Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Những điều cần biết về ung thư dạ dày pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.98 KB, 26 trang )

Những điều cần biết về
ung thư dạ dày

Dạ dày hay bao tử (stomach) là một phần của bộ máy tiêu hóa, một bộ
phận rỗng nằm trong khoang bụng, dưới các xương sườn.
Thành dạ dày có 5 lớp:
• Màng lót (mucosa): Những chất lỏng tiết ra qua cá tuyến tại màng
lót giúp tiêu hóa thực phẩm. Hầu hết mọi loại ung thư dạ dày đều xuất phát
từ đây.
• Màng “submucosa”: lớp mô liên kết chống đỡ màng lót.
• Lớp cơ: Những bắp thịt (cơ) tại đây tạo nên sự co thắt, nghiền nát và
trộn thức ăn.
• Lớp “subserosa”: là mô liên kết chống đỡ lớp màng bọc ngoài cùng
• Màng bọc (serosa): bao bọc dạ dày và giữ dạ dày tại vị trí của nó.
Thức ăn di chuyển từ miệng qua thực quản đến dạ dày. Trong dạ dày,
thức ăn được chế biến thành chất lỏng, rồi vào ruột non. Tại đây, thực phẩm
lại tiếp tục được chuyển hóa.
Tế bào ung thư
Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành
bộ phận.
Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những
tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại,
chúng chết, và các tế bào mới thay thế.
Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất
hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết
như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối
u“, bướu hay "tumor“.
Khối u (bướu) có thể "lành“ (benign) hoặc "độc“ (malignant). Bướu
lành thường không độc hại như bướu độc.
Bướu lành:
• Ít khi gây tử vong


• Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ
• Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận
• Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể
Bướu độc:
• Có thể gây tử vong
• Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị
• Có thể ăn lậm đến các mô lân cận
• Lan ra các bộ khác
Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên. Các tế
bào này theo mạch máu (blood vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel)
đến mọi bộ phận trong cơ thể. Tế bào ung thư có thể “bám“ vào các bộ phận
và sinh sản, tạo nên một khối u mới, có thể gây hư hoại các bộ phận này. Sư
lan tràn của tế bào ung thư gọi là “metastasis“.
Ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến các bộ phận chung quanh và các
hạch bạch huyết:
• Khối ung thư dạ dày có thể ăn sâu qua màng bọc và lan đến bộ phận
chung quanh như tụy tạng, thực quản, hoặc ruột non.
• Tế bào ung thư dạ dày có thể theo máu luân lưu đến gan, phổi, và
những bộ phận khác.
• Tế bào ung thư dạ dày cũng có thể theo mạch bạch huyết và lan đến
các hạch bạch huyết khắp cơ thể.
Khi ung thư lan từ nơi khởi đầu đến các bộ phận khác, khối u mới có
cùng một loại tế bào ung thư, và có cùng tên như khối u khởi thủy. Thí dụ,
khi ung thư dạ dày lan đến gan, tế bào ung thư tại gan lúc này là những tế
bào ung thư dạ dày. Chứng bệnh được gọi là “ung thư dạ dày lan đến gan“
hay “metastatic disease“ (chứ không không gọi là “ung thư gan“).
Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày:
Y học chưa biết rõ nguyên nhân của ung thư dạ dày và cũng không thể
giải thích tại sao người này bị ung thư mà người khác không bị ung thư.
Thống kê cho thấy những yếu tố sau đây gia tăng nguy cơ bị ung thư

dạ dày:
• Tuổi tác: Bệnh nhân thường ở tuổi 72 trở lên
• Phái tính: Nam phái có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn so với nữ phái
• Chủng tộc: Ung thư dạ dày thường thấy ở người Á Đông, vùng biển
Thái Bình Dương, Tây Ban Nha, và da đen
• Cách ăn uống: Thống kê cho thấy những người quen ăn uống loại
thực phẩm xông khói, muối hay làm chua có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn so
với những người khác
• Nhiễm trùng Helicobacteria pylori: H. Pylori là một loại vi khuẩn
thường sống trong dạ dày. Khi bị nhiễm trùng, dạ dày dễ bị viêm và lở;
nhiễm trùng H. pylori gia tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Mặc dù nhiễm
trùng gia tăng nguy cơ bị ung thư nhưng ung thư không lây từ người này
sang người khác.
• Thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư dạ dày
cao hơn những người khác
• Những chứng bệnh khác gây viêm dạ dày và có thể gia tăng nguy cơ
bị ung thư như giải phẫu, viêm dạ dày mãn tính (chronic gastritis) và
pernicious anemia (một chứng thiếu máu ảnh hưởng đến dạ dày)
• Thân nhân bị ung thư dạ dày: Một loại ung thư dạ dày rất hiếm tìm
thấy trong một số gia tộc.
Hầu hết những người có các yếu tố kể trên không bị ung thư dạ dày.
Thí dụ: nhiều người bị nhiễm trùng H. Pylori nhưng không hề bị ung thư dạ
dày. Ngoài ra, cũng có những người bị ung thư dạ dày nhưng không có một
yếu tố nguy hại kể trên nào cả.
Những người nghi rằng mình có thể bị ung thư dạ dày nên thảo luận
với bác sĩ. Bác sĩ có thể đặt chương trình truy tìm dấu vết ung thư định kỳ,
thảo luận cách giảm yếu tố nguy hại gây ung thư.
Triệu chứng
Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt.
Khi ung thư tăng trưởng, thường gây những triệu chứng sau:

• Khó chịu tại vùng bụng
• Cảm giác đầy hơi, sình bụng
• Buồn ói, nôn mửa
• Xuống ký
Bình thường, đây không phải là những triệu chứng đặc biệt riêng cho
ung thư; những chứng bệnh thông thường khác, như lở dạ dày hoặc nhiễm
trùng, cũng có thể tạo các triệu chứng tương tự. Khi có những triệu chứng kể
trên, nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân, càng sớm càng tốt.
Chẩn bệnh
Khi có những dấu hiệu của ung thư dạ dày, bác sĩ cần tìm kiếm và
định bệnh rõ ràng. Bác sĩ có thể chuyển bệnh đến bác sĩ chuyên khoa như
bác sĩ về bệnh tiêu hóa (gastroenterologist). Bác sĩ có thể lấy bệnh sử của
người bệnh và cả thân nhân cũng như làm thử nghiệm:
• Khám bệnh: Bác sĩ khám bệnh tổng quát, sờ nắn vùng bụng để tìm
dấu hiệu của nước trong khoang bụng hoặc những dấu hiệu khác thường.
Bác sĩ cũng tìm xem có hạch bạch huyết nào sưng trướng hay không, da và
mắt có chuyển màu vàng hay không.
• Chụp quang tuyến phần trên của bộ tiêu hóa (upper GI series): bao
gồm thực quản và dạ dày. Hình chụp sau khi bệnh nhân uống barium, một
chất “nhuộm“ màu giúp ta thấy rõ hơn hình ảnh của các bộ phận kể trên
trong hình quang tuyến.
• Nội soi (endoscopy): Bác sĩ dùng dụng cụ nội soi đưa qua miệng để
quan sát thực quản, dạ dày. Bệnh nhân thường được cho thuốc ngủ trong lúc
nội soi.
• Trích mô: Bác sĩ lấy một mảnh mô dạ dày để thử nghiệm. Bác sĩ
bệnh lý sẽ quan sát và tìm kiếm dấu vết của tế bào ung thư. Sinh thiết là
bằng chứng rõ ràng nhất về sự hiện diện của ung thư.
Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm
sinh thiết):
• Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô?

• Tôi có phải ở lại bệnh viện không? Nếu có, thì bao nhiêu lâu?
• Tôi có phải làm gì để sửa soạn không?
• Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh
thiết? Có đau đớn lắm không?
• Làm sinh thiết có rủi ro không? Tôi có bị xuất huyết không? Nhiễm
trùng?
• Bao nhiêu lâu thì tôi sẽ hồi phục? Bao giờ thì tôi có thể ăn uống như
thường?
• Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho
tôi hiểu?
• Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước
sắp tới? Và bao giờ?
Định kỳ
Để hoạch định chương trình chữa trị thích hợp, bác sĩ cần định thời kỳ
của ung thư, xem ung thư đã lan chưa, nếu có, đã lan tới bộ phận nào trong
cơ thể trước khi chữa trị. Ung thư dạ dày thường lan đến hạch bạch huyết,
gan, tụy tạng và các bộ phận khác. Bác sĩ cũng có thể làm thêm một số thử
nghiệm khác như:
• Thử máu: tìm dấu vết của chứng thiếu máu, sự hoạt động của gan.
• Chụp quang tuyến phổi
• CT scan: tìm dấu vết ung thư tại gan, tụy tạng và các bộ phận khác.
• Siêu âm qua nội soi (endoscopic ultrasound)
• Laparoscopy : Bác sĩ cắt một vệt nhỏ trên bụng để chuyển dụng cụ
nội soi vào khoang bụng để quan sát trực tiếp, bác sị có thể trích mô hạch
bạch huyết trong khoang bụng.
Đôi khi việc định kỳ chỉ hoàn tất sau khi giải phẫu cắt bỏ khối u và
những hạch bạch huyết lân cận.
Thời kỳ của ung thư dạ dày bao gồm:
• Thời kỳ “sơ khởi” (stage 0): Tế bào ung thư tìm thấy tại màng lót
của dạ dày, thời kỳ này còn có tên là “carcinoma in situ”.

• Thời kỳ I : Một trong những tình trạng sau:
o Ung thư ăn sâu đến lớp “submucosa”. Tế bào ung thư hiện diện tại 6
hạch hạch huyết, hoặc
o Ung thư ăn lậm đến lớp cơ hoặc lớp subserosa, chưa lan đến hạch
bạch huyết hoặc các bộ phận lân cận.
• Thời kỳ II: Một trong những tình trạng sau:
o Ung thư an sâu đến lớp “submucosa”. Tế bào ung thư hiện diện tại
1-6 hạch bạch huyết, hoặc
o Ung thư ăn lậm đến lớp cơ hoặc lớp "subserosa”. Tế bào ung thư
hiện diện tại 7-15 hạch bạch huyết, hoặc
o Ung thư ăn lậm đến lớp màng bọc ngoài của dạ dày, chưa lan đến
hạch bạch huyết hoặc các bộ phận lân cận.
• Thời kỳ III: Một trong những tình trạng sau:
o Ung thư ăn lậm đến lớp cơ hoặc lớp "subserosa”. Tế bào ung thư
hiện diện tại 7-15 hạch bạch huyết, hoặc
o Ung thư ăn lậm đến lớp màng bọc ngoài của dạ dày. Tế bào ung thư
hiện diện tại 1-15 hạch bạch huyết, hoặc
o Ung thư ăn lậm đến các bộ phận lân cận như gan, hoặc lá lách
(spleen), chưa lan đến hạch bạch huyết hoặc các bộ phận ở xa.
• Thời kỳ IV: Một trong những tình trạng sau:
o Tế bào ung thư hiện diện tại 15+ hạch bạch huyết, hoặc
o Ung thư ăn lậm đến các bộ phận lân cận và ít nhất 1 hạch bạch
huyết, hoặc
o Ung thư lan đến các bộ phận ở xa.
• Ung thư tái phát: Ung thư xuất hiện một thời gian sau khi chữa trị,
xuất hiện tại dạ dày hoặc những bộ phận khác.
Chữa trị
Nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày muốn tham dự vào quyết định
chữa trị cho mình. Họ muốn tìm hiểu mọi chi tiết về căn bệnh và các cách
chữa trị hiện hành. Tuy nhiên cơn “sốc” và nỗi kinh hoàng về chứng bệnh

khiến người bệnh khó tập trung tinh thần để đặt câu hỏi với bác sĩ. Vì vậy,
hãy sửa soạn một danh sách các câu hỏi trước khi đi khám bệnh.
Để có thể nhớ nhiều chi tiết trong cuộc thảo luận với bác sĩ, người
bệnh hoặc thân nhân nên ghi chép hoặc xin phép bác sĩ để dùng máy ghi âm.
Quý vị không cần phải đặt mọi câu hỏi ngay trong một lần khám bệnh mà có
thể hỏi nhiều lần.
Bác sĩ có thể chuyển bệnh đến các bác sĩ chuyên khoa, những người
có kinh nghiệm chữa trị ung thư như bác sĩ về bệnh tiêu hóa
(gastroenterologist), bác sĩ giải phẫu (surgeon), bác sĩ chuyên về ung thư
(medical oncologist), hoặc bác sĩ chuyên về xạ trị (radiation oncologist).
Ý kiến thứ nhì
Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ
khác để lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi
phí này nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu.
Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu, y sử, các kết quả thử
nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác. Việc chờ đợi thường
không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an tâm hơn, quý vị có thể
thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình. Đôi khi, ung thư dạ dày
cần được chữa trị ngay.
Có nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của
mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y
khoa… để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa.
Các phương cách trị liệu
Cách chữa trị tùy thuộc vào loại ung thư và thời kỳ của ung thư cũng
như sức khoẻ toàn diện của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể chịu giải phẫu,
dùng hóa chất, xạ trị, hoặc dùng nhiều cách cùng lúc.
Bác sĩ có thể mô tả những cách trị liệu, và kết quả.
Việc chữa trị được xếp loại theo “tại chỗ” (local therapy) hoặc “toàn
diện” (systemic therapy):
Chữa trị tại chỗ: Giải phẫu và xạ trị là hai loại chữa trị “tại chỗ”. Khối

u bị cắt bỏ hoặc hủy diệt trong khoang bụng. Khi ung thư lan đến những bộ
phận khác, vẫn có thể chữa trị tại những vị trị lựa chọn.
Chữa trị toàn diện: Hóa chất trị liệu là cách chữa trị toàn diện. Dược
liệu vào máu, luân lưu khắp cơ thể, hủy diệt tế bào ung thư khắp nơi.
Trị liệu ung thư thường gây hư hoại cả những tế bào lành mạnh, và
thường gây phản ứng phụ. Phản ứng phụ tùy thuộc vào phương cách và mức
độ chữa trị. Phản ứng phụ có thể không đồng nhất trong mọi bệnh nhân, và
có thể thay đổi trong khi chữa trị. Trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ giải thích về
phản ứng phụ và chỉ dẫn cách làm giảm ảnh hưởng của chúng.
Bệnh nhân và bác sĩ có thể thảo luận để lựa chọn cách chữa trị thích
hợp nhất.
Quý vị có thể sẽ muốn biết về phản ứng phụ, và cách trị liệu sẽ ảnh
hưởng đến đời sống hằng ngày như thế nào.
Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị nên đặt câu hỏi với bác sĩ để
được giải thìch tường tận:
• Tôi bị ung thư ở thời kỳ nào?
• Có những cách chữa trị nào cho căn bệnh của tôi? Bác sĩ nghĩ rằng
cách trị liệu nào thích hợp nhất? Lý do?
• Tôi có được chữa trị bằng nhiều phương cách hay không?
• Lợi ích của mỗi cách chữa trị này là những gì?
• Phản ứng phụ và những rủi ro của mỗi cách chữa trị này bao gồm
những gì? Ta có thể giảm thiểu phản ứng phụ hay không?
• Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không?
• Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu?
• Việc chữa trị có tốn kém lắm không? Bảo hiểm của tôi có trang trải
những phí tổn này không?
• Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi không?
• Sau khi trị liệu, tôi có phải khám bệnh đình kỳ thường xuyên không?
Giải phẫu
Cuộc giải phẫu được thực hiện để cắt bỏ phần ung thư. Cách giải phẫu

tùy thuộc vào thời kỳ của ung thư. Có hai loại giải phẫu chính:
• Cắt bỏ một phần dạ dày (partial hoặc subtotal gastrectomy): bác sĩ
cắt bỏ khối u, hoặc cả một phần thực quản, một phần ruột non và cả những
hạch bạch huyết lân cận.
• Cắt bỏ dạ dày (total gastrectomy): Bác sĩ cắt bỏ dạ dày, hạch bạch
huyết lân cận, một phần thực quản và ruột non, và những mô chung quanh
khối u. Lá lách cũng có thể bị cắt bỏ. Sau đó, bác sĩ nối thực quản với ruột
non và “chế tạo” một dạ dạy từ những mô ruột non.
Trong cuộc giải phẫu, bác sĩ có thể đặt vào ruột non một ống chuyển
thức ăn (bên dưới nơi mổ) để cơ thể được nuôi dưỡng trong khi chờ vết mổ
lành.
Thời gian phục hồi thay đổi theo từng cá nhân. Nói chung, bệnh nhân
sẽ không thoải mái vài ngày sau khi mổ, thuốc giảm đau sẽ giúp dễ chịu hơn.
Trước khi giải phẫu, nên thảo luận với bác sĩ / y tá về cách giảm đau. Thuốc
men có thể được gia giảm để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn hậu giải phẫu.
Nhiều bệnh nhân sau khi mổ thường có cảm giác mệt mỏi, mất sức
trong nhiều ngày. Cuộc giải phẫu có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy. Những
triệu chứng này có thể chữa trị bằng thuốc men hoặc thay đổi cách ăn uống.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi để tìm kiếm dấu hiệu của sự nhiễm trùng, xuất
huyết hoặc những chứng bệnh khác cần được chữa trị.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi giải phẫu:
• Bác sĩ sẽ thực hiện cách giải phẫu nào cho tôi?
• Bác sĩ có cắt bỏ hạch bạch huyết không? Cắt bỏ những mô khác? Lý
do tại sao?
• Tôi sẽ ra sao sau khi mổ?
• Tôi có cần ăn uống kiêng khem gì không?
• Nếu đau đớn, có thể dùng thuốc gì?
• Tôi sẽ ở lại bệnh viện bao nhiêu lâu?
• Toi có gặp trở ngại trong việc ăn uống không? Có cần ăn uống qua
ống dẫn không? Nếu cần thì phải dùng ống dẫn bao nhiêu lâu? Làm thế nào

để chăm sóc ống dẫn thức ăn? Ai sẽ là người giúp đỡ khi tôi gặp trở ngại?
• Tôi có bị phản ứng phụ lâu dài hay không?
• Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường?
Hóa chất trị liệu
Hóa chất trị liệu diệt tế bào ung thư, thuốc theo máu luân lưu khắp cơ
thể và ảnh hưởng đến mọi tế bào. Hầu như mọi bệnh nhân đều dùng hóa chất
sau khi chịu giải phẫu. Xạ trị có thể được dùng chung với hóa chất để trị
liệu.
Hóa chất trị ung thư dạ dày thường được chích vào tĩnh mạch, một vài
loại được dùng qua cách uống. Bệnh nhân được chữa tại trung tâm y tế, văn
phòng bác sĩ, hoặc tại nhà. Đôi khi bệnh nhân cần được chữa trị tại bệnh
viện.
Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại thuốc và lượng thuốc sử dụng. Hóa
chất tiêu diệt tế bào ung thư nên sẽ ảnh hưởng đến những tế bào tăng trưởng
nhanh chóng:
• Tế bào máu: Khi hóa chất chữa ung thư hạ thấp số tế bào máu khỏ
mạnh, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng, và mệt
mỏi, mất sức. Bác sĩ cần thử máu để đo lường số tế bào máu. Khi lượng tế
bào xuống thấp, bác sĩ có thể dùng thuốc kích thích tủy xương chế tạo tế bào
mới nhanh chóng hơn.
• Tế bào bọc quanh chân tóc: Hóa chất gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc trở
lại sau khi chữa trị, tóc mới có thể khác màu hoặc thay đổi thể dạng.
• Tế bào lót các bộ phận tiêu hóa: Hoá chất có thể gây kém ăn, buồn
nôn và ói mửa, tiêu chảy, lở miệng.
Hóa chất sử dụng để chữa ung thư dạ dày có thể gây ngứa ngáy hoặc
nổi mề đay. Bác sĩ và y tá có thể chỉ dẫn những cách giảm thiểu phản ứng
phụ.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa
chất:
• Tôi sẽ được chữa trị bằng những thứ thuốc nào?

• Khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì xong? Bao nhiều lần chữa trị?
• Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
• Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không?
Xạ trị
Chất phóng xạ, tia phóng xạ được dùng để hủy diệt tế bào ung thư
ngay tại khối u.
Tia phóng xạ đến từ một bộ máy phát xạ bên ngoài cơ thể. Bệnh nhân
được chữa trị tại bệnh viện hoặc trung tâm Y tế. Chương trình trị liệu thường
kéo dài 5 ngày mỗi tuần trong nhiều tuần lễ.
Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại xạ trị, mức lượng, và phần thân thể
cần chữa trị. Xạ trị tại bụng có thể gây đau đớn tại dạ dày hoặc ruột non, gây
buồn nôn, ói mửa. Bệnh nhân thường mất sức, mệt mỏi. Vùng da nơi tia
phóng xạ đi vào cơ thể bị sưng tấy, đau rát.
Bác sĩ có thể chỉ dẫn cách giảm bớt phảm ứng phụ kể trên.
Quý vì có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị:
• Tại sao tôi cần loại chữa trị này?
• Bác sĩ chọn loại xạ trị nào cho tôi?
• Khi nào thì việc chữa trị bắt đầu? Khi nào thì xong?
• Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
• Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả hay không?
• Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không?
Dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe là điều quan
trọng. Bệnh nhân cần duy trì trọng lương, cần có đủ lượng chất đạm để nuôi
dưỡng các hoạt động của cơ thể. Đôi khi sau những lần chữa trị, bệnh nhân
bị mất sức, mệt mỏi và biếng ăn. Thực phẩm không còn sức hấp dẫn, và
những vết lở trong miệng gây khó khăn cho việc nhai nuốt… Những yếu tố
này khiến bệnh nhân bỏ ăn uống.
Các chuyên viên về dinh dưỡng có thể chỉ dẫn những món thức ăn có
nhiều calorie, nhiều chất đạm… để giúp bệnh nhân chóng hồi phục.

Dinh dưỡng hậu giải phẫu
Xuống ký sau khi mổ là điều thường xảy ra. Bệnh nhân có thể sẽ cần
thay đổi cách ăn uống, loại thức ăn… Chuyên viên về dinh dưỡng là người
có thể giúp đỡ bệnh nhân thay đổi cách ăn uống, tìm thức ăn phù hợp hơn.
Biến chứng thường thấy nhất là là hội chứng “dumping”, xảy ra khi
thức ăn uống vào ruột non quá nhanh, gây đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, tiêu
chảy và chóng mặt. Ăn một lượng thức ăn nhỏ và ăn nhiều lần sẽ giảm triệu
chứng kể trên. Nên giảm những món ăn ngọt và thức uống như soda, nước
trái cây.
Bệnh nhân có thể cần dùng sinh tố (vitamin) và khoáng chất (mineral)
như calcium hàng ngày, và có thể sẽ cần sinh tố B12 chích vào bắp thịt.
Quý vị nên đặt câu hỏi với chuyên viên dinh dưỡng:
• Thực phẩm nào tốt cho việc dinh dưỡng hậu giải phẫu?
• Làm thế nào để giảm hội chứng “dumping”?
• Tôi cần tránh các loại thức ăn, uống nào?
Thăm bệnh định kỳ
Sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ cần được khám bệnh định kỳ. Ngay cả
khi không có dấu hiệu nào về ung thư tái phát, vẫn cần thăm bệnh vì mầm
ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể. Khám bệnh định kỳ giúp bác sĩ kiểm
soát theo dõi diễn tiến của bệnh trạng, các loại thử nghiệm như thử máu,
chụp hình phổi, CT scan, và nội soi có thể được sử dụng khi tái khám. Nói
cho bác sĩ biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ.
Những cách chữa trị bên ngoài nguồn Y học “chính thống”
Một số bệnh nhân dùng các liệu pháp Bổ Sung và Hoán Đổi
(complementary and alternative medicine, CAM):
• Bổ Sung: được chung với cách chữa trị hiện thời
• Hoán đổi: dùng thay cho cách chữa trị hiện thời
Châm cứu, thoa bóp, dược thảo, sinh tố hoặc những cách ăn uống đặc
biệt, tọa Thiền và cầu nguyện là những loại CAM đang được sử dụng.
Nhiều bệnh nhân cho rằng CAM khiến họ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, vài

loại liệu pháp CAM có thể thay đổi cách chữa trị hiện hành, và sự thay đổi
này có thể nguy hại cho bệnh nhân. Vài cách CAM tự nó có thể gây nguy
hại cho bệnh nhân. Trước khi sử dụng, nên thảo luận với bác sĩ.
Một số liệu pháp CAM khá tốn kém và bảo hiểm thường không chịu
phí tổn.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ về CAM:
• CAM có lợi ích nào cho tôi?
• Rủi ro của CAM là những gì?
• Lợi ích có nhiều hơn rủi ro không?
• Phản ứng phụ của CAM là những gì?
• CAM có thay đổi cách chữa trị hiện nay của tôi không? Nếu có thì
những thay đổi này có nguy hại không?
• Liệu pháp CAM này có được khảo nghiệm qua thử nghiệm lâm sàng
không? Nếu có, ai là người bảo trợ?
• Bảo hiểm của tôi có trả những phí tổn này không?
Những nguồn hỗ trợ
Chứng bệnh nan y như ung thư dạ dày có thể thay đổi cuộc sống của
người bệnh và cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp
nhận, nên điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường
trải qua những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu.
Người bệnh có thể lo âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt
hàng ngày kể cả việc chịu đựng và thích nghi với việc trị bệnh, những
chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ và những phí tổn trị liệu.
Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ
hoặc buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm
hơn. Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua bạn hữu, thân
nhân, chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác. Nguồn hỗ trợ có
thể bao gồm:
• Bác sĩ, y tá, những chuyên viên trong nhóm trị liệu có thể trả lời hầu
hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng.

• Chuyên viên xã hội, chuyên viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn
giáo có thể giúp đỡ phần tinh thần. Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc
chỉ dẫn những nguồn tài trợ, việc chuyên chở, trị liệu tại nhà…
• Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân
khác và thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và
việc chữa trị. Những nhóm hỗ trợ này có thể gặp gỡ qua sự họp mặt, điện
thoại, hoặc qua internet.
• Các chuyên viên tại 1-8-4-CANCER (điện thoại miễn phí trên lãnh
thổ Hoa Kỳ) có thể giúp bệnh nhân tìm những chương trình hỗ trợ, dịch vụ
và các tin tức, tài liệu liên quan đến ung thư.
Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu ung thư
Bác sĩ tại Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Thử nghiệm lâm sàng được hoạch định với mục đích trả lời các câu hỏi quan

×