Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đạo đức Khổng Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.27 KB, 1 trang )

Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
*Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời:
- Hiến tế cho thần thánh,
- Thiết chế chính trị và xã hội
-Hành vi hàng ngày.
Lễ được xem là xuất phát từ trời. Đối với Khổng tử, nghĩa là nguồn gốc của lễ. Nghĩa chính là
cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử
theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi
của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một
lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại . Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang
cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong
suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
Cũng như lễ xuất phát từ nghĩa, thì nghĩa cũng xuất phát từ nhân Nhân là cách cư xử tốt với mọi
người. Hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai
trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng nhân thì
thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng
của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì
họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi
người.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái gì mà ta không muốn
thì đừng làm cho người khác"

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×