Tải bản đầy đủ (.doc) (335 trang)

NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI BẬC TIỂU HỌC (TẬP II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 335 trang )

TƯ LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH.

NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG VIỆT
CUỐI BẬC TIỂU HỌC.
(TẬP II)



HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh là nhiệm vụ của các trường phổ thông. Để có chất lượng
giáo dục toàn diện ngoài việc năng cao chất lượng đại trà thì
việc bồi dưỡng, giúp đỡ nâng cao chất lượng học sinh Giỏi là
vô cùng quan trọng. Đối với cấp tiểu học, nội dung bồi dưỡng
học sinh Giỏi là chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việt (Môn
Tiếng Việt gặp khó khăn về tài liệu giảng dạy bồi dưỡng cần
sưu tầm, tìm tòi rất nhiều tài liệu).
Chính vì thế ngay từ đầu năm học, Các tổ chuyên môn
kết hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường lập kế hoạch bồi
dưỡng học sinh Giỏi. Đi đôi với việc bồi dưỡng thì một việc
không thể thiếu là khảo sát chất lượng học sinh Giỏi hàng
tháng để từ đó giáo viên dạy thấy rõ được sự tiến bộ của học
sinh và những kiến thức còn chưa tốt của mỗi học sinh. Giáo
viên bồi dưỡng sẽ có kế hoạch điều chỉnh cách dạy, tiếp tục
bồi dưỡng, giúp đỡ kịp thời cho mỗi học sinh .v.v
Để có tài liệu bồi dưỡng, khảo sát bồi dưỡng chất lượng
học sinh Giỏi kịp thời và sát với chương trình học cấp tiểu
học, người viết tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm,


và đã tập hợp kiến thức bồi dưỡng theo hệ thống ra đề khảo
sát, sưu tầm thêm của đồng nghiệp và đã được Ban giám hiệu
duyệt đưa vào thực hiện nhiều năm có kết quả tốt. Trường tôi
là trường miền núi khó khăn nhưng đã nhiều năm có học sinh
giỏi cấp tỉnh. Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo
cùng quý vị bạn đọc tham khảo và phát triển.
Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy cô giáo, các
em học sinh và các bạn!
Chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU GỒM CÁC PHẦN SAU:
PHẦN I: CÁC BÀI TẬP VỀ KĨ NĂNG LUYỆN TỪ VÀ
CÂU.
PHẦN II:
CÁC HẠN CHẾ CỦA HỌC SINH QUA CÁC HỘI THI
CẦN CHÚ Ý KHẮC PHỤC
PHẦN III: CẢM THỤ VĂN HỌC
PHẦN VI:
CÁC ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG
VIỆT CUỐI BẬC TIỂU HỌC.

PHẦN V:
NHỮNG BÀI VĂN HAY THAM KHẢO.
I.NHỮNG CÁCH MỞ BÀI VÀ MỘT SỐ BÀI VĂN TẢ CẢNH HAY
CỦA HỌC SINH.
II.NHỮNG BÀI VĂN TẢ VIẾT VỀ MẸ HAY CỦA HỌC SINH.
PHẦN I: CÁC BÀI TẬP VỀ KĨ NĂNG LUYỆN TỪ VÀ
CÂU.
(Chú ý: HSinh đừng đánh dấu câu vào ngay các đề trong tờ
nầy, chỉ nhìn để viết ra vở khác cho thầy cô chấm, sau đó làm

lại đến bao giờ đúng hoàn toàn )
Vừa chép lại vào vở, vừa điền dấu câu thích hợp vào các đoạn
văn sau:
1) Năm nay ông ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổi trước
đây ông từng là giáo viên dạy học ở thành phố hiện nay ông đã
về hưu ở thôn quê lần nào gặp tôi ông cũng căn dặn cháu hãy
cố học cho giỏi nhé
2) Trên nương mỗi người một việc người lớn thì đánh
trâu ra cày các cụ già nhặt cỏ đốt lá mấy chú bé đi tìm chỗ ven
suối để bắc bếp thổi cơm chẳng mấy chốc khói bếp đã um lên
các bà mẹ cúi lom khom tra ngô được mẹ ủ ấm các em bé ngủ
khì trên lưng mẹ.
3) Buổi sớm mặt trời lên ngang đỉnh núi sương tan trời
mới quang đãng buổi chiều nắng vừa nhạt sương đã buông
nhanh xuống khắp núi đồi.
4) Sau giờ thủ công hôm ấy về nhà tôi nghĩ mãi chả lẽ
mình chịu cái môn cắt chữ nầy thật ư không các bạn cắt được
thì mình cũng cắt được.
5) Đoạn văn sau gồm 4 câu, trong đó có hai câu hội thoại
có lời dẫn trực tiếp. Chép lại 4 câu đó. (không cần viết thêm
chữ nào, chỉ cần viết hoa )
Chim sâu sao nhiều thế nó bay tràn qua vườn cải bé hỏi
chimlàm gì thế chim trả lời chúng em bắt sâu.
6) Một con dê trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp sói sói
hỏi dê kia mi đi đâu dê trắng run rẫy tôi đi tìm lá non trên đầu
mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào tim tôi đang
run sợ
(Chú ý: Chỉ dùng một trong 2 hình thức ghi lời dẫn, đừng vừa
dùng lời dẫn trực tiếp vừa dùng lời dẫn gián tiếp trong một
đoạn văn trên)

II/ CÁC BÀI TẬP VỀ ÂM-CHỮ CÁI, CHỮ-TIẾNG, TỪ
ĐƠN, TỪ LÁY, TỪ GHÉP
1/ Tự ghi theo thứ tự Bảng chữ cái tiếng Việt. Gạch chân
các nguyên âm.
2) Trong tiếng Việt, tiếng nào được ghi bằng chữ có 7
chữ cái ? Phân tích âm đầu, vần, âm đệm, âm chính, âm cuối,
thanh của tiếng đó và vài chữ khác.
3/ Tìm và giải nghĩa các từ láy trong các câu thơ trích
dưới đây:
a) Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông (Nguyễn
Du)
b) Ngoài kia chú vạc / Lặng lẽ mò tôm / Bên cạnh sao hôm /
Long lanh đáy nước (Võ Quảng)
4/ Các từ: nhà báo, nhà ngói, nhà trường, nhà văn, nhà
bạt, nhà in, nhà thơ, nhà kính, nhà hát
a) Các từ trên là từ ghép loại gì ? b) Tìm căn cứ chia các từ
trên thành 3 nhóm.
5/ Các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép:
Nhỏ nhẹ, trắng trợn, tươi cười, tươi tắn, lảo đảo, lành mạnh,
ngang ngược, trống trải, chao đảo, lành lặn.
Cho biết tại sao phân loại như thế ?
6/ Gạch một gạch dưới từ ghép, hai gạch dưới từ láy đoạn
thơ sau. Sau đó, em cho biết từ ghép khác và giống từ láy ở
những điểm nào ?
“ Buồn trông cửa bể chiều
hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh
buồm xa xa
Buồn trông con nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu
“ (Nguyễn Du)
7/ Phân chia các từ sau thành 2 loại rồi đặt tên cho mỗi
loại:
“thon thả, mập mạp, dịu hiền, đen láy, thật thà, chu đáo, nhanh
nhẹn, hoà nhã”
*8/ Tìm các từ láy đôi (thuộc kiểu láy âm) theo mẫu cấu
tạo vần trong tiếng láy là “ăn” và cho biết nghĩa của những từ
láy vừa tìm được có gì giống nhau ?
III/ CÁC BÀI TẬP VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
1/a) Tìm các từ thích hợp điền vào các chỗ trống để có
các thành ngữ:
-Một hai - lấm bùn
b) Giải thích các thành ngữ vừa tìm được. c) Đặt câu với
mỗi thành ngữ đó.
2/ a) Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để có các thành
ngữ sau:
- Tốt hơn tốt - cho
sạch cho thơm.
b) Thành ngữ tìm được khuyên ta điều gì ? c) Đặt câu với
mỗi thành ngữ đó.
3/ Hãy giải thích và đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
a) như nước vỡ bờ b) trùng trùng điệp điệp
4/a) Hãy tìm câu tục ngữ cùng nghĩa với câu: “ Ăn quả
nhớ người trồng cây”
b) Câu tục ngữ tìm được khuyên chúng ta điều gì ? c) Đặt câu
với câu mới tìm.
IV/ CÁC BÀI TẬP VỀ BỘ PHẬN CHÍNH VÀ PHỤ
CỦA CÂU ĐƠN
1) Các dòng sau chưa phải là câu, hãy chữa lại bằng hai cách:

a) Vóc người cân đối và mạnh khoẻ của Lan.
b) Nối buồn của những em bé mồ côi không nơi nương tựa.
c) Nhìn bộ ấm chén sạch sẽ và đẹp như lúc mới mua.
d) Nhờ sự giúp đỡ, đùm bọc của tập thể lớp và tình yêu
thương trìu mến của cô giáo chủ nhiệm.
e) Qua cảnh đẹp của cánh đồng lúa chín càng thấy yêu quê
hương và trân trọng từng hạt lúa vàng.
g) Những ngày nắng nóng, tôi và các bạn trai khác cùng lứa
tuổi trong cái xóm nhỏ ven sông mát rượi bóng tre.
2/ Đặt 2 câu có trạng ngữ để tả trời, mây trong ngày nắng đẹp.
(Mỗi câu có12 chữ trở lên. Một câu có trạng ngữ chỉ địa
điểm, một câu có trạng ngữ chỉ thời gian.)
3) Chép lại, điền tên các bộ phận (CN, VN, TN, ĐN, BN )
dưới mỗi cụm từ ngữ gạch chân trong các câu sau: (đừng điền
ngay vào tờ giấy nầy)
a) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ
vững bờ cõi của Tổ quốc.
b) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ
vững bờ cõi của Tổ quốc.
4) Ghép từng đôi câu sau đây thành một câu có thành phần
phụ trạng ngữ thích hợp (lúc ghép có thể thêm vài từ hoặc đổi
vị trí bộ phận phụ trong câu ).
a) Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm. Những
chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản
chiếu chói chang.
b/ Con đường nầy chạy về làng. Từng tốp người hối hả
gánh những gánh lúa đầy ắp về nhà.
5/ Hãy sắp xếp các từ và cụm từ sau đây thành câu thích hợp.
(dùng dấu phẩy ngăn cách các thành phần của câu, dùng từ
“và” để nối các trạng ngữ thích hợp)

-lúc tảng sáng -lúc chặp tối
- ở quảng đường nầy - qua lại rất nhộn nhịp -
dân làng
6/ Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu
sau:
a) Tinh mơ, Thu Thảo đã ra đây, chiều nhá nhem tối mới trở
về.
b) Muốn đạt kết quả tốt trong mùa thi tới, chúng ta phải cố
gắng nhiều.
c) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Tuấn vượt lên
đầu lớp.
d) Giữa đầm, trên nền lá xanh mượt, những bông sen trắng,
sen hồng khẽ đu đưa theo gió.
7/ Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu
sau:
a) Mấy hôm rày, bận ơi là bận, mình không đến thăm cậu
được.
b) Hôm nay là ngày bế giảng năm học. c) Chúng em đều là
học sinh lớp Năm.
d) Thược dược, hướng dương, lan, huệ đua nhau khoe sắc.
8/ Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các
câu sau:
a) Rồi lặng lẽ, từ từ, vất vả mà vui vẻ, như cánh cò lặn lội bờ
sông, mẹ nuôi chúng tôi khôn lớn thành người. b)
Hôm nay là ngày khai trường.
c) Buổi chiều, nắng tàn, mát dịu, biển trong xanh như màu
mảnh chai.
d) Thời gian đi qua thật chậm mà cũng thật nhanh.
9/ Trời bắt đầu sáng
1

, cảnh đêm tĩnh mịch
2
đang dần dần
chuyển sang một ngày mới.
3
Cho biết tên các bộ phận ngữ pháp của các bộ phận gạch chân
trong câu trên.
10/ Cho biết tên các bộ phận trong câu văn sau:
a) Trong im lặng
1
, chiêng trống bỗng rung lên
2
.
b) Chiến sĩ Việt Nam
1
hi sinh đến giọt máu cuối cùng
2
để giữ
vững nền tự do độc lập
3
.
IV/ BÀI TẬP VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC
Thương thuyền
1) a) Tìm những từ ngữ làm cho
Suốt đêm kéo lưới mệt đầm
Sớm về chụm bến thuyền
nằm ngủ say.
Thương thuyền vất vả tối
ngày
Biển xanh chao võng sóng

đầy lời ru
(Phạm Đình Ân)
chiếc thuyền giống như con
người ?
b) Đoạn thơ trên có tên là
“Thương thuyền”, điều đó có
hàm ý gì ?
c) Em hãy đặt một tên khác cho
đoạn thơ trên.
“ Em nghe thầy đọc bao
ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh
nhà.
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm
xưa.
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa
giữa trời ”
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng
Khoa)
2)
a) Đoạn thơ trên có
những hình ảnh nào đẹp ?
b) Em hiểu cái hay, cái
đẹp của mỗi hình ảnh đó
như thế nào ?
c) Hãy thuộc lòng và đọc
diễn cảm đoạn thơ trên.
V/ BÀI TẬP VỀ VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ TẬP LÀM

VĂN
1) a) Viết một đoạn văn ngắn tả buổi chiều nơi em ở, có dùng
các từ: gió nồm, rung rinh, dịu dàng, lướt thướt.
2) Viết một đoạn văn ngắn tả lại cuộc trò chuyện giữa em với
một con vật gần gũi mà em yêu quí như bè bạn. (Có dùng các
kiểu câu đã học trong đoạn văn)
3/ Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng), trong đó, có
dùng những tính từ chỉ màu sắc để tả cây phượng đang ra hoa
ở sân trường em.
4) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) tả một người
thân của em.
5) Tả hình dáng và tính tình một anh bộ đội mà em quen biết.
II/ Điền từ:
1) Điền các từ láy thích hợp vào chỗ có dấu “ ” trong đoạn
văn sau:
Mưa đến rồi, , . Mưa ù xuống khiến cho
mọi người không tưởng được là mưa kéo đến chóng thế. Lúc
nảy chỉ mới mấy giọt mưa , bây giờ bao nhiêu là nước
tuôn , giọt ngã, giọt bay. Mưa trên sân
gạch. Mưa trên phên nứa, đạp vào lòng lá
chuối. Cơn mưa đã tạnh khá lâu mà mái tranh vẫn còn những
giọt nước nghe
2) Điền các từ láy thích hợp vào chỗ có dấu chấm ( ) ; điền từ
ghép vào chỗ có dấu gạch ( _____ ) trong 2 đoạn văn sau:
(Viết lại trong vở trước khi điền cho GV chấm, đừng điền
ngay vào đây để các lần sau thực hành lại đến lúc đúng
hoàn toàn mới thôi)
a) Mấy hôm trước, bầu trời , mưa
ngâu . Hôm nay, trời nắng. Vầng mặt trời
___________ đang lên giữa bầu trời _____________ , không

gợn chút mây. Từng cơn gió nhẹ thổi lướt qua làm cho cả biển
lúa vàng như gợn sóng.
b) Nam bước đi trong căn phòng tối ___________
để tìm cái bật lửa. Hai bàn tay Nam một
cách để tránh _____________ các vật dụng
trên bàn. Đây rồi, cái bật lửa đây rồi ! Một tiếng
“quẹt” vang lên. Cả căn phòng bỗng
_______________ ánh sáng.
c) Gió thổi hiu hiu, lá vàng rơi
Gió thổi ào ào, là vàng rơi
Vầng trăng , ánh trăng chiếu
qua kẻ lá.
d) Cho 8 từ ngữ sau: mát mẻ – như những chùm hoa rực rỡ –
lượt trên các ngọn cây – dễ chịu – cuốn lấy từng đám lá úa rắc
vàng trên mặt đất – vắng vẻ – làm đồi tranh cuộn sóng – lùa
qua những ống bương.
Điền hết 8 từ ngữ trên vào 6 chỗ trống thích hợp trong đoạn
văn sau:
“ Sang thu, trời Nắng đã dịu. Rừng thu Gió
thu Gió Gió Ven rừng, những con công xoè
đuôi
Đoạn văn đã điền trên thuộc thể loại văn miêu tả hay
tường thuật ? Theo em, những từ ngữ có sẵn trước khi điền
hay những mới điền đã thể hiện đặc điểm của thể loại văn mà
em vừa xác định ? Em rút ra kinh nghiệm gì để viết được đoạn
văn hay ?
4) a) Viết một đoạn văn ngắn tả buổi chiều nơi em ở, có dùng
các từ: gió nồm, rung rinh, dịu dàng, lướt thướt.
b) Viết một đoạn văn ngắn tả lại cuộc trò chuyện giữa em với
một con vật gần gũi mà em yêu quí như bè bạn. (Có dùng các

kiểu câu đã học trong đoạn văn)
5) Đặt câu a có đại từ chỉ ngôi thứ nhất, câu b có đại từ chỉ
ngôi thứ hai, câu c có đại từ chỉ ngôi thứ ba.
7) a) Đặt câu với mỗi từ: mặn mà ; mặn chát ; xấu xa ; xấu
xí ; lạnh lẽo ; lạnh lùng ; ý nghĩ ; ý nghĩa
b) Đặt 4 câu có dùng các 4 từ: sự ; cuộc ; nỗi ; niềm
Tập làm văn:
Các đề văn thi chọn hsg cấp tỉnh:
(Làm các đề chưa có bài mẫu trong sách Bài tập nâng cao
Tiếng Việt lớp Năm của Bộ GD-ĐT)
Câu 5 (4đ): Tuy bị các trận lũ lụt tàn phá nặng nề nhưng đến
nay quê em như đã trở lại tươi đẹp như xưa.
Kết hợp tường thuật với miêu tả để viết một bài văn ngắn
(khoảng 25 dòng) làm rõ 2 ý gạch chân vừa nêu trên .
================*****================
(Bài trình bày sạch đẹp, viết chữ ngay ngắn sẽ được cộng từ
0,25- 0,5 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT
Câu 1: 1,5đ: Năm nay, ông ngoại tôi đã ngoài sáu mươi
tuổi. Trước đây, ông từng là giáo viên dạy học ở thành phố.
Hiện nay, ông đã về hưu ở thôn quê. Lần nào gặp tôi, ông
cũng nhắc đi /,/ nhắc lại: “cháu hãy cố học cho giỏi nhé !”
Hoặc: - Cháu hãy cố học cho giỏi nhé !
Có tất cả 10 dấu câu cần (chỗ /, / : không bắt buộc). Cứ 2
dấu đúng được 0,25đ. Viết hoa đúng chỗ mới chấm được
0.25đ. Mỗi chỗ chép lại sai chính tả bị trừ 0,25 điểm.
Câu 2:1,5đ : Câu 2a:0,75đ: Mỗi bộ phận đúng được 0,25đ
a) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ
vững bờ cõi của Tổ quốc.
CN VN

TN
b) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ
vững bờ cõi của Tổ quốc.
ĐN ĐN BN BN
BN
Câu 2b:0,75đ: Đúng 1 chỗ: 0.25 ; đúng 2-3 chỗ: 0,5 ; đúng 4-
5 chỗ: 0,75đ
Câu 3: 1đ: Mỗi câu đúng được 0,5đ:
a) Trên mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm, những
chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản
chiếu chói chang.
(Hoặc: Trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang, những
chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trên mặt biển bao la rực rỡ ánh
vàng buổi sớm.(đúng)
b/ Trên con đường chạy về làng, từng tốp người hối hả gánh
những gánh lúa đầy ắp về nhà. Hoặc: Từng tốp trên
con đường chạy về làng.
Hoặc: Trên con đượng nầy, từng tốp ) (TN)
Câu 4: 1,5đ: Câu 4a: 0,5đ: kéo lưới, mệt đầm, nằm ngủ say,
vất vả.
Nếu học sinh ghi cả câu hoặc ngữ có các từ trên: trừ 0,25 (nếu
nhiều chỗ)
Nếu ghi thêm các từ: chụm, thương: không sai. Các từ ngữ:
“chao võng” và “đầy lời ru”: nhân hoá “biển” và “sóng” chứ
không phải nhân hoá chiếc thuyền, không tính điểm, không trừ
điểm.
Câu 4b: 0,5đ: Đoạn thơ trên có tên là “Thương thuyền”, điều
đó có hàm ý là thương người dân chài lưới ngày đêm vất vả
Câu 4c: 0,5đ: Có thể thay bằng tên: Dân chài ; Về bến ; Sau
ngày lao động

Câu 5: 4 điểm: (Đây là đề thi thử nên có gạch chân 2 ý chính)
1) Yêu cầu: a) Về thể loại: Tường thuật là chính nhưng có chú
trọng đúng mức miêu tả chứ không đơn thuần nêu đầu việc.
b) Nội dung: Làm rõ 2 ý gạch chân, đảm bảo tính chân thực và
cụ thể để người đọc hình dung được một “quê em” cụ thể chứ
không chung chung. Thể hiện được vai trò của con người
trong sự hồi sinh sau lũ lụt.
c) Hình thức: Bài văn khoảng trên dưới 25 dòng. (Không ngắn
quá 15 dòng). Mắc không quá 6 lỗi về diễn đạt (chính tả, dùng
từ, đặt câu). (Đáp án của Sở thường yêu cầu không được mắc
quá 3 lỗi diễn đạt cho cả 3 loại)
2) Biểu điểm: Cho điểm đến 0,5
Điểm 4: Bài làm đạt đầy đủ các yêu cầu trên. Biết sử dụng
những từ ngữ, hình ảnh, sự việc tiêu biểu, bộc lộ tình cảm
chân thật.
Điểm 3: Đạt các yêu cầu (a), (b). Riêng yêu cầu (c): Mắc 9-10
lỗi về diễn đạt (cả 3 loại.)
Điểm 2: Đạt yêu cầu (a) và (b). Nội dung chung chung, liệt kê,
chưa biết chọn những nét tiêu biểu, sai trên 10 lỗi diễn đạt.
Điểm 0-1: Các bài không đạt điểm 2 trở lên.
Điểm trình bày: Như đã nêu trong đề. Toàn bài TV: để nguyên
số thập phân.
PHẦN II:
CÁC HẠN CHẾ CỦA HỌC SINH QUA CÁC HỘI THI
CẦN CHÚ Ý KHẮC PHỤC
A. Môn Tiếng Việt
I. Các biểu hiện yếu kém rõ nét nhất:
1/ Yếu về kĩ năng chấm câu.
2/ Yếu về chính tả.
3/ Không lập dàn ý chi tiết trước khi làm bài.

4/ Nghèo ý tưởng và không biết mở rộng ý tưởng nên bài văn
thường chỉ đạt 50% đến 75% số dòng qui định. (Dòng trong
giấy thi lớn chứ không phải trong vở. Do đó, trong lúc luyện
thi nên làm bài văn trên giấy thi lớn cho quen. Đề thường yêu
cầu viết khoảng 25 dòng trên giấy thi )
II. Định hướng khắc phục:
1/ Làm các bài tập trong sách “Bài tập nâng cao môn Tiếng
Việt” của Bộ GD.
(Trong thực tiễn, không thể yêu cầu hs làm hết các bài tập
trong sách trên trong thời gian ngắn nhưng nếu hs chuyền
nhau đọc các đề bài và các câu trả lời vẫn giúp các em tích luỹ
nhiều hiểu biết và kinh nghiệm làm bài)
2/ GV thiết kế các đề trắc nghiệm về chính tả phù hợp với các
dạng lỗi chính tả của hs lớp mình để các em tự trắc nghiệm
(tham khảo các dạng bài tập chính tả trong đề cương BDTX
của PGD, trong sách: “Tiếng Việt thực hành” hoặc sách
“Chữa lỗi chính tả cho hsinh”.
3/ Điền dấu câu thích hợp vào các đoạn văn đã bỏ dấu câu,
chủ yếu là bỏ các dấu: chấm, phẩy, hỏi, ngoặc kép, câu hội
thoại có lời dẫn trực tiếp, câu hội thoại có lời dẫn gián tiếp.
(Nên chọn trong các bài văn mẫu của hs lớp 4-5, không nên
chọn các đoạn văn có cách diễn đạt dành cho người lớn )
4/ Tăng cường đọc bài văn mẫu ở các sách văn mẫu và sách
“Bài tập nâng cao Tiếng Việt lớp Năm”, trong lúc đọc có ghi
chép lại các từ ngữ then chốt (khoảng 10-15 từ ở mỗi bài) rồi
dựa vào các từ ngữ đó để tự làm bài văn theo cách diễn đạt của
mình như cách nêu ở trang cuối của sách “Mẹo luật viết văn
hay”.
Từ nay đến ngày thi, phấn đấu mỗi học sinh được thực hành
15 –20 đề Tập làm văn theo cách đó, sẽ có tác dụng nhiều mặt.

I. Các biểu hiện yếu kém rõ nét nhất và định hướng khắc phục:
1) Không biết vẽ hình, vẽ sơ đồ hoặc vẽ nhưng không đúng tỉ
lệ, không ghi các yếu tố đề đã cho vào đúng chỗ trong sơ đồ,
hình vẽ. (Năm qua, một số em giải đúng nhưng không vẽ hình
đều mất điểm cả câu. Dù đề thi không ghi yêu cầu vẽ hình, vẽ
sơ đồ nhưng học sinh bắt buộc phải vẽ nháp trước khi giải rồi
dựa vào giá trị các số tìm được để vẽ vào bài thi cho đúng
tỉ lệ ).
2) Không biết lập luận rõ ràng, đầy đủ. Nếu chỉ điền số, trả lời
đáp số mà không lập luận như trong sách toán mẫu thì không
được điểm. Do đó, ngoài việc thực hành là chính, em nào
siêng đọc đề rồi coi bài giải mẫu trong các sách toán sao thật
nhiều cũng có tác dụng nhiều mặt.
Cần biết vận dụng các cách giải toán đã học để giải đề toán
mới có yếu tố tương tự vì đề thi học sinh giỏi tỉnh thường
không giống y như SGK.
3) Tập trình bày bài toán sạch đẹp, không bôi xoá kiểu “huậy
huậy”, không dùng bút xoá để được tính điểm trình bày sạch
đẹp rất quí giá.
3/ Dựa vào thành phần cấu tạo để phân loại các câu dưới đây
(đơn hay ghép):
a) Thủ đô nước ta, Hà Nội, có ngót một ngàn năm lịch sử.
b) Trưa, trời nắng gắt và khi chiều tà, trời êm dịu.
c) Vì những điều mong ước của Hằng đã thực hiện được nên
Hằng rất vui.
d) Vì những điều mà Hằng đã hứa với cô giáo, Hằng quyết
tâm học giỏi.
4/ Đặt một câu ghép miêu tả cảnh vật trong đó có sử dụng 3 từ
sau: yên tĩnh, im lìm, vắng lặng.
5/ Các từ: xám xịt, trăng trắng, khang khác, lạnh lẽo, bực bội,

nhè nhẹ, xôm xốp, sạch sành sanh
a) Trong các từ láy trên, từ nào có nghĩa giảm nhẹ ?
b) Đặt câu với từ giảm nhẹ đã tìm.
Lớp 5 : 1/ Tìm 4 cặp từ trái nghĩa và đặt 4 câu ghép có những
cặp từ vừa tìm.
TLVăn

×