PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Đông Hưng A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
KHOÁ BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO
HÌNH THỨC LIÊN KẾT VIỆT NAM – SINGAPORE NĂM 2010
Họ và tên: Nguyễn Văn Thông
Sinh ngày 04 tháng 3 năm 1958
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: trường THCS Đông Hưng A, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Thực hiện công văn số 42/SGDĐT-GDCN-ĐTBD ngày 07/6/2010 của Sở
Giáo dục – Đào tạo tỉnh Kiên Giang, tôi đã tham dự lớp tập huấn hiệu trưởng
theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore từ ngày 10/7/2010 đến ngày
19/7/2010 tại huyện An Minh.
Sau khoá học bồi dưỡng hiệu trưởng các trường phổ thông theo hình thức
liên kết Việt Nam – Singapore, tôi nhận thức rằng đây là một trong những khoá
học rất bổ ích vì qua khoá học đã trang bị cho bản thân nhiều phương pháp về
đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu, mang tính
then chốt của nhà trường trong một môi trường có nhiều thay đổi. Đổi mới tư
duy cách nghĩ, cách làm để trở thành người hiệu trưởng biết vận dụng sáng tạo
và phát huy hết khả năng, năng lực sử dụng kinh nghiệm, những giá trị của mình
vào nhà trường cho sự phát triển chung theo yêu cầu trong công tác đổi mới
quản lý giáo dục trong thời điểm hiện nay.
Với 7 chuyên đề đã được quý thầy, cô giáo có kinh nghiệm truyền đạt với
thời gian 10 ngày đã đem lại cho tôi ngoài lý luận đã đem lại cho tôi dẫn chứng
hết sức rõ ráng và gần gũi trong công việc hàng ngày của người hiệu trưởng.
Trong mỗi chuyên đề, với việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học mới
quý thầy, cô giáo đã tạo được sự thu hút trong học tập đối với mỗi học viên. Đặc
biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc bài giảng, các tư liệu hình
ảnh, câu chuyện, thước phim mà quý thầy cô đưa ra để làm minh chứng đã khiến
cho mỗi học viên hết sức khâm phục, đó sẽ là những bài giảng mà các học viên
sẽ có được sự liên hệ và vận dụng trong việc tổ chức, thực hiện và áp dụng
những mô hình vào đơn vị mình trong thời gian tới.
Với những gì mà bản thân đã được học trong 7 chuyên đề của khoá bồi
dưỡng tôi tin tưởng rằng mổi hiệu trưởng sẽ xác định được cho mình những bài
học rất bổ ích và thiết thực; những kiến thức thu được sẽ được từng học viên vận
dụng vào trong công tác lãnh chỉ đạo của mỗi nhà trường một cách sáng tạo
nhằm tạo được một bước chuyển biến tích cực trong công tác dạy - học của mỗi
nhà trường. Được học tập 7 chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng
trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore bản thân tôi
nhận thấy những kiến thức đã được bồi dưỡng hết sức thiết thực với công việc
thực tế mà người hiệu trưởng đang làm. Cụ thể là:
Thu hoạch cá nhân sau lớp học theo hình thức liên kết V-S/ Nguyenvanthong2010
1
1/ Đối với chuyên đề 1: Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ
thông thì người hiệu trưởng cần nhận thức rõ các vấn đề lớn đó là:
Xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục toàn cầu là: GIÁO DỤC CHO
TẤT CẢ - TẤT CẢ CHO GIÁO DỤC và thực hiện có hiệu quả các trụ cột của
giáo dục: HỌC ĐỂ BIẾT; HỌC ĐỂ LÀM; HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG; HỌC
ĐỂ LÀM NGƯỜI.
Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra những yêu cầu mới và tạo ra sự
biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội toàn cầu,
trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu mới về phát triển kinh tế xã hội toàn cầu
dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách người lao động mới (người
công dân toàn cầu), tiếp tục dẫn đến những yêu cầu mới về chất lượng và hiệu
qủa giáo dục. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng,
là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và
hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và
nhà trường nói riêng (Trong đó có nhà trường phổ thông) là một tât yếu khách
quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay nhất
là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Đảng và Nhà nước nhận thức rõ tính tất yếu và sự cần thiết phải đổi mới
giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Đảng và nhà nước đã quyết
tâm đổi mới giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở các quan điểm
chỉ đạo mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt tại các giải pháp phát triển
giáo dục. Từ các nội dung của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 Hiệu
trưởng trường phổ thông đã có tầm nhìn tổng thể về phát triển giáo dục, phát
triển giáo dục phổ thông có các điều kiện để đảm bảo cho tiến trình đổi mới lãnh
đạo và quản lý nhà trường.
Người lãnh đạo và quản lý nhà trường trước tiên phải khẳng định rằng
người hiệu trưởng trường phổ thông có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý
Trong đó:
- Lãnh đạo để luôn có sự thay đổi và phát triển bền vững.
- Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu. Chính vì
vậy cần tập trung vào vai trò lãnh đạo của người hiệu trưởng và tập trung vào
lãnh đạo sự thay đổi trong nhà trường.
2/ Đối với chuyên đề 2: Lãnh đạo và quản lý sự đổi mới ở trường phổ
thông.
Nhận thức được rằng xã hội chúng ta đang sống đang không ngừng thay
đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải xây
dựng được lực lượng lao động "Tư duy” nên việc thay đổi là tất yếu. Nếu biết
lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận
sự thay đổi một cách chủ động và tích cực. Để thực hiện được yêu cầu trên
người Hiệu trưởng cần phải:
Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi: Đưa ra một chương trình học phong phú
và đa dạng phù hợp, thay đổi môi trường học tập, thúc đẩy việc học tập học sinh
là những mục đích đầu tiên. Cần chú trọng vào các chương trình mục tiêu cho
giáo dục, đảm bảo môi trường học tập phong phú và bổ ích Tạo được bầu
không khí nhà trường tích cực, một nét đặc trưng rõ ràng về tổ chức, đặc trưng
Thu hoạch cá nhân sau lớp học theo hình thức liên kết V-S/ Nguyenvanthong2010
2
bởi những sứ mệnh, giá trị, mục đích và chuẩn kết quả đạt được, lấy công việc
làm trung tâm, tạo ra một môi trường làm viêc cởi mở, thân thiện và thú vị mang
tính văn hoá. .
3/ Đối với chuyên đề 3: Văn hoá Nhà trường
Phải hiểu rằng văn hoá nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá
trị, niềm tin và hành vi ứng xử…đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác
biệt với các tổ chức khác. Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống
vật chất, tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ
mạng, triết lý, muc tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý…bầu không
khí tâm lý.Thể hiện hệ thông qua các chuẩn mực,các giá trị, niềm tin, quy tắc
ứng xử…,được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận.
Vì lẽ đó vai trò của hiệu trưởng trong lãnh đạo phát triển văn hoá nhà trường là
rất to lớn vì Hiệu trưởng có vai trò quyết định chi phối sự phát triển văn hoá nhà
trường.
4/ Đối với chuyên đề 4: Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông.
Cần hiểu rằng kế hoạch chiến lược là bản kế hoạch trong đó có những
định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong
đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại, đảm
bảo cho nhà trường có được sự phát triển vượt bậc. Hiệu trưởng cần nắm rõ các
khái niệm:
- Sứ mạng: Sứ mạng khẳng định mục đích, lý do sự tồn tại của nhà
trường, các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ nhà trường sẽ thực
hiện để thoả mãn nhu cầu giáo dục cho học sinh.
- Giá trị: Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có
liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường.
- Tầm nhìn: Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai của nhà trường có thể đạt
được, thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng. Tầm nhìn chỉ rõ quang
cảnh hiện thực, tin cậy và hấp dẫn của tương lai. Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi
nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai.
5/ Đối với chuyên đề 5: Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông.
Phải nhận thức rằng đội ngũ cán bộ,viên chức là lực lượng cơ bản tham
gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò
quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy người hiệu trưởng
phải nắm rõ vai chỉ đạo của mình. Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư TƯ Đảng
chỉ rõ: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá,
đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo
thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi
ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
6/ Đối với chuyên đề 6: Huy động nguồn lực phát triển trường phổ
thông.
Cần nắm vững nguồn lực của trường phổ thông là tập hợp các yếu tố mà
nhà trường sử dụng để thực hiện. Bao gồm:
Nguồn nhân lực
Thu hoạch cá nhân sau lớp học theo hình thức liên kết V-S/ Nguyenvanthong2010
3
Nguồn lực tài chính
Nguồn lực vật chất
Nguồn lực thông tin
Trên cơ sở nắm vững các nhân tố bên trong và bên ngoài nhà trường ảnh
hưởng đến nguồn lực, hiệu trưởng xác định được vai trò của mình trong việc
huy động nguồn lực phát triển nhà trường. Quy trình huy động nguồn lực phát
triển trường phổ thông , thực chất là thực hiện các chức năng quản lý, đó là các
chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
+Lập kế hoạch huy động các nguồn lực của trường phổ thông là thiết lập
một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận, sao cho các cá nhân và bộ
phận có thể kết hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu về huy
động nguồn lực của nhà trường.
+ Lãnh đạo huy động nguồn lực tường phổ thông là việc định ra chủ
trương đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của trường để huy
động nguồn lực.
+ Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho
các hoạt động đạt kết qủa tốt hơn, đồng thời kiểm tra giúp phát hiện ra những sai
sót, sai lệch để có biện pháp khắc phục đảm bảo cho hoạt động huy động nguồn
lực thực hiện đúng hướng.
7/ Đối với chuyên đề 7: Lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn
diện học sinh phổ thông.
Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh
phổ thông là lãnh đạo và quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục trong trường
phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Cần phải trang bị cho mình cách nhìn mới về chương trình quản lý giáo
dục. Đó là:
+ Tập trung vào việc lãnh đạo quản lý trường phổ thông nơi tôi đang công
tác là một vấn đề cấp thiết, vì rằng xu hướng đẩy mạnh phát triển toàn cầu đang
đặt ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển trước hết phải nhanh
chóng tiếp cận với tư duy mới.
+ Tập trung vào việc lãnh đạo quản lý vào sự thay đổi. Thực tế quá trình
lãnh đạo, bản thân gặp phải một số vấn đề cần phải lãnh đạo thay đổi như là:
* Đối với giáo viên: Giáo viên giảng dạy hầu như năm nào cũng thiếu.
Ngoài ra còn bất cập về trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, ý chí tự học
còn thấp, một số giáo viên ngại tham gia các hoạt động chung của nhà trường,
hoạt động xã hội
* Đối với học sinh: Còn một số học sinh cá biệt, trong nhà trường còn
nhiều đối tượng học sinh nghèo, một số em chưa thực sự ham học…
* Đối với phụ huynh: chưa hài lòng về cơ sở vật chất trường lớp, còn
khoán trắng con em mình cho nhà trường .
Thu hoạch cá nhân sau lớp học theo hình thức liên kết V-S/ Nguyenvanthong2010
4
* Xây dựng văn hoá nhà trường phải nhanh chóng giữ gìn và phát triển
giá trị đích thực là xây dựng bằng được năm giá trị cốt lõi đó là " Nề nếp - thân
thiện -nhân văn - trung thực - vươn lên"
* Tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược thể hiện được sứ mệnh, tầm
nhìn trong tương lai sẽ là:
+ Về sứ mệnh: Phấn đấu giáo dục học sinh phát triển toàn diện có khả
năng vươn lên tự học suốt đời.
+ Về tầm nhìn: Là trường đạt chất lượng giảng dạy – giáo dục đạt chuẩn
trở lên.
Ý định của bản thân sau khi về trường sẽ vận dụng một phần mà
mình thấy cần thiết phải làm trước mắt để làm cho nhà trường thay đổi,
tiến bộ:
Qua những chuyên đề đã được học và liên hệ với đặc điểm tình hình của
nhà trường tôi nhận thấy để đổi mới công tác quản lý nhà trường nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục tại đơn vị mình công tác thì người lãnh đạo, quản lý cần làm
tốt một số việc cụ thể như sau:
+ Đổi mới trong việc xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhà trường bằng
việc xây dựng nội quy cơ quan và các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua một cách
toàn diện .Tổ chức đánh giá xếp loại thi đua một cách khách quan, dân chủ và
đảm bảo tính công bằng. Xây dựng quy chế khen thưởng phù hợp với tình hình
của nhà trường để động viên khích lệ tinh thần làm việc và học của cán bộ giáo
viên.
+ Đổi mới công tác xã hội hoá giáo dục trong đó tập trung và làm tốt công
tác huy động nguồn lực xây dựng nhà trường.Tập trung mua sắm nâng cao các
trang thiết bị phục vụ dạy và học cho học sinh,xây dựng môi trường xanh - sạch
- đẹp. Việc đổi mới trong công tác xã hội hoá cần làm tốt công tác phối kết hợp
giữa nhà trường – gia đình và xã hội.
+ Công khai những hoạt động của nhà trường đến mọi thành viên,các bộ
phận đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh, tổ chức, thực hiện các hoạt
động bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng
học sinh sinh giỏi. Trân trọng các thành tích của cán bộ giáo viên, nhân viên
giỏi, năng động, sáng tạo.
+ Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên; thường xuyên dự giờ thăm
lớp, kiểm tra hồ sơ sổ sách, kích thích tư duy tích cực tự học của cán bộ giáo
viên , nhà trường hỗ trợ về thời gian ,cơ sở vật chất , tài liệu học tập. Hỗ trợ
giáo viên đổi mới dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ giáo viên – nhân viên trong nhà
trường ở mỗi năm học, chỉ tiêu từng lớp chủ nhiệm, bộ môn, từng bộ phận trước
khi thực hiện công việc. Giáo dục đạo đức nhân cách học sinh, ứng xử giao tiếp
trong nhà trường.
+ Nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các
bộ phận, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Phát triển các mối quan hệ hợp
tác giữa các cá nhân, bộ phận đoàn thể trong nhà trường, kết hợp tốt trong ba
Thu hoạch cá nhân sau lớp học theo hình thức liên kết V-S/ Nguyenvanthong2010
5
môi trường giáo dục. Lấy thi đua làm một phần khuyến khích giáo viên, cán bộ,
nhân viên có tinh thần trách nhiệm tạo động cho họ làm việc.
Để thực hiện có hiệu quả công tác đổi mới trong quản lý để nâng cao chất
lượng giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo, nhà quản lý cần phải có năng lực, trình
độ, có quyết tâm, bản lĩnh, năng động, sáng tạo trong mọi công việc trong quản
lý.
An Minh, ngày 19 tháng 07 năm 2010
Người viết thu hoạch
Nguyễn Văn Thông
Thu hoạch cá nhân sau lớp học theo hình thức liên kết V-S/ Nguyenvanthong2010
6