Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Warren Buffett - Con đường dẫn đến sự giàu có potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.29 KB, 4 trang )

Warren Buffett - Con đường dẫn đến sự giàu có
Warren Edward Bufett, nhà đầu tư giá trị huyền thoại, đã biến một xưởng dệt
đang ốm yếu trở thành một cỗ máy tài chính đầy sức mạnh mà sau này trở thành
công ty cổ phần thành công nhất thế giới. Được mệnh danh là “nhà tiên tri của
Omaha” bởi sự tinh thông trong đầu tư của ông, Bufett đã tích lũy được một
lượng của cải cá nhân hơn 62 tỷ đôla, đưa ông trở thành một trong những người
dẫn đầu danh sách tỷ phú năm 2008 do tạp chí Forbe bình chọn. Ông đã tạo động
lực cho rất nhiều tín đồ trung thành hàng năm đến Omaha để có cơ hội nghe ông
nói chuyện tại cuộc họp thường niên ở Beckshire, một sự kiện được gán cho
danh hiệu một cách hài hước là "lễ hội âm nhạc của chủ nghĩa tư bản -
"Woodstock of Capitalism".



Thời trai trẻ
Buffett ra đời vào ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, Nebraska, là người con thứ
hai trong ba chị em và là con trai một của Howard và Leila Buffett,. Cha ông là người
môi giới chứng khoán và đã từng là đại biểu quốc hội Mỹ cả bốn nhiệm kỳ. Howard
tham gia các nhiệm kỳ không liên tục vào danh sách ứng cử viên của đảng Cộng Hòa,
nhưng ông lại theo quan điểm tự do chủ nghĩa.
Kiếm tiền là một sở thích có từ rất sớm của Buffett, ông bán nước giải khát và có một
chặng đường suôn sẻ. Mới 14 tuổi ông đã đầu tư những thứ kiếm được từ những nỗ
lực này vào 40 mẫu đất, sau đó cho thuê lấy lãi. Bị cha thúc giục, ông nộp đơn xin vào
học tại đại học Pennsylvania và đã được chấp nhận. Không thấy ấn tượng, Buffett đã
rời trường đại học Pennsylvania sau hai năm và chuyển sang đại học Nebraska. Sau
khi tốt nghiệp, cha ông một lần nữa thuyết phục về giá trị của việc học, và động viên
ông theo đuổi học vị. Harvard đã từ chối Buffett nhưng Colombia thì nhận ông. Buffett
học tập dưới sự hướng dẫn của Benjamin Graham, cha đẻ của thuyết đầu tư giá trị, và
thời gian ở Colombia đã mang lại cho ông một giai đoạn sự nghiệp huyền thoại mặc
dầu nó được khởi sự muộn. (Hãy đọc đầu tư giá trị trong cuốn “3 Nguyên tắc đầu tư bất
tận nhất và Phương thức đầu tư của Warrent Buffet là gì?” - “The 3 Most Timeless


Investment Principles and What Is Warren Buffett’s Investing Style?”.)
Sau khi tốt nghiệp, Graham đã từ chối thuê Buffett, thậm chí gợi ý ông không nên làm
việc ở phố Wall. Cha của Buffett đồng ý với Graham, và thế là Buffett trở lại Omaha làm
việc tại công ty chứng khoán của cha mình. Ông đã cưới Susan Thompson và họ bắt
đầu cuộc sống gia đình. Một thời gian ngắn sau đó Graham thay đổi quan điểm và đề
nghị Buffet đến làm việc ở New York.
Nền tảng của giá trị
Khi ở New York, Buffett có cơ hội xây dựng dựa trên những lý thuyết về đầu tư mà ông
đã học được từ Graham ở Colombia. Đầu tư giá trị, theo Graham nghĩa là liên quan
đến việc tìm kiếm cổ phần được bán hạ giá khác thường dưới mức giá trị tài sản, và
ông gọi đó là “giá trị nội tại”. Buffett đã tiếp thu tinh hoa nhưng đã có sự quan tâm đến
việc phát huy nó lên một bước xa hơn nữa. Không giống Graham, ông còn muốn xem
xét cả bên ngoài những con số và tập trung vào đội ngũ quản lý của công ty cũng như
lợi thế cạnh tranh của sản phẩm công ty trên thị trường. (Để biết thêm về “Giá trị nội tại
– intrinsic value” xem “ Phân tích cơ bản: Đó là gì? - Fundamental Analysis: What is
it?”).
Năm 1956, ông trở lại Omaha, mở công ty Buffett Associates và đã mua một căn nhà.
Năm 1962, ở tuổi 30, ông đã là một triệu phú khi ông đã hợp lực với Charlie Munger.
Sự cộng tác của họ cuối cùng đã có kết quả trong sự phát triển một triết lý đầu tư dựa
vào quan điểm của Buffett về tìm kiếm ở đầu tư giá trị như một cái gì đó còn hơn là cố
gắng moi móc vài đồng đôla cuối cùng của những thương vụ đang hấp hối.
Với triết lý đó, họ đã mua Berkshire Hathaway, một xưởng dệt đang sắp đóng cửa. Bắt
đầu bằng việc vận dụng thuyết giá trị cổ điển của Braham để sau đó khi việc kinh doanh
hé mở những tín hiệu hồi sinh thì nó trở thành những khoản đầu tư chiến lược dài hạn.
Nguồn vốn sinh ra từ việc kinh doanh dệt may được sử dụng để thực hiện những
khoản đầu tư khác. Cuối cùng chính cổ phần từ thương vụ ban đầu lại bị những khoản
cổ phần khác làm cho lu mờ. Năm 1985, Buffett ngừng kinh doanh dệt may nhưng ông
vẫn tiếp tục giữ tên công ty đó. Triết lý đầu tư của Buffett dựa trên nguyên tắc chỉ mua
cổ phẩn của những công ty mà ông tin chắc rằng chúng được quản lý tốt và đang bị
đánh giá thấp hơn giá trị của nó. Khi mua chứng khoán, ông có xu hướng nắm giữ

chúng dường như vô thời hạn. Tất cả những công ty như Coca Cola, American
Express và Gillette đều đáp ứng những tiêu chí của ông và được giữ lại trong danh
mục đầu tư của Berkshire Hathaway trong nhiều năm. Trong nhiều trường hợp ông
mua lại toàn bộ công ty nhưng vẫn để ban lãnh đạo công ty tiếp tục điều hành công
việc kinh doanh hàng ngày. Một vài hãng nổi tiếng thuộc thể loại này trong đó có See’
Candies, Fruit of the Loom, Dairy Queen, The Pampered Chef và GEICO Auto
Insurance.
Bí quyết của Buffett vẫn còn giữ nguyên vẹn đến khi cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ
trở nên phổ biến. Thuộc tuýp người kiên định không thích công nghệ mới, Buffett đứng
ngoài cuộc chơi những cổ phiếu ngành công nghệ suốt cuối thập niên 90. Giữ vững lập
trường và khước từ đầu tư vào những công ty không đảm bảo niềm tin để ông ủy thác,
Buffett đã nhận được sự coi thường của những chuyên gia phố Wall và bị nhiều người
tẩy chay như một người đã hết thời. Dầu hiệu suy nhược trong lĩnh vực công nghệ xuất
hiện khi hàng loạt vụ nổ bong bóng trong lĩnh vực kinh doanh mạng đã làm trắng tay
nhiều chuyên gia đó. Còn lợi nhuận của Buffett khì tăng gấp đôi. (Để xem những sự
kiện này hãy đọc The Greatest Market Craches, Sorting Out Cult Stock and Beavioral
Finance: Herd Behavior).
Cuộc sống riêng
Mặc dù có tài sản tính bằng tiền tỷ nhưng Warren Buffett nổi tiếng thanh đạm. Ông vẫn
sống trong căn hộ 5 phòng được mua năm 1958 với giá 31,000 đô la., uống Coca Cola
và ăn tối ở những nhà hàng trong vùng nơi có những chiếc Hăm-bơ-gơ hay món thịt
quay ông ưa thích. Trong thời gian dài ông né tránh ý tưởng mua phi cơ riêng. Cuối
cùng thì ông cũng có một chiếc và ông đặt tên nó là “Indefensible – Không thể cưỡng
nổi” – thể hiện sự tự phê bình một cách công khai về việc bỏ tiền ra mua chiếc phi cơ
đó. (Hãy đọc cuốn Downshift To Simplify Your Life and Save Money The Scottish Way
nếu bạn muốn tìm hiểu xem tiết kiệm thế nào để bạn có thể tiết kiệm được những
khoản tiền lớn.)
Ông chung sống với Susan Thomson hơn 50 năm kể từ đám cưới năm 1952. Họ có ba
người con Susie, Howard và Peter. Buffett và Susan ly thân năm 1977 nhưng vẫn duy
trì hôn nhân đến khi bà qua đời năm 2004. Trước khi qua đời, Susan đã làm mối cho

ông với Astrid Menks, một người hầu bàn. Buffett và Menks bắt đầu chung sống từ năm
1978 và sau đó chính thức cưới nhau vào tháng 8 năm 2006.
Tài sản thừa kế
Bạn sẽ sử dụng đồng tiền thế nào nếu bạn là nhà đầu tư thành công nhất thế giới? Nếu
là Warren Buffett bạn sẽ đem cho đi. Buffett làm sửng sốt cả thế giới khi vào tháng 6
năm 2006 ông thông báo phần lớn tài sản của ông được góp vào quỹ từ thiện Bill &
Melida Gates, nơi tập trung vào các vấn đề về sức khỏe nhân loại, hệ thống thư viện
nước Mỹ và các trường học trên toàn thế giới. Nó là một quỹ từ thiện trong sáng nhất
thế giới. (Hãy tìm hiểu người quyên góp thánh thiện nhất ở phố Wall trong cuốn The
Saints Of Wall Street.)
Những khoản từ thiện sẽ được góp bằng cổ phiếu loại B của Berkshire Hathaway. Tổng
giá trị quyên góp vào quỹ Gates là 10 triệu cổ phiếu. Nó được trích từ 5% tiền lãi chỉ
đến khi Buffett chết hoặc khi quỹ không còn tuân theo những qui định sử dụng tiền hay
những qui định mà Bill và Melinda Gates duy trì một cách tích cực cho những hoạt
động của quỹ. Khoản từ thiện mà Buffett góp năm 2006 là 500,000 cổ phiếu với trị giá
gần tới 1.5 tỷ đô la.
Tính theo giá trị cổ phiếu tháng 6 năm 2008, toàn bộ khoản từ thiện đã được góp vào
quỹ Gates có giá trị vào khoảng 37 tỷ đô la. Buffett đánh giá giá trị cổ phần đó sẽ tiếp
tục tăng thêm qua thời gian. Một khoản từ thiện bằng cổ phần khác sẽ được chia đều
cho ba quỹ do những người con của Buffett điều hành. Thêm một khoản một triệu cổ
phiếu sẽ chuyển đến một quỹ được thành lập để tỏ lòng kính trọng người vợ quá cố
của ông.
Trong khi quỹ từ thiện Gates đã hẳn là một bất ngờ lớn, thì những nỗ lực từ thiện của
Buffett chẳng có gì mới. Ông vẫn đang cống hiến tiền của trong suốt bốn năm qua cho
quỹ Buffett, sau này được đổi tên là Susan Thomson Buffett. Quỹ này hỗ trợ quyền tự
lựa chọn của người phụ nữ có kế hoạch hành động nhằm giảm bớt việc gia tăng sinh
đẻ trong gia đình.
Buffett luôn vạch kế hoạch để dành phần lớn tài sản của mình làm từ thiện sau khi chết.
Tinh hoa giá trị trong tâm hồn Buffett là: lý trí, quyết đoán, độc lập chính trị và nó vẫn
đang chiếu sáng suốt đường đời của ông. Câu nói nổi tiếng của ông chính là: “Tôi biết

những gì tôi làm, và điều đó tạo nên ý nghĩa để tiếp tục.”
Kết luận
Tương lai chứng kiến Buffett vẫn tiếp tục không ngừng quyên góp tiền làm từ thiện. Nói
về vấn đề này, ông cho biết: “Tôi không phải là người say mê được giầu có như vua,
đặc biệt khi mà sự lựa chọn là sáu tỷ người trên thế giới đang phải làm vật lộn với
những công việc nghèo khó hơn nhiều trong cuộc sống còn chúng ta lại đang có cơ hội
kiếm lợi từ đồng tiền.” (Theo thống kê của BBC ngày 26 tháng 6 năm 2006 thì Buffett
đã quyên góp được 37 tỷ đô la làm từ thiện.)

×