Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vài nét về điều kiện tự nhiên khu vực đầm phá Thừa Thiên Huế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.43 KB, 8 trang )

Vài nét về điều kiện tự nhiên khu vực đầm phá
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh miền Trung Việt
Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song
do vị trí của nó ở vùng vĩ độ thấp, địa hình phức tạp, phía
nam bị chắn bởi dãy Trường Sơn nên có một ranh giới khí
hậu rõ rệt mang những đặc thù riêng. Điều này đã ảnh
hưởng đến số lượng và sinh khối của sinh vật đầm phá, đã
đem lại cho phá Tam Giang một quần xã sinh vật phong
phú và đa dạng.
2.1.1. Vị trí địa lí
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là hệ đầm phá lớn nhất
Đông Nam Á thuộc cỡ lớn trên thế giới, điển hình cho các
đầm phá ven biển miền Trung nước ta. Đầm phá kéo dài từ
cửa sông Ô Lâu đến cửa Tư Hiền thông qua các huyện
Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc
với chiều dài 68 km, chiều rộng trung bình là 2 km. Nơi
rộng nhất là 10 km tạo nên một thuỷ vực có diện tích mặt
nước rộng gần 22.000 ha, được thông với biển qua hai cửa:
cửa biển Thuận An ở phía Bắc và cửa Tư Hiền ở phía Nam,
cách nhau hơn 40 km.
Phía Đông đầm phá tiếp giáp với các cồn cát trải dài kết
hợp với các khu dân cư sinh sống ven đầm phá. Phía Tây
tiếp giáp với dãy đồng bằng hẹp, bị chia cắt bỡi những con
sông, chân núi, rìa làng.
2.1.2. Địa hình
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được bao quanh bỡi
những đụn cát ở phía Đông, và chân núi, chân ruộng ở phía
Tây. Do ảnh hưởng của dòng chảy mà địa hình vùng đầm
phá ở đây thường thoai thoải ở ven bờ và bằng phẳng ở
đáy, với chất đáy là bùn cát hoặc cát bùn.
Độ sâu trung bình của phá là 1,5m ở hầu hết các đầm dạng


hồ (An Gia, Vĩnh Xương, Sam Chuồn, Cầu Hai) và 3,0m ở
các đầm dạng sông (Tam Giang, Thuỷ Tú).
Hàng năm ở đây có lượng phù sa bồi lắng cung cấp cho
đầm phá một khối lượng vật chất dinh dưỡng lớn, làm tiền
đề cho nguồn thức ăn tự nhiên phát triển. Đây là nguồn
thức ăn quan trọng cho cho các loài động vật thuỷ sản.
2.1.3. Điều kiện thuỷ văn
Nồng độ muối
Qua theo dõi độ mặn của đầm phá dao động trong khoảng
từ 0,2-27‰. Độ mặn ở khu vực đầm phá Thừa Thiên Huế
thay đổi theo mùa và vị trí địa lí.
Độ mặn ở khu vực Cầu Hai là thấp nhất, dao động trong từ
0-19‰, mùa khô dao động từ 17-25‰, mùa mưa dao động
từ 0-5‰. Độ mặn ở khu vực Thuỷ Tú biến động trong
khoảng từ 0-29‰ trung bình 11‰; mùa mưa dao động từ
0-6‰, mùa khô từ 25-30‰. Độ mặn ở khu vực Tam Giang
nằm trong khoảng 0-26‰ trung bình 9‰.
Nhìn chung độ mặn ở khu vực Tam Giang- Cầu Hai phụ
thuộc vào tính chất mùa rõ rệt, trong đó thời gian mặn hoá
kéo dài hơn so với thời gian ngọt hoá. Quá trình sinh
trưởng, phát triển của thuỷ sinh vật trong đầm phá chịu ảnh
hưởng rất lớn của độ mặn.
Độ pH
Khu hệ đầm phá Thừa Thiên Huế mang tính chất hơi kiềm
và có sự thay đổi theo tầng nước và theo theo mùa. Giá trị
pH ở tầng mặt đạt 8,0-8,2 về mùa khô, về mùa mưa là 7,1-
7,5. Ở tầng đáy dao động cũng tương tự nhưng thấp hơn
tầng mặt. Ở các vùng cửa sông và gần cửa sông pH lại thấp,
thích nghi cho các đối tượng nước ngọt và một số loài chịu
được độ mặn thấp.

Độ trong
Độ trong vào mùa khô thường đạt giá trị cao hơn do sự tác
động của khối nước từ lục địa là không lớn, nước đầm phá
chủ yếu chịu sự tác động của khối nước biển xâm nhập sâu
vào đầm phá qua 2 cửa. Về mùa mưa do tác động của khối
nước từ lục địa cộng với mưa to từ sông suối lớn tập trung
vào đầm phá mang theo phù sa làm cho độ trong giảm.
Tóm lại khu hệ đầm phá có độ trong khá cao, dao động
trong khoảng từ 1,0 - 1,5 m.
Chế độ thuỷ triều
Vùng biển TT-Huế có chế độ bán nhật triều không đều,
biên độ triều nằm trong khoảng 0,4 - 0,7m. Riêng vùng cửa
biển Thuận An có chế độ bán nhật triều đều, biên độ triều
khoảng 0,4-0,5m.
Nhìn chung, biên độ triều trong đầm phá thấp hơn so với
biên độ triều trên biển. Với chế độ bán nhật triều như vậy
làm cho nước trong khu hệ đầm phá luôn được trao đổi.
Nguồn nước và dòng chảy
* Nguồn nước: Nước trong khu vực đầm phá TT-Huế được
cung cấp bởi các nguồn sau: Nguồn nước lục địa từ các con
sông (chủ yếu là sông Ô Lâu, sông Bồ, Sông Hương, sông
Truồi) đổ vào đầm phá với lưu lượng lớn, nguồn này rất
lớn vào các tháng mùa mưa. Nước từ biển Đông đi vào khu
hệ đầm phá qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền thông qua
chế độ thuỷ triều- đây là nguồn nước quan trọng nhất.
* Dòng chảy: hệ thống dòng chảy ở khu vực đầm phá
TT-Huế rất phức tạp do tương tác của dòng chảy ven bờ và
dòng chảy sông. Do ảnh hưởng của dòng chảy nên nước
trong đầm phá được điều hoà thường xuyên, thủy sinh vật
cũng có sự phân bố đều và có đầy đủ thành phần loài của

vùng nước ngọt, lợ, mặn. [2]
2.1.5. Cơ sở thức ăn tự nhiên
Thực vật thuỷ sinh
* Thực vật nổi (Phytoplankton): Theo những kết qủa điều
tra cơ bản của khoa Sinh Học, trường Đại học Khoa học
Huế thì trong hệ đầm phá có 225 loài thực vật nổi gồm
nhiều nghành khác nhau: thành phần chiếm ưu thế là tảo
Silic (Baccilariophyta) với 145 loài, tiếp theo là tảo Lục
(Chlorophyta) 21 loài, tảo Giáp (Pyrrophyta) 16 loài, tảo
Lam (Cyanophyta) 15 loài, tảo vàng ánh (Chlosophyta) 2
loài. Như vậy, tảo silic, tảo lục, tảo giáp chiếm ưu thế là
thành phần chính của thực vật nổi, số lượng và thành phần
của chúng phân bố trong hệ đầm phá phụ thuộc vào môi
trường, đặc biệt là sự dao động của độ mặn. Nhưng nhìn
chung, thực vật nổi trong đầm phá có sinh khối cao. Bình
quân mỗi năm đạt từ 10
3
-10
6
tế bào/ml.
* Tảo lớn và thực vật có hoa: Tảo lớn và thực vật có hoa
chiếm khối lượng rất đáng kể là cơ sở thức ăn ban đầu rất
quan trọng của thuỷ vực. Cho đến nay, trên toàn bộ khu
vực đầm phá đã xác định được 54 loài tảo lớn tập trung chủ
yếu ở các nghành: tảo Lục (Chlorophyta) 16 loài, tảo nâu
(Phaeophyta) 22 loài; thực vật có hoa 11 loài. Cỏ thủy sinh
đã xác định tên được 15 loài tập trung chủ yếu vào các họ:
họ thủy thảo (Hydrocharitaceae), họ hải kiều
(Cymodoceaceae), họ hải rong (Zosteraceae), họ xuyên
mạn (Ruppiaceae).

Động vật không xương sống
* Động vật nổi (Zooplankton):
Theo thống kê của bộ Thuỷ sản, đầm phá TT- Huế có 34
loài trong đó gồm có: giáp xác chân chèo (Copepoda) 28
loài, giáp xác râu nghành (Cladocera) 5 loài, luân trùng
(Rotifer) 1 loài. Mật độ bình quân 594 cá thể/m3. Trong đó
các loài có nguồn gốc từ biển chiếm ưu thế.
Số lượng và thành phần loài phụ thuộc vào độ mặn. Thành
phần loài nước ngọt chủ yếu vào mùa mưa. Thành phần
loài nước lợ xuất hiện hầu hết các tháng trong năm và
chiếm số lượng đông đảo nhất trong thành phần loài. Thành
phần loài nước mặn có nguồn gốc từ biển thường xuất hiện
vào mùa khô có nồng độ muối cao.
* Động vật đáy (Zoobenthos)
Hiện nay đã xác định được 34 loài động vật đáy trong hệ
đầm phá TT-Huế, trong đó: động vật thân mềm (Mollusca)
10 loài chiếm số lượng lớn nhất, giun nhiều tơ (Polychaeta)
9 loài, giáp xác bơi nghiêng (Amphypoda) 9 loài, ấu trùng
côn trùng 3 loài, giáp xác chân đều (Izopoda) 2 loài,
Tanadacea 1 loài. Hầu hết các loài có mặt khắp nơi trong
thuỷ vực, chứng tỏ khả năng thích ứng rộng muối của
chúng. [2]
2.1.6. Khu hệ cá
Theo công trình nghiên cứu về định loại của Võ Văn Phú
thì ở khu hệ cá đầm phá TT-Huế có 163 loài thuộc 88
giống, 57 họ và 11 bộ trong đó bộ cá vược (Perciformes)
chiếm ưu thế với 28 họ và 58 loài, bộ cá đối (Mugilformes)
13 loài, bộ cá trích (Clupeiformes) 12 loài, bộ cá chép
(Cypriniformes) 11 loài, bộ cá chình (Anguilliformes) 10
loài. Đầm phá thường xảy ra hiện tượng ngọt hoá vào mùa

mưa, mặn hoá vào mùa khô nên thành phần loài có sự thay
đổi. Về mùa mưa, các loài phân bố rộng khắp có đầy đủ
thành phần loài: cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Về mùa
khô do có hiện tượng mặn hoá xảy ra ở khu vực đầm phá
nên các loài nước ngọt đi sâu vào các con sông nhường chổ
cho các loài nước lợ và nước mặn.
Trong khu hệ có 163 loài cá được biết đến thì có nhiều loài
cá có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi, bước đầu đạt được
kết quả tốt tiến tới đa dạng hóa thành phần đàn cá nuôi,
ghóp phần phát triển kinh tế xã hội. [2],[8]


×