Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

tự chọn thảo luận 3 văn bản nhật dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.52 KB, 107 trang )

Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
Ngày soạn /9 /2009: Ngày giảng:8: / 9 /2009
Tiết 1:
ÔN LUYỆN VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC
CỦA NHÀ VĂN THANH TỊNH
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường.
- Phân tích các hình ảnh so sánh được Thanh Tịnh sử dụng trong truyện.
- Phân tích để làm sáng tỏ chất thơ trong truyện.
- HS nêu được cảm nghĩ của mình về truyện.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tham khảo SGK - SGV - Soạn giáo án.
- Trò: Đọc lại văn bản " Tôi đi học" - học bài cũ.
III.Tiến trình bài dạy
* Ổn định : (1') 8
1. Kiểm tra bài cũ: (1')
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:(1')
Các em vừa học xong văn bản"Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh, để các em hiểu sâu
0hơn về văn bản này tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn luyện.
I. Nội dung ôn tập: ( 25 ' )
1. Những hình ảnh so sánh được Thanh Tịnh sử dụng trong truyện.
GV: "Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài
cảm xúc dạt dào, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ảnh so sánh và nhân hoá để viết
nên một câu văn giàu hình tượng và biểu cảm
? Em hãy tìm và phân tích những hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong
truyện ngắn "tôi đi học"
- Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh nhưng chúng ta nên chú ý 3 hình ảnh
sau.
* Hình ảnh so sánh thứ nhất:
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như


mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
=>Những tình cảm trong sáng ấy là những kỷ niệm mơn nam náo nức của buổi tựu
trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi độ thu về, nó lại " nảy
nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng bồi hồi, tâm hồn như trẻ lại, trong
sáng hơn tựa như "mấy cành hoa quang đãng"
* Hình ảnh so sánh thứ hai:
- Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên
ngọn núi
GV: Buổi tựu trường nhân vật "tôi" chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy"
nặng""bàn tay ghì thật chặt" mà một quyển sách vẫn "xệch ra và chếch đầu cúi xuống
1
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
đất" vì quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm thêm cả bút
thước nữa, trong lúc đó mẹ chú lại cầm hộ bút thước cho chú. Cái ý nhĩ" chắc chỉ
người thạo mới cầm nổi bút thước"được so sánh với " làn mây lướt ngang trên ngọn
núi" đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của nhân vật
"tôi"
* Hình ảnh so sánh thứ ba.
- Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn
ngập ngừng e sợ.
GV: Hình ảnh so sánh này đặc sắc nhất, tác giả đã lấy hình ảnh"con chim con đứng
bên bờ tổ" so sánh với cậu học trò mới"bỡ ngỡ đứng nép bên người thân" để làm nổi
bật tâm lí tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa "ngập ngừng sợ" vừa khao khát học
hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mo và hy vọng:"Họ như
những con chim e sợ"
? Hãy nêu tác dụng của những phép so sánh Đó?
- Các phép so sánh trên xuất hiện ở những thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng,
cảm xúc của nhân vật "tôi". Đây là những so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm
được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng. trữ tình.
- Nhờ các hình ảnh so sánh như vậy mà cảm giác ý nghĩ của nhân vật "tôi" được

người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn. Cũng nhờ chúng, truyện ngắn thêm man mác
chất trữ tình trong trong trẻo.
GV: Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn.
Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm
trạng dạt dào.
2. Chất thơ trong truyện ''Tôi đi học''
? theo em chất thơ trong truyện ngắn thể hiện ở những chi tiết nào? Hãy phân tích?
(Kh)
- Cảnh một buổi mai "đầy sương thu và gió lạnh" mẹ âu yếm dẫn con trai bé nhỏ đi
đến trường trên con đường quen thuộc "dài và hẹp". Cảnh mấy cậu học trò nhỏ"áo
quần tươm tất, nhí nhảnh" gọi tên nhau trao sách vở cho nhau xem. Con đường đến
trường của tuổi thơ đong vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lý "dày đặc cả
người" áo quần sạch sẽ gương mặt tươi vui. Cảnh học trò mới" bỡ ngỡ đứng nép bên
người thân" "ngập ngừng e sợ". Nhiều ước mơ" như con chim muốn bay" Cảnh
những học trò mới nghe hồi trống trường" thúc vang dội cả lòng" hầu như chú bé nào
cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên " một mùi thơm
lạ trong lớp; một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi cất cánh bay
cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường đều làm cho chú học trò bé ngỡ ngàng
"thấy lạ và hay hay.
- Trong truyện ngắn 4 lần Thanh Tịnh nói về tay mẹ: "mẹ tôi âu yếm dài và hẹp"
bàn tay mẹ cầm bút thước cho con. Lúc đứng xếp hàng con cảm thấy" có một bàn tay
dịu dàng" của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ. Lúc đứa con trai" nức nở khóc" thì
bàn tay mẹ hiền"một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc con". Có thể nói hình tượng bàn
tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ.
2
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:
+"Hàng năm cứ vào tựu trừng"
+ "Tôi quên thế nào được quang đãng"
Thật vậy, "Tôi đi học" là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của thơ rất thơ và xúc

động
II. Luyện tập ( 15' )
HS quan sát đoạn văn"hàng năm cứ vào cuối thu lòng tôi lại tưng bừng rộn rã"(" Tôi
đi học" của Thanh Tịnh").
? Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ các đầu câu trả lời đúng"
1. Đoạn văn trên thuộc thể loại gì?
a, Tiểu thuyết b, Hồi kí.
c, Truyện ngắn d, Truyện dài
2. Đoạn văn trên có mấy từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ cảm xúc của con người?
a, Một tù b, Hai từ
c, Ba từ d, Bốn từ
3. Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" bắt đầu từ:
a, Buổi mai hôm ấy b, Hồi ấy
c, Ngày nay d, Một lần thấy em bé
4. Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ gì?
a, So sánh b, Ẩn dụ
c, Hoán dụ d, Nói quá
5. Nhận xét nào dưới đây nói đúng những yếu tố góp phần tạo nên chất thơ của tác
giả?
a, Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nhận của nhân vật"tôi" theo trình tự
thời gian của buổi tựu trường.
b, Có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức tạo lập văn bản: tự sự, miêu tả, biểu
cảm
c, Tình huống truyện chứa đựng chất thơ và các hình ảnh so sánh đậm chất chữ tình.
d, Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm
trạng dạt dào cảm xúc
- Chất thơ là nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn. Chất thơ
được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng dạt dào cảm
xúc
- Chất thơ toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt "hiền từ" của ông đốc-> hình ảnh thầy

giáo trẻ đón học trò mới vào lớp với "gương mặt tươi cười"
- Chất thơ thể hiện lòng mẹ rất yêu con.
- Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong
sáng, gợi cảm.
3.Củng cố- Luyện tập:(15')
Viêt đoạn văn nêu cảm nhận sau khi học song văn bản
4. Hướng dẫn HS học bài:(2')
- Học bài , phân tích văn bản.
3
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
- Xem lại bài "Trong lòng mẹ"
Ngày soạn: /9/2009 Ngày giảng: /9/2009
Tiết 2:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN BẢN:
TRONG LÒNG MẸ
I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS:
1- Nắm được những đặc điểm, phẩm chất của nhân vật bé Hồng. Phân tích
làm nổI rõ tình cảm và tình yêu thương mẹ của chú bé.
2- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật của HS.
3- Giáo dục lòng yêu thương con người.
II. Chuẩn bị:
1- Thầy: Nghiên cứu SGK- SGV- thiết kế bài giảng ngữ văn 8- rèn kỹ năng
cảm thụ văn thơ cho HS lớp 8- soạn giáo án.
2- Trò: Đọc lại văn bản, hệ thống lạI kiến thức của bài- chú ý nắm chắc đặc
điểm của nhân vật bé Hồng.
III.Tiến trình bài dạy
* Ổn định: (1’): 8C:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong quá trình giảng.
2. Bài mới:
“Trong lòng mẹ” là tập hồi kí của nhà văn Nguyên Hồng. Tiết văn bản các em

đã được tìm hiểu kỹ và biết được tình cảnh đáng thương của chú bé Hồng. Tiết học hôm
nay cô sẽ cùng các em đi phân tích và tìm hiểu kỹ hơn về nhân vật này.
I. Nội dung ôn tập: (22' )
I.Nhân vật bé Hồng trong đoạn trích: ''Trong lòng mẹ ''
? Em hãy nhắc lại tình cảnh đáng thương của bé Hồng trong đoạn trích “Trong
lòng mẹ”? (Tb)
- Cảnh ngộ của chú bé thật đáng thương: Mồ côi cha, mẹ chú lại phải xa con để đi
tha hương cầu thực, chú sống giữa sự ghẻ lạnh, hắt hủi của những người họ hàng cay
nghiệt.
- Sống trong cảnh ngộ côi cút, vừa thiếu tình thương, vừa luôn bị xúc phạm, tuổi thơ
của chú đầy những đau đớn và tủi hờn.
? Khi phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích ta cần chú ý những sự việc nào?
(Kh)
- Hai sự việc: + Cuộc đối thoại với người cô.
+ Niềm vui sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được gặp mẹ.
? Qua đoạn trích ta cần hiểu và cảm nhận được điều gì về nhân vật bé Hồng? (G)
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng
4
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
- Hiểu được tình yêu thương mãnh của chú bé Hồng đối với mẹ
? Nêu cảm nhận của em về cuộc đối thoại của chú bé Hồng với người cô? (Kh)
- Chúng ta biết năm 1937, trong bài thơ “Mồ côi” Tố Hữu viết:
Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ.
Quanh nẻo rừng hưu quạnh
Lướt mướt dưới hàng mưa.
Và một năm sau trên tuần báo “Ngày nay” hồi ký “Những ngày thơ ấu của Nguyên
Hồng ra mắt bạn đọc. Nhân vật bé Hồng trong cuốn hồi ký cũng là một “con chim
non rũ cánh”. Bố nghiện ngập gia đình sa sút trở nên bần cùng, Bố chết chưa đoạn
tang, ngườI mẹ trẻ lại chửa đẻ với người ta, “ nợ nần cùng quẫn quá” phải bỏ nhà, bỏ

quê vào Thanh Hoá kiếm ăn lần hồi. Bé Hồng mồ côi bơ vơ sống trong sự ghẻ lạnh
của họ hàng bên nội.
Đọc “Trong lòng mẹ ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu đang đau
khổ, trái tim yêu thương của em vẫn dành cho ngườI mẹ một cách đằm thắm trọn
vẹn.
- Mồ côi cha cái mũ trắng của bé Hồng còn “cuốn băng đen”; mẹ phải đi tha hương
cầu thực. Sống vớI những người họ hàng bên nội, chú còn bị người cô nanh ác, hiểm
độc nói xấu mẹ mình. Mẫn cảm và thông minh, bé Hồng đã phát hiện ra “Những ý
nghĩ cay độc…cười rất kịch của bà cô. Mặc dù non một năm mẹ không một dòng
nhắn gửi, không một đồng quà, nhưng trái tim của em với người mẹ đau khổ vẫn
trọn vẹn. Bà cô cố ý gieo vào lòng ngây thơ của em “những hoài nghi” để em “khinh
miệt và ruồng rẫy mẹ”. Bé Hồng là đứa con hiếu thảo, cảm thông với hoàn cảnh của
mẹ. Em quyết không để “những rắt tâm tanh bẩn" của cô xâm phạm đến “tình yêu
thương và lòng kính mến mẹ”
- Bao nhiêu nước mắt của bé Hồng đã chảy xuống trước những lời cay độc của bà cô
“ mợ mày phát tài lắm ” “vào mà thăm em bé…” “ăn vận rách rưới, mắt mày xanh
bủng, người gầy rạc đi…” gặt người quen thì “quay đi, lấy nón che…”…Mỗi lời
nói, giọng cười của bà cô đã làm cho bé Hồng tủi nhục đau đớn. Lúc thì em “cúi đầu
xuống đất”, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay. Lúc thì nước mắt dòng dòng rớt xuống
hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm ở cổ. Có lúc cổ họng em nghẹn ứ khóc
không ra tiếng. Bé thương mẹ, cảm thông với mẹ.
- Qua cuộc đối thoại với người cô, hình ảnh bé Hồng càng đáng yêu, đáng trọng.
Những dòng nước mắt của em chứa chan bao tình thương mẹ. Một người mẹ đau
khổ và đôn hậu.
GV: Phần cuối chương “trong lòng mẹ nói lên lòng sung sướng của bé Hồng được
gặp lại mẹ hiền sau một năn xa cách.
? Hãy phân tích để thấy được cảm giác sung sướng khi bé Hồng được ở trong lòng
mẹ?
- Phần cuối chương “Trong lòng mẹ” nói lên niềm sung sướng của bé Hồng khi
được gặp lại mẹ hiền sau một năm dài xa cách. Thương mẹ nhiều, nhớ mẹ lắm, tin

yêu mẹ nên bé Hồng mới có linh cảm khi “chợt thoáng …giống mẹ” em liền chạy
5
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
theo gọi rối rít, Nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng khác nào người bộ hành giữa xa
mạc khao khát “một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm” như một cảnh vật
dạt dào niềm vui- xe chạy chầm chậm mẹ cầm nón vẫy con. Con chạy kịp thở hồng
hộc, trán đẫm mồ hôi. Vui sướng cảm động con trèo lên xe mà “ríu cả chân lại”. Mẹ
kéo tay con, xoa đầu con, con “nức nở” mẹ cũng “sụt sùi”. Đã lâu rồi bé Hồng lại
được nghe lời yêu thương. Bao cử chỉ chân thành trìu mến hào quyện tình mẹ con.
Mẹ xốc con lên xe, lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho con, con ngắm nhìn gương
mặt mẹ, mẹ không còm cõi sơ xác như người cô nói. Gương mặt mẹ tươi sáng. Một
mùi “thơ tho lạ thường” phả ra từ quần áo, từ hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai
trầu của mẹ. Con sung sướng được “ngả đầu vào cánh tay mẹ…khắp da thịt mình”
Từ việc miêu tả cụ thể những chi tiết, tình tiết của hai mẹ con gặp lại nhau sau
một năm dài xa cách. Bé Hồng với tấm lòng, tâm hồn trong sáng, ngây thơ và giàu
lòng hiếu thảo, em đã thổ lộ niềm vui sướng hạnh phúc của đứa con được sống trong
lòng mẹ “ phảI bé lại…êm dịu cô cùng”. Sự êm dịu ấy đã được khơi nguồn từ tình
mẫu tử bao la. Câu nói ấy của bé Hồng đã đen đến cho ta nhiều tình cảm chân thành.
Bé Hồng mồ côi, hiếu thảo, rất thương yêu mẹ.
“Trong lòng mẹ” là những trang hồi kí cảm động. Nhân vật bé Hồng trong đau
khổ xa cách mẹ, trong cay đắng khi bà cô nói xấu mẹ, trong niền vui sướng hạnh
phúc tột độ được gặp lại mẹ hiền, được mẹ vỗ về an ủi đều sáng bừng lên một trái
tim yêu thương tha thiết, chân thành “những rung động cực điểm của một linh hồn
trẻ dại” (Thạch Lam) . Giọt nước mắt của bé Hồng là giọt nước mắt của đứa con
hiếu thảo. Trong bi kịch gia đình, bi kịch tuổi thơ, em càng thương mẹ hơn bao giờ
hết. Đoạn văn ghi cảnh bé Hồng gặp lại mẹ là hay nhất, cảm động nhất. Bé Hồng là
hình ảnh đáng thương và đáng yêu nhất của bài ca “trong lòng mẹ”
II. Luyện tập: (10' )
HS: Quan sát đoạn văn trong SGK:
“Xe chạy chầm chậm…về với cá em rồi mà”.

1. Đoạn văn trên trong văn bản thuộc thể loại gì?
-Hồi ký
2. Đoạn văn diễn tả nội dung gì?
- Sự xúc động mãnh liệt, niềm hạnh phúc lớn lao xen lẫn tủi hờn của chú bé Hồng
khi được ở trong lòng mẹ.
3. Hãy tìm từ cùng trường từ vựng với từ “khóc” trong đoạn văn?
- Nức nở, sụt sùi.
4. Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
- Giàu chất trữ tình
- Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc.
- Dùng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo.
5. Để diễn tả nỗi căm uất của chú bé Hồng với những hủ tục phông kiên đã đầy đoạ
người mẹ đáng thương, Nguyên Hồng viết: “Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là
một vạt như hòn đá hay cục thuỷ tinh,…mới thôi.”
Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên?
6
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
* Gợi ý:
Hình ảnh so sánh: Nỗi oan uất của chú bé Hồng trong trường hợp nào? Cách so
sánh có gì độc đáo, nó có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của cậu
bé Hồng?
* Cụ thể:
Trong cuộc đối thoại với người cô, chú bé Hồng đã nghĩ, đã so sánh những cổ
tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ chú là một vật là cục đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu
gỗ… cách so sánh đó đã làm cho những gì vốn vô hình bỗng trở nên hữu hình cụ thể
như nhìn thấy được, cầm nắm được. Cách so sánh này gây ấn tượng và đầy sức gợi
cảm. Điều đó đã diễn tả được cảm xúc uất ức tột cùng, tâm trạng căm giận sâu sắc
mãnh liệt của chú bé Hồng đối với những cổ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ chú.
Cảm xúc tâm trạng đó xuất phát từ tình yêu thương mẹ tha thiết cháy bỏng.
* Bà cô thật lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm

* Bé Hồng thấu hiểu cảm thông trước cảnh ngộ éo le của mẹ, tin và thương yêu mẹ
bàng tình cảm vô cùng sâu sắc
* Niềm hạnh phúc vô bờ, cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi
được ở trong lòng mẹ.
3. Củng cố- luyện tập
Nhắc lại nghệ thuật -nội dung của bài
4 Hướng dẫn HS học bài(2’)
-Phân tích lại nhân vật bé Hồng.
- Chuẩn bị: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
7
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 3:
LUYỆN TẬP TÍNH THỐNG NHẤT VỀ
CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Củng cố kiến thức đã học về tính thống nhất ở chủ đề của văn bản: Chủ đề
là gì? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở yếu tố nào? Để tìm hiểu tính thống nhất của
văn bản thể hiện ở yếu tố nào cần chú ý đến điều gì?
2.Bước đầu biết cách tạo lập văn bản có tính thống nhất về chủ đề.
3.Biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao
cho văn bản tập chung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
II. Chuẩn bị:
1.Thầy: Nghiên cứu SGK- SGV- kiến thức cơ bản của ngữ văn 8
2.Trò: Xem lại kiến thức cơ bản ở bài “tính thống nhất về chủ đề của v/b”
III. Tiến trình bài dạy
*Ổn định: (1’)
1 Kiểm tra: Kết hợp khi học bài.
2. Bài mới:
Tiết học hôm nay cô trò ta cùng ôn luyện về tính thống nhất về chủ đề của văn

bản.
? Hãy nhắc lại chủ đề của văn bản là gì? (Tb)
? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? (Kh)
? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào trong v/b? (kh)
GV: Tính thống nhất về chủ đề trong v/b là một trong những đặc trưng quan trọng tạo
nên v/b, phân biệt v/b với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa.
Đặc trưng này của v/b liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết.
? Gọi HS đọc văn bản “Rừng…”SGK 9T13)
? Văn bản nói về đối tượng nào? Và vấn đề gì?
? Các đoạn văn trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào?
? Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? Vì sao?
? Nêu chủ đề của văn bản: “rừng cọ quê tôi”?
8
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
? Chủ đề của văn bản là gì?
? Tính thống nhất về chủ đề của v/b thể hiện ở chỗ nào?
I. Lý thuyết: (17’)
1. Chủ đề của văn bản:
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt (là ý đồ, ý kiến, cảm xúc
của tác giả.)
2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản:
Văn bản có tính thống nhất về chủ đề, khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa
rời hay lạc sang vấn đề khác.
3. Những phương diện thể hiện tính thống nhất về chủ đề trong văn bản:
- Văn bản phải có tính thống nhất về chủ đề. Tính thống nhất này thể hiện ở chỗ: văn
bản có đối tượng xác định, có tính mạch lạc, tất cả các yếu tố của văn bản đều tập
trung thể hiện ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả.
- Một văn bản không mạch lạc, không có tính liên kết là văn bản không đảm bảo tính
thống nhất về chủ đề, mặt khác chính đặc trưng thống nhất về chủ đề làm cho văn bản
mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn.

Tính thống nhất về chủ đề của v/b được thể hiện trên cả hai bình diện: nội dung và
cấu trúc hình thức.
+ Về nội dung: VB cần phải xác định được đề tài (đối tượng phản ánh) cần phải có
đích hay chủ định của chủ thể tạo văn bản, tức là bày tỏ một ý kiến, một quan niệm,
một cảm xúc nào đó nhằm tác động đến người đọc về nhận thức, hành động, tình cảm.
Mọi phần v/b, chi tiết trong v/b đều trực tiếp hay gián tiếp thể hiện chủ định này của
chủ thể v/b.
+ Về hình thức: Tính thống nhất về chủ đề của v/b được thể hiện qua nhan đề, sự sắp
xếp các phần mục, tính thống nhất của đơn vị ngôn ngữ trong v/ b nghĩa là chúng sử
dụng, bổ xung, hoà nhập, tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, hành động và tình
cảm của người đọc.
Khi nói đến tính thống nhất về ngôn ngữ ta thường nghĩ tới tính thống nhất về mặt
từ ngữ, về các cấu trúc ngữ pháp trong văn bản. Việc sử dụng hệ thống từ ngữ chủ đề
(các từ ngữ được lặp đi lặp lại, các từ ngữ lặp lại nội dung bằng cách thế đại từ, thế
đồng nghĩa, gần nghĩa) góp phần quan trọng tạo nên tính thống nhất đó.
II. Luyện tập: (25’)
1. Bài tập 1:
Phân tích tính thống nhất về chủ đề của v.b “Rừng cọ quê tôi”
+ Đối tượng: Rừng cọ.
+ Vấn đề: Tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê hương mình.
- Theo một thứ tự không gian: Nói về cây cọ, sự gắn bó với cây cọ của gia đình, nhà
trường, quê hương…
- Không thay đổi trật tự sắp xếp này được vì văn bản có tính thống nhất về chủ đề.
- Sự gắn bó và tình cảm tha thiết, tự hào của tác giả đối với rừng cọ quê hương.
9
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
2. Bài tập 2:
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nói về chủ đề của văn bản.
A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.

C. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng tình cảm thể hiện trong văn bản.
D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
A. Văn bản có đối tượng xác định.
B. Văn bản có tính mạch lạc.
C. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định.
D. Cả ba yếu tố trên.
3.củng cố luyện tập
Nhắc lại ghi nhớ
4. Hướng dẫn HS học bài: (2’)
+ Học bài: nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản;
những phương diện thể hiện tính thống nhất về chủ đề trong v/b
+ Làm bài tập về tính thống nhất về chủ đề của văn bản trong SGK và sách BT
+ Chuẩn bị bài: Rèn luyện kỹ năng XD đoạn văn và liên kết các đoạn văn trong văn
bản.
Ngày soạn: Ngày giảng: 9.11.2008
Tiết 4:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN VÀ LIÊN KẾT
CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS ôn luyện lại những kiến thức XD đoạn văn trong văn bản và cách
liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong văn bản và cách liên kết các đoạn văn
trong bài viết thực hành.
- Giáo dục HS lòng ham mê yêu thích môn ngữ văn.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu SGK- SGV- soạn giáo án
Trò: Ôn lại những kiến thức cơ bản về XD đoạn văn và liên kết các đoạn văn
trong văn bản.
B. Phần thể hiện trên lớp:

* Ổn định: (1’) 8C:
I. Kiểm tra : Kết hợp trong giờ học
II. Bài mới:
Các em đã nắm được các vấn đề co bản của đoạn văn và liên kết các đoạn
trong văn bản. Để củng cố khắc sâu hơn nữa về kiến thức này. Hôm nay cô trò chúng ta
cùng ôn luyện lại .
10
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
? Thế nào là đoạn văn?
HS: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn
chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành
? Em hiểu thế nào là câu chủ đề? Và từ ngữ chủ đề?
HS: Từ ngữ chủ đề: Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp
lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng
được biểu đạt.
+ Câu chủ đề: mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần
chính. Vị trí câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn.
Các câu khác trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai làm sáng tỏ chủ đề của đoạn
văn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành.
? Tại sao phải liên kết các đoạn văn trong văn bản và thường dùng các phương tiện
liên kết nào?
HS: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện
liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
- Có thể sử dụng các liên tiện liên kết chủ yếu sau:
+ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê
so sánh đối lập, tổng kết, khái quát.
+ Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
Với câu chủ đề “lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu
nước của nhân dân ta”.

? Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch sau đó biến đổi thành đoạn văn qui nạp.
(từ 4- 6 câu)
- HS viết 15’
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
HS nhận xét -> gv nhận xét
VD: Đoạn văn theo cách diễn dịch:
Lịch sử nước ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của
DT ta. Đó là những chiến công vẻ vang từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,
Lê Lợi, Quang Trung Đó là những chiến thắng lẫy lừng chấn động địa cầu Điện Biên
Phủ năm 1954. Đó là đạI thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đát nước.
Chuyển thành đoạn văn qui nạp:
Chúng ta tự hào về những chiến công vẻ vang từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần
Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…Nối tiếp tinh thần của các vị anh hùng đó dân tộc
ta đã làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ 1945 và đại thắng mùa xuân 1975
thống nhất đất nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh
thần yêu nước của DT ta.
11
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
Trong một bài viết về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, một
bạn HS đã viết câu chuyển đoạn như sau:
“ Song Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà là câu
chuyện xúc động về một người có nhân cách cao quí”
? Hãy cho biết với câu chuyển đoạn đó thì đoạn văn trước sẽ nói về chủ đề gì?
HS: Dựa vào nội dung của câu chuyển đoạn ta có thể xác định đoạn văn trước đó nói
về số phận bi thảm của lão Hạc: Người nông dân trong XH cũ.
? Câu chuyển đoạn trên cho biết đoạn văn chứa nó phải nói về chủ đề gì?
HS: Đoạn văn chứa nó phải nói về nhân cách cao quí của Lão Hạc
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan: “cái đoạn
chị Dậu đánh nhau với tên cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”
HS: viết 8’

Gọi 1 HS đọc bài viết của mình.
VD: Với tên Cai Lệ lẻo khẻo (Vì nghiện ngập) chị chỉ cần một động tác : “túm” lấy
cổ hắn ấn “dúi” ra của hắn đã ngã chỏng kèo trên mặt đất. Chi tiết đó cho thấy sức
mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu đối lập với hình ảnh, bộ dạng hết sức
thảm hại, hài hước của tên tay sai bị chị ra đòn. Ngòi bút miêu tả cảnh chị Dậu đánh
nhau với tên Cai Lệ đúng là một “ tuyệt khéo” ngòi bút của tác giả thật linh hoạt, sống
động mà rất rõ nét.
I. Lí thuyết.
1. Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
2. Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 3 SGK (T2. Bài tập 23. Bài tập 3:
III. Hướng dẫn HS học bài: (2’)
+ Ôn lạ lý thuyết tập làm văn
+ Đọc các bài văn tham khảo cách viết câu, từ ngữ chuyển đoạn.
+ Xem lại văn bản “Tức nước vỡ bờ”
12
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
Ngày soạn: 26/9/2009 Ngày giảng: 30/ 9 /2009
Tiết 5:
THẢO LUẬN VĂN BẢN: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
I. Mục tiêu : Giúp HS:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản về phần tác giả, tác phẩm.
2. Kĩ năng: Từ văn bản HS biết cách phân tích những đoạn văn, những nhân vật trong
đoạn trích.
3. Thái độ:Từ văn bản HS thấy được ý nghĩa của vấn đề “Tức nước vỡ bờ”. Giáo dục HS
tình cảm yêu thích nhân vật văn học điển hình.
II. Chuẩn bị:
+ Thầy: Đọc SGK- SGV- Tham khảo sách “Bồi dưỡng và nâng cao ngữ văn
THCS lớp 8”- Sách tư liệu ngữ văn 8- Soạn giáo án.

+ Trò: Học bài- đọc lại văn bản “Tức nước vỡ bờ”
III. Tiến trình bài dạy
* Ổn định: (1’Sĩ số: /33
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình giảng dạy.
* Vào bài
Trong chương trình ngữ văn kì I lớp 8, các em đã được học một số truyện ký
Việt Nam. Trong các văn bản ấy có những đoạn văn hay và có những nhân vật mà em yêu
thích. Để giúp các em củng cố lại những kiến thức đó, đồng thời có dịp bày tỏ suy nghĩ của
mình về những nhân vật văn học, những đoạn văn hay. Trong tiết học hôm nay chúng ta
cùng thảo luận văn bản “tức nước vỡ bờ”
2. Bài mới Giáo viên ghi đầu bài lên bảng
? Em hãy nêu vài nét chính về tác, tác phẩm (Tb)
+ Ngô Tất Tố (1893- 1954) quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh,
Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân.
+ Ông là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị;
một nhà báo tiến bộ giàu tính chiến đấu, một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách
mạng. Sau cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền phục vụ kháng
chiến chống pháp. Ngô Tất Tố được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật (1996)
+ Tác phẩm chính: Tiểu thuyết “Tắt đèn” (1939), Lều chõng (1940) phóng sự: “việc
làng” (1940)
+ Tiểu thuyết “Tắt đèn” (đăng báo 1937, in thành sách lần đầu năm 1939) là tác phẩm
tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn
học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930- 1945.
? Nêu khái quát nội dung của văn bản “tức nước vỡ bờ” (Kh)
Khắc hoạ rõ nét bộ mặt tàn ác, đểu cáng không chút tính người của tên Cai Lệ và
người nhà Lý Trưởng, mà chủ yếu nêu lên và ca ngợi một phẩm chất đẹp đẽ của
13
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
người nông dân nghèo khổ trong chế độ cũ: Đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ác

áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình yêu
thương chồng con vô bờ bến. Ngô Tất Tố đã nhìn thấy khả năng phản kháng tiềm tàng
vốn là bản chất của người nông dân lao động nước ta.
? Điểm nổi bật về nghệ thuật của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là gì? (Tb)
Tình huống truyện hấp dẫn thể hiện nổi bật mối xung đột, ngòi bút miêu tả sinh
động, ngôn ngữ nhân vật rất tự nhiên, đúng với tính cách của từng nhân vật
? Khi bọn tay sai xông đến nhà, tình thế của chị Dậu ra sao? Tb)
+ Vụ thuế đang trong thời điểm gay go nhất; quan sắp về tận làng để đốc thuế; bọn tay
sai càng hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, đem ra
đình làng cùm kẹp…
+ Chị Dậu mặc dù đã phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để nộp xuất thuế cho
chồng, nhưng bọn hào lý lại bắt nhà chị phải nộp cả thuế cho người em chồng chết từ
năm ngoái, chúng xông vào nã thuế, chắc chắn sẽ không buông tha anh, mà anh Dậu
thì “đang ốm rề rề” tưởng như đã chết đêm qua, giờ đây mới tỉnh lại, nếu lại bị chúng
đánh trói lần này nữa thì mạng sống khó mà giữ được…Tất cả vấn đề đối với chị Dậu
lúc này là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập ấy.
? Hãy phân tích nhân vật Cai Lệ? (Kh)
+ Đây là tên tay sai chuyên nghiệp> Đánh trói người là “nghề” của hắn, được hắn làm
với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không
hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn, vì hắn đại diện cho “nhà nước”, nhân danh
“phép nước” để hành động. Vì vậy, có thể nói tên Cai Lệ vô danh không chút tính
người đó là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất của cái “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ.
+ Tính cách hung bạo dã thú của tên tay sai chuyên nghiệp đó được thể hiện đậm nét
và nhất quán.
+ Những từ ngữ gắn liền với những chi tiết thuật tả về nhân vật này: Sầm sập tiến vào,
trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn
đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp…
+ Ngôn ngữ của hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm…; giống như tiếng sủa,
rít, gầm của thú dữ.
Chuyển: Bên cạch nhân vật chị cai lệ trong văn bản còn hiện rõ nét, cụ thể nhân vật

chị Dậu. Chúng ta tiếp tục thảo luận nhân vật chị Dậu trong đoạn trích.
? Nhân vật chị Dậu được nhà văn miêu tả như thế nào? Em hãy phân tích? (G)
+ Khi bọn tay sai “sầm sập tiến vào”, chị Dậu vừa “rón rén” bưng bát cháo lên cho
anh Dậu, đang hồi hộp “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không”. Anh Dậu ốm
yếu, quá khiếp đảm đã “lăn đùng ra không nói được câu gì”, chỉ còn một mình chị
Dậu đứng ra đối phó với “lũ ác nhân” đó. Lúc này, tính mạng của anh Dậu nằm cả
trong tay chị Dậu.
+ Ban đầu chị “van xin tha thiết” bọn tay sai hung hãn đang nhân danh “phép nước”
“người nhà nước” để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang…có tội nên chị
phải van xin, vả lại kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp
cổ bé họng biết rõ thân phạn mình, cùng với bản tính mộc mạc, quen nhẫn nhục khiến
14
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của “ông cai”
+ Nhưng đến khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời, đáp lại chị bằng những
quả “bịch” vào ngực và cứ xông đến anh Dậu, thì chỉ đến khi ấy, chị Dậu mới hình
như tức quá không thể chịu được, đã liều mạng cự lại”.
? Sự “cự lại” của chị Dậu là một quá trình và bao gồm mấy bước ? em hãy chỉ rõ?
(G)
- Sự “cự lại” của chị Dậu cũng có một quá trình gồm 2 bước:
+Thoạt đầu, chị “cự lại” bằng lý lẽ: “chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành
hạ”, Thực ra chị không nói pháp luật mà chỉ nói với cái lý đương nhiên, cái đạo lý tối
thiểu của con người. Lúc này chị đã vô tình thay đổi cách xưng hô (không còn xưng
cháu gọi cai lệ là ông mà là tôi- ông.
Bằng sự thay đổi đó, chị Dậu đã đứng thẳng lên có vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn
thẳng vào mặt đối thủ.
+ Khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời, còn “tát vào mặt chị một cái đánh
bốp” rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu, thì chị đã vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn
ngụt: “chị nghiến hàm răng:
-Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem”. Chị chẳng những không còn xưng hô ông

cháu mà cũng không phải tôi- ông như kẻ ngang hàng, mà lần này, chị xưng bà gọi
tên cai lệ bằng “mày”. Đó là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ bình
dân, thể hiện sự căm giận, khinh bỉ cao đọ, đồng thời khẳng định tư thế “đứng trên
đầu thù” đè bẹp đối phương. Lần này chị Dậu không đấu lý (vì tên cai lệ không còn
chút xíu lương tri, lương tâm nào để hiểu lý nữa) mà ra tay đấu lực với chúng
? Em hãy nêu nhận định khái quát về nhân vật chị Dậu? (Kh)
? Nêu ý nghĩa của vấn đề “Tức nước vỡ bờ”?
Kinh nghiệm dân gian được đúc kết trong tục ngữ đó đã bắt gặp sự khám phá chân
lý đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố, được ông thể hiện thật sinh động, đầy
thuyết phục. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô zíc hiện thực “tức nước vỡ
bờ” có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lý: con đường sống của quần
chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con
đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ cách mạng, tác
phẩm kết thúc rất bế tắc, nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng Ngô Tất Tố với tác
phẩm “Tắt đèn” đã “xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được
nên chưa chỉ ra con đường đấu tranh CM tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng
bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ nhà văn đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ
bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của sự “vỡ bờ” đó. Và không phải quá lời… cảnh
“tức nước vỡ bờ” trong đoạn trích đã dự báo cơn bão táp quần chúng nông dân nổi
dậy sau này.
I. Thảo luận văn bản “Tức nước vỡ bờ” (34’)
1. Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông đến
+ Đã bán con, bán đàn chó bán cả gánh khoai để nộp sưu cho chồng
+ Anh Dậu đang ốm lại bị bọn tay sai đánh tưởng không sống nổi.
2. Nhân vật Cai Lệ:
15
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
* Cai lệ độc ác, bất nhân, tàn bạo.
3. Nhân vật chị Dậu:
Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu

đựng, nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một
tinh thần phản kháng tiềm tàng, khi bị đẩy tới đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả
quyết liệt thể hiện một thái độ bất khuất.
3. Củng cố Nhắc lại kiến thức cơ bản
4. Hướng dẫn HS học bài: (3’)
+ Học bài đọc lại văn bản.
+ Phân tích lại nhân vật chị Dậu.
+ Nắm được ND và nghệ thuật của văn bản.
+ Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập tóm tắt VB tự sự
Ngày soạn: /10/2009 Ngày giảng: /10/2009
Tiết 6:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu : Giúp Học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sụ trên cơ sở hiểu
được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt các văn bản đã học.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến môn ngữ văn.
II. Chuẩn bị:
+Thầy: Soạn giáo án- SGK- SGV- Tham khảo sách “Bồi dưỡng và nâng cao
ngữ văn THCS lớp 8” và “Tư liệu ngữ văn 8”
+Trò: Ôn tập và tóm tắt những văn bản đã học
III. Tiến trình bài dạy
* Ổn định: (1’) Sĩ số /33
1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS:
* Vào bài:
Để giúp các em có kĩ năng thành thạo trong việc tóm tắt các văn bản tự sự,
trong tiết học hôm nay chúng ta luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
2. Bài mới: Ghi đầu bài lên bảng
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (Kh)
? Khi tóm tắt văn bản cần chú ý điều gì? (Kh)

? Nêu các bước tóm tắt văn bản? (Tb)
? Nêu những sự việc tiêu biểu, các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ” và viết một văn bản tóm tắt?
? Trong một cuộc thảo luận ở nhóm về việc tóm tắt văn bản “Lão Hạc”, có ý kiến cho
16
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
rằng khi tóm tắt không cần phải lựa chọn nhân vật Binh Tư và chi tiết: Lão Hạc xin
Binh Tư bả chó vì không phải là nhân vật chính và chi tiết đó không cần thiết. Kết
thúc truyện chúng ta đều biết lão Hạc chết vì bả chó. Em có đồng ý với ý kiến đó
không ? Vì sao?
? Có ý kiến cho rằng văn bản “Tôi di học” của Thanh Tịnh; “Trong lòng mẹ” của
Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Vì sao?
I. Lý thuyết:
- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội
dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
- Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản, xác định
nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó
viết thành văn bản tóm tắt.
II. Luyện tập (30’)
1. Bài tập 1 (T.62)
* Các sự việc tiêu biểu:
+ Anh Dậu bị ốm, chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn.
+ Cai Lệ và người nhà Lý trưởng sầm sập tiến vào đe doạ và bắt anh Dậu nộp tiền
sưu.
+ Chị Dậu thiết tha xin khất tiền sưu.
+ Cai Lệ định trói anh Dậu nêm chị Dậu tiến lại tiếp tục van xin.
+ Cai lệ chẳng những không tha mà còn bịch luôn vào ngực chị Dậu.
+ Chị Dậu tức quá cự lại, liền bị cai Lệ tát.
+ Chị Dậu túm lấy cổ tên cai Lệ, ấn dúi ra cửa, làm hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất.

+ Người nhà Lý trưởng sấn sổ bước đến cũng bị chị lẳng cho một cái ngã nhào ra
thềm.
* Viết tóm tắt:
Anh Dậu đang bị ốm, nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho
chồng ăn. Vừa run rẩy đưa bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lý trưởng đã
sầm sập bước vào đe doạ và bắt anh Dậu nộp sưu. Anh Dậu hoảng quá lăn đùng ra.
Chị Dậu thiết tha xin khất, nhưng chúng không nghe. Cai lệ định đánh trói anh Dậu,
nên chị Dậu tiếp tục van xin tha cho chồng. Cai lệ chẳng những không tha mà còn
bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch. Chị Dậu tức quá không chịu được, liều mạng
cự lại. Cai lệ tiếp tục nhảy vào trói anh Dậu. Chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà
lý trưởng với sức mạnh của tình thương yêu chồng và một tinh thần phản kháng tiềm
tàng. Chị túm lấy cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa, người nhà lý trưởng bị chị lẳng một cái
ra thềm.
2. Bài tập 3:
Ý kiến đó không hợp lý vì: Binh Tư dù không phải là nhân vật chính nhưng là một
nhân vật quan trọng, là một “điểm nhìn” về lão Hạc. Nam Cao muốn đặt nhân vật
trong nhiều điểm nhìn để nhân vật hiện lên với tất cả sự phong phú phức tạp của tính
cách và số phận. Hơn nữa cuối truyện người đọc đều biết lão Hạc chết vì bả chó.
17
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
Nhưng chi tiết lão Hạc xin Binh Tư bả chó trong truyện là một chi tiết nghệ thuật, như
một phép thử đối với phẩm chất của lão Hạc và cũng góp phần tạo nên sự bất ngờ đối
với ngườI đọc.
3. Bài tập 4:
- Những tác phẩm có cốt truyện hay, có mở đầu có phát triển, có kết thúc rõ ràng, có
sự việc, nhân vật và hành động thường dễ tóm tắt.
- Những văn bản tự sự giàu chất thơ (truyện ngắn trữ tình) ít sự việc và hành động ở
đó các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật… những tác
phẩm đó khó tóm tắt.
Mặc dù vậy những văn bản đó chúng ta vẫn có thể tóm tắt được.

4. Bài tập 5: (Sánh bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8) (câu 17- T. 38)
a, Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật
quan trọng.
b, Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lý.
c, Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
d, Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
* trả lời:
Trình tự hợp lý: c,a,b,d
3. Củng cố: Nhắc lại kiến thức cơ bản
4. Hướng dẫn học sinh học bài:
+ Học bài.
+ Làm bài tập trong SGK (T. 62) sách bài tập.
+ Đọc thêm hai phàn tóm tắt SGK (T.62-63).
+ Chuẩn bị tiết sau: Văn bản: “Lão Hạc”
___________________________________________________________________
Ngày soạn : 19/10/2009 Ngày giảng: 21/10/2009
18
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
Tiết 7 Tiếng việt
TRƯỜNG TỪ VỰNG
I. Mục tiêu : Giúp học sinh
1. Kiến thức: ôn tập thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn
ngữ đã học như đồng nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá… tạo điều kiện cho việc học Tập
làm văn.
2. Kĩ năng :lập trường từ vựng
3. Thái độ: ý thức sử dụng trường từ vựng khi nói viết.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định: Kiểm tra sĩ số. /32
1. Kiểm tra bài cũ. (4’)
Câu hỏi: Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi nào? Được coi là nghĩa hẹp khi nào? Lấy
ví dụ.
Đáp án- biểu điểm
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm
phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. 3đ
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao
hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 3đ
- Ví dụ: Học sinh tự lấy ví dụ. 4đ
.*Vào bài(1') Tiết học trước chúng ta đã được học về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ,
đó là mối quan hệ bao hàm. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được cung cấp một
khái niệm mới trong ngôn ngữ học hiện đại, đó là khái niệm trường từ vựng.
2. Bài mới. GV ghi đầu bài
I. Kiến thức cần nắm
1. Thế nào là trường từ vựng . 23’
a.Ví dụ Mặt, mắt, da,gò má,đùi, đầu,cánh tay, miệng
? Y Học sinh đọc ví dụ?
GV Đây là đoạn văn trích trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng. Các
em chú ý đến các từ in đậm.
?TB:Chúng ta đã học về cấp độ khái quát của từ ngữ ,vậy xét trong phạm vi nghĩa thì
những từ ngữ in đậm này nằm trong mối quan hệ bao hàm của từ nào?
- Các từ in đậm nằm trong mối quan hệ bao hàm (về nghĩa) của từ :con người
?TB:Giải nghĩa từ in đậm trong ví dụ?
Mặt: phần phía trước, từ trán đến cằm, hay phần trước của đầu người hay động vật
- Da: lớp mô bọc ngoài cơ thể người và một số động vật
- Gò má: chỗ hai bên má ít nhiều nổi cao lên ở bên dưới góc ngoài của mắt.
- Đùi: phần của chi dưới từ háng đến đầu gối.
19

Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
- Đầu: phần trên cùng của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
- Cánh tay: bộ phận của tay từ bả vai đến cổ tay.
- Miệng: bộ phận phía trước trên mặt người hay của đầu động vật, dùng để ăn, và (ở người)
dùng để nói.
? TB Các từ trên có nét chung nào về nghĩa?
Cùng có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận trên cơ thể con người
GV Các từ in đậm nằm trong mối quan hệ bao hàm về nghĩa chỉ con người, các từ in đậm
trên cùng một trường từ vựng chỉ người.
? TB Thế nào là trường từ vựng?
2. Bài học
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
TB Hãy tìm trường từ vựng của từ: mắt?
- Mí mắt, lòng đen, lòng trắng: bộ phận của mắt. Danh từ
- Lờ đờ, đờ đẫn, sắc: đặc điểm của mắt Tính từ
- Quáng, chói, hoa, cộm: cảm giác của mắt Tính từ
- Mù, loà, viễn thị, cận thị: bệnh của mắt Danh từ
- Ngó, liếc, nhìn, nhòm: hoạt động của mắt Động từ.
?KH Các từ: lòng đen, lòng trắng có cùng một nét nghĩa chung nào?
=> Bộ phận của mắt
- Đặc điểm của mắt còn có nét nghĩa chung của những từ còn lại
=> Cảm giác của mắt.
=> Bệnh của mắt
=> Hoạt động của mắt.
Đều có những nét nghĩa chung là chỉ bộ phận của mắt.
?TB:Từ đó em rút ra kết luận gì?
+Trong trường từ vựng mắt ta thấy có những trường từ vựng nhỏ: bộ phận của mắt, đặc
điểm của mắt, cảm giác của mắt, bệnh của mắt,
Như vậy: một tr ường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
? KH:Qua ví dụ trên em có suy nghĩ gì về trường từ vựng?

2 Lưu ý
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. (trường từ vựng có
tính hệ thống).
b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
c. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d. Trong thơ văn, trong cuộc sống hàng ngày người ta thường dùng cách chuyển trường từ
vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, ẩn dụ,
so sánh…).
II. Luyện tập . 16’
20
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
1. Bài tập 1
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
Tìm những trường từ vựng “Người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ”?
- Mẹ, mợ, cô, thầy, cậu, em, cháu.
- trường từ vựng : người ruột thịt :mẹ, mợ,cô, thầy, cậu ,em ,cháu.
2. Bài tập 2
Đặt tên cho trường từ vựng :
a.Dụng cụ đánh bắt hải sản . b. Dụng cụ để đựng .
c. Hoạt động của chân d.Trạng thái tâm lí .
e. Tính cách. g. Dụng cụ để viết,vẽ
3.Bài tập 3
Các từ in đậm trong SGK thuộc trường từ vựng nào?
- Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm.
- Thuộc trường từ vựng “Thái độ”.
Đọc yêu cầu bài tập và làm việc theo nhóm
Làm theo nhóm: 2 nhóm
Học sinh cử đại diện trình bày
GV nhận xét thống nhất
4. Bài tập 4

Đọc bài tập4
Xếp các từ vào trường từ vựng của nó?
- Trường từ vựng khứu giác: mũi, thơm, điếc, thính
- Trường từ vựng thính giác: tai, nghe, rõ, điếc, thính.
Lưu ý: điếc, thính đều nằm ở hai trường trên có thể gọi là mũi điếc, mũi thính hay tai điếc,
tai thính.
3. Củng cố: Nhắc lại kiến thức
4. Hướng dẫn HS học bài:
+ Xem lại văn bản “Lão Hạc”

Ngày soạn: 26/10/2009 Ngày giảng: 28/10/2009
Tiết 8
21
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT LÃO HẠC
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức;Giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật Lão Hạc qua tác phẩm cùng
tên của nhà văn Nam Cao.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh.
3. Thái độ:Giáo dục các em tình yêu con người nghèo khổ, đồng cảm, nhân hậu giàu lòng
vị tha.
II. Chuẩn bị:
- Thầy : Soạn giáo án- SGK- SGV.
- Trò: Xem lại văn bản “Lão Hạc”
III. Tiến trình bài dạy
* Ổn định: (1’) Sĩ số /33
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ học.
* Vào bài Các em đã làm quen với văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao .
Nhân vật lão Hạc hẳn đã để lại trong tâm trí các em những cảm nhận, suy nghĩ hay về nhân
vật lão Hạc. Tiết học hôm nay các em có cơ hội bộc lộ cảm nhận của mình về lão Hạc

2. Bài mới
I. Ôn lại nội dung văn bản
? Hãy tóm tắt các sự việc chính được kể trong văn bản “Lão Hạc”?
HS: Sau khi buộc phải bán cậu vàng” lão Hạc sang nhà ông giáo kể việc này và nhờ
cậy ông giáo gửi giúp ba sào vườn cho con trai sau này cùng với 30 đồng bạc dành
dụm để khi chết có tiền ma chay.
+ Sau đó khi không còn gì để ăn, lão Hạc đã xin bả chó để tự đầu độc. Cái chết của
lão vật vã, thê thảm. Tác giả (nhân Vật ông giáo) được chứng kiến và kể lại những sự
việc này vơi niềm thương cảm chân thành.
? Theo dõi đoạn truyện kể việc lão Hạc nhờ cậy ông giáo mảnh vườn và món tiền có ý
nghĩa như thế nào đốI với lão Hạc?
HS: Mảnh vườn là tài sản duy nhất lão Hạc có thể dành cho con trai. Mảnh vườn ấy
gắn vớI danh dự bổ phận của ngườI làm cha.
+ Món tiền 30 đồng do cả đời dành dụm sẽ được dùng phòng khi lão chết có tiền ma
chay. Món tiền ấy mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm người.
? Em có suy nghí gì về việc lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ trong cảnh ngộ gần như
không kiếm được gì để ăn?
HS: Sự việc này cho thấy lão Hạc là người tự trọng không để người đời thương hại
hoặc xem thường.
GV: Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc, ông Giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn.
Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông Giáo lại nghĩ: “Không. Cuộc đời
chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”
? Em hiểu ý nghĩ đó của ông Giáo như thế nào?
HS: Cuộc đời thật đáng buồn vì đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương
thiện như lão Hạc thành kẻ trộm cắp như Binh Tư. Đáng buồn vì đáng để ta thất vọng.
22
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
+ Cái nghĩa khác của cuộc đời đáng buồn đó là một con người lương thiện như lão
Hạc đành phải chết chỉ vì không còn tìm đâu ra miếng ăn tối thiểu hàng ngày.
+ Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn vì không có gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm

người lương thiện như lão Hạc để ta có có quyền hy vọng tin tưởng ở con người.
? Nhân vật ông Giáo trong văn bản “ Lão Hạc” là hình ảnh của Nam Cao. Từ nhân
vật này em hiểu gì về tác giả Nam Cao?
HS: Thảo luận nhóm (5’)
- ĐạI diện nhóm trả lời:
+ Nam cao là nhà văn của những người lao động nghèo khổ mà lương thiện.
+ Nam Cao giàu lòng thương người nghèo. + Nam Cao có lòng tin mãnh liệt vào
những phẩm chất tốt tốt đẹp của người lao động
II. Luyện tập
a, Nếu chọn gọi tên bi kịch của lão Hạc thì em sẽ chọn cách gọi nào dướI đây?
(Khoanh tròn vào chữ cái đầu)
A. Đó là bi kịch của sự đói nghèo.
B. Đó là bi kịch của tình mẫu tử.
C. Đó là bi kịch của phẩm giá con người.
D. Cả ba đều đúng.
b, Trong truyện lão Hạc ai là nhân vật trung tâm?
A. Ông Giáo
B. Lão Hạc.
C. Binh Tư
HS: Viết bài đảm bảo các ý sau:
a, Lão Hạc là người cha thương con hết lòng:
+ Lão không dám xẵng lời mà tìm cách khuyên giải đứa con dằn lòng tìm cách khác.
+ Khi con từ biệt đi phu đồn điền lão chỉ biết khóc.
+ Lão nuôi con chó vàng như giữ gìn kỷ vật của con mình. Lão nuôi con chó vàng
như nuôi niêm hy vọng ngày con trở về.
+ Lão bòn mót thu vén hoa lợi từ ba sào vườn cất riêng cho con trai. Lão nhờ ông
Giáo giữ hộ ba sào vườn để trao lại cho con trai mình thì tìm đến cái chết.
+ Tình thương của lão thật là vị tha, cao đẹp.
b, Lão Hạc là một người nông dân trung hậu.
+ Lão coi mảnh vườn là công lao thắt lưng buộc bụng của vợ và phải giữ gìn cho con.

+ Khi bán cậu vàng lão ân hận mãi.
+ Lão chuẩn bị cho cái chết của mình thật chu đáo và tự trọng: Gửi tiền cho ông Giáo.
Cái chết của lão vật vã, đau đớn làm đau lòng người đọc.
HS: Viết bài trong thời gian 10’
GV: Gọi HS đọc bài -> nhận xét -> bổ xung
2. Bài tập thực hành:
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc
3. Củng cố: Nhắc lại kiến thức
4. Hướng dẫn HS học bài:
23
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi
+ Xem lại văn bản “Lão Hạc”

Ngày soạn : /11
./09 Ngày dạy /11/ 2009
Tiết 9 LT từ tượng hình, từ tượng thanh
24
Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi

I. Mục tiêu bài dayj: Giúp hs :
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
2.Ki năng : sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình
tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp
3 Thái độ: Có ý thức biểu cảm trong giao tiếp
II. Chuẩn bị
1- GV : nghiên cứu tài liệu sgk, sgv, soạn giáo án, bảng phụ.
2- HS : Đọc sgk, trả lời câu hỏi .
III. Tiến trình bài dạy
* ổn định tổ chức :
1. Kiểm tra bài cũ : (5’) Kiểm tra miệng

1. Câu hỏi : Thế nào là trường từ vựng ? cho ví dụ ?
2. Đ áp án : (5 điểm) Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về
nghĩa.
(5 điểm) Ví dụ: Trường từ vựng cây : Thân, hoa, lá, cành, nẩy mầm, khẳng khiu,
* Vào bài :
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các văn bản miêu tả hoặc tự sự của
người Việt Nam thường dùng những từ có đặc điểm như thế nào và có công dụng ra sao.
Đó là nội dung bài học hôm nay.
2. Bài mới : ( 1)
I. Củng cố kiến thức
1. Khái niệm :
a)Từ tượng hình
? Em hiểu thế nào là từ tượng hình ? lấy ví dụ ?
- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, đường nét, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái
của sự vật.
Ví dụ : hì hục, rón rén, Gợi ra cách làm việc, dáng đi.
- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
(Tây Tiến- Quang Dũng)
? Thế nào là từ tượng thanh ? cho ví dụ ?
- Từ tượng thanh : là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ : Văng vẳng tai nghe tiếng chích chèo,
Lặng đi kẻo động khách làng quê.
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê.
Quyên đã gọi hè quang quác quác,
Gà rừng gáy sáng tẻ tè te.
Lại còn giục giã về hay ở,
25

×