Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Triển Vọng của các Nghiên Cứu về Tế Bào Gốc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.61 KB, 7 trang )

Triển Vọng của các Nghiên
Cứu về Tế Bào Gốc

Các thành tựu của kỹ thuật sinh học trong những năm 90 là động cơ
thúc đẩy các nghiên cứu về tế bào gốc để tìm hiểu về cơ chế gây bệnh cũng
như sử dụng tế bào gốc vào việc điều trị những bệnh mà đến nay vẫn còn là
nan y.
Vấn đề này đã gây sôi nổi trong dư luận vì cho thấy nhiều hứa hẹn
đồng thời cũng gây tranh cãi vì đụng chạm tới những nguyên lý cơ bản về sự
sống và quyền con người.
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất tạo nên cơ thể. Nếu ta so sánh cơ thể như
một tòa lâu đài thì tế bào là những viên gạch xây dựng nên lâu đài đó. Cũng
giống như lâu đài có nhiều cấu trúc, mỗi cấu trúc lại cần một lọai gạch, đá
hoặc vật liệu riêng, mỗi bộ phận của cơ thể cũng do một lọai tế bào riêng tạo
thành thí dụ tế bào bắp thịt, tế bào thần kinh, các tế bào trong máu Khác
với viên gạch vốn chỉ là vật chất bất động, tế bào có cấu trúc tinh vi, tạo nên
một người sống, suy nghĩ, họat động và có khả năng sáng tạo. Tế bào là
những túi nhỏ phải dùng kính hiển vi mới thấy được, có màng bao bọc, chứa
một chất mà cấu trúc và sự họat động thay đổi theo từng lọai thí dụ tế bào
gan họat động như một nhà máy hóa học, tế bào bắp thịt có tính co dãn
Nhân tế bào chứa các tín hiệu di truyền điều khiển các họat động của tế bào.
Các tín hiệu di truyền ở trong các sợi nhiễm sắc thể.
Tế bào thường có 46 nhiễm sắc thể, tế bào sinh dục có 23 nhiễm sắc
thể. Khi trứng tức là tế bào sinh dục của phụ nữ thụ tinh nghĩa là kết hợp với
tế bào sinh dục nam, hai nhóm nhiễm sắc thể hợp lại khiến cho trứng thụ
tinh có 46 nhiễm sắc thể.
Trứng thụ tinh nhân đôi nhanh chóng, tạo ra 2, 4, 8, 16, 32…tế bào,
tạo thành “túi phôi”.
Túi phôi là một hình cầu rỗng gồm một lọai tế bào ngoài sẽ trở thành
“lá nuôi” là tiền thân của nhau thai, lớp tế bào trong của túi phôi là tế bào
gốc sẽ phát triển thành bào thai.


Các tế bào gốc tiếp tuc nhân đôi và chuyên biệt hóa để tạo ra hơn 200
loại tế bào khác nhau và được tổ chức thành các bộ phận như tim, phổi, hệ
thần kinh, bắp thịt…
Vậy tế bào gốc là tế bào nguyên thủy, mang đầy đủ tín hịệu di truyền
của một người, có khả năng sinh sản không hạn chế đồng thời có khả năng
chuyên biệt hóa tạo ra các bộ phận cần cho sự sống. Cấy và nuôi dưỡng tế
bào gốc tạo ra các dòng tế bào có khả năng sinh sản vô hạn dùng cho việc
nghiên cứu.
Ngoài tế bào gốc phôi có tính đa năng nghĩa là có thể chuyển biến
thành tất cả các lọai tế bào, sau này người ta tìm thấy tế bào gốc cơ thể ở
trong máu cuống rốn, nhau thai và ở trong các bộ phận thí dụ tủy xương (có
nhiệm vụ tạo ra máu), gan, bắp thịt, hệ thần kinh…
Các tế bào gốc cơ thể không có tính đa năng như tế bào gốc phôi mà
chỉ có thể chuyển biến thành tế bào của bộ phận liên hệ. Người ta hy vọng
có thể chuyển các tế bào gốc cơ thể ngược trở lại thành các tế bào gốc đa
năng hoặc từ một lọai tế bào gốc mô này sang tạo ra một lọai mô khác để
tránh phải dùng đến phôi thai.
Một nguồn tế bào gốc khác là tế bào gốc từ sự nhân bản vô tính.
Trong kỹ thuật này, người ta đặt nhân của một tế bào cơ thể vào một
cái trứng đã được lấy nhân đi rồi và làm cho trứng được ghép nhân này phát
triển thành một bào thai, tạo ra một sinh vật rập đúng khuôn của sinh vật đã
cho cái nhân đó. Năm 1996 Ian Wilmut và cộng sự viên đã làm được con
cừu Dolly từ nhân bản vô tính, là môt thành công đáng kể về sinh học.
Từ chỗ biết đươc các tín hiệu di truyền và theo dõi được sự phát triển
của sinh vật từ lúc bắt đầu, người ta hy vọng có thể hiểu được cách phát sinh
của các bệnh di truyền, tìm hiểu về các tín hiệu hóa học mà các tế bào trao
đổi với nhau trong khi phát triển và chuyên biệt hóa. Từ đó hy vọng có thể
thay đổi các tín hiệu di truyền, tìm ra các thuốc tác dụng trên các tín hiệu
hóa học. Các nghiên cứu cũng hướng vào việc dùng tế bào gốc để thay thế
các bộ phận bị hư họai như trong những trường hợp bị liệt do chấn thương

cột sống, tổn thương cơ tim do nhồi máu cơ tim, hoặc thay thế các tế bào tiết
insulin trong bệnh tiểu đường lọai 1, thay thế các tế bào thần kinh trong bệnh
Parkinson…
Các nghiên cứu về tế bào gốc phôi tuy được nói đến nhiều nhưng vẫn
còn trong vòng thí nghiệm. Người ta còn thận trọng vì các tế bào gốc phôi
với khả năng sinh sản không giới hạn có thể là nguồn gốc của ung thư. Ta
không muốn truyền tế bào gốc cho người nếu không biết chắc rằng điều này
không gây ra ung thư. Mặt khác các tế bào gốc phôi có tính đa năng nên ta
cũng không muốn truyền tế bào gốc vào một bộ phận để thấy phát triển ra
một lọai tế bào khác với tế bào của bộ phận đó.
Cho đến nay ta đã dùng tế bào gốc từ tủy xương để điều trị thành công
các trường hợp suy tủy sau khi điều trị bằng hóa chất hoặc tia X vì các bệnh
ác tính.
Một tế bào gốc đơn độc có thể tái lập lại cả hệ thống tủy để làm ra
máu của người bị suy tủy.
Việc nghiên cứu tế bào gốc cũng đặt ra những vấn đề liên hệ đến đạo
đức và pháp lý.
Ta có quyền tạo ra sự sống để dùng như một phương tiện rồi lại hủy
bỏ sự sống đó không? Đối với một số người sự sống bắt đầu từ khi trứng
được thụ tinh, vì sau khi thụ tinh, trứng phát triển thành bào thai và sinh ra
một người. Như vậy lấy tế bào gốc của phôi rồi lọai bỏ phôi có nghĩa là giết
một người. Một số người khác lại cho rằng cái phôi chưa được chuyên biệt
hóa, chưa thành hình dạng, chưa phải là một người và cho rằng dùng tế bào
gốc cấy cho người khác cũng giống như ghép bộ phận mà thôi.
Luật lệ của các nước không giống nhau. Ngay tại Hoa kỳ, luật của các
tiểu bang cũng khác nhau. Nói chung không ai tán thành nhân bản vô tính
sinh sản nghĩa là sao chép để sinh ra một người. Một số nước cho phép nhân
bản điều trị. Luật lệ về sử dụng tế bào gốc phôi cũng khác nhau.
Tháng 4 năm 2005, Hội dồng Quốc gia Nghiên cứu Hoa kỳ và Viên Y
khoa Hoa kỳ đưa ra Hướng dẫn về Nghiên cứu Tế bào Gốc được các nhà

nghiên cứu và chính trị gia tán thành. Bản Hướng dẫn khuyến cáo không
được nuôi cấy túi phôi quá 14 ngày hoặc quá thời gian hình thành dải
nguyên thủy (primitive streak) tức là nhóm tế bào tạo nên đầu và đuôi và
phân biệt bên phải bên trái của bào thai. Hội đồng cũng khuyên hạn chế việc
tạo nên các quái vật có lẫn lộn tế bào người và thú vật, khuyến cáo không
được gây giống các sinh vật đó và không được cấy tế bào phôi người vào túi
phôi của động vật cao cấp (khỉ).
Không ai muốn thấy một sinh vật nửa người nửa khỉ. Điều đó sẽ làm
ta lo sợ khi nghĩ về bản chất của con người, giá trị của nhân phẩm và quyền
của lòai vật.
Bản Hướng dẫn khuyên thận trọng trong việc cấy tế bào phôi người
vào não của sinh vật cao cấp không phải người (khỉ) để tránh khả năng tạo ra
một con khỉ mang bộ óc người. Hướng dẫn cũng quy định rằng việc hiến
tinh trùng, trứng và phôi là không có thù lao, phụ nữ tình nguyện qua chu kỳ
điều trị bằng kích thích tố để hiến trứng chỉ được đền bù phí tổn điều trị.
Nghiên cứu về tế bào gốc mở ra nhiều triển vọng dẫn đến những
phương pháp điều trị mới và hữu hiệu tuy nhiên không nên nghĩ rằng sẽ có
những thành quả có thể áp dụng được ngay trước mắt. Cần có thời gian để
tìm hiểu nhiều điều chúng ta còn chưa biết rõ.
Bs Nguyễn Văn Đích

×