cho được độc lập”.Vì lý do dân tộc vì tổ quốc xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
trỏ thanh một ngôi trường tư tưởng lớn để hình thành những con người có nhân
cách tốt , chủ nghĩa anh hùng dân tộc , anh hùng cách mạng lên ngôi , mọi
người đều vì tổ quốc vì cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên , ở những vùng địch tạn chiến thì tình hình hết sức phức tạp . Ở
những vùng đó thực dân pháp tích cực chống phá những hoạt động nhằm xây
dựng lối sống mới , chúng hết sức phản động trong việc tuyên truyền về những
tư tưởng độc hại…đặc biệt là lối sống của chủ nghĩa hiện sinh vào trong đời
sống của nhân dân đặc biệt là thanh niên . Đối với thanh niên chúng ra sức
truyền bá những tư tưởng đồ trụy , lối sống không lành mạnh, khuyến khích
thanh niên đi vào con đường truy lạc , sống không có định hướng gì cho tương

lai . Mục đích thâm độc của chúng là nhằm cho một lớp thanh niên trong xã hội
Việt Nam lúc bấy giờ sống vô lý tưởng , không có niềm tin vào tương lai của
đất nước , sãn sàng bán nước , đi làm tay sai cho chúng bán rẻ đất nước , làm
cho Đảng không còn lược lượng nữa .
Đáng chú ý hơn là chúng lợi dụng tôn giáo để cài những tên gián điệp đội
lốt giáo sĩ , tổ chức các giáo hội ,những thánh đường công khai chống lai tổ
quốc . Đặc biệt ở đây chủ nghĩa hiện sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc tạo ra những con người “anh hùng” sãn sàng làm những việc làm dù
15
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
là tàn ác , vô nhân tính nhất . Những mẫu người như thế được chúng ca ngợi tán
dương , tán tụng đến mức “vứt bỏ” cả bộ đồ tu hành biến thành những con thú
đội lốt người , giết người man rợ. Đó là thứ chủ nghĩa hiện sinh như của
kierkegaard đạt đến giai đoạn “tôn giáo” hay đóng vai “siêu nhân” của
Nietzsche.
2.2.3. Từ năm 1954 đến 1975.
Đây là thời kỳ mà dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam , tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Việt Nam tạm
thời bị chia cắt làm hai miền , miền Bắc tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho
chủ nghĩa xã hội đồng thời chi viên cho miền Nam chống chính quyền tay sai
và đế quốc Mỹ
Trong giai đoạn này ở miền Bắc kiên định đi theo học thuyết Mác – lênin
làm nền tảng cho xã hội . Chủ nghĩa Mác – lênin đã thực sự làm thay đổi lối
sống , tinh thần con người sống nhân ái , đồng lòng , yêu cái thiện , ghét cái ác ,
mọi người trong xã hội được nâng cao tinh thần trách nhiêm có ý thức với cộng
đồng . Nền kinh tế từng bước được đổi mới , chính vì những lý do đó mà
nghững chủ nghĩa phi khong học không có cơ hội để tồn tại.
Còn ở miền Nam, để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập
và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam

Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn
chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm
lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và
phức tạp. Ảnh hưởng đó thể hiện cả trên bình diện lý luận lẫn trên bình diện
sáng tác, cả trong giới chuyên môn lẫn trong độc giả phổ cập, cả trong nhà
trường lẫn ngoài nhà trường. Điều đó còn thể hiện ở chỗ đây là một ảnh hưởng
đa chiều, có thuận có nghịch, có hiện sinh và phản hiện sinh, có những sản
phẩm chính cấp và sản phẩm thứ cấp, có những đứa con chính thức lẫn “những
người con hoang”.
Khi chính quyền Ngô Đình Diệm dưới sự bảo trợ của đế quốc Mỹ dựng
lên một chính quyền ở miền nam Việt Nam, lý thuyết triết học phương Tây mà
16
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
người Sài Gòn nghe nói đến đầu tiên không phải là chủ nghĩa hiện sinh, mặc dù
đây là lúc chủ nghĩa này đang hình thành một trào lưu sôi nổi ở Tây Âu. Lý
thuyết được gia đình họ Ngô đề cao và quảng bá lúc đó là chủ nghĩa nhân vị .
Nhưng chủ nghĩa hiện sinh đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và
đồng thời cùng sách báo được du nhập từ nước ngoài khiến chúng trở nên tạp
nham. Nhưng mà mục đích thâm độc của kẻ muốn gieo dắt nhưng tư tưởng này
thì không thay đổi đó là muốn làm hư hỏng , truy lạc, bại hoại con người mà
chủ yếu hướng đến đó là tầng lớp thanh niên.
Đi kèm với những lý thuyết đó là quân đội viễn chinh mà đế quốc Mỹ đem
sang với những lối sống buông thả , đồ trụy , phóng đáng , bụi đời . Không
những thế lúc này ở niềm Nam những tệ nạn xã hội tràn lam , nhưng bang cướp
có tổ chức mọc lên đầy rẫy , cùng đủ loại giáo phái du nhập vào càng làm cho
nền van hóa ở miềm Nam lúc này trở nên hỗn tạp hơn bao giờ hết , những giá
tri văn hóa dần dần bị biến dạng bị hoại tử trong lòng xã hội .Trong xã hội bị xé
toang từng mảnh về tinh thần đế quốc Mỹ vầ bè lũ tay sai của chúng tích cực
truyền bá về cái mà chúng cho là “anh hùng” cho là “siêu nhân”

Nhưng bên cạnh những một xã hội bị đầu độc dẫn tới bị tổn hại nghiêm
trọng thì vẫn còn những lực lượng tiến bộ để giữ gìn những bản sắc văn hóa ,
những giá trị truyền thống . Đó là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
2.2.4 Giai doạn từ 1975 đến nay.
Sau khi giải phóng miền Nam hoàn thành sự nghiệp cách mạng trên phạm
vi toàn quốc (1975) Đảng ta đã có nhiều biện pháp về văn hoá tư tưởng để loại
bỏ những tư tưởng tiêu cực của chế độ cũ còn lại trong những vùng mới được
giải phóng , đồng thời khắc phục những tư tưởng văn hóa độc hại .
Cải tổ lại các trường đại học và cả hệ thống giáo dục trong toàn quốc kiên
quyết chống những tư tưởng văn hoá độc hại của chủ nghĩa thực dân đế quốc .
Đồng thời với hệ thống giáo dục chúng ta cũng đang quản lý toàn diên về hệ
17
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
thống truyền thông và các nguồi văn hóa ngoại nhập không cho các luông tư
tưởng phản động xâm nhập vào nước ta .
Ngoài ra chúng ta cũng tích cực sử dụng các biện pháp trấn áp các loại tội
phạm như cướp giật , lưu manh còn tồn tại dưới chế độ cũ sót lại làm cho đời
sống thêm lành mạnh trong sạch .
Và chủ nghĩa hiện sinh trong giai đoạn mới này nó tồn tại dưới vỏ bọ mới
tinh vi hơn nhằm lừa sự cảnh giác của chúng ta về nó để cho chủ nghĩa hiện
sinh con có thể tồn tại được.Nhưng dù sao thì về mặt bản chất nó vẫn là một tư
tưởng làm cho con người xuống cấp về đạo đức làm cho con người mất niềm tin
vào cuộc sống cần phải loại bỏ .
2.3 Những biểu hiện và giải pháp chống tư tưởng hiện sinh trong lối
của thanh niên ở Việt Nam hiện nay.
2.3.1 Những biểu hiện của tưởng hiện sinh trong lối sống của thanh
niên ở Việt Nam hiện nay.
Thanh niên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người,

mà theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". Nhưng họ còn mang những
đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 15 đến hơn 25 dễ thay đổi, chưa
định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp.
Thanh niên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và
sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính
trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt. Chính vì điều này
mà chủ nghĩa hiện sinh có cơ hội len lỏi và trong đời sống của các thanh niên ăn
sâu vào trong suy nghĩ và tư duy về cuộc sống.
Đối với thanh niên nước ta, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn
ra qúa trình phân hoá, với ba nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị
trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sư phân hóa về vùng miền , trình độ học
vấn. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương đồng dưới
đây.
Thể hiện ở việc chọn việc làm , ở việc hướng đến lựa chọn ngành nghề sao
cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định
18
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
hướng công việc của mình , thích những công việc đem lại thu nhập cao, v. v
Thể hiên rõ trong mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ có những thanh
niên trở thành những người có ích hết lòng phục vụ đất nước và tích cực học tập
đưa về cho tổ quốc Việt Nam những vinh quang trên trường quốc tế họ xứng
đáng là những Nguyễn Văn Thạc hay Đặng Thùy Trâm của thế hệ trẻ hôm nay
cần noi theo và phát huy vì đất nước Việt Nam tươi đẹp để đúng như lời chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói “để sãnh vai cùng với các cường quốc năm châu”.
Song bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có lối sống buông thả không có
định hướng cho tương lai của mình , thích chạy theo những thứ phù phiếm
không thực tế .
Trong xã hội Việt Nam hiện nay xuất hiện một số lượng không nhỏ thanh
niên không có viêc làm , không đơn thuần vì thiếu việc làm mà do thái độ chây

lười thích ăn chơi đua đòi nên dẫn tới tình trạng sa và các tệ nạn xã hội đặc biệt
là bộ phận thanh niên ở thành phố. Hầu hết các thanh niên ở thành phố mà xảy
ra tình trạng hư hỏng là do coi thường gia đình, không quan tâm đến tương lai
chỉ nhìn về những cái thiển cận. Những thành niên nay nổi lên chủ nghĩa cá
nhân , đòi hỏi sự thể hiện mình , và có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân.
Sự hy sinh quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dưới góc độ
kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quan
với xung quanh ở một bộ phận thanh niên , họ chạy theo những trào lưu “sống
vội” rồi từ đó không còn những định hướng gì cho tương lai cuẩ cuộc đời mình.
Đặc biệt hơn đó là tư tưởng sống thử trong sinh viên hiện nay , trong tầng lớp
sinh viên hiện nay cho rằng việc sống thử là cần thiết cho việc đi tời hôn nhân
nhưng tình yêu trong tầng lớp sinh viên thường không bền và thường không có
tính định hướng cho tương lai của tình yêu đó đi về đâu . Và từ những cặp sinh
viên sống thử dẫn tới nảy sinh những chuyện đáng tiếc và nó làm ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả học tập của các sinh viên này. Và một xu hướng “đi bụi” của
các cô câu học sinh cấp trung học phổ thông , chỉ cần xung khắc với bố mẹ là
họ sẽ sẵn sàng bỏ nhà đi không cần quan tâm đến những chuyện gì khác có thể
19
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
xảy ra đối với họ. Và từ những “cuộc đi bụi” này là thời cơ để cho những tệ nạn
có cơ hội len lỏi vào đời sống của các học sinh này.
Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm
nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc
cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo.
Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt thanh niên . Hình thành một
phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết
bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự
bay bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi
trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Thực tế cho

thấy đối tượng thanh niên này có thể thức thâu đêm với những mạng giải trí xã
hội như Yahoo Messenger , Blog , facebook mà không cần quan tâm đến những
chuyện khác ,và từ đó dần hình thành những ký năng đánh bàn phím với những
ngón tay nhanh thoăn thoắt mà không cần qua trường lớp nào cả . Đây cũng
chính là điều nảy sinh ra các vẫn đề như tình trạng “cứu nét” những đối tượng
thanh niên nay chỉ biết ngồi trong những quán nét thâu ngày này qua ngay khác
rồi dẫn tới không có tiền trả “nợ nét” rồi chờ người tới trả tiền hoặc tình trạng
“chơi game” không biết mệt mỏi chỉ cần là một mẩu bánh mì hay một chai
nước ngọt có thể ngồi ngày này qua ngày khác . Tình trạng này xuất hiện khá
phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội , TP Hồ Chí Minh và các thành phố
khác . Từ việc chơi các “game” bạo lực mà dấn tới việc những đối tượng thanh
niên nay không còn nhận thức được việc mình làm nữa . Và từ đây những vụ án
đau lòng đã xảy ra như “cháu giết bà để lấy tiền chơi game” hay cướp giật, móc
tú .Tình trạng này hiện nay đang có chiều hướng gia tăng nhanh làm ảnh hưởng
không nhỏ tới nguồn lực tương lai của đất nước , những chủ nhân của đất nước
trong tương lai đang không có sống trong một lối sống không có tương lai
ngoảnh mặt lại với hiện thực cuộc sống một lối sống mà đó là con đường để chủ
nghĩa hiện sinh có cơ hội để tiếp tục tồn tại ở Việt Nam .
Ngoài những tác hại của Internet mà một số bộ phận thanh niên Việt Nam
đang mắc phải thì một tình trạng đáng buồn nữa của lối sống thanh niên hiện
20
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
nay đó là “tình dục không an toàn trước hôn nhân của thanh niên Việt Nam
đang mắc phải .
Nhân ngày dân số thế giới 11/7, Ủy ban dân số-gia đình-và trẻ em vừa
công bố kết quả thống kê, báo động tình trạng thanh niên Việt Nam ngày nay
thiếu kiến thức, kém hiểu biết về các kỹ năng sống cơ bản liên quan đến giới
tính, an toàn tình dục, và sức khoẻ sinh sản. Khảo sát cho thấy trên 22% thanh
thiếu niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đáng quan ngại hơn, khoảng

30% trường hợp nạo phá thai hiện nay là các phụ nữ trẻ, chưa lập gia đình.Đó
quả là những con số đáng sợ .Hơn thế nữa ,thống kê đó là hoàn toàn có thật và
tương đối chính xác . Đây là những con số biết nói về thực trạng trong đời sống
của thanh niên Việt Nam. Thực trạng thanh niên Việt Nam có một lối sống
“phóng khoáng thả phanh” không còn chút thuần phong mỹ tục khì tiếp xúc với
lối sống hiện đại được tiếp biến trong quá trình hội nhập của đất nước .
Điều đang chú ý hơn là trong đại bộ phận của thanh niên Việt Nam là họ
tự đặt ra cho mình một lối tư duy của riêng mình và họ không cần quan tâm đến
dư luận xã hội hay những nét đẹp của giá trị truyền thống bao đời của cha ông
đã xây dựng . Nói như thế không phải là cho rằng thanh niên Việt Nam hiện nay
đang phủ nhận lại những giá trị đạo đức mà ông cha đã xây nên mà họ cho là
những lối tư duy về đạo đức đó không còn phù hợp trong xã hội ngày nay nữa .
Nếu như những suy nghĩ đó mà thanh niên Việt có thể hình thành nên những
giá trị đạo đức tốt đẹp hơn thì là điều cần thiết song đạo đức của thanh niên hiện
nay đang chạy theo nhiều chiều hướng khác nhau . Đối với gia đình họ dương
như xem đó là một gánh nặng của bản thân hơn là nghĩa vụ . Ngoài xã hội ta có
thể dễ dàng bắt gặp những thái độ vô đạo đức của thanh niên ở mọi nơi . Và
điều đáng chú ý hơn là thanh niên hiện nay có những câu nói mà xem là rất bình
thương không có gì phải ngại không đang bận tâm , nhưng mà nghe rõ chúng ta
rất có thể nhân thấy ngay là nó “quá tục tíu”, “quá mất đạo đức”. Không thể tin
rằng thanh niên hiện nay lại có thể tập cho mình một lối nói tục vô hạn như vậy
mà xem là bình thường.
21
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
Và điều đáng lo lắng nhất ở thanh niên Việt Nam trong năm 2010 đó là
một xu hướng bạo lực nổi lên . Từ những cô nữ sinh đánh nhau không khác gì
những tên “du côn” hay những vụ án giết người không cò một chút nhân tính .
Điển hình nhất là vụ án giết người yêu cũ của Nguyễn Đức Nghĩa , Nghĩa đã
thực hiện giết người yêu cũ của mình một cách “ác nhân” , giết xong Nghĩa đã

“cắt đầu” ném một nơi, “cắt các ngón tay” . Những hành vi như vậy liệu có thể
xem đó là một con người nữa. Điều đáng chú ý là không đáng chú ý là hành vi
giết người của Nguyễn Đức Nghĩa không phải là của một kẻ giết người chuyên
nghiệp , Nghĩa là một sinh viên đại học đã tốt nghiệp . Điều mà chúng ta đáng
lo lẵng ở đây là một lối sống bạo lực của thanh niên Việt đang thể hiện đúng là
một lối sống điển hình của “chủ nghĩa hiện sinh”. Liệu những lối sống bạo lực
này cứ tiếp diến thì liệu đời sống của thanh niên Việt Nam thì sẽ bao nhiêu điều
phải lo lẵng cho thế hệ tương lai sẽ đi về đâu .
2.3.2 Giải pháp chống tưởng hiện sinh trong lối sống của thanh niên ở
Việt Nam hiện nay.
Cuộc đấu tranh khắc phục tư tưởng tiểu tư sản chỉ có thể thắng lợi khi
nó được nhận thức và tiến hành một cách tự giác. Và phải có sự dẫn dắt và đi
đầu của các cấp đảng, các vị lãnh đạo, nó là cuộc đấu tranh kiên trì, không
khoan nhường, không lơi lỏng, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Trước hết chúng
ta cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể là:
Một là , đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội
ngũ cán bộ đảng viên , quân chúng nhân dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên hiện
nay . Chỉ có thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng mới giúp cho đội ngũ cán
bộ đảng viên nhân thức được nhưng chủ trương đường lối của Đảng trong giai
đoạn hiện nay về việc xây dựng lối sống văn hóa mới .
Hai là, tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa , quản lý các cơ chế bằng pháp luật .
Ba là , kiên quyết chống những tư tưởng suy giảm đạo đức xuống cấp về
chính trị , đấu tranh chống những tệ nạn xã hội vào những tư tưởng hiện sinh
22
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
trong cuộc sống hiện nay . Mặc dù trng giai đoan hiện nay chủ nghĩa hiện sinh
không con như giai đoạn hình thành của nó nữa , nhưng những tư tưởng của nó
xét về mặt bản chất là không có gì thay đổi tư tưởng hiện sinh chỉ thúc đẩy con

người đi vào chốn sa đọa hủy hoại về tình thần mất niềm tin vào cuộc sống .
Ba là, nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là nhiệm vụ hàng đầu thể hiện công tác giáo dục của Đảng, trong
cuộc đấu tranh khắc phục tư tưởng hiện sinh
Các Mác đã nói rằng “cuộc cách mạng triệt để nhất là cuộc cách mạng
của những nhu cầu triệt để”. Còn Bác Hồ cho rằng “muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đúng vậy chúng ta muốn
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải làm cuộc cách mang xã hội chủ
nghĩa một cách triệt để, đó là cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ người bóc lột
người,xây dựng một chế độ mới một chế độ mà con người sông với nhau bình
đẳng dân chủ. Nhưng để làm được điều này thì trong mỗi con người đảng viên
và quần chúng , trong chính nhưng con người làm nên cuộc cách mạng đó.
Công tác giáo dục tư tưởng của Đảng hướng dẫn nhân dân nhận thức để
đi đến kiên quyết đoạn tuyệt với những mặt tiêu cực trong tư tưởng hiên sinh là
rất cần thiết. Tuy nhiên, sẽ không đầy đủ nếu trong cuộc đấu tranh không biết
tác động để hướng đích nhân dân xây dựng tư tưởng mới. Đấu tranh chống
những tư tưởng hiện sinh một cách tích cực nhất, triệt để nhất .Chính là tác
đông để cũng cố hệ tư tưởng Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng thế
giới quan khoa học, từ đó đẩy lùi tư tưởng hiện sinh ra khỏi đời sống tinh thần
của xã hội.
Bốn là, giáo dục cho thanh niên biết và hiểu về nhưng biểu hiện của chủ
nghĩa hiện sinh . Chỉ có hiểu rõ về nó thì mới có thể chống được những tư
tưởng đó trong đời sống hiện nay của thanh niên .
Năm là , xác định thái độ đúng đắn của thanh niên với đồng tiền không để
chịu sự chi phối của đồng tiền . Nêu như thanh niên Việt hiện nay cứ chạy theo
lối sống vì đồng tiền vì tiền có thể hi sinh tất cả thì là một điều rất đáng lo lắng .
Do vậy , từ gia đình cho đến xã hội , đặc biệt là trong nhà trường chúng ta phải
23
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền

xác định cho thanh niên về thái độ về đồng tiền một cách đúng đắn , không để
cho đồng tiền chi phối .
Kết luận
Việt Nam đã và đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đai hóa và đặc
biệt là trong quá trình hội nhập với quốc tế , đặt ra nhiều thuận lợi để phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội. Song song với thời cơ cũng là thách thức đặt ra cho
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay các thề lực phản động chống pháp cách
mạng trong giai đoạn hiện nay càng hoạt động ngày càng tinh vi hơn có tổ chức
chặt chẽ hơn . Lợi dụng con đường diễn biến hòa bình để đưa vào nước ta
những lý thuyết cực đoan phản động. Trong các lý thuyết cực đoan đó kẻ thù
muốn đầu độc thế hệ thanh niên của nước ta chạy theo đồng tiền , chủ nghĩa cá
nhân , hủy hoại những giá trị văn hóa tinh thần của đất nước hàng trăn năm
qua , phá hoại những chủ trương của Đảng ta về xây dựng một lối sống ‘’Sống
đẹp, sống có ích’’ cho thanh niên hiện nay.
Chủ nghĩa hiện sinh trong giai đoạn hiện nay đã được các thế lực thù địch
cải biến lại cho phù hợp để dễ dàng tồn tại ở nước ta với một mục đích giả tạo
đó là “thúc đẩy động lực con người” nhưng thực chất đó là một thứ lý thuyết
phản động nó chỉ làm cho con người mất niềm tin vào cuộc sống đặc biệt là
tầng lớp thanh niên hiện nay . Chúng ta cần giáo dục nhận thức của vai trò của
thanh niên với tương lai đất nước và sự nghiệp cách mạng chung của đất nước
trong thời đại mới đó là kiên trì đi lên chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư bản
chủ nghĩa, chống những tư tưởng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là chủ nghĩa
hiện sinh .
24
Nguyễn Hoàng Điểm_lớp quản lý văn hóa tư tưởng k29A1
khoa tuyên truyền
Phụ lục
4.1 Danh mục tài liệu tham khảo
1 Giáo trình hệ tư tưởng, nxb chính trị-quốc gia,năm 2010
2 Chủ nghĩa hiện sinh lịch sử hiện diện ở Việt Nam, Nguyễn

Tiến Dũng, nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,năm 2000
3 Giáo trình lịch sử triết học,nxb giáo dục ,2000
4 Giáo trình triết học phương tây ,nxb,Đại học Quốc gia Ha
Nội,năm 2002.
5 Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên
bình diện lý thuyết).TS. Huỳnh Như Phương,nxb Đại học KHXH
& NV TP.Hồ Chí Minh.
6 Đại cương lịch sử Việt Nam , nxb giáo dục , năm 2005
7 Trang web Wikipedia.org
8 Trang web bachkhoaviet.com
9 Trang web thanhnien.com.vn
25

×