Tải bản đầy đủ (.doc) (548 trang)

Những bài văn mẫu dành cho khối lớp 6 ( Hay )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.33 KB, 548 trang )

HUY HUÂN - NGÔ TUẤN - THẢO NGUYÊN
THANH HUYỀN - THI LOAN
(Biên soạn, tuyển chọn và giới thiệu)
1
NHỮNG BÀI VĂN MẪU
DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 6
2
3
4
5
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
6
LỜI NÓI ĐẦU
Phần Tập làm văn trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở đặt ra nhiều
yêu cầu phong phú, đa dạng có tính chất thực hành. Đối với lớp 6, để việc học tập có hiệu quả,
chúng ta có thể luyện tập viết các đề văn sau:
Hãy kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi; Thay lời bà mẹ Thánh Gióng, hãy kể lại câu
chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân cứu nước; Hãy kể tóm tắt truyện Thánh Gióng; Kể về một
người thầy (cô) kính yêu nhất của em; Trong vai Sơn Tinh hoặc Thuỷ Tinh, hãy kể lại truyền
7
thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng; Em hãy
tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết;
Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập; Trong buổi lễ đăng
quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh: bánh chưng và bánh
giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy; Tưởng tượng cuộc thi vẻ đẹp của các loài hoa và trong vai một loài
hoa, em hãy kể lại cuộc thi đó; Trong vai ông lão, cá vàng hoặc mụ vợ, hãy kể lại chuyện Ông
lão đánh cá và con cá vàng; Em hãy kể lại lời tâm sự của cây bàng (hoặc cây phương) non bị lũ
trẻ bẻ cành lá; Hãy kể lại một việc làm khiến bố mẹ em vui lòng; Hãy tưởng tượng và kể lại câu
8
chuyện 10 năm sau, khi em về thăm trường cũ; Trong vai thầy Mạnh Tử kể lại chuyện Mẹ hiền
dạy con; Hãy kể tóm tắt câu chuyện Cây bút thần; Em hãy miêu tả quang cảnh tưng bừng nơi em


ở vào một ngày đầu xuân mới; Hãy miêu tả hình ảnh người thân yêu nhất của em; Dựa vào văn
bản Bức tranh của em gái tôi, hãy miêu tả lại hình ảnh người em gái theo trí tưởng tượng của
em; Hãy tả lại Ông Tiên trong các truyện cổ tích dân gian theo trí tưởng tượng của em; Tả lại
quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em; Hãy tả lại hình ảnh một loài cây vào dịp tết đến
xuân về; Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi
em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em); Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy
9
tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời; Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố
hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày xuân, hè, thu hoặc đông; Em đã chứng kiến
cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy tả lại trận bão lụt khủng khiếp
đó; Em hãy tả lại một sự việc khiến cha mẹ không hài lòng; Tả dòng sông mùa lũ; Em hãy tả lại
khu vườn nhà em; Hãy miêu tả con đường từ nhà đến trường; Em hãy viết bài văn miêu tả về
một trong những người thân của mình; Tả cảnh hoàng hôn quê em; Tả cảnh vườn trái cây của
miệt vườn quê em; Em hãy tả một người bạn thân của em; Tả cảnh hoàng hôn quê em,
Tuy nhiên, vì khuôn khổ nhất định, cuốn sách này chỉ giới thiệu được một số bài viết theo cấu
10
trúc bốn phần như sau:
- Phần một: Văn tự sự
- Phần hai: Văn miêu tả
- Phần ba: Một số bài viết tham khảo
Đây không phải là cuốn văn mẫu và cũng không phải là tài liệu để học sinh sao chép. Chính vì
vậy, trong mỗi phần thuộc mỗi kiểu văn, sau các đề bài tiêu biểu cho kiểu văn đó, người biên
soạn nêu dàn ý chi tiết để học sinh hình dung được cách thức, bước đi và hướng thực hành viết
bài văn. Như vậy, khái niệm "mẫu" ở đây được hiểu là bài văn do chính học sinh tự viết theo
11
những thể thức do kiểu bài văn quy định, tự lựa chọn cách diễn đạt phù hợp của mình.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để
có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.
NHÓM BIÊN SOẠN, TUYỂN CHỌN VÀ GIỚI THIỆU

12
Phần một
VĂN TỰ SỰ
- KỂ CHUYỆN (TƯỜNG THUẬT LẠI TRUYỆN)
- KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
- KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
13
I. ĐẶC ĐIỂM
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
14
- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.
II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
- Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
- Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
15
- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
- Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
- Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)
III. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6
16
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em

- Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
- Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
- Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
17
- Chú ý tránh nhầm sang văn tả ngườibằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể
việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
- Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
- Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
- Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
18
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
- Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ
*Cách làm:
19
- Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
- Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
- Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế
nào?
IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ DÀN BÀI
Đề 1. Trong vai Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân), hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.
20
*Yêu cầu
- Dạng bài: Kể chuyện tưởng tượng (dựa theo truyện): đóng vai một nhân vật kể lại.
* Nội dung

Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên theo lời nhân vật Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân). Kể đủ,
chính xác các sự việc, chi tiết chính của câu chuyện. Có thể tưởng tượng thêm chi tiết để làm nổi
rõ ý nghĩa đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt và ý nguyện đoàn kết
* Hình thức
21
+ Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ thái độ, cảm xúc của người kể.
+ Xen miêu tả, đối thoại cho lời kể sinh động.
Đề 2. Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã
học.
*Yêu cầu
− Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
22
− Nội dung:
+ Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học,
được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung
cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật ).
+ Kể lại diễn biến: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan đến
nhân vật).
− Hình thức:
23
+ Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa
truyện
+ Kể đan xen với tả, bộc lộ cảm xúc.
Đề 3. Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng, bánh dày.
*Yêu cầu
− Kiểu bài: đóng vai nhân vật kể lại truyện.
24
− Nội dung: Kể lại đầy đủ các sự việc chính của câu chuyện. Thể hiện niềm vui sướng, tự hào
khi thấy được giá trị của hạt gạo và thành quả từ bàn tay lao động của mình.
− Hình thức: Dùng ngôi thứ nhất để kể lại. Lời kể cần thể hiện cảm xúc, có hình ảnh.

Đề 4. Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
*Yêu cầu
- Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng, đóng vai một nhân vật để kể.
25

×