Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

HỒI SỨC TIM-PHỔI CAO CẤP - CHƯƠNG 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.02 KB, 7 trang )

HỒI SỨC TIM-PHỔI CAO CẤP

CHƯƠNG 2
NHẬN BIẾT MỘT BỆNH NHÂN TRONG TÌNH TRẠNG NGUY
KỊCH VÀ NGĂN NGỪA NGỪNG TIM-HÔ HẤP (RECONNAITRE
UN PATIENT EN ÉTAT CRITIQUE ET PRÉVENIR L’ARRÊT
CARDIO-REPIRATOIRE)

Chương này bao gồm :
- Tầm quan trọng của sự nhận biết sớm một bệnh nhân trong tình
trạng nguy kịch.
- Những nguyên nhân của một ngừng tim-hô hấp nơi người lớn.
- Làm sao nhận diện và điều trị những bệnh nhân có nguy cơ ngừng
tim-hô hấp bằng cách sử dụng phương pháp ABCDE.
A/ NHẬP ĐỀ
Hầu hết những người bị ngừng tim-hô hấp đều chết. Những người
sống sót thường bị ngừng tim trước một nhân chứng, với một rung thất
(fibrillation ventriculaire) lúc làm monitoring, gây nên bởi một thiếu máu
cục bộ cơ tim nguyên phát (ischémie myocardique primaire), và họ đã nhận
một khử rung tức thời và với kết quả thành công.
Đại đa số các trường hợp ngừng tim-hô hấp trong bệnh viện không đột
ngột hay không thể tiên đoán được : trong hầu hết 80% các trường hợp, có
một sự sa sút các tham số lâm sàng trong vài giờ trước khi ngừng tim.
Những bệnh nhân này thuờng có một sự thoái biến các tham số sinh lý
(paramètre physiologique) chậm và dần dần, thuờng nhất với một tình trạng
giảm oxy (hypoxie) và hạ huyết áp không được phát hiện bởi nursing hay
được nhận biết nhưng không được điều trị đầy đủ. Nhịp của ngừng tim trong
nhóm các bệnh nhân này thường không có thể điều trị bằng một sốc điện
(hoạt động điện không có mạch hay vô tâm thu) và tỷ lệ sinh tồn lúc ra viện
rất thấp.
Một sự nhận biết sớm và một điều trị có hiệu quả những bệnh nhân


trong tình trạng nguy kịch này có thể ngăn ngừa vài trường hợp ngừng tim,
những trường hợp tử vong và những trường hợp nhập viện không được dự
kiến vào đơn vị điều trị tăng cường. Một sự nhận biết sớm cũng sẽ cho phép
nhận diện những cá nhân nào mà một hồi sinh tim-phổi không thích hợp hay
những cá nhân không muốn được hồi sinh.
B/ NHẬN BIẾT BỆNH NHÂN TRONG TÌNH TRẠNG NGUY
KỊCH
Nói chung, những dấu hiệu lâm sàng của một tình trạng nguy kịch
(état critique) đều tương tự nhau, dầu quá trình bệnh lý nguyên nhân là gì,
chủ yếu là bởi vì những dấu hiệu này chứng tỏ một sự suy thuộc loại hô hấp,
tim-mạch và thần kinh, có thể được đánh giá bằng kỹ thuật ABCDE. Những
tham số bất thường thường xảy ra nơi các khoa phòng bệnh viện, nhưng phải
nhận xét rằng việc đo và lấy các tham số sinh lý quan trọng nơi các bệnh
nhân cấp tính được thực hiện một cách rõ rệt ít thường xuyên hơn mong
muốn. Tuy vậy, việc xét đến những dấu hiệu sống đơn giản, như tần số hô
hấp có thể giúp tiên đoán một ngừng tim. Để giúp nhận biết sớm một tình
trạng nguy kịch, bây giờ nhiều bệnh viện dùng các tiêu chuẩn gọi sớm
(critères d’appel précoce) hay những tiêu chuẩn gọi (critères d’appel). Một
điểm sổ gọi sớm (score d’appel précoce) cho phép cho điểm theo các trị số
đo của các tham số sinh tử (paramètres vitaux) thông thường, trên cơ sở sự
lệch của chúng đối với những trị số bình thường được xác định một cách quy
ước. Tầm quan trọng của điểm số của một trong các tham số sinh tử hay của
tổng cộng của điểm số chỉ rõ mức độ can thiệp cần thiết, thí dụ một sự gia
tăng tần số monitoring các tham số sinh tử hay gọi thầy thuốc khoa phòng
hay đội hồi sinh nội bộ (team de réanimation interne). Mặt khác, các hệ
thống với những triệu chứng gọi được căn cứ trên những quan sát thường
quy, với sự khởi động đáp ứng khi một hay nhiều trong số các biến số đạt
đến những trị số rất là bất thường. Việc xác định hệ thống nào trong hai hệ
thống này là tốt nhất không được rõ ràng. Ngay cả khi các thầy thuốc được
báo động về những dữ kiện bất thường của các tham số sinh tử của một bệnh

nhân, thường có một kỳ hạn trước khi xử trí bệnh nhân hãy trước khi gọi
soins intensifs.
C/ ĐÁP ỨNG VỚI MỘT TÌNH TRẠNG NGUY KỊCH
Đáp ứng thông thường đối với một trường hợp ngừng tim là một phản
ứng cổ điển, bao gồm việc gọi một kíp thuộc loại “team arrêt cardiaque” (đội
ngừng tim), điều này hàm ý đội này chỉ được gọi khi ngừng tim đã xảy ra.
Trong vài bệnh viện, đội ngừng tim đã được thay thế bởi một đội khác. Thí
dụ “ đội cấp cứu nội khoa ” (medical emergency team) (MET) đáp ứng
không những chỉ đối với những bệnh nhân trong tình trạng ngừng tim mà cả
những bệnh nhân có một sự suy thoái trầm trọng các tham số sinh lý. MET
thường gồm có một thầy thuốc và một y tá của khoa điều trị tăng cường
(soins intensifs) và hội đủ một loạt các tiêu chuẩn gọi đặc biệt (critères
spécifiques d’appel). Mỗi thành viên của một kíp điều trị (équipe de soins)
đều có thể gọi MET. Sự can thiệp sớm của MET có thể làm giảm sự xuất
hiện của các ngừng tim, của những tử vong và của những nhập viện bất ngờ
vào đơn vị điều trị tăng cường. Các can thiệp của MET thường hàm ý những
động tác đơn giản như bắt đầu cho oxy hay truyền dịch. Những lợi ích của
MET còn cần phải được chứng tỏ.
Tất cả các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch đều phải được nhận
vào một đơn vị có thể đảm bảo cho họ một sự giám sát lý tưởng và sự hỗ trợ
và điều trị ở mức cao nhất. Điều này thường được thực hiện trong các khoa
điều trị nguy kịch (services de soins critiques), thí dụ đơn vị điều trị tăng
cường (soins intensifs), unité de middle care, một phòng hồi sức (salle de
réanimation). Những khoa này được bố trí bởi những thầy thuốc và y tá có
kinh nghiệm trong những kỹ thuật hồi sức và điều trị nguy kịch (techniques
de réanimation et de soins critiques).
Biên chế của một bệnh viện có khuynh hướng thấp nhất trong đêm và
cuối tuần. Điều này ảnh hưởng lên monitoring, điều trị và tiên lượng của
bệnh nhân. Việc nhận bệnh nhân vào trong các đơn vị điều trị trong đêm hay
sự nhập viện lúc cuối tuần được liên kết với sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Những

bệnh nhân được chuyển từ đơn vị điều trị tăng cường đến các khoa phòng
điều trị trong đêm có một nguy cơ gia tăng chết trong bệnh viện, so sánh với
những bệnh nhân xuất viện ban đêm hay những bệnh nhân được đưa đến các
unités de middle care.
NHỮNG TIÊU CHUẨN GỌI MEDICAL EMERGENCY TEAM
Biến đổi cấp tính Sinh lý
Đường dẫn khí Bị đe dọa
Hô Hấp
Mọi ngừng hô hấp
RR < 5/ phút
RR > 36/ phút
Tuần Hoàn
Mọi ngừng tim
Mạch < 40/ phút
Mạch > 140/ phút
Huyết áp tâm thu < 90 mmHg
Tr
ạng thái thần
kinh
Mất tình trạng tri giác
Sụt GCS 2 diểm
Cơn động kinh liên tiếp hay kéo dài
Những tình hu
ống
khác
Mọi bệnh nhân đặt vấn đề cho một ti
êu
chuẩn khác
D/ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA NGỪNG TIM-HÔ HẤP
Sự ngừng tim-hô hấp có thể gây nên bởi một vấn đề hoặc là ở các

đường hô hấp, hoặc là ở sự hô hấp hoặc ở nơi tim mạch.

×